Brainerd

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam





MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHO VAY 3

I.1. Một vài nét về NHTM và hoạt động tín dụng Ngân hàng. 3

I.1.1. Một vài nét về NHTM. 3

1.1.2. Hoạt động tín dụng Ngân hàng. 3

I.2. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán Cho vay. 4

I.2.1. Định nghĩa về kế toán cho vay. 4

I.2.2. Vai trò của kế toán cho vay. 5

I.3. Nội dung về Kế toán cho vay. 7

I.3.1. Chứng từ sử dụng trong Kế toán cho vay. 7

I.3.1.1 Nguyên tắc lập chứng từ kế toán cho vay 7

I.3.1.2. Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán cho vay. 8

I.3.1.3. Tổ chức kiểm soát và lưu trữ chứng từ. 10

I.3.2. Tài khoản sử dụng trong kế toán cho vay. 10

I.3.3. Quy trình kế toán cho vay. 11

I.3.3.1. Hạch toán kế toán giai đoạn cho vay. 13

I.3.3.2. Hạch toán kế toán giai đoạn thu nợ, thu lãi. 14

I.3.3.3. Hạch toán kế toán gia hạn nợ và chuyển nợ quá hạn. 15

I.3.3.4. Dự phòng phải thu khó đòi. 15

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 17

II.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam 17

II.1.1. Một số hoạt động cơ bản của Ngân hàng Techcombank 17

II.2 Thực trạng công tác kế toán cho vay tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam-Techcombank 18

II.2.1. Thủ tục hồ sơ trong kế toán cho vay 19

II.2.2. Hạch toán kế toán giai đoạn phát vay (giải ngân) 22

II.2.3. Hạch toán kế toán giai đoạn thu nợ, thu lãi. 26

II.2.4. Hạch toán kế toán cho vay khi thực hiện gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn 30

II.2.5. Hạch toán kế toán nhập ngoại bảng lãi chưa thu được. 32

II.2.6 Dự phòng phải thu khó đòi và sử dụng dự phòng phải thu khó đòi. 32

II.2.7. Hạch toán xuất ngoại bảng tài sản thế chấp cầm cố và lưu hồ sản sơ vay. 33

II.2.8. Ưng dụng tin học trong kế toán cho vay. 35

II.2.9. Kế toán cho vay với công tác thống kê hoạt động tín dụng. 36

II.2.10. Mối quan hệ giữa cán bộ kế toán cho vay với cán bộ tín dụng. 38

II.3. Đánh giá chung 38

II.3.1. Những kết quả đạt được. 38

II.3.2. Những mặt còn tồn tại. 41

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY TẠI TECHCOMBANK 42

III.1. Phương hướng, nhiệm vụ của Techcombank năm 2007 và trong những năm tới. 42

III.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán cho vay tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam -Techcombank 44

III.2.1. Thực hi ện kế toán dự thu, dự trả trong ngân hàng. 44

III.2.2. Giải pháp về chứng từ vay vốn. 45

III.2.3 Giải pháp về tài khoản cho vay. 46

III.2.4. Giải pháp trong hạch toán thu nợ, thu lãi. 47

III.2.5. Giải pháp thu lãi đối với từng món vay. 49

III.2.6. Giải pháp về ứng dụng tin học. 49

III.2.7. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực. 52

III.3. Một số kiến nghị. 52

III.3.1. Về phía Nhà nước. 52

III.3.2. Đối với Bộ Tài Chính và Ngân hàng Nhà nước. 53

III.3.3. Về phía Ngân hàng- Techcombank. 53

KẾT LUẬN. 55

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ơ chế thị trường, nên cách cho vay theo hạn mức tín dụng càng chiếm ưu thế.
Các tài khoản kế toán cho vay:
Ngân hàng TMCP Techcombank sử dụng hệ thống tài khoản của các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 25-12-1998 trong đó là tài khoản loại 2 phản ánh hệ thống tài khoản nội bảng về hoạt động tín dụng:
TK 21: cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước
TK 22: chiết khấu, cầm cố thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn
TK 23: tài khoản cho thuê tài chính
TK 24: bảo lãnh
Kết cấu tài khoản cho vay đối với khách hàng (TK 21-24)
Nợ: phản ánh số tiền Ngân hàng cho khách hàng vay
Có: số tiền thu nợ từ khách hàng
Chuyển sang tài khoản nợ quá hạn
Dư nợ: số tiền khách hàng nợ Ngân hàng tại một thời điểm
TK 217: tiền lãi cộng dồn dự thu
Kết cấu tài khoản 217:
Nợ: phản ánh số tiền lãi dự thu mà Ngân hàng tính theo định kỳ
Có: số tiền lãi khách hàng trả hay số tiền lãi không thu được phải thoái thu
Dư nợ: phản ánh số lãi dự thu mà chưa thu được chờ xử lý
TK 259: dự phòng phải thu khó đòi.
Kết cấu tài khoản 259
Nợ: số tiền dự phòng được sử dụng để xoá nợ
Số tiền dự phòng hoàn nhập nếu có
Có: số tiền dự phòng được trích lập hay tính vào chi phí
Dư có: số tiền dự phòng chưa sử dụng
TK ngoại bảng:
TK 291: cam kết bảo lãnh cho khách hàng
TK 941: lãi cho vay chưa thu được
TK 994: tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng
TK 996: giấy tờ có giá khách hàng đem cầm cố
Kết cấu TK ngoại bảng phản ánh bút toán đơn:
Nợ: phản ánh nghiệp vụ phát sinh hay nhập tài sản
hay Có: các nghiệp vụ đã được xử lý và kết thúc hay xuất tài sản
Hạch toán kế toán phát tiền vay theo cách cho vay từng lần tại Chi nhánh thực hiện theo trình tự sau:
- Lập chứng từ kế toán giải ngân: Dựa trên cơ sở kế toán cho vay của khách hàng được xác lập đầy đủ, hợp lệ và hợp pháp. Khi khách hàng nhận tiền vay khách hàng sẽ lập 3 liên giấy nhận nợ và hợp đồng tín dụng, kế toán tiến hành kiểm tra chứng từ và giấy nhận nợ.
Lập chứng từ giải ngân theo quy trình giao dịch trực tiếp trên máy tính (lập phiếu chi cho vay), hay hướng dẫn khách hàng lập chứng từ nhận tiền vay thích hợp (giấy lĩnh tiền mặt, uỷ nhiệm chi). Chữ kí, dấu (nếu có) trên chứng từ nhận tiền vay của khách hàng phải khớp đúng với chữ kí trên hợp đồng tín dụng hay chữ kí, mẫu dấu đã đăng kí tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam-Techcombank (nếu có).
Hạch toán trên sổ kế toán chi tiết. Căn cứ số tiền trên chứng từ kế toán giải ngân, hạch toán:
Nợ: Tài khoản cho vay cầm cố: 222102
Tài khoản cho vay dịch vụ đời sống ngắn hạn: 211109
Tài khoản cho vay ngắn hạn doanh nghiệp: 211101
Có: Tài khoản tiền mặt: 1011.01
Tài khoản ngân phiếu: 101201.01
Tài khoản thanh toán giữa các Ngân hàng (52)
Đồng thời nhập phiếu tài khoản ngoại bảng. Nhập tài khoản tài sản thế chấp cầm cố của khách hàng hạch toán theo giá trị của tài sản thế chấp, cầm cố.
Căn cứ vào giá trị tài sản dùng để đảm bảo tiền vay trên hợp đồng cầm cố, thế chấp và bảo lãnh, kế toán cho vay lập phiếu nhập kho tài khoản ngoại bảng ghi:
Nhập: Tài khoản tài sản thế chấp, cầm cố (TK 994)
hay nhập: Tài khoản các giấy tờ có giá của khách hàng đưa cầm cố(TK 996001).
Nhập tài khoản các cam kết bảo lãnh nhận được (TK 93)
+ Hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay được sắp xếp thứ tự theo bảng kê giao nhận giữa khách hàng và bộ phận tín dụng, tất cả các giấy tờ liên quan đến bộ hồ sơ bảo đảm tiền vay được bỏ vào túi hồ sơ (hay bìa, tệp), ngoài bìa túi ghi rõ các yếu tố: tên khách hàng, mã số khách hàng, địa chỉ, tổng tài sản đảm bảo tiền vay, các món vay được đảm bảo bằng tài sản.
+ Thủ quỹ căn cứ vào phiếu nhập kho của kế toán chyển sang kiểm nhận bộ hồ sơ, kí nhận và vào sổ theo dõi hồ sơ đảm bảo tiền vay, lấy chữ kĩ khách hàng trên phiếu nhập.
Hồ sơ đảm bảo tiền vay để trong két sắt
Hồ sơ đảm bảo tiền vay được xếp thứ tự theo mã số khách hàng hay sắp xếp theo thứ tự A, B, C... tên của doanh nghiệp và tên của chủ hộ vay vốn.
+ Hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay đối với các món vay phải có tài sản đảm bảo. giá trị hạch toán theo giá trị định giá tài sản.
+ Định kì lập phiếu nhập tài khoản ngoại bảng bộ hồ sơ cho vay (trừ hồ sơ đảm bảo tiền vay).
Theo dõi và ghi chép trên hợp đồng tín dụng: kế toán cho vay phải ghi rõ ràng và đầy đủ các yếu tố trên phụ lục hợp đồng tín dụng (của NHNo và khách hành). Khi phát tiền vay (từng lần rút vốn vay) và kí tên vào nơi quy định trên hợp đồng tín dụng, lấy chữ kí nhận của khách hàng trên hợp đồng tín dụng.
+ Giao một liên hợp đồng tín dụng cho khách hàng.
+ Một liên hợp đồng tín dụng kèm giấy đề nghị vay vốn lưu cùng bộ hồ sơ vay vốn tại bộ phận kế toán cho vaylà căn cứ để theo dõi cho vay thu nợ.
Trường hợp khách hàng nhận tiền vay nhiều lần trên một hợp đồng tín dụng, kể từ lần giải ngân thứ 2 trở đi, trước khi lập chứng từ giải ngân (hay hướng dẫn khách hàng lập chứng từ nhận tiền vay) kế toán cho vay phải kiểm tra đối chiếu tổng số tiền đã giải ngân các đợt không vượt quá số tiền vay đã ghi trên hợp đồng tín dụng.
Đối với khách hàng vay vốn là hộ gia đình, cá nhân nếu người nhận tiền vay không phải là người đứng tên trên hợp đồng tín dụng, thì phải có giấy uỷ quyền hợp pháp của người đứng tên trên hợp đồng tín dụng.
Hạch toán kế toán phát tiền vay theo cách cho vay theo hạn mức tín dụng.
Theo quy định số 324/1998/GĐ - NHNN1 ngày 30/9/1998 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước: cách cho vay theo hạn mức tín dụng là tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hay theo chu kỳ sản xuất kinh doanh. Và chỉ dùng cách này đối với các doanh nghiệp có tín nhiệm cao và có vòng quay vốn nhanh. Tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam-Techcombank, khách hàng vay vốn thường là các doanh nghiệp lớn có quan hệ tin cậy với Ngân hàng và quan hệ vay trả giữa Ngân hàng với doanh nghiệp đều thông qua việc mở tài khoản tại Ngân hàng. Nên việc thanh toán (thu nợ, thu lãi cho vay) đều thực hiện dưới hình thức chuyển khoản.
Trên cơ sở hợp đồng tín dụng đã kí kết theo cách cho vay theo hạn mức tín dụng. Người vay chỉ phải làm thủ tục vay một lần đầu. Còn từ lần giải ngân thứ 2 trở đi, khách hàng không phải làm đơn mà chỉ nộp chứng từ thanh toán hợp lệ, hợp pháp, nhiệm vụ của kế toán cho vay là phải kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ kế toán, đối chiếu với hạn mức tín dụng đã được Ngân hàng và khách hàng thoả thuận dựa trên hợp đồng tín dụng. Khi đã đủ điều kiện thì căn cứ vào chứng từ để phát tiền vay, kế toán sẽ hạch toán:
Nợ: Tài khoản cho vay khách hàng (theo hạn mức)
Có: Tài khoản thích hợp
Mỗi lần ghi nợ tài khoản cho vay, kế toán cho vay phải đối chiếu với hạn mức tín dụng còn lại để tránh vượt hạn mức tín dụng và kiểm tra về thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng đã kí kết.
II.2.3. Hạch toán kế toán giai đoạn thu nợ, thu lãi.
Kế toán thu nợ (gốc)
Việc thu nợ của kế toán cho vay là hoạt động diễn ra thường xuyên, bởi việc cho vay đã được xác định kì hạn trả nợ, kì hạn đó được xác định trên khế ước hay giấy nhận nợ. Đến kì hạn trả nợ, người vay phải có trách nhiệm trả nợ cho Ngân hàng khi đến hạn và việc trả nợ có thể được thực hiện một hay nhiều lần. Nếu đơn vị không chủ động trích tài khoản tiền gửi., nộp tiền mặt... trả nợ cho Ngân hàng thì kế toán sẽ tự động trích tài khoản của đơn vị hay gửi giấy báo nhờ thu để trả nợ.
Tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam-Techcombank, việc thu nợ được tiến hành với sự phối hợp chặt chẽ giữa kế toán cho vay và cán bộ tín dụng. Cụ thể: kế toán cho vay căn cứ vào kì hạn trả nợ trên hợp đồng tín dụng, lập giấy báo nợ đến hạn theo mẫu quy định gửi cho bộ phận tín dụng chuyên quản để đôn đốc thu nợ.
Giấy báo nợ phải được lập và gửi tới khách hàng trước kì hạn trả nợ tối thiểu 10 ngày (kì hạn trả nợ là các phân kì trả nợ hay ngày trả nợ cuối cùng ghi trong hợp đồng tín dụng).
Hạch toán trên tài khoản cho vay
+ Thu nợ trực tiếp tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam-Techcombank: Cơ sở để hạch toán thu nợ (ghi có trên tài khoản cho vay) là các chứng từ hợp lệ, hợp pháp do khách hàng hay Ngân hàng lập, kèm theo hợp đồng tín dụng, chứng từ thu nợ phải gửi cho khách hàng 1 liên.
Căn cứ vào chứng từ như: giấy nộp tiền, uỷ nhiệm chi từ tài khoản tiền gửi hay giấy báo có liên hàng, kế toán hạch toán:
Nợ: Tài khoản tiền mặt 1011.01 (Nếu trả bằng tiền mặt)
Tài khoản ngân phiếu 1012.021 (Nếu trả bằng ngân phiếu)
Tài khoản thanh toán giữa các Ngân hàng (TK 52)
Có: Tài khoản cho vay thích hợp
+ Thu nợ thông qua tổ chức tín dụng lưu động: cơ sở hạch toán thu nợ là phiếu thu của khách hàng và bảng kê thu nợ kèm theo là phiếu thu tổng số tiền thu nợ của tổ chức tín dụng lưu động. Cũng căn cứ vào phiếu thu hợp lệ, hợp pháp của tổ chức tín dụng lưu động chuyển đến kèm phiếu thu của khách hàng. Kế toán hạch toán:
Nợ: Tài khoản thích hợp (1011.01; 1012.01; 52)
Có: Tài khoản cho vay thích hợp
Công việc theo dõi và quản lí trên hợp đồng tín dụng;
+ Trường hợp thu nợ trực tiếp tại Ngân h...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh Nông Lâm Thủy sản 0
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Take Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải Quan Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing cho dịch vụ vinaphone trả trước tại viễn thông hậu giang Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top