tinhyeuniemnho76756
New Member
Download miễn phí Những giải pháp chủ yếu để áp dụng chính sách thuế quan thích hợp thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Lời nói đầu 1
Chương I: Lý luận chung về thuế quan 2
I. Khái niệm- Vai trò của thuế quan 2
1. Khái niệm 2
2. Phân loại và vai trò của thuế quan 2
3. Phân biệt giữa thuế, lệ phí và phí 6
II. Tác động của thuế quan 7
1. Thuế quan trong một nước nhỏ 8
2. Thuế quan trong một nước lớn 11
3. Đánh giá mức bảo hộ của thuế quan 12
III. Chi phí và lợi ích của thuế quan 12
1. Thặng dư của người tiêu dùng và người sản xuất 12
2. Đolường chi phí và lợi ích 15
Chương II: Thực trạng chính sách thuế quan
hiện hành Của Việt nam 18
I. Nội dung chủ yếu của chính sách thuế quan
hiện hành 18
II. Đánh giá chính sách thuế quan hiện hành 18
1. Ưu điểm và những hạn chế còn tồn tại 18
2. Hội nhập vào AFTA của ngành thuế Việt nam 20
Chương III: Những giải pháp để áp dụng thuế quan thích
hợp thúc đẩy hội nhập KTQT của Việt nam 21
I. Quan điểm cơ bản khi đưa ra chính sách
thuế quan mới 21
1. Thuế XK, NK phải bảo đảm thúc đẩy sãn xuất phát
triễn, bảo hộ chính đáng sản xuất nội địa, nâng cao
khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước 22
2. Tạo nguồn thu dồi dào cho ngân sách. 25
3. Cải cách thuế XNK cần hướng tới hiệu quả thuế. 27
4. Thúc đẩy nền kinh tế nươc ta từng bước hoà nhập
Với nền kinh tế khu vực và thị trường thế giới 29
5. Đảm bảo thực hiện các nguyên tắc của thuế 30
II. Phương hướng và giải pháp chủ yếu 31
1. Về thuế nhập khẩu 31
2. Đối với thuế xuất hàng hoá 33
Kết luận 35
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-08-28-nhung_giai_phap_chu_yeu_de_ap_dung_chinh_sach_thue_quan_thic.QTLx9pmEbG.swf /tai-lieu/nhung-giai-phap-chu-yeu-de-ap-dung-chinh-sach-thue-quan-thich-hop-thuc-day-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-cua-viet-nam-82595/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Có thể xác định thặng dư của người tiêu dùng từ đường cầu của thị trường (biểu đồ 1-3). Ví dụ, hãy cho rằng giá cao nhất mà ở mức đó người tiêu dùng sẽ mua 10 đơn vị hàng hoá là 10 đôla. Lúc đó đơn vị hàng hoá thứ 10 phải có giá trị 10 đôla đối với người tiêu dùng. Nếu như nó đánh giá ít hơn, họ sẽ không mua đơn vị này; nếu như nó đáng giá nhiều hơn, họ sẽ sẵn sàng mua ngay cả khi giá cao hơn. Bây giờ cho rằng để làm cho người tiêu dùng mua 11 đơn vị hàng hoá giá sẽ phải giảm xuống 9 đôla. Lúc này đơn vị thứ 11 chỉ đáng giá 9 đôla đối với người tiêu dùng.
Biểu đồ 1- 3a: xác định thặng dư của người tiêu dùng từ cầu.
Thặng dư của người tiêu dùng từ mỗi đơn vị được bán ra là chênh lệch thực tế và giá mà người tiêu dùng sẵn sàng trả.
Giá P
11
10
9
9 Q số lượng Q
Biểu đồ 1- 3b: Thặng dư của người tiêu dùng biểu diễn băng hình học.
Thặng dư của người tiêu dùng tương ứng với diện tích khu vực dưới đường cầu và bên trên mức giá.
Giá P
a
P1
b
P2
Q1 Q2 Số lượng Q
Hãy cho rằng giá là 9 đô la. Lúc này người tiêu dùng chỉ sẵn sàng mua đến hàng hoá thứ 11 và sẽ không có thặng dư từ việc mua đơn vị hàng hoá này. Họ sẵn sàng trả 10 đô la cho đơn vị hàng hoá thứ 10 và nhận được 1 đô la thặng dư tiêu dùng từ đơn vị đó. Họ sẽ sẵn sàng trả 11 đô la cho đơn vị thứ 9; Nếu như vậy, họ sẽ có 3 đô la thặng dư tiêu dùng từ đơn vị này.v.v...
Khái quát hoá từ ví dụ này, nếu như P là giá của một hàng hoá và Q là số lượng được yêu cầu ở mức giá này, thì thặng dư của người tiêu dùng sẽ được tính theo cách trừ đi P nhân với Q từ diện tích miền bên dưới đường cầu tính đến điểm Q (Biểu đồ 1- 3b). Nếu như giá là P1, số lượng cầu là Q1 và thặng dư của người tiêu dùng được đo bằng diện tích có vùng tên là a. Nếu như giá là P2 số lượng cầu tăng lên Q2và thặng dư của người tiêu dùng sẽ tăng lên bằng diện tích a cộng với diện tích bổ sung b.
Thặng dư của người sản xuất cũng là một khái niệm tương tự. Một nhà sản xuất sẵn sàng bán hàng với giá là 2 đô la như lại bán được giá là 5 đô la sẽ có thặng dư sản xuất là 3 đô la. Cách thức dùng để biểu diễn thặng dư của người tiêu dùng từ đường cầu có thể được sử dụng để xác định thặng dư của người sản xuất từ đường cung. Nếu P là giá và Q là số lượng được cung cấp từ mức giá này, thì thặng dư của người sản xuất là P nhân với Q trừ đi diện tích khu vực nằm dưới đường cung tính tới Q (biểu đồ 1- 3c). Nếu như giá là P1 , số lượng được cung cấp sẽ là Q1 và thặng dư của người sản xuất sẽ được đo bằng diện tích c. Nếu như giá tăng lên P2 số lượng cung cấp Q2 và thặng dư của người sản xuất sẽ tăng lên bằng c cộng với diện tích bổ sung d.
Giá P S
P2
P1
Q1 Q2 Số lượng Q
Biểu đồ 1- 3c: Thặng dư của người sản xuất biểu diễn bằng hình học.
Thặng dư của người sản xuất bằng diện tích miền bên trên đường cung và bên dưới mức giá.
Đo lường chi phí và lợi ích.
Biểu đồ 1- 3d: Minh hoạ chi phí và lợi ích của một loại thuế quan đối với nước nhập khẩu.
Thuế quan nâng giá trong nước từ Pw lên PT nhưng làm giảm giá xuất khẩu của nước ngoài từ Pw xuống PK. Sản xuất trong nước tăng từ S1 lên S2, trong khi tiêu thụ trong nước giảm từ D1 xuống D2. Chi phí và lợi ích đối với các nhóm khác nhau có thể thể hiện bằng tổng diện tích của 5 vùng, được gọi là a, b, c, d, e.
Trước hết hãy xét cái lợi ích đối với nhà sản xuất trong nước. Họ nhân giá cao hơn và vì vậy có thặng dư sản xuất lớn hơn. Nhớ lại 1- 3c, cái lợi của họ có thể đo được bởi a, đó là mức tăng trong chênh lệch giữa P ´ Q và diện tích miền bên dưới đường cung.
Những người tiêu dùng trong nước cũng phải đối diện với một mức giá cao hơn và vì vậy sẽ bị thiệt. Liên hệ với 1- 3b thua thiệt của người tiêu dùng trong nước bằng tổng a + b + c + d, đó là mức giảm trong chênh lệch giữa diện tích bên dưới đường cầu và P x Q.
ở đây còn có nhân vật thứ ba: Đó là Chính phủ, Chính phủ được lợi từ việc thu thuế NK. Doanh thu thuế bằng tỷ lệ thuế quan t nhân với số lượng nhập khẩu QT = D2 - S2 . Do t = PT - PK thu nhập của Chính phủ tương ứng với c + e.
Biểu đồ 1- 3d. Chi phí và lợi ích của một loại thuế quan.
Chi phí và lợi ích của một loại thuế quan đối với những nhóm người khác nhau có thể hiện bằng các tổng của năm diện tích a, b, c, d, và e.
P S
PT a
b c d
Pw
e D
PK S1 S2 D2 D1 Q
Sự mất mát của khách hàng = S(a + b + c + d)
Cái được của người sản xuất = (a)
Nguồn lợi về thu nhập của Chính phủ (c + e)
Do những cái lợi và mất mát này được phân bổ vào những người khác nhau, nên việc đánh giá chi phí lợi ích tổng thể của một loại thuế quan phụ thuộc vào việc đánh giá như thế nào giá trị lợi ích tính bằng đồng đô la đối với mỗi nhóm. Ví dụ, nếu mỗi lợi ích của người sản xuất chủ yếu dồn vào những người chủ sở hữu giàu có, trong khi người tiêu dùng lại là những người cùng kiệt thì người ta sẽ nhìn nhận về thuế quan theo một cách khác so với khi hàng hoá là một thứ xa sỉ được mua sắm bởi những người giàu và được sản xuất ra bởi những công nhân có mức lương thấp. Vai trò của Chính phủ tạo nên sự mơ hồ nhiều hơn: Liệu Chính phủ có sử dụng thu nhập của mình để cung cấp tài chính cho các ngành dịch vụ công cộng quan trọng hay lại lãng phí nó vào những chi tiêu quá mức của mình ? Bất chấp những vấn đề này, các phân tích về chính sách ngoại thương thường cố gắng tính toán các tác động ròng của một loại thuế đối với phúc lợi của một quốc gia bằng cách giả định rằng ở mức biên thì giá trị lợi ích hay tổn thất đối với mỗi nhóm cũng là giá trị của xã hội.
Lúc này, hãy xem xét tác động ròng của một loại thuế quan đối với phúc lợi. Chi phí ròng của một loại thuế quan là: Tổn thất của người mua- nguồn lợi của người sản xuất- thu nhập của Chính phủ hay thay thế các khái niệm này bằng các diện tích trong biểu đồ 1- 3d.
(a + b + c + d)- a- (c + e) = b + d - e.
ở đây sẽ có hai “tam giác” mà diện tích của chúng để đo lường tổn thất và một hình “chữ nhật” mà diện tích của nó dùng để đo lường khoản lời đền bù. Một cách có ích để giải thích các khoản lợi và các tổn thất là như sau: Các tam giác thể hiện sự mất mát cho tổn thất hiệu năng hiện do thuế quan làm sai lạc những khuyến khích, trong khi hình chữ nhật tiêu biểu cho nguồn lợi ngoại thương xuất hiện do thuế quan làm giảm hàng XK của nước ngoài. Nếu như nước đó không có khả năng tác động đến giá của thế giới (trường hợp nước nhỏ), miền e, tiêu biểu cho các khoản lợi ngoại thương, sẽ mất đi và rõ ràng là thuế quan sẽ làm giảm phúc lợi. Nó làm lệch lạc những khuyến khích đối với cả những người sản xuất lẫn người tiêu dùng bằng cách thức đẩy họ hành động như thế hàng NK đắt hơn thực tế. Chi phí về một đơn vị hàng tiêu dùng có thêm đối với nền kinh tế là gia của một đơn vị hàng NK có thêm, nhưng do thuế quan trong nước nâng giá cao hơn so với mức giá thế giới, những người tiêu dùng sẽ c...