Link tải miễn phí Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần in Hà Tĩnh : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý : 60 34 05
Nhà xuất bản: ĐHKT
Ngày: 2007
Chủ đề: Công ty cổ phần in Hà Tĩnh
Quản lý sản xuất
Quản trị kinh doanh
Miêu tả: 101 tr. + CD-Rom + Tóm tắt
Hệ thống hóa những cơ sở lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty in cổ phần Hà Tĩnh, đánh giá những thành công đã đạt được, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty, từ đó chỉ ra định hướng và những giải pháp về: công nghệ, quản lý sản xuất, tài chính, marketing - mix, nguồn nhân lực. Đồng thời đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước và những ngành, đơn vị có liên quan
Luận văn ThS. Quản trị kinh doanh -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BIỂU, SƠ ĐỒ v
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 5
1.1. Doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh 5
1.1.1. Những khái niệm cơ bản 5
1.1.2. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp
11
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 13
1.2.1. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp 13
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn lực (các
chỉ tiêu bộ phận)
16
1.2.3. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội khác 23
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp
24
1.3.1. Những nhân tố nội bộ doanh nghiệp 25
1.3.2. Những nhân tố của môi trường kinh doanh 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN IN HÀ TĨNH 34
2.1. Công ty Cổ phần in Hà Tĩnh và đặc điểm cơ bản ảnh hưởng
tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty 34
2.1.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần in Hà Tĩnh 34
2.1.2. Những đặc điểm cơ bản của Công ty Cổ phần in Hà Tĩnh 36
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiiii
2.2. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh những năm qua tại
Công ty Cổ phần in Hà Tĩnh 51
2.2.1. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp của Công ty thời gian qua 51
2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực 55
2.3. Đánh giá khái quát hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty
trong những năm qua
64
2.3.1. Những kết quả đã đạt được 64
2.3.2. Những tồn tại và hạn chế 65
2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại và hạn chế 66
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SXKD TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN IN HÀ TĨNH
69
3.1. Triển vọng thị trường và phương hướng phát triển sản xuất
kinh doanh trong thời gian tới
69
3.1.1. Dự báo thị trường 69
3.1.2 Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty
trong thời gian tới.
71
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh tại công ty Cổ phần in Hà tĩnh trong thời gian tới 75
3.2.1. Giải pháp về công nghệ 76
3.2.2. Giải pháp về quản lý sản xuất 77
3.2.3. Giải pháp về tài chính 80
3.2.4. Giải pháp về marketing - mix 87
3.2.5. Giải pháp về nguồn nhân lực 92
3.3. Một số kiến nghị đối với cấp trên và các ngành chức năng 96
3.3.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước 96
3.3.2. Đối với các ngành, đơn vị có liên quan 96
KẾT LUẬN 98iv
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
WTO Tổ chức thương mại thế giới
VCĐ Vốn cố định
VLĐ Vốn lưu động
ĐH Đại học
CĐ Cao đẳng
NV Nhân viên
SXKD Sản xuất kinh doanh
UBND Uỷ ban nhân dân
CSH Chủ sở hữu
CBCNV Cán bộ công nhân viên
PGĐ Phó giám đốc
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
HĐKD Hoạt động kinh doanh
TNDN Thu nhập doanh nghiệpvi
DANH MỤC BIỂU, SƠ ĐỒ
Biểu 2.1: Cơ cấu nguồn vốn sản xuất kinh doanh của Công ty
Biểu 2.2: Một số máy móc thiết bị chủ yếu của Công ty
Biểu 2.3: Tình hình lao động của Công ty
Biểu 2.4: Một số mặt hàng chủ yếu của Công ty
Biểu 2.5: Tổng hợp tình hình doanh thu, chi phí của Công ty
Biểu 2.6: Thu nhập bình quân người lao động Công ty
Biểu 2.7: Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh
Biểu 2.8: Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
Biểu 2.9: Chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi doanh thu
Biểu 2.10: Chỉ tiêu tỷ suất nợ phải thu tổng hợp
Biểu 2.11: Chỉ tiêu nợ phải trả tổng hợp
Biểu 2.12: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn
Biểu 2.13: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định
Biểu 2.14: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Biểu 2.15: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động
Biểu 2.16: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng hàng tồn kho
Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất của Công ty Cổ phần In Hà Tĩnh
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phivii
Sơ đồ 2.2: Mô hình cơ cấu bộ máy của Công ty Cổ phần In Hà Tĩnh1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sau hai mươi năm Đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội
nhập kinh tế quốc tế, ngày nay, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên
thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Bước tiến mới của hội
nhập đã mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển kinh tế đất nước cũng như
cho từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, với việc thực hiện các cam kết quốc tế (đa
phương và song phương), sức ép cạnh tranh càng đè nặng lên mỗi doanh
nghiệp.
Trong điều kiện phải đối mặt với các quan hệ cạnh tranh ngày càng
phức tạp và gay gắt, một nhân tố đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp cũng như sự phát triển của nền kinh tế, đó là nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp nào có hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt sẽ
nắm được quyền chủ động trên thị trường, tận dụng được những cơ hội và hạn
chế được những thách thức do nền kinh tế mang lại.
Công ty Cổ phần in Hà Tĩnh đang phải đối mặt với những cơ hội, thách
thức và hạn chế như: khả năng cạnh tranh trên thị trường chưa cao, kỹ năng
quản lý và sử dụng nguồn lực hạn chế, chưa khai thác hết tiềm năng thị
trường,... Trong hoàn cảnh đó, đề tài “Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của Công ty Cổ phần in Hà Tĩnh” được chọn làm chủ đề cho luận văn
thạc sĩ này với mục đích nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và đề ra
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty trong
thời gian tới.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
Từ khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, đặc biệt là sau khi
Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), các doanh nghiệp đã
rất quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đã có một số
cuộc hội thảo, công trình nghiên cứu và các bài viết trên các tạp chí về vấn đề
này. Một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ về nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh được thực hiện như: Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Minh
An về đề tài “Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
của Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam” (2003), luận văn thạc sĩ
về đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty trách nhiệm
hữu hạn Vận Tải Duyên Hải” của tác giả Nguyễn Tuấn Anh (2005), luận văn
thạc sỹ “Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ
trên địa bản tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà
(1998), luận văn thạc sỹ “ Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Tổng Công
ty Hàng không Việt Nam” của tác giả Nguyễn Quang Đoàn (2005) và còn rất
nhiều đề tài khác.
Các nghiên cứu trên đã hệ thống được cơ sở lý luận về hiệu quả sản
xuất kinh doanh và những kinh nghiệm thực tế quí báu nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào
nghiên cứu và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho
Công ty Cổ phần In Hà Tĩnh.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Mục đích nghiên cứu: Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh
của Công ty Cổ phần In Hà Tĩnh, đánh giá những thành công đã đạt được, hạn
chế và nguyên nhân của thực trạng, từ đó chỉ ra định hướng và giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.3
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Một là: Hệ thống hóa những cơ sở lý luận chung về hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Hai là: Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
trong những năm qua, đánh giá thành công, hạn chế, nguyên nhân thực trạng đó.
Ba là: Đưa ra các định hướng và đề xuất giải pháp hữu hiệu để nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu hiệu quả sản
xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần In Hà Tĩnh.
- Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Phạm vi thời gian: Luận văn chọn mốc thời gian từ năm 2003 đến
nay.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu truyền thống của
khoa học kinh tế là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, kết hợp giữa lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp. Ngoài ra
luận văn còn sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh định lượng
nhằm tạo một phương pháp tiếp cận phù hợp với đối tượng và mục
tiêu nghiên cứu.
6. NHỮNG DỰ KIẾN ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Về lý luận: Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó chỉ ra cách thức vận dụng các lý
luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
Về thực tiễn:
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
- Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn cho thấy một bức tranh toàn
cảnh về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần In Hà Tĩnh,
những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của thực trạng đó.
- Đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh cho Công ty.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh
doanh ở Công ty Cổ phần in Hà Tĩnh.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần in Hà Tĩnh.5
CHƢƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. DOANH NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
1.1.1. Những khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Doanh nghiệp
a. Khái niệm doanh nghiệp
Hiện nay trên phương diện lý thuyết có khá nhiều định nghĩa thế nào là
doanh nghiệp, mỗi định nghĩa đều mang trong đó một nội dung và một giá trị
nhất định, đây cũng là điều đương nhiên, vì mỗi tác giả, mỗi nhà nghiên cứu
đứng trên nhiều quan điểm khác nhau khi tiêp cận doanh nghiệp để phát biểu:
Có thể xét đến một số quan điểm như sau:
* Xét theo quan điểm pháp luật: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên
riêng, có tài sản, có trú sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo
quy định của Pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
* Xét theo quan điểm chức năng: Doanh nghiệp là một đơn vị tổ chức
sản xuất mà tại đó người ta kết hợp các yếu tố sản xuất khác nhau do người
lao động thực hiện nhằm bán ra trên thị trường những sản phẩm hàng hoá hay
dịch vụ để nhận được khoản tiền chênh lệch giữa giá bán sản phẩm với giá
thành của sản phẩm ấy.
* Xét theo quan điểm phát triển: Doanh nghiệp là một cộng đồng người sản
xuất ra những của cải. Doanh nghiệp được sinh ra, phát triển, có những thất bại có
những thành công, có lúc vượt qua những thời kỳ nguy kịch và có lúc phải
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
ngừng sản xuất, đôi khi tiêu vong do gặp những khó khăn không vượt qua
được.
* Xét theo quan điểm hệ thống: Doanh nghiệp bao gồm một tập hợp
các bộ phận được tổ chức có tác động qua lại và theo đuổi cùng một mục tiêu.
Các bộ phận tập hợp trong doanh nghiệp bao gồm 4 phân hệ: Sản xuất,
thương mại, tổ chức, nhận sự.
Như vậy, có thể thấy là có rất nhiều quan điểm khác nhau khi xem xét
về doanh nghiệp. Tuy nhiên, tựu chung lại, các quan điểm đó đều xác định
những yếu tố cốt lõi chung sau đây của doanh nghiệp:
- Yếu tố tổ chức: Một tập hợp các bộ phận chuyên môn hoá nhằm thực
hiện các chức năng quản lý như các bộ phận sản xuất, bộ phận thương mại, bộ
phận hành chính.
- Yếu tố sản xuất: Các nguồn lực lao động, vốn, vật tư, thông tin.
- Yếu tố trao đổi: Những dịch vụ thương mại - mua các yếu tố đầu vào,
bán sản phẩm sao cho có lợi ở đầu ra.
- Yếu tố phân phối: Thanh toán cho các yếu tố sản xuất, làm nghĩa vụ
với nhà nước, trích lập quỹ và đầu tư cho tương lai từ lợi nhuận của đơn vị.
Từ nhận thức trên có thể phát biểu về định nghĩa doanh nghiệp như sau:
“Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân, quy tụ các yếu tố tài
chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung
ứng, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá hay dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng trên cơ sở đó tối đa hoá lợi nhuận của chủ sở hữu, đồng thời
kết hợp một cách hợp lý các mục tiêu xã hội”.
b. Các loại hình doanh nghiệp7
Trong nền kinh tế thị trường có nhiều loại hình doanh nghiệp cùng tồn
tại, phát triển và cạnh tranh lẫn nhau. Để thuận lợi cho công tác quản lý và
dựa vào các tiêu thức khác nhau, doanh nghiệp được phân loại như sau:
* Căn cứ vào tính chất sở hữu về vốn và tài sản, các doanh nghiệp được
chia thành: Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp và doanh
nghiệp tư nhân.
- Doanh nghiệp nhà nước: Là doanh nghiệp do Nhà nước thành lập,
trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ và quản lý hoạt động.
- Doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp: Là các doanh nghiệp có sự đan xen
của các hình thức sở hữu khác nhau, họ cùng chia lợi nhuận và cùng chịu lỗ
tương ứng với phần vốn góp. Theo Luật doanh nghiệp Việt Nam, loại hình
doanh nghiệp này bao gồm: Công ty hợp danh, Công ty trách nhiệm hữu hạn
và Công ty Cổ phần.
- Doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một
cá nhân đầu tư vốn và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về
mọi hoạt động kinh doanh của mình.
- Hợp tác xã: Hợp tác xã là loại hình kinh tế tập thể do những người lao
động và các tổ chức có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện góp vốn, góp sức lập
ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng
xã viên nhằm giúp nhau thực hiện hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
* Căn cứ vào mục đích kinh doanh, người ta chia doanh nghiệp thành
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp hoạt động công ích:
- Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh là những doanh nghiệp được
thành lập và hoạt động theo cơ chế thị trường với mục tiêu là lợi nhuận.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi8
- Doanh nghiệp hoạt động công ích (thông thường những doanh nghiệp
này là doanh nghiệp 100% vốn của Nhà nước) là doanh nghiệp thành lập để
thực hiện các hoạt động sản xuất, lưu thông hay cung cấp các dịch vụ công
cộng, trực tiếp thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước hay thực hiện
các nhiệm vụ an ninh quốc phòng. Mục đích chính của các doanh nghiệp này
là hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội nói chung.
Việc phân loại theo cách này là cơ sở để chọn tiêu thức đánh giá hiệu
quả hoạt động của các doanh nghiệp và là căn cứ quan trọng để xác định
chính sách tài trợ của Nhà nước.
* Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp có thể
được chia thành: doanh nghiệp tài chính và doanh nghiệp phi tài chính.
- Doanh nghiệp tài chính là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh
vực tài chính và là các tổ chức tài chính trung gian như các ngân hàng thương
mại, các công ty tài chính, các công ty bảo hiểm,... Những doanh nghiệp này
cung ứng cho nền kinh tế các dịch vụ tài chính, tiền tệ, tín dụng, bảo hiểm,...
- Doanh nghiệp phi tài chính là các doanh nghiệp lấy hoạt động sản
xuất kinh doanh các hàng hoá, dịch vụ thông thường là chủ yếu.
* Căn cứ vào quy mô kinh doanh, người ta chia doanh nghiệp thành
doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ.
1.1.1.2. Hoạt động kinh doanh
a. Khái niệm
Là việc thực hiện liên tục một, một số hay tất cả các công đoạn của
quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiệu thụ sản phẩm hay cung ứng dịch vụ
trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi (Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11
được Quốc hội thông qua từ ngày 18/10 đến ngày 29/11 năm 2005).9
b. Đặc điểm của hệ thống kinh doanh
- Sự phức tạp và tính đa dạng: Đó là sự kết hợp của nhiều khu vực,
nhiều ngành, nhiều thời điểm, nhiều tổ chức kinh doanh,... để tạo ra hàng hoá,
dịch vụ cung ứng trên thị trường.
- Sự phụ thuộc lẫn nhau: Các doanh nghiệp trên thị trường hoạt động
kinh doanh đều phụ thuộc lẫn nhau vì đầu ra của doanh nghiêp này là đầu vào
của doanh nghiệp khác và ngược lại. Mặt khác, sự phụ thuộc này còn thể hiện
ở chỗ, các doanh nghiệp có thể cung ứng các hàng hoá, dịch vụ có khả năng
thay thế lẫn nhau hay bổ sung cho nhau - điều này làm hình thành quan hệ
cạnh tranh và hợp tác giữa các doanh nghiệp trên thị trường.
- Sự thay đổi và đổi mới: Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đều có chu kỳ
sống của nó, các doanh nghiệp phải luôn thay đổi, đổi mới đề phù hợp với
quy luật phát triển và thị hiếu của người tiêu dùng.
1.1.1.3. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
a. Khái niệm về việc quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh theo nghĩa rộng là phạm trù kinh tế phản ánh
những lợi ích đạt được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bất kỳ hoạt động nào nói chung và hoạt động kinh doanh nói riêng đều phải
đạt được kết quả hữu ích cụ thể nào đó. Đó là lợi nhuận và hiệu quả kinh
doanh - trong cơ chế hiện nay muốn tồn tại và phát triển không có con đường
nào khác là doanh nghiệp phải đạt được lợi nhuận càng cao càng tốt. Từ đó
doanh nghiệp mới có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh theo chiều rộng
và chiều sâu, có đủ sức cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
Việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao
gồm cả yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan như: tình hình thị trường, các chế độ
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi10
chính sách của Nhà nước, việc nắm vững và sử dụng các nguồn lực của doanh
nghiệp, cách thức tổ chức kinh doanh, hiểu biết về đối thủ cạnh tranh, đặc biệt
là việc lựa chọn và thực hiện các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Cho đến nay có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về hiệu quả kinh
doanh. Theo quan niệm phổ biến cho rằng, ở dạng khái quát nhất thì: Hiệu
quả kinh doanh là kết quả quá trình sản xuất của doanh nghiệp, nó biểu hiện
mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Trong thực tiễn cũng
có người cho rằng: Hiệu quả kinh doanh thực chất là lợi nhuận và đa dạng
giá trị sử dụng. Những quan điểm trên đây thể hiện một số mặt chưa hợp lý,
một là đồng nhất hiệu quả và kết quả, hai là không phân biệt rõ bản chất và
tiêu chuẩn hiệu quả kinh doanh với các chỉ tiêu biểu hiện bản chất và tiêu
chuẩn đó. Cần xác định rõ sự khác nhau và mối quan hệ giữa kết quả và hiệu
quả.
Cũng như vậy, nhà kinh tế người Anh, Adam Smith cho rằng: Hiệu quả
kinh doanh là kết quả đạt được trong kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá.
Ở đây hiệu quả đồng nhất với chỉ tiêu phản ánh kết quả của hoạt động sản
xuất kinh doanh. Quan điểm này khó giải thích kết quả sản xuất kinh doanh vì
rằng doanh thu có thể tăng do chi phí tăng, mở rộng sử dụng các nguồn lực
sản xuất, nếu cùng một kết quả có hai mức chi phí khác nhau thì theo
quan niệm này chúng có cùng hiệu quả.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội
không thể tăng một loại hàng hoá mà không cắt giảm sản lượng một loại
hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản
xuất của nó. Thực chất quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ có
hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Trên phương diện này rõ ràng
việc phân bổ các nguồn lực của nền kinh tế sao cho đạt được nằm trên đường
giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả.11
Quan điểm thứ ba cho rằng: Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa
phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí. Quan điểm này đã
biểu hiện được quan hệ so sánh tương đối giữa kết quả thu được và chi phí
tiêu hao. Nhưng quan điểm này chỉ đề cập đến hiệu quả kinh tế của phần tăng
thêm, không phải toàn bộ phần tham gia vào quá trình sản xuất.
Do còn tồn tại nhiều quan điểm về hiệu quả kinh doanh khác nhau, nên
đòi hỏi chúng ta phải phân biệt rõ được khái niệm về hiệu quả, phân biệt giữa
hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh doanh và hiệu quả xã
hội, hiệu quả chung và hiệu quả cá biệt.
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá trên nhiều khía
cạnh khác nhau: khía cạnh về kinh tế, về xã hội và khía cạnh khác, nhưng
hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu đóng vai trò tính chủ đạo.
Như vậy, ta có thể nêu lên tổng quát rằng: “hiệu quả kinh doanh là đại
lượng so sánh giữa kết quả kinh doanh thu được và chi phí kinh doanh bỏ ra
để thu được kết quả đó”.
b. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, tiền vốn, ...) của
doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất với mức chi phí bỏ ra thấp nhất
trong quá trình kinh doanh. Vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp cần có
phương án sử dụng các nguồn một cách tối ưu, sử dụng tiết kiệm, tránh lãng
phí để đạt được hiệu quả cao.
1.1.2. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là mối quan tâm hàng
đầu của bất cứ doanh nghiệp nào trong
- Tiếp tục tạo điều kiện ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho
Công
ty sau Cổ phần hoá để Công ty bước đầu có điều kiện đầu tư mua sắm trang
thiết bị cần thiết phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Giúp Công ty cũng cố và kiện toàn lại phương pháp và cách thức tính
thuế, tránh tình trạng tính sai, gian lận làm thất thu nguồn thuế trên cơ sở đó
góp phần tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh.
3.3.2.2. Đối với ngành tài nguyên và Môi trường
- Giúp Công ty trong việc đánh giá tác động môi trường về chất thải,
tiếng ồn, bụi, ... để từ đó Công ty có biện pháp xử lý nhằm hạn chế tối đa ô
nhiễm môi trường gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, đối sống cán bộ công nhân
viên và những người dân xung quanh.
3.3.2.3. Đối với các ngành, đơn vị liên quan
- Khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, rất
có khả năng nhiều công ty hay các hãng nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực
in cũng sẽ đầu tư tại Việt Nam nói chung và trên địa bàn Hà Tĩnh nói riêng.
Khi đó với công nghệ cao, tay nghề nghề giỏi, tiền vốn dồi dào, các hãng
in nước ngoài này sẽ là đối thủ cạnh tranh khốc liệt với các công ty in ở
Hà Tĩnh nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Do vậy, các công ty, xí nghiệp
trong ngành in nên có sự hợp tác chặt chẽ để hỗ trợ nhau trong quá trình
hoạt động.
- Phần lớn nguồn nguyên vật liệu đầu vào (mực in, giấy in, kẽm,
keo, các loại hoá chất,...) của Công ty là nhập về tư nước ngoài. Nguồn
hàng này có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty. Do vậy, các Công ty thuộc ngành giấy và ngành hoá
chất nên nhanh chóng đa dạng hoá sản phẩm của mình cung cấp cho
ngành in nhằm giảm bớt nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietinbank Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam sau M&A Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao sự gắn bó của nhân viên với tổ chức tại công ty pfizer việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu PNJ Silver theo định hướng khách hàng tại thị trường Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top