- Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 85 và nghỉ hưởng chế độ hưu trí hằng tháng theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật lao động đã sửa đổi, bổ sung, người lao động không được trợ cấp thôi việc (NĐ 44/2003/NĐ-CP).
Cách tính lương hưu:
Tỷ lệ lương hưu:
- 15 năm đầu đóng BHXH = 45%, từ năm thứ 16 trở đi mỗi năm thêm 2% (đối với nam) và 3% (đối với nữ). Tối đa không quá 75%.
Nghỉ trước tuổi, mỗi năm giảm 1%.
Lương bình quân khi nghỉ hưu:
- Hưởng theo thang lương nhà nước: mức bình quân tính theo thời điểm bắt đầu đóng BHXH:
• Trước ngày 1-1-1995: bình quân 5 năm cuối.
• Từ ngày 1-1-1995 đến 31-12-2000: bình quân 6 năm cuối.
• Từ ngày 1-1-2001 đến 31-12-2006: bình quân 8 năm cuối.
• Từ ngày 1-1-2007: bình quân 10 năm cuối.
- Không hưởng theo thang bảng lương nhà nước: bình quân cả quá trình.
Cách tính trợ cấp thôi việc như sau:
Người lao động trước đây đã là công nhân, viên chức nhà nước nay vẫn làm việc ở đơn vị, thì thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc ở đơn vị đó;
Tiền trợ cấp thôi việc = Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc x Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc x 1/2.
Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của sáu tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, gồm tiền công hay tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).
Dựa trên cách tính nêu trên và căn cứ vào tình hình cụ thể của cha bạn, chúc bạn tìm ra cách giải quyết tốt nhất cho mình.