Link tải miễn phí luận văn
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế tất yếu. Nó không chỉ là vấn đề mang tính chất vĩ mô của bất kì một quốc gia nào, mà đó cũng chính là yêu cầu cần thiết mang tính tất yếu của mỗi doanh nghiệp trong từng quốc gia .Đứng trước bối cảnh đó, nền kinh tế Việt Nam nói chung và mỗi doanh nghiệp Việt Nam nói riêng đang có được những cơ hội đầu tư và phát triển vô cùng to lớn . Nhưng điều đó cũng có nghĩa là sự khó khăn và thách thức đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp Việt Nam không phải là nhỏ ,và còn bởi lẽ các doanh nghiệp ở Viêt Nam chủ yếu thuộc loại vừa và nhỏ, nguy cơ bị phá sản trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn kinh tế và trước các doanh nghiệp nước ngoài đã, đang và sẽ xâm nhập vào. Nhìn một cách tổng thể về các doanh nghiệp Việt Nam thì không thể không thừa nhận rằng các doanh nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến bộ vô cùng to lớn cả về chất cũng như lượng, chúng ta đã xuất hiện những tập đoàn kinh tế lớn đấu tư ở nước ngoài,… nhưng khách quan mà nói, so với mặt bắng chung của khu vực cũng như trên thế giới thì năng lực cạnh tranh của các doanh gnhiệp Việt Nam vẫn còn thấp.Vấn đề đặt ra ở đây cho các doanh nghiệp Việt Nam bây giờ là : cần làm gì? làm như thế nào? để họ không những có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường nội địa mà còn vươn ra thị trường thế giới .Trên cơ sở tìm giải pháp cho bài toán đó, em đã tiến hành nghiên cứu thực tiễn thực trạng và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệpViệt Nam từ đó đưa ra một số ý kiến của mình thông qua đề tài :
“Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam"
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày nội dung em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, mong được sự chia sẻ và giúp đỡ của các thầy cô hướng dẫn
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM
I - NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm cạnh tranh
Khái niệm cạnh tranh đã được đề cập đến rất nhiều,và cũng có rất nhiều những quan điểm, cách nhìn nhận khác nhau về cạnh tranh.
- Theo các học giả trường phái tư sản cổ điển: “Cạnh tranh là một quá trình bao gồm các hành vi phản ứng. Quá trình này tạo ra cho mỗi thành viên trong thị trường một dư địa hoạt động nhất định và mang lại cho mỗi thành viên một phần xứng đáng so với khả năng của mình”.
- Theo từ điển kinh doanh Anh xuất bản năm 1992 thì : cạnh tranh được xem là “sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hay cùng một loại khách hàng về phía mình”.
- Ở Việt Nam, đề cập đến “cạnh tranh ” một số nhà khoa học cho rằng cạnh tranh là vấn đề dành lợi thế về giá cả hàng hoá- dịch vụ và đó là cách để dành lợi nhuận cao nhất cho các chủ thể kinh tế. Nói khác đi là dành lợi thế để hạ thấp các yếu tố “đầu vào” của chu trình sản xuất kinh doanh và nâng cao giá của “đầu ra” sao cho mức chi phí thấp nhất.
Nhìn một cách tổng quát, trên quy mô toàn xã hội, cạnh tranh là sự ganh đua giữa những người theo đuổi cùng mục đích nhắm đánh bại đối thủ và giành cho mình lợi thế nhiều nhất .Theo ý nghĩa kinh tế, cạnh tranh là qúa trình kinh tế mà trong đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp ( cả nghệ thuật kinh doanh lẫn thủ đoạn kinh doanh ) để đoạt được mục tiêu kinh tế chủ yếu là chiếm lĩnh thị trường, tối đa hoá lợi nhuận,…Trên phương diện toàn nền kinh tế, cạnh tranh có vai trò thúc đẩy kinh tế phát triển.Cạnh tranh khiến cho các nguồn lực được phân bố một cách hiệu quả nhất thông qua việc kích thích các doanh nghiệp sử dụng tối ưu các nguồn lực, và điều đó cũng góp phần nhằm nâng cao đời sống xã hội .Trên phương diện của doanh nghiệp, cạnh tranh chính là áp lực và cũng đồng thời là động lực cho doanh nghiệp phát triển nội lực bản thân nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Nhờ có cạnh tranh ngày càng diễn ra một cách gay gắt đã buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn tự đổi mới, hoàn thiện bản thân mình về : công nghệ, chiến lược, quản lí,..
2. Khái niệm năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh : là khả năng dành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng dành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp
( Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học, 2001, NXB từ điển Bách khoa Hà Nội, trang 349).
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế tất yếu. Nó không chỉ là vấn đề mang tính chất vĩ mô của bất kì một quốc gia nào, mà đó cũng chính là yêu cầu cần thiết mang tính tất yếu của mỗi doanh nghiệp trong từng quốc gia .Đứng trước bối cảnh đó, nền kinh tế Việt Nam nói chung và mỗi doanh nghiệp Việt Nam nói riêng đang có được những cơ hội đầu tư và phát triển vô cùng to lớn . Nhưng điều đó cũng có nghĩa là sự khó khăn và thách thức đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp Việt Nam không phải là nhỏ ,và còn bởi lẽ các doanh nghiệp ở Viêt Nam chủ yếu thuộc loại vừa và nhỏ, nguy cơ bị phá sản trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn kinh tế và trước các doanh nghiệp nước ngoài đã, đang và sẽ xâm nhập vào. Nhìn một cách tổng thể về các doanh nghiệp Việt Nam thì không thể không thừa nhận rằng các doanh nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến bộ vô cùng to lớn cả về chất cũng như lượng, chúng ta đã xuất hiện những tập đoàn kinh tế lớn đấu tư ở nước ngoài,… nhưng khách quan mà nói, so với mặt bắng chung của khu vực cũng như trên thế giới thì năng lực cạnh tranh của các doanh gnhiệp Việt Nam vẫn còn thấp.Vấn đề đặt ra ở đây cho các doanh nghiệp Việt Nam bây giờ là : cần làm gì? làm như thế nào? để họ không những có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường nội địa mà còn vươn ra thị trường thế giới .Trên cơ sở tìm giải pháp cho bài toán đó, em đã tiến hành nghiên cứu thực tiễn thực trạng và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệpViệt Nam từ đó đưa ra một số ý kiến của mình thông qua đề tài :
“Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam"
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày nội dung em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, mong được sự chia sẻ và giúp đỡ của các thầy cô hướng dẫn
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM
I - NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm cạnh tranh
Khái niệm cạnh tranh đã được đề cập đến rất nhiều,và cũng có rất nhiều những quan điểm, cách nhìn nhận khác nhau về cạnh tranh.
- Theo các học giả trường phái tư sản cổ điển: “Cạnh tranh là một quá trình bao gồm các hành vi phản ứng. Quá trình này tạo ra cho mỗi thành viên trong thị trường một dư địa hoạt động nhất định và mang lại cho mỗi thành viên một phần xứng đáng so với khả năng của mình”.
- Theo từ điển kinh doanh Anh xuất bản năm 1992 thì : cạnh tranh được xem là “sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hay cùng một loại khách hàng về phía mình”.
- Ở Việt Nam, đề cập đến “cạnh tranh ” một số nhà khoa học cho rằng cạnh tranh là vấn đề dành lợi thế về giá cả hàng hoá- dịch vụ và đó là cách để dành lợi nhuận cao nhất cho các chủ thể kinh tế. Nói khác đi là dành lợi thế để hạ thấp các yếu tố “đầu vào” của chu trình sản xuất kinh doanh và nâng cao giá của “đầu ra” sao cho mức chi phí thấp nhất.
Nhìn một cách tổng quát, trên quy mô toàn xã hội, cạnh tranh là sự ganh đua giữa những người theo đuổi cùng mục đích nhắm đánh bại đối thủ và giành cho mình lợi thế nhiều nhất .Theo ý nghĩa kinh tế, cạnh tranh là qúa trình kinh tế mà trong đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp ( cả nghệ thuật kinh doanh lẫn thủ đoạn kinh doanh ) để đoạt được mục tiêu kinh tế chủ yếu là chiếm lĩnh thị trường, tối đa hoá lợi nhuận,…Trên phương diện toàn nền kinh tế, cạnh tranh có vai trò thúc đẩy kinh tế phát triển.Cạnh tranh khiến cho các nguồn lực được phân bố một cách hiệu quả nhất thông qua việc kích thích các doanh nghiệp sử dụng tối ưu các nguồn lực, và điều đó cũng góp phần nhằm nâng cao đời sống xã hội .Trên phương diện của doanh nghiệp, cạnh tranh chính là áp lực và cũng đồng thời là động lực cho doanh nghiệp phát triển nội lực bản thân nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Nhờ có cạnh tranh ngày càng diễn ra một cách gay gắt đã buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn tự đổi mới, hoàn thiện bản thân mình về : công nghệ, chiến lược, quản lí,..
2. Khái niệm năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh : là khả năng dành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng dành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp
( Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học, 2001, NXB từ điển Bách khoa Hà Nội, trang 349).
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links