kelangbat2002
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Giải pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm bánh kẹo của công ty Cổ Phần Chế Biến Thực Phẩm Kinh Đô miền Bắc
LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển nước ta theo hướng đổi mới và mở cửa để hội nhập với nền kinh tế thế giới đòi hỏi các cơ sở kinh doanh, các công ty, các xí nghiệp phải mạnh dạn cải tiến bộ máy hoạt động. Ngoài những yếu tố cần và đủ như vốn liếng, phương tiện, nhân lực... thì yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại trên thương trường chính là tư duy của bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp.
Điều này đã buộc các doanh nghiệp phải đổi mới một cách cơ bản những suy nghĩ của mình về công việc kinh doanh và chiến lược Marketing. Thay vì một thị trường với những đối thủ cạnh tranh cố định, đã biết, họ phải hoạt động trong một môi trường với những đối thủ cạnh tranh biến đổi nhanh chóng, những biến đổi về công nghệ, những đạo luật mới, những chính sách quản lí thương mại mới và sự trung thành của khách hàng ngày càng giảm sút. Các doanh nghiệp đang phải chạy đua với nhau trên một con đường với những biển báo và luật lệ luôn thay đổi. Họ buộc phải không ngững nỗ lực và hy vọng mình đang chạy đúng hướng trên con đường đó.
Một thực tế cho thấy, trên thị trường mỗi chủng loại sản phẩm đều có rất nhiều sản phẩm khác nhau. Người tiêu dùng lại có những ước muốn và nhu cầu khác nhau đối với sản phẩm. Họ có những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, mẫu mã cũng như giá cả sản phẩm. Đứng trước sự lựa chọn vô cùng phong phú như vậy người tiêu dùng sẽ bị hấp dẫn bởi những thứ hàng hoá thoả mãn tốt nhất nhu cầu và mong muốn cá nhân của họ. Họ sẽ lựa chọn sản phẩm căn cứ vào nhận thức về giá trị của mình.
Vì vậy, không lấy gì làm ngạc nhiên khi ngày nay những doanh nghiệp chiến thắng là những doanh nghiệp biết cách thoả mãn đầy đủ nhu cầu và thực sự làm vui lòng khách hàng mục tiêu.
Công ty Cổ Phần Chế Biến Thực Phẩm Kinh Đô miền Bắc cũng không nằm ngoài quy luật cạnh tranh đang diễn ra trên thị trường. Tuy còn non trẻ nhưng với năng lực quản lí, mạnh dạn đầu tư vào máy móc công nghệ. công ty bước đầu đã tạo được sức cạnh tranh lớn, chiếm lĩnh thị trường Hà Nội và phần lớn các tỉnh thuộc khu vực miền Bắc. Tuy nhiên, đứng trước những thách thức lớn như việc Việt Nam chuẩn bị ra nhập WTO, AFTA đòi hỏi các doanh nghiệp bánh kẹo Việt Nam nói chung và Công ty Kinh Đô miền Bắc nói riêng phải không ngừng nỗ lực để giành những vị trí then chốt trong ngành.
Trên cơ sở lí luận kết hợp với những kiến thức thực tế thu thập được trong suốt quá trình thực tập tại phòng Marketing của Công ty bánh kẹo Kinh Đô miền Bắc đã giúp tui chọn đề tài sau làm chuyên đề tốt nghiệp:
“Giải pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm bánh kẹo của công ty Cổ Phần Chế Biến Thực Phẩm Kinh Đô miền Bắc ”
Chuyên đề tốt nghiệp đi sâu nghiên cứu tình hình thị trường bánh kẹo Việt Nam hiện nay. Từ đó đưa ra những phương hướng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của Kinh Đô miền Bắc trên thị trường nội địa.
Ngoài lời mở đầu, kết luận chuyên đề có kết cấu gồm 3 chương:
Chương I: Khái quát chung về thị trường bánh kẹo
Chương II: Tình hình cạnh tranh trên thị trường bánh kẹo và hoạt động Marketing của công ty Cổ Phần Chế Biến Thực Phẩm Kinh Đô miền Bắc.
Chương III: Một số giải pháp Marketing cho sản phẩm bánh kẹo của Công ty Kinh Đô miền Bắc.
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG BÁNH KẸO
I. CUNG, CẦU TRÊN THỊ TRƯỜNG BÁNH KẸO VIỆT NAM
1. Cầu trên thị trường bánh kẹo
Bánh kẹo là sản phẩm tiêu dùng được sử dụng để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thường xuyên của người dân, nếu không nói đó là nhu cầu hàng ngày trong xã hội ngày càng phát triển.
Sản phẩm không phải là loại sản phẩm dùng cho các bữa ăn chính mà nó thuộc nhóm đồ ăn nhẹ, ăn nhanh, dùng điểm tâm hay sử dụng vào các dịp lễ tết, biếu tặng…Đây là loại sản phẩm có hương vị và độ ngọt phù hợp với nhiều lứa tuổi và đối tượng khác nhau, có giá trị đơn vị sản phẩm nhỏ.
Giai đoạn 2001-2003, mặc dù có khó khăn nhiều mặt, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được sự tăng trưởng cao với mức trung bình trên 7,0%/năm, Chính phủ đẫ đặt mục tiêu phát triển kinh tế với mức tăng trưởng 7,5%-8% trong năm 2004. Sự tăng trưởng kinh tê liên tục trong thời gian qua đã tạo điều kiện để thu nhập của người dân Việt Nam liên tục được cải thiện, cho phép họ thoả mãn những nhu cầu khác nhau của đời sống. Năm 2001, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam là 410 USD, năm 2002 tăng 4,88% so với năm 2001và đạt 430 USD. Khu vực thành thị có hoạt động kinh tế năng động và phát triển nhanh nhất; mức thu nhập gia tăng đồng nghĩa với việc tăng sức mua của người dân ở đây cũng gia tăng nhanh nhất; mức thu nhập gia tăng đồng nghĩa với việc tăng sức mua của người dân đối với các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày. Nhịp độ của cuộc sống ảnh hưởng mạnh mẽ và làm thay đổi thói quen chi tiêu hàng ngày của người dân, khi nhịp độ cuộc sống của xã hội trở nên nhanh hơn thì người dân sẽ có xu hướng sử dụng nhiều hơn các loại sản phẩm vừa ngon, tiện dụng, an toàn và ít tốn thời gian. Việc người dân ở các tỉnh, thành phố lớn có thói quen mua sắm hàng hoá tại các siêu thị hay các đại lý bán hàng,
người dân ở các tỉnh, thành nhỏ quen với việc mua hàng tại các khu chợ, các cửa hàng nhỏ, lẻ đã trở thành phổ biến. Một nền kinh tế thị trường mới hình thành với mức tăng trưởng hàng năm cao như Việt Nam sẽ hứa hẹn một sức mua ngày càng gia tăng đối với các sản phẩm tiêu dùng nói chung và đặc biệt các mặt hàng thực phẩm chế biến, bánh kẹo nói riêng.
Mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay là 1,25 kg/năm, đây là một mức thấp khi so sánh với Trung Quốc (1,4 kg/năm) và rất thấp so với những nước phát triển như Đan Mạch (16,3 kg/năm), Anh (14,5 kg/năm)(1)… Việc so sánh như trên chưa thực sự là đủ do chưa tính đến mức thu nhập bình quân đầu người và dân số, tuy nhiên điều này cũng hứa hẹn một điều rằng với dân số hơn 80 triệu người và một nền kinh tế năng động, ngành bánh kẹo Việt Nam hoàn toàn có thể đạt đựơc mức tăng trưởng cao để trở thành một trong những thị trường lớn trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
Theo sự tính toán của các doanh nghiệp, sức mua của người dân năm 2005 sẽ tăng mạnh, ít nhất cũng tăng khoảng trên 30% so với năm 2004(2) do tác động của nhiều yếu tố như tiền lương, tiền thưởng tăng, nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi. Bên cạnh đó là khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo cũng tăng rất nhanh.
Hiện nay, người tiêu dùng ngày càng tin tưởng hơn vào chất lượng bánh kẹo do các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Nguyên nhân là do chất lượng, mẫu mã hàng nội không kém gì hàng ngoại và người tiêu dùng ngày càng cảnh giác hơn với hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng. Điều này được minh chứng rất rõ thông qua con số thống kê được: Tết năm 2005, hàng nội chiếm tới 95% trên thị trường bánh kẹo Hà Nội(3)
Mức sống của người dân Việt Nam đang còn ở mức thấp so với mức trung bình của thế giới cho nên trong tương lai không xa khi nền kinh tế phát triển ở mức cao hơn, thu nhập người dân được cải thiện thì nhu cầu sử dụng và thưởng thức các sản phẩm bánh kẹo sẽ gia tăng mạnh mẽ. Đây là tín hiệu rất đáng mừng
đối với các doanh nghiệp đang và sẽ tham gia vào lĩnh vực sản xuất và kinh doanh bánh kẹo trên thị trường Việt Nam.
2. Cung trên thị trường bánh kẹo
Cũng giống như các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, nước giải khát… ngành công nghiệp chế biến bánh kẹo Việt Nam đã có quá trình phát triển lâu dài. Từ việc sản xuất bánh kẹo truyền thống bằng thủ công, đến nay đã có khoảng hơn 30 đơn vị sản xuất bánh kẹo công nghiệp có quy mô lớn, được trang bị công nghệ hiện đại có khả năng sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao tương đương với các sản phẩm bánh kẹo của các nước trong khu vực. Tổng giá trị thị trường bánh kẹo Việt Nam hiện nay khoảng 3800 tỷ đồng trong đó các đơn vị trong nước chiếm khoảng 70%, các nước Châu Á như Trung Quốc, Hồng Kông, Thái lan, Inđônêsia, Malaysia…chiếm khoảng 20% và 10% còn lại là bánh kẹo nhập từ các nước Châu Âu, Châu Mỹ.(4)
Chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà Nước từ năm 1986 đẫ giải phóng năng lực sáng tạo cho các nhà sản xuất bánh kẹo, trong một môi trường thông thoáng hơn và được tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn. Một số doanh nghiệp Nhà nước nắm bắt được thời cơ đã phát triển và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, một số cơ sở sản xuất tư nhân cũng nhanh chóng "lột xác" từ quy mô gia đình để trở thành những nhà sản xuất lớn.
Cùng với các sản phẩm ngoại nhập, sự phát triển của những doanh nghiệp Nhà nước như Bibica, Hải Hà, Hải Châu, Hữu Nghị… và các doanh nghiệp tư nhân như Kinh Đô , Đức Phát, Đồng Khánh, Hỷ Lâm Môn,Tràng An, Bảo Ngọc, Phạm Nguyên đã thoả mãn được phần nào nhu cầu của đa số người tiêu dùng thành thị và các vùng nông thôn. Và điều này càng làm cho tình hình cạnh tranh trên thị trường bánh kẹo trở nên khốc liệt hơn. Với sức cạnh tranh như hiện nay mỗi nhà sản xuất kinh doanh bánh kẹo đều tạo cho mình một ưu thế riêng đối với những nhóm sản phẩm nhất định. Như bánh tròn - Tràng An, các loại bánh quy và bánh kem xốp - Hải Châu, kẹo Jerry và Sôcôla - Hải hà, các loại bánh kẹo mới
hộp thiếc - Kinh Đô… Bên cạnh đó sự đa dạng về mẫu mã, chất lượng cũng như giá cả các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh bánh kẹo đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Việt Nam.
II. NHỮNG GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH MUA SẢN PHẨM BÁNH KẸO
Nhìn chung khi mua sắm bất kỳ loại sản phẩm nào người tiêu dùng cũng thường trải qua các giai đoạn sau của quá trình ra quyết định mua:
H.1: Mô hình năm giai đoạn của quá trình mua sắm
Song trên thực tế không phải trường hợp mua sắm nào ta cũng phải trải qua cả năm giai đoạn kể trên. Đặc biệt, trong những trường hợp mua những mặt hàng ít cần để tâm, người tiêu dùng có thể bỏ qua hay đảo lại một số giai đoạn.
1. Xác định nhu cầu
Quá trình mua sắm sản phẩm bắt đầu từ khi người mua ý thức đựợc vấn đề hay xác định được nhu cầu. Đối với sản phẩm bánh kẹo cũng vậy, quá trình mua sẽ bắt đầu khi người tiêu dùng cảm giác có sự khác biệt giữa tình trạng thực tế và tình trạng mong muốn. Nhu cầu có thể bắt đầu khi ta cảm giác đói, để giải quyết cơn đói ta cần ăn một loại bánh nào đó (nhu cầu bắt nguồn từ trạng thái sinh lý trong những trường hợp cụ thể). Hay nhu cầu cũng có thể bắt nguồn từ việc ta nhìn thấy ai đó đang ăn một cái bánh, cái kẹo nào đó. Lúc đó với những hình ảnh ta nhìn thấy, ta có cảm giác như loại bánh kẹo đó rất ngon và ngay lập tức nhu cầu cần tiêu dùng loại sản phẩm đó xuất hiên. hay nhu cầu cũng có thể
KẾT LUẬN
Cạnh tranh là một tất yếu, và là một quy luật phổ biến xuyên suốt của nền kinh tế thị trường. Kết quả của những cuộc cạnh tranh sẽ có người chiến thắng và có kẻ bại trân. Nhưng cạnh tranh không phải là sự huỷ diệt mà là sự thay thế, thay thế những người không có khả năng bằng những người có khả năng, thay thế những doanh nghiêp yếu kém bằng những doanh nghiệp thực sự có thực lưc. Khi đã chen chân vào thương trường thì doanh nghiệp phải nhận thức rõ một điều rằng bất kể thời điểm nào mình cũng phải chịu tác động của cạnh tranh và tiềm ẩn nguy cơ bị thay thế. Vì thế, cách tốt nhất là doanh nghiệp phải năng động, tỉnh táo, nhạy bén, có tầm nhìn chiến lược mang tính dài hạn để nắm bắt những xu thế đang thay đổi từng ngày, từng giờ nắm bắt được những điểm yếu của đối thủ, khai thác một cách tốt nhất những tiềm năng vốn có của doanh nghiệp mình từ đó tạo nên sức mạnh trên thị trường. Như vậy, những cuộc cạnh tranh lành mạnh chính là động lực để mỗi doanh nghiệp không ngừng củng cố, nâng cao năng lực nhằm tạo ra những loại sản phẩm thoả mãn nhu cầu khách hàng ngày càng tốt hơn. Phần thưởng xứng đáng sẽ dành cho doanh nghiệp nào đáp ứng tốt những đòi hỏi của khách hàng mục tiêu.
Trong xu thế kinh tế thị trường hội nhập khu vực và thế giới, mỗi doanh nghiệp, mỗi công ty đang đứng trước những ngưỡng cửa mới mà chỉ công ty nào “đủ mạnh” và “biết thế” mới co thể vượt qua cánh cửa ấy. Thị trường bánh kẹo ngày càng mở rộng, trở thành thị trường hấp dẫn các “đại gia” không ngừng đầu tư kinh doanh, làm thị trường mất cân đối, cung vượt xa cầu. Thị trường bánh kẹo có sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Kinh Đô dù đẫ có tên tuổi trên thị trường nhưng đừng vội “ngủ quên trong chiến thắng”.
Để duy trì vị trí hiện tại đồng thời không ngừng phát triển thị phần trong tương lai Kinh Đô miền Bắc cần có những biện pháp, có những chiến lược đai hạn để nâng cao khả năng cạnh tranh hơn nữa.
Qua bài viết giúp chúng ta có các nhìn khái quát hơn về thị trường bánh kẹo Việt Nam, về những lợi thế và bất lợi của Kinh Đô miền Bắc cũng như xu hướng cạnh tranh hiện nay.
Trong quá trình thực tập, nghiên cứu và viết chuyên đề, em đã nhận được sự hướng dẫn rất nhiệt tình của Thầy giáo - TS.Vũ Huy Thông. Qua đây, cho phép em gửi lời Thank chân thành đến thầy. Đồng thời cho phép em gửi lời Thank tới toàn bộ CB, nhân viên thuộc phòng Marketing nói riêng và Công ty CP Chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc nói chung.
Do khả năng cũng như thời gian nghiên cứu có hạn nên bài viết không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy, cô và các bạn để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành Thank !
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I: Khái quát chung về thị trường bánh kẹo 3
I. Cung, cầu trên thị trường bánh kẹo việt nam 3
1. Cầu trên thị trường bánh kẹo 3
2. Cung trên thị trường bánh kẹo 5
II. Những giai đoạn của quá trình ra quyết định mua sản phẩm bánh kẹo 6
1. Xác định nhu cầu 6
2. Tìm kiếm thông tin 7
3. Đánh giá phương án 7
4. Quyết định mua sắm 8
5. Phản ứng sau khi mua 8
III. Phân tích tình hình cạnh tranh trên thị trường bánh kẹo VN 9
1. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại 9
2.Các lực lượng cạnh tranh khác 15
2.1. Nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 15
2.2. Cạnh tranh của sản phẩm thay thế 16
2.3. Quyền lực của người mua 17
2.4. Quyền lực của người cung ứng 17
3. Xu hướng cạnh tranh hiện nay trên thị trường bánh kẹo 18
Chương II: Công ty cp CBTP Kinh Đô miền Bắc và thực trạng hoạt động Marketing 21
I. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Kinh Đô miền Bắc 21
1. Lịch sử ra đời và phát triển của Công ty 21
2. Cơ cấu bộ máy tổ chức 23
2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức 23
2.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty. 25
3. Điều kiện và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Chế biến Thực phẩm Kinh Đô miền Bắc 26
3.1. Quy mô của doanh nghiệp 26
3.2. Chính sách đối với người lao động 26
3.3. Tình hình hoạt động tài chính: 28
3.4. Trình độ công nghệ 29
4. Kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Kinh Đô miền Bắc trong vài năm gần đây 30
4.1 Báo cáo kết quả kinh doanh. 30
II. Thực trạng hoạt động Marketing của công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc 31
1. Cơ cấu tổ chức của phòng Marketing 31
2. Hệ thống Marketing – Mix 32
2.1. Chính sách sản phẩm 32
2.2. Chính sách giá cả 35
2.3. Chính sách phân phối 37
2.4. Chính sách xúc tiển hỗn hợp 39
3. Nhận xét về hoạt động Marketing của Công ty Kinh Đô miền Bắc 42
Chương III: Một số giải pháp Marketting cho sản phẩm bánh kẹo của công ty 43
Kinh Đô Miền Bắc 43
I. Những hoạch định chiến lược 43
1. Phân tích cơ hội thị trường 43
1.1. Các yếu tố thuộc về môi trường 43
1.2. Thời cơ và thách thức 49
3. Lựa chọn thị trường mục tiêu 51
3.1. Phân đoạn thị trường 51
3.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu 54
4. Lựa chon chiến lược cạnh tranh 55
4.1. Mở rộng toàn bộ thị trường 55
4.2. Bảo vệ thị phần 55
4.3. Mở rộng thị trường 58
III. Một số giải pháp cho hệ thống Marketing - Mix 60
1. Chính sách sản phẩm 60
1.1. Phân tích sản phẩm 60
1.2. Hoàn thiện, tạo uy tín cho sản phẩm 61
1.3. Đa dạng hoá sản phẩm 65
1.4. Phát triển sản phẩm mới 66
2. Chính sách giá cả 67
3. Chính sách phân phối 68
4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp 71
4.1 Về quảng cáo 71
4.2. Tuyên truyền, quan hệ công chúng 72
4.3. Dịch vụ khách hàng 73
III. Một số kiến nghị đối với Nhà nước trong việc tạo lập môi trường cạnh tranh. 73
Kết luận 75
Mục lục 78
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Giải pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm bánh kẹo của công ty Cổ Phần Chế Biến Thực Phẩm Kinh Đô miền Bắc
LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển nước ta theo hướng đổi mới và mở cửa để hội nhập với nền kinh tế thế giới đòi hỏi các cơ sở kinh doanh, các công ty, các xí nghiệp phải mạnh dạn cải tiến bộ máy hoạt động. Ngoài những yếu tố cần và đủ như vốn liếng, phương tiện, nhân lực... thì yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại trên thương trường chính là tư duy của bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp.
Điều này đã buộc các doanh nghiệp phải đổi mới một cách cơ bản những suy nghĩ của mình về công việc kinh doanh và chiến lược Marketing. Thay vì một thị trường với những đối thủ cạnh tranh cố định, đã biết, họ phải hoạt động trong một môi trường với những đối thủ cạnh tranh biến đổi nhanh chóng, những biến đổi về công nghệ, những đạo luật mới, những chính sách quản lí thương mại mới và sự trung thành của khách hàng ngày càng giảm sút. Các doanh nghiệp đang phải chạy đua với nhau trên một con đường với những biển báo và luật lệ luôn thay đổi. Họ buộc phải không ngững nỗ lực và hy vọng mình đang chạy đúng hướng trên con đường đó.
Một thực tế cho thấy, trên thị trường mỗi chủng loại sản phẩm đều có rất nhiều sản phẩm khác nhau. Người tiêu dùng lại có những ước muốn và nhu cầu khác nhau đối với sản phẩm. Họ có những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, mẫu mã cũng như giá cả sản phẩm. Đứng trước sự lựa chọn vô cùng phong phú như vậy người tiêu dùng sẽ bị hấp dẫn bởi những thứ hàng hoá thoả mãn tốt nhất nhu cầu và mong muốn cá nhân của họ. Họ sẽ lựa chọn sản phẩm căn cứ vào nhận thức về giá trị của mình.
Vì vậy, không lấy gì làm ngạc nhiên khi ngày nay những doanh nghiệp chiến thắng là những doanh nghiệp biết cách thoả mãn đầy đủ nhu cầu và thực sự làm vui lòng khách hàng mục tiêu.
Công ty Cổ Phần Chế Biến Thực Phẩm Kinh Đô miền Bắc cũng không nằm ngoài quy luật cạnh tranh đang diễn ra trên thị trường. Tuy còn non trẻ nhưng với năng lực quản lí, mạnh dạn đầu tư vào máy móc công nghệ. công ty bước đầu đã tạo được sức cạnh tranh lớn, chiếm lĩnh thị trường Hà Nội và phần lớn các tỉnh thuộc khu vực miền Bắc. Tuy nhiên, đứng trước những thách thức lớn như việc Việt Nam chuẩn bị ra nhập WTO, AFTA đòi hỏi các doanh nghiệp bánh kẹo Việt Nam nói chung và Công ty Kinh Đô miền Bắc nói riêng phải không ngừng nỗ lực để giành những vị trí then chốt trong ngành.
Trên cơ sở lí luận kết hợp với những kiến thức thực tế thu thập được trong suốt quá trình thực tập tại phòng Marketing của Công ty bánh kẹo Kinh Đô miền Bắc đã giúp tui chọn đề tài sau làm chuyên đề tốt nghiệp:
“Giải pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm bánh kẹo của công ty Cổ Phần Chế Biến Thực Phẩm Kinh Đô miền Bắc ”
Chuyên đề tốt nghiệp đi sâu nghiên cứu tình hình thị trường bánh kẹo Việt Nam hiện nay. Từ đó đưa ra những phương hướng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của Kinh Đô miền Bắc trên thị trường nội địa.
Ngoài lời mở đầu, kết luận chuyên đề có kết cấu gồm 3 chương:
Chương I: Khái quát chung về thị trường bánh kẹo
Chương II: Tình hình cạnh tranh trên thị trường bánh kẹo và hoạt động Marketing của công ty Cổ Phần Chế Biến Thực Phẩm Kinh Đô miền Bắc.
Chương III: Một số giải pháp Marketing cho sản phẩm bánh kẹo của Công ty Kinh Đô miền Bắc.
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG BÁNH KẸO
I. CUNG, CẦU TRÊN THỊ TRƯỜNG BÁNH KẸO VIỆT NAM
1. Cầu trên thị trường bánh kẹo
Bánh kẹo là sản phẩm tiêu dùng được sử dụng để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thường xuyên của người dân, nếu không nói đó là nhu cầu hàng ngày trong xã hội ngày càng phát triển.
Sản phẩm không phải là loại sản phẩm dùng cho các bữa ăn chính mà nó thuộc nhóm đồ ăn nhẹ, ăn nhanh, dùng điểm tâm hay sử dụng vào các dịp lễ tết, biếu tặng…Đây là loại sản phẩm có hương vị và độ ngọt phù hợp với nhiều lứa tuổi và đối tượng khác nhau, có giá trị đơn vị sản phẩm nhỏ.
Giai đoạn 2001-2003, mặc dù có khó khăn nhiều mặt, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được sự tăng trưởng cao với mức trung bình trên 7,0%/năm, Chính phủ đẫ đặt mục tiêu phát triển kinh tế với mức tăng trưởng 7,5%-8% trong năm 2004. Sự tăng trưởng kinh tê liên tục trong thời gian qua đã tạo điều kiện để thu nhập của người dân Việt Nam liên tục được cải thiện, cho phép họ thoả mãn những nhu cầu khác nhau của đời sống. Năm 2001, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam là 410 USD, năm 2002 tăng 4,88% so với năm 2001và đạt 430 USD. Khu vực thành thị có hoạt động kinh tế năng động và phát triển nhanh nhất; mức thu nhập gia tăng đồng nghĩa với việc tăng sức mua của người dân ở đây cũng gia tăng nhanh nhất; mức thu nhập gia tăng đồng nghĩa với việc tăng sức mua của người dân đối với các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày. Nhịp độ của cuộc sống ảnh hưởng mạnh mẽ và làm thay đổi thói quen chi tiêu hàng ngày của người dân, khi nhịp độ cuộc sống của xã hội trở nên nhanh hơn thì người dân sẽ có xu hướng sử dụng nhiều hơn các loại sản phẩm vừa ngon, tiện dụng, an toàn và ít tốn thời gian. Việc người dân ở các tỉnh, thành phố lớn có thói quen mua sắm hàng hoá tại các siêu thị hay các đại lý bán hàng,
người dân ở các tỉnh, thành nhỏ quen với việc mua hàng tại các khu chợ, các cửa hàng nhỏ, lẻ đã trở thành phổ biến. Một nền kinh tế thị trường mới hình thành với mức tăng trưởng hàng năm cao như Việt Nam sẽ hứa hẹn một sức mua ngày càng gia tăng đối với các sản phẩm tiêu dùng nói chung và đặc biệt các mặt hàng thực phẩm chế biến, bánh kẹo nói riêng.
Mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay là 1,25 kg/năm, đây là một mức thấp khi so sánh với Trung Quốc (1,4 kg/năm) và rất thấp so với những nước phát triển như Đan Mạch (16,3 kg/năm), Anh (14,5 kg/năm)(1)… Việc so sánh như trên chưa thực sự là đủ do chưa tính đến mức thu nhập bình quân đầu người và dân số, tuy nhiên điều này cũng hứa hẹn một điều rằng với dân số hơn 80 triệu người và một nền kinh tế năng động, ngành bánh kẹo Việt Nam hoàn toàn có thể đạt đựơc mức tăng trưởng cao để trở thành một trong những thị trường lớn trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
Theo sự tính toán của các doanh nghiệp, sức mua của người dân năm 2005 sẽ tăng mạnh, ít nhất cũng tăng khoảng trên 30% so với năm 2004(2) do tác động của nhiều yếu tố như tiền lương, tiền thưởng tăng, nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi. Bên cạnh đó là khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo cũng tăng rất nhanh.
Hiện nay, người tiêu dùng ngày càng tin tưởng hơn vào chất lượng bánh kẹo do các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Nguyên nhân là do chất lượng, mẫu mã hàng nội không kém gì hàng ngoại và người tiêu dùng ngày càng cảnh giác hơn với hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng. Điều này được minh chứng rất rõ thông qua con số thống kê được: Tết năm 2005, hàng nội chiếm tới 95% trên thị trường bánh kẹo Hà Nội(3)
Mức sống của người dân Việt Nam đang còn ở mức thấp so với mức trung bình của thế giới cho nên trong tương lai không xa khi nền kinh tế phát triển ở mức cao hơn, thu nhập người dân được cải thiện thì nhu cầu sử dụng và thưởng thức các sản phẩm bánh kẹo sẽ gia tăng mạnh mẽ. Đây là tín hiệu rất đáng mừng
đối với các doanh nghiệp đang và sẽ tham gia vào lĩnh vực sản xuất và kinh doanh bánh kẹo trên thị trường Việt Nam.
2. Cung trên thị trường bánh kẹo
Cũng giống như các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, nước giải khát… ngành công nghiệp chế biến bánh kẹo Việt Nam đã có quá trình phát triển lâu dài. Từ việc sản xuất bánh kẹo truyền thống bằng thủ công, đến nay đã có khoảng hơn 30 đơn vị sản xuất bánh kẹo công nghiệp có quy mô lớn, được trang bị công nghệ hiện đại có khả năng sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao tương đương với các sản phẩm bánh kẹo của các nước trong khu vực. Tổng giá trị thị trường bánh kẹo Việt Nam hiện nay khoảng 3800 tỷ đồng trong đó các đơn vị trong nước chiếm khoảng 70%, các nước Châu Á như Trung Quốc, Hồng Kông, Thái lan, Inđônêsia, Malaysia…chiếm khoảng 20% và 10% còn lại là bánh kẹo nhập từ các nước Châu Âu, Châu Mỹ.(4)
Chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà Nước từ năm 1986 đẫ giải phóng năng lực sáng tạo cho các nhà sản xuất bánh kẹo, trong một môi trường thông thoáng hơn và được tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn. Một số doanh nghiệp Nhà nước nắm bắt được thời cơ đã phát triển và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, một số cơ sở sản xuất tư nhân cũng nhanh chóng "lột xác" từ quy mô gia đình để trở thành những nhà sản xuất lớn.
Cùng với các sản phẩm ngoại nhập, sự phát triển của những doanh nghiệp Nhà nước như Bibica, Hải Hà, Hải Châu, Hữu Nghị… và các doanh nghiệp tư nhân như Kinh Đô , Đức Phát, Đồng Khánh, Hỷ Lâm Môn,Tràng An, Bảo Ngọc, Phạm Nguyên đã thoả mãn được phần nào nhu cầu của đa số người tiêu dùng thành thị và các vùng nông thôn. Và điều này càng làm cho tình hình cạnh tranh trên thị trường bánh kẹo trở nên khốc liệt hơn. Với sức cạnh tranh như hiện nay mỗi nhà sản xuất kinh doanh bánh kẹo đều tạo cho mình một ưu thế riêng đối với những nhóm sản phẩm nhất định. Như bánh tròn - Tràng An, các loại bánh quy và bánh kem xốp - Hải Châu, kẹo Jerry và Sôcôla - Hải hà, các loại bánh kẹo mới
hộp thiếc - Kinh Đô… Bên cạnh đó sự đa dạng về mẫu mã, chất lượng cũng như giá cả các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh bánh kẹo đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Việt Nam.
II. NHỮNG GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH MUA SẢN PHẨM BÁNH KẸO
Nhìn chung khi mua sắm bất kỳ loại sản phẩm nào người tiêu dùng cũng thường trải qua các giai đoạn sau của quá trình ra quyết định mua:
H.1: Mô hình năm giai đoạn của quá trình mua sắm
Song trên thực tế không phải trường hợp mua sắm nào ta cũng phải trải qua cả năm giai đoạn kể trên. Đặc biệt, trong những trường hợp mua những mặt hàng ít cần để tâm, người tiêu dùng có thể bỏ qua hay đảo lại một số giai đoạn.
1. Xác định nhu cầu
Quá trình mua sắm sản phẩm bắt đầu từ khi người mua ý thức đựợc vấn đề hay xác định được nhu cầu. Đối với sản phẩm bánh kẹo cũng vậy, quá trình mua sẽ bắt đầu khi người tiêu dùng cảm giác có sự khác biệt giữa tình trạng thực tế và tình trạng mong muốn. Nhu cầu có thể bắt đầu khi ta cảm giác đói, để giải quyết cơn đói ta cần ăn một loại bánh nào đó (nhu cầu bắt nguồn từ trạng thái sinh lý trong những trường hợp cụ thể). Hay nhu cầu cũng có thể bắt nguồn từ việc ta nhìn thấy ai đó đang ăn một cái bánh, cái kẹo nào đó. Lúc đó với những hình ảnh ta nhìn thấy, ta có cảm giác như loại bánh kẹo đó rất ngon và ngay lập tức nhu cầu cần tiêu dùng loại sản phẩm đó xuất hiên. hay nhu cầu cũng có thể
KẾT LUẬN
Cạnh tranh là một tất yếu, và là một quy luật phổ biến xuyên suốt của nền kinh tế thị trường. Kết quả của những cuộc cạnh tranh sẽ có người chiến thắng và có kẻ bại trân. Nhưng cạnh tranh không phải là sự huỷ diệt mà là sự thay thế, thay thế những người không có khả năng bằng những người có khả năng, thay thế những doanh nghiêp yếu kém bằng những doanh nghiệp thực sự có thực lưc. Khi đã chen chân vào thương trường thì doanh nghiệp phải nhận thức rõ một điều rằng bất kể thời điểm nào mình cũng phải chịu tác động của cạnh tranh và tiềm ẩn nguy cơ bị thay thế. Vì thế, cách tốt nhất là doanh nghiệp phải năng động, tỉnh táo, nhạy bén, có tầm nhìn chiến lược mang tính dài hạn để nắm bắt những xu thế đang thay đổi từng ngày, từng giờ nắm bắt được những điểm yếu của đối thủ, khai thác một cách tốt nhất những tiềm năng vốn có của doanh nghiệp mình từ đó tạo nên sức mạnh trên thị trường. Như vậy, những cuộc cạnh tranh lành mạnh chính là động lực để mỗi doanh nghiệp không ngừng củng cố, nâng cao năng lực nhằm tạo ra những loại sản phẩm thoả mãn nhu cầu khách hàng ngày càng tốt hơn. Phần thưởng xứng đáng sẽ dành cho doanh nghiệp nào đáp ứng tốt những đòi hỏi của khách hàng mục tiêu.
Trong xu thế kinh tế thị trường hội nhập khu vực và thế giới, mỗi doanh nghiệp, mỗi công ty đang đứng trước những ngưỡng cửa mới mà chỉ công ty nào “đủ mạnh” và “biết thế” mới co thể vượt qua cánh cửa ấy. Thị trường bánh kẹo ngày càng mở rộng, trở thành thị trường hấp dẫn các “đại gia” không ngừng đầu tư kinh doanh, làm thị trường mất cân đối, cung vượt xa cầu. Thị trường bánh kẹo có sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Kinh Đô dù đẫ có tên tuổi trên thị trường nhưng đừng vội “ngủ quên trong chiến thắng”.
Để duy trì vị trí hiện tại đồng thời không ngừng phát triển thị phần trong tương lai Kinh Đô miền Bắc cần có những biện pháp, có những chiến lược đai hạn để nâng cao khả năng cạnh tranh hơn nữa.
Qua bài viết giúp chúng ta có các nhìn khái quát hơn về thị trường bánh kẹo Việt Nam, về những lợi thế và bất lợi của Kinh Đô miền Bắc cũng như xu hướng cạnh tranh hiện nay.
Trong quá trình thực tập, nghiên cứu và viết chuyên đề, em đã nhận được sự hướng dẫn rất nhiệt tình của Thầy giáo - TS.Vũ Huy Thông. Qua đây, cho phép em gửi lời Thank chân thành đến thầy. Đồng thời cho phép em gửi lời Thank tới toàn bộ CB, nhân viên thuộc phòng Marketing nói riêng và Công ty CP Chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc nói chung.
Do khả năng cũng như thời gian nghiên cứu có hạn nên bài viết không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy, cô và các bạn để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành Thank !
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I: Khái quát chung về thị trường bánh kẹo 3
I. Cung, cầu trên thị trường bánh kẹo việt nam 3
1. Cầu trên thị trường bánh kẹo 3
2. Cung trên thị trường bánh kẹo 5
II. Những giai đoạn của quá trình ra quyết định mua sản phẩm bánh kẹo 6
1. Xác định nhu cầu 6
2. Tìm kiếm thông tin 7
3. Đánh giá phương án 7
4. Quyết định mua sắm 8
5. Phản ứng sau khi mua 8
III. Phân tích tình hình cạnh tranh trên thị trường bánh kẹo VN 9
1. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại 9
2.Các lực lượng cạnh tranh khác 15
2.1. Nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 15
2.2. Cạnh tranh của sản phẩm thay thế 16
2.3. Quyền lực của người mua 17
2.4. Quyền lực của người cung ứng 17
3. Xu hướng cạnh tranh hiện nay trên thị trường bánh kẹo 18
Chương II: Công ty cp CBTP Kinh Đô miền Bắc và thực trạng hoạt động Marketing 21
I. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Kinh Đô miền Bắc 21
1. Lịch sử ra đời và phát triển của Công ty 21
2. Cơ cấu bộ máy tổ chức 23
2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức 23
2.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty. 25
3. Điều kiện và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Chế biến Thực phẩm Kinh Đô miền Bắc 26
3.1. Quy mô của doanh nghiệp 26
3.2. Chính sách đối với người lao động 26
3.3. Tình hình hoạt động tài chính: 28
3.4. Trình độ công nghệ 29
4. Kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Kinh Đô miền Bắc trong vài năm gần đây 30
4.1 Báo cáo kết quả kinh doanh. 30
II. Thực trạng hoạt động Marketing của công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc 31
1. Cơ cấu tổ chức của phòng Marketing 31
2. Hệ thống Marketing – Mix 32
2.1. Chính sách sản phẩm 32
2.2. Chính sách giá cả 35
2.3. Chính sách phân phối 37
2.4. Chính sách xúc tiển hỗn hợp 39
3. Nhận xét về hoạt động Marketing của Công ty Kinh Đô miền Bắc 42
Chương III: Một số giải pháp Marketting cho sản phẩm bánh kẹo của công ty 43
Kinh Đô Miền Bắc 43
I. Những hoạch định chiến lược 43
1. Phân tích cơ hội thị trường 43
1.1. Các yếu tố thuộc về môi trường 43
1.2. Thời cơ và thách thức 49
3. Lựa chọn thị trường mục tiêu 51
3.1. Phân đoạn thị trường 51
3.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu 54
4. Lựa chon chiến lược cạnh tranh 55
4.1. Mở rộng toàn bộ thị trường 55
4.2. Bảo vệ thị phần 55
4.3. Mở rộng thị trường 58
III. Một số giải pháp cho hệ thống Marketing - Mix 60
1. Chính sách sản phẩm 60
1.1. Phân tích sản phẩm 60
1.2. Hoàn thiện, tạo uy tín cho sản phẩm 61
1.3. Đa dạng hoá sản phẩm 65
1.4. Phát triển sản phẩm mới 66
2. Chính sách giá cả 67
3. Chính sách phân phối 68
4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp 71
4.1 Về quảng cáo 71
4.2. Tuyên truyền, quan hệ công chúng 72
4.3. Dịch vụ khách hàng 73
III. Một số kiến nghị đối với Nhà nước trong việc tạo lập môi trường cạnh tranh. 73
Kết luận 75
Mục lục 78
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: cách để nâng cao khả năng kinh doanh nghiệp, xu thế tiêu dùng kẹo hiện nay, Giải pháp cho Doanh nghiệp Bánh kẹo Kinh Đô, so sánh chính sách quảng cáo của kinh đô với các doanh nghiệp khác, xác định thị trường mục tiêu của bánh kẹo việt nam, những hoạt động digital marketing của công ty bánh kẹo kinh đô, phân tích chính sách giá cho sản phẩm bánh kẹo của doanh nghiệp, những giải pháp về sản phẩm của công ty cổ phần kinh đô
Last edited by a moderator: