moon_tuanmap
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI MỞ ĐẦU
“Nhân tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước thịnh và mạnh. Nguyên khí suy thì thế nước suy và yếu”. Câu nói được khắc trên mặt bia Tiến sỹ tại Quốc Tử Giám – trường đại học đầu tiên của nước Việt Nam ta năm 1442 đã trở thành chân lý, trở thành tư tưởng xuyên suốt trong quá trình tồn tại và phát triển của đất nước. Tinh thần đó đã được phát triển qua các thời kỳ thăng trầm của lịch sử và đã được ghi rõ trong Hiến pháp của nước ta:“Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân”. Trong hệ thống giáo dục của tất cả các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng thì giáo dục phổ thông là nền tảng để phát triển đất nước. Giáo dục phổ thông giúp nâng cao nhân cách, khả năng, kiến thức của mỗi con người trong quá trình phát triển.
Qua hơn 15 năm đổi mới, hoạt động giáo dục phổ thông ở Hà Nội đã có những bước phát triển cả về quy mô, nội dung, hình thức góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của Thành phố. Tuy nhiên, giáo dục phổ thông ở Hà Nội trong thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn như xuất hiện tượng thương mại hoá các hoạt động giáo dục; tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan; cũng như có rất nhiều tiêu cực trong hoạt động của công tác quản lý giáo dục... những bất cập này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình chung của giáo dục Thủ đô. Vì vậy, để đảm bảo sự công bằng trong sự nghiệp giáo dục thì công tác quản lý ngân sách giáo dục là một trong những công việc thật sự quan trọng và hết sức cần thiết góp phần khắc phục những khó khăn, bất cập của ngành trong giai đoạn hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng của chi ngân sách nhà nước cho giáo dục phổ thông và những tồn tại trong quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục phổ thông, trong quá trình thực tập tại Sở Tài chính Hà Nội, em đã nghiên cứu thực hiện đề tài: “Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội”.
Mục đích của đề tài là: nhằm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về giáo dục phổ thông, vai trò và tầm quan trọng của giáo dục phổ thông đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và đánh giá quá trình quản lý việc sử dụng các khoản chi ngân sách nhà nước(NSNN) cho giáo dục phổ thông.
Đối tượng nghiên cứu là quá trình quản lý các khoản chi NSNN cho giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Đề tài được trình bầy trong ba chương như sau:
Chương I : Giáo dục phổ thông và chi ngân sách nhà nước cho giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Chương II : Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Chương III : Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội”.
CHƯƠNG I: GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG.
1.1. VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI:
1.1.1. Khái niệm về giáo dục và giáo dục phổ thông:
* Khái niệm về giáo dục:
Giáo dục được coi là một hiện tượng phổ biến cho mọi giai đoạn phát triển và tồn tại vĩnh hằng cùng xã hội loài người. Đã có nhiều quan điểm khác nhau khi trình bày về khái niệm về giáo dục.
- Theo Savin- một nhà giáo dục học đã định nghĩa: theo nghĩa rộng, khái niệm giáo dục là tất cả quá trình chuẩn bị cho một thế hệ đang lớn bước vào cuộc sống bao gồm cả quá trình dạy học và đào tạo.
- Hay theo Gillis thì Giáo dục là tất cả các dạng học tập của con người hay một cách hẹp hơn đó là một quá trình có ở trong những nơi đã được chuyên môn hoá gọi là giáo dục.
Như vậy, giáo dục được coi là hoạt động mà xã hội thiết lập nên để tạo điều kiện cho các thành viên trong cộng đồng nâng cao nhân cách và tri thức. Thực chất đó là quá trình hình thành và phát triển phẩm chất đạo đức, khả năng của con người thông qua tất cả các dạng học tập.
Để thực hiện mục tiêu giáo dục của mình, mỗi nước có một hệ thống giáo dục quốc dân đặc trưng. Và hệ thống giáo dục kinh tế quốc dân được thiết lập nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục, đáp ứng yêu cầu đào tạo con người của đất nước, tập hợp các ngành học, bậc học, cấp học một cách liên tục và thống nhất. Đối với hệ thống giáo dục của Việt Nam thì theo quy định của Luật giáo dục bao gồm:
- Giáo dục mầm non: Mẫu giáo, nhà trẻ.
- Giáo dục phổ thông: Tiểu học – Trung học cơ sở(THCS) – Trung học phổ thông(THPT).
- Giáo dục đại học: Đại học – Cao đẳng.
- Giáo dục sau đại học: Thạc sĩ – Tiến sĩ.
Do vậy, theo cách hiểu chung nhất thì giáo dục phổ thông là một bộ phận hợp thành của hệ thống giáo dục quốc dân, Giáo dục phổ thông giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, chức năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hay đi vào cuộc sống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đối với Việt Nam thì quan điểm về giáo dục phổ thông được ghi trong Nghị Quyết của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục như sau: “giáo dục phổ thông là nền tảng văn hoá của 1 nước, là sức mạnh tương lai của một dân tộc. Nó đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đồng thời chuẩn bị lao động dự trữ và nguồn tuyển chọn để đào tạp công nhân và cán bộ cần thiết cho sự nghiệp xây dựng kinh tế, phát triển văn hoá và tăng cường quốc phòng”.
Do đặc điểm riêng của nước ta nên hệ thống giáo dục phổ thông cũng có những nét riêng biệt, đặc trưng riêng phù hợp với hệ thống giáo dục của Việt Nam. Hệ thống đó bao gồm:
3.2.5. Tăng cường huy động vốn ngoài ngân sách để phát triển giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội:
Những năm vừa qua, Thành phố Hà Nội đã không ngừng tăng mức đầu tư cho sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung. Bên cạnh nguồn NSNN đóng vai trò chủ đạo trong tổng chi ngân sách cho giáo dục đào tạo trên địa bàn Thành phố thì các nguồn vốn ngoài ngân sách được sử dụng để đầu tư cho giáo dục đã tăng đáng kể. Thủ đô Hà Nội đã và đang phấn đấu để nâng tỷ trọng mức đầu tư ngân sách cho giáo dục đạt 25%/ tổng chi ngân sách, ngang bằng với một số nước trong khu vực. Để đạt được mục tiêu này thì giải pháp để huy động vốn ngoài ngân sách đầu tư cho giáo dục luôn được coi trọng.
Thứ nhất, là huy động từ nguồn học phí:
Trên cơ sở chế độ thu và sử dụng học phí theo quyết định số 70/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục
thì trong tương lai khi xác định được chi phí đơn vị dự tính cho từng cấp bậc giáo dục phổ thông, Thành phố Hà Nội cần điều chỉnh mức học phí theo từng khu vực, bậc học và có thể tính theo từng trường để tăng cường khả năng thu học phí cho mỗi cấp học để đảm bảo công bằng trong hưởng thụ, tạo cơ hội lựa chọn các hình thức học thích hợp cho các đối tượng.
Thứ hai, là tăng cường quản lý và huy động đầy đủ các khoản thu từ hoạt động dịch vụ của cơ sở giáo dục:
Đối với các trường học sử dụng cơ sở vật chất của mình để cho các đơn vị mở lớp học thì tổng số thu sau khi trừ đi các chi phí trực tiếp cho người quản lý, những chi phí khác như điện, nước … phải được tính đầy đủ vào nguồn thu của trường và phản ánh đầy đủ vào ngân sách nhà nước. Công việc này giúp bổ sung cho quỹ của nhà trường và giúp cho công tác kiểm soát của cơ quan tài chính được dễ dàng hơn.
Thứ ba, là phát triển loại hình nhà trường ngoài công lập:
Đa dạng hoá các loại hình nhà trường sẽ thực hiện tốt được nhiệm vụ thu hút vốn ngoài ngân sách. Thành phố cần phát triển loại hình trường bán công và dân lập để thu hút thêm học sinh.
Ngoài ra, thì Thành phố cũng cần tiếp tục chuyển đổi mô hình một số trường từ công lập sang mô hình trường bán công đặc biệt là các trường có uy tín và có điều kiện cơ sở vật chất hiện đại vì với chủ trương này sẽ giảm bớt được lượng kinh phí cấp cho sự nghiệp giáo dục hàng năm của Thành phố.
Thứ tư, tăng cường huy động nguồn vốn từ phía nhân dân:
Trong thời gian vừa qua thì tỷ trọng các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng luôn được tăng cao phần nào cho thấy sự quan tâm của các tầng lớp dân cư đối với giáo dục. Nâng cao nguồn vốn từ nhân dân cho giáo dục sẽ góp phần hỗ trợ để công tác đầu tư cho giáo dục ở Thủ đô được thực hiện tốt hơn, góp phần đảm bảo lượng kinh phí cần thiết trong quá trình phát triển giáo dục của Thành phố. Hà Nội có thể huy động nguồn vốn này bằng cách tăng cường, mở rộng hình thức phát hành trái phiếu Giáo dục, các chương trình ủng hộ học sinh cùng kiệt vượt khó...
3.2.6. Các giải pháp khác:
- Nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của các cán bộ tại các đơn vị các cấp.
Yếu tố con người là một trong các yếu tố quyết định tới chất lượng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước. Với vai trò quan trọng như vậy nên trong thời gian qua, tại các đơn vị cơ sở đã có rất nhiều các chủ trương tích cực để giúp nâng cao trình độ cho các cán bộ của đơn vị mình như tạo điều kiện cho những cán bộ này có cơ hội tiếp tục học tập, nghiên cứu nâng cao kiến thức…. Đây là chủ trương rất đúng đắn cần được phát huy và mở rộng.
Ngoài ra, các đơn vị cần thực hiện tốt công tác tuyển dụng thu hút nhân tài. Công tác tuyển dụng phải được thực hiện công khai, chặt chẽ, hợp lý.
Các cơ quan đơn vị cần có chế độ ưu đãi, thực hiện nhiều biện pháp để khuyến khích tinh thần làm việc của các nhân viên. Tạo điều kiện để các cán bộ tại các đơn vị phát huy khả năng của mình và thực hiện đề bạt cán bộ theo đúng năng lực, trình độ phù hợp với tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.
- Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý:
Môi trường pháp lý đã trở thành điều kiện tiên quyết giúp cho công tác quản lý ngân sách nhà nước nói chung và công tác chi ngân sách nhà nước nói riêng cho giáo dục được thực hiện một cách có hệ thống và hiệu quả. Nước ta còn thiếu kinh nghiệm, các điều kiện để xây dựng cơ chế tài chính mới phù hợp với tình hình biến đổi của nền kinh tế. Việc hoàn thiện môi trường pháp lý ở nước ta hiện nay là quá trình vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, vừa xây dựng mới, vừa hoàn thiện, bổ sung, vừa chú ý đến tổng kết kinh nghiệm cũng như tham khảo kinh nghiệm. Do vậy, trong thời gian tới Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thành phố Hà Nội, Sở Tài chính cần tiếp tục hoàn thiện, bổ sung, đổi mới hệ thống pháp luật liên quan tới công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục. Đảm bảo cho công tác quản lý này được thực hiện một cách thuận tiện, hợp lý và chất lượng nhất.
- Tăng cường công tác đầu tư về công nghệ thông tin cho các đơn vị trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục phổ thông.
Công nghệ thông tin đã và đang trở nên phổ biến và hết sức cần thiết trong mọi lĩnh vực, ngành nghề của đời sống xã hội. Nó cũng giúp cho quá trình thực thiện công tác quản lý ngân sách được trở nên khoa học, thuận tiện hơn rất nhiều so với phương pháp thủ công trước kia. Thời gian qua cùng với sự phát triển của tin học, việc áp dụng lĩnh vực này vào công tác quản lý đã trở nên rộng rãi với chất lượng cao. Các đơn vị đã sử dụng thống nhất, hợp lý các phần mềm tin học phục vụ công tác lập dự toán, thực hiện cũng như kiểm tra, kiểm soát công tác quản lý chi ngân sách. Nhờ sự quan tâm của Thành phố nên số lượng máy tính tại các cơ sở đơn vị cũng tăng lên rõ rệt phục vụ cho công tác ở các đơn vị trở nên thuận lợi hơn. Tuy nhiên, thì cần chú trọng hơn nữa đến chất lượng của các phần mềm sử dụng, trang bị thêm số lượng máy vi tính, thực hiện nối mạng nội bộ cũng như mạng LAN đảm bảo cho công tác quản lý chi ngân sách nhà nước được diễn ra thông suốt và hiệu quả.
3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP:
Để thực hiện có hiệu quả các giải pháp nói trên nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội cần hội tụ đầy đủ các điều kiện nhất định. Các điều kiện ấy có thể nói tới như sau:
- Kinh tế của Thủ đô phải phát triển một cách bền vững, ổn định, cân đối ngân sách được đảm bảo để tăng chi ngân sách cho ngành học phổ thông của Thủ đô.
- Đổi mới nhận thức trong các ngành, các cấp trong quá trình thực hiện phân bổ, cấp phát, quản lý, điều hành ngân sách nhà nước.
- Phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan tài chính và cơ quan quản lý giáo dục của Thành phố, giữa cấp Thành phố với các cấp Quận, Huyện trong cách hoạt động.
Tóm lại:
Trong chương III, trước những định hướng và mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo của Đảng và Nhà nước chuyên đề đã nêu ra một số giải pháp cũng như các điều kiện để thực hiện giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
KẾT LUẬN
Hoà chung vào công cuộc phát triển của toàn nhân loại, Giáo dục - Đào tạo đã và đang trở thành nền tảng để phát triển kinh tế tri thức của mỗi quốc gia. Nhận thức được tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục đặc biệt là ngành học phổ thông đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng đầu tư cho lĩnh vực này trên toàn quốc nói chung và ở Thủ đô Hà Nội nói riêng. Với sự quan tâm đặc biệt đó, giáo dục phổ thông của Hà Nội không ngừng lớn mạnh và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Để đạt được kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục phổ thông trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn những tồn tại nhất định. Vì vậy, việc hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước để nâng cao chất lượng quản lý là việc làm hết sức cần thiết đối với Thủ đô trong giai đoạn hiện nay.
Trong chuyên đề em đã nêu lên những khái niệm chung nhất về giáo dục phổ thông, chi và quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục phổ thông, những thực trạng đối với công tác quản lý ngân sách đầu tư cho giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội cũng như mạnh dạn đưa ra một số giải pháp với hy vọng góp phần hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước cho ngành học phổ thông trên địa bàn Thành phố.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo Quyết toán ngân sách Nhà nước Thành phố Hà Nội – Sở Tài chính Hà Nội.
2. Báo cáo Tổng kết của ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội – Sở giáo dục đào tạo Hà Nội.
3. Chương trình hành động thực hiện kết luận hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng Khoá IX – Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
4. Các văn bản, thông tư hướng dẫn, chính sách chế độ hiện hành, tạp chí và các tài liệu liên quan đến giáo dục và tài chính.
5. Văn kiện Đại hội Đảng khoá IX và Dự thảo văn kiện Đại Hội Đảng khóaX.
6. Đánh giá chi tiêu công 2000.
7. Giáo trình Quản lý Tài chính công. Nhà xuất bản lao động năm 2003.
8. Giáo trình Quản lý Tài chính Nhà nước. Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội.
9. Giáo trình Kinh tế và Tài chính công. Nhà xuất bản Thống kê năm 2002.
10. Giáo trình Quản lý khu vực công. Nhà xuất bản Khoa học – công nghệ.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG. 3
1.1. VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI: 3
1.1.1. KHÁI NIỆM VỀ GIÁO DỤC VÀ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG: 3
1.1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI: 7
1.1.3 CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG: 10
1.1.3.1. CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG: 11
1.1.3.2. CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG: 13
1.2. QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG: 16
1.2.1. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ CHI NSNN CHO GDPT: 16
1.2.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ CHI NSNN CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG: 18
CHƯƠNGII: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI: 28
2.1 VÀI NÉT VỀ GIÁO DỤC THỦ ĐÔ: 28
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI: 30
2.2.1. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GDPT Ở HÀ NỘI: 30
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI: 37
2.3.1. CÔNG TÁC LẬP, PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 37
2.3.2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ CẤP PHÁT, THANH TOÁN VÀ KIỂM SOÁT CÁC KHOẢN CHI NSNN CHO GDPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI: 39
2.3.3. CÔNG TÁC QUYẾT TOÁN CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 42
2.4. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI: 43
2.4.1. HIỆU QUẢ VÀ LỢI ÍCH ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC: 43
2.4.2. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN: 44
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 49
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC: 49
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI: 51
3.2.1. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC: 51
3.2.2. ĐỔI MỚI CÔNG TÁC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC: 52
3.2.3. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CẤP PHÁT, THANH TOÁN VÀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG: 53
3.2.4. ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG: 54
3.2.5. TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN NGOÀI NGÂN SÁCH ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI: 55
3.2.6. CÁC GIẢI PHÁP KHÁC: 57
3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP: 58
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
LỜI MỞ ĐẦU
“Nhân tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước thịnh và mạnh. Nguyên khí suy thì thế nước suy và yếu”. Câu nói được khắc trên mặt bia Tiến sỹ tại Quốc Tử Giám – trường đại học đầu tiên của nước Việt Nam ta năm 1442 đã trở thành chân lý, trở thành tư tưởng xuyên suốt trong quá trình tồn tại và phát triển của đất nước. Tinh thần đó đã được phát triển qua các thời kỳ thăng trầm của lịch sử và đã được ghi rõ trong Hiến pháp của nước ta:“Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân”. Trong hệ thống giáo dục của tất cả các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng thì giáo dục phổ thông là nền tảng để phát triển đất nước. Giáo dục phổ thông giúp nâng cao nhân cách, khả năng, kiến thức của mỗi con người trong quá trình phát triển.
Qua hơn 15 năm đổi mới, hoạt động giáo dục phổ thông ở Hà Nội đã có những bước phát triển cả về quy mô, nội dung, hình thức góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của Thành phố. Tuy nhiên, giáo dục phổ thông ở Hà Nội trong thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn như xuất hiện tượng thương mại hoá các hoạt động giáo dục; tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan; cũng như có rất nhiều tiêu cực trong hoạt động của công tác quản lý giáo dục... những bất cập này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình chung của giáo dục Thủ đô. Vì vậy, để đảm bảo sự công bằng trong sự nghiệp giáo dục thì công tác quản lý ngân sách giáo dục là một trong những công việc thật sự quan trọng và hết sức cần thiết góp phần khắc phục những khó khăn, bất cập của ngành trong giai đoạn hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng của chi ngân sách nhà nước cho giáo dục phổ thông và những tồn tại trong quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục phổ thông, trong quá trình thực tập tại Sở Tài chính Hà Nội, em đã nghiên cứu thực hiện đề tài: “Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội”.
Mục đích của đề tài là: nhằm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về giáo dục phổ thông, vai trò và tầm quan trọng của giáo dục phổ thông đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và đánh giá quá trình quản lý việc sử dụng các khoản chi ngân sách nhà nước(NSNN) cho giáo dục phổ thông.
Đối tượng nghiên cứu là quá trình quản lý các khoản chi NSNN cho giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Đề tài được trình bầy trong ba chương như sau:
Chương I : Giáo dục phổ thông và chi ngân sách nhà nước cho giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Chương II : Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Chương III : Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội”.
CHƯƠNG I: GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG.
1.1. VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI:
1.1.1. Khái niệm về giáo dục và giáo dục phổ thông:
* Khái niệm về giáo dục:
Giáo dục được coi là một hiện tượng phổ biến cho mọi giai đoạn phát triển và tồn tại vĩnh hằng cùng xã hội loài người. Đã có nhiều quan điểm khác nhau khi trình bày về khái niệm về giáo dục.
- Theo Savin- một nhà giáo dục học đã định nghĩa: theo nghĩa rộng, khái niệm giáo dục là tất cả quá trình chuẩn bị cho một thế hệ đang lớn bước vào cuộc sống bao gồm cả quá trình dạy học và đào tạo.
- Hay theo Gillis thì Giáo dục là tất cả các dạng học tập của con người hay một cách hẹp hơn đó là một quá trình có ở trong những nơi đã được chuyên môn hoá gọi là giáo dục.
Như vậy, giáo dục được coi là hoạt động mà xã hội thiết lập nên để tạo điều kiện cho các thành viên trong cộng đồng nâng cao nhân cách và tri thức. Thực chất đó là quá trình hình thành và phát triển phẩm chất đạo đức, khả năng của con người thông qua tất cả các dạng học tập.
Để thực hiện mục tiêu giáo dục của mình, mỗi nước có một hệ thống giáo dục quốc dân đặc trưng. Và hệ thống giáo dục kinh tế quốc dân được thiết lập nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục, đáp ứng yêu cầu đào tạo con người của đất nước, tập hợp các ngành học, bậc học, cấp học một cách liên tục và thống nhất. Đối với hệ thống giáo dục của Việt Nam thì theo quy định của Luật giáo dục bao gồm:
- Giáo dục mầm non: Mẫu giáo, nhà trẻ.
- Giáo dục phổ thông: Tiểu học – Trung học cơ sở(THCS) – Trung học phổ thông(THPT).
- Giáo dục đại học: Đại học – Cao đẳng.
- Giáo dục sau đại học: Thạc sĩ – Tiến sĩ.
Do vậy, theo cách hiểu chung nhất thì giáo dục phổ thông là một bộ phận hợp thành của hệ thống giáo dục quốc dân, Giáo dục phổ thông giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, chức năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hay đi vào cuộc sống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đối với Việt Nam thì quan điểm về giáo dục phổ thông được ghi trong Nghị Quyết của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục như sau: “giáo dục phổ thông là nền tảng văn hoá của 1 nước, là sức mạnh tương lai của một dân tộc. Nó đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đồng thời chuẩn bị lao động dự trữ và nguồn tuyển chọn để đào tạp công nhân và cán bộ cần thiết cho sự nghiệp xây dựng kinh tế, phát triển văn hoá và tăng cường quốc phòng”.
Do đặc điểm riêng của nước ta nên hệ thống giáo dục phổ thông cũng có những nét riêng biệt, đặc trưng riêng phù hợp với hệ thống giáo dục của Việt Nam. Hệ thống đó bao gồm:
3.2.5. Tăng cường huy động vốn ngoài ngân sách để phát triển giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội:
Những năm vừa qua, Thành phố Hà Nội đã không ngừng tăng mức đầu tư cho sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung. Bên cạnh nguồn NSNN đóng vai trò chủ đạo trong tổng chi ngân sách cho giáo dục đào tạo trên địa bàn Thành phố thì các nguồn vốn ngoài ngân sách được sử dụng để đầu tư cho giáo dục đã tăng đáng kể. Thủ đô Hà Nội đã và đang phấn đấu để nâng tỷ trọng mức đầu tư ngân sách cho giáo dục đạt 25%/ tổng chi ngân sách, ngang bằng với một số nước trong khu vực. Để đạt được mục tiêu này thì giải pháp để huy động vốn ngoài ngân sách đầu tư cho giáo dục luôn được coi trọng.
Thứ nhất, là huy động từ nguồn học phí:
Trên cơ sở chế độ thu và sử dụng học phí theo quyết định số 70/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục
thì trong tương lai khi xác định được chi phí đơn vị dự tính cho từng cấp bậc giáo dục phổ thông, Thành phố Hà Nội cần điều chỉnh mức học phí theo từng khu vực, bậc học và có thể tính theo từng trường để tăng cường khả năng thu học phí cho mỗi cấp học để đảm bảo công bằng trong hưởng thụ, tạo cơ hội lựa chọn các hình thức học thích hợp cho các đối tượng.
Thứ hai, là tăng cường quản lý và huy động đầy đủ các khoản thu từ hoạt động dịch vụ của cơ sở giáo dục:
Đối với các trường học sử dụng cơ sở vật chất của mình để cho các đơn vị mở lớp học thì tổng số thu sau khi trừ đi các chi phí trực tiếp cho người quản lý, những chi phí khác như điện, nước … phải được tính đầy đủ vào nguồn thu của trường và phản ánh đầy đủ vào ngân sách nhà nước. Công việc này giúp bổ sung cho quỹ của nhà trường và giúp cho công tác kiểm soát của cơ quan tài chính được dễ dàng hơn.
Thứ ba, là phát triển loại hình nhà trường ngoài công lập:
Đa dạng hoá các loại hình nhà trường sẽ thực hiện tốt được nhiệm vụ thu hút vốn ngoài ngân sách. Thành phố cần phát triển loại hình trường bán công và dân lập để thu hút thêm học sinh.
Ngoài ra, thì Thành phố cũng cần tiếp tục chuyển đổi mô hình một số trường từ công lập sang mô hình trường bán công đặc biệt là các trường có uy tín và có điều kiện cơ sở vật chất hiện đại vì với chủ trương này sẽ giảm bớt được lượng kinh phí cấp cho sự nghiệp giáo dục hàng năm của Thành phố.
Thứ tư, tăng cường huy động nguồn vốn từ phía nhân dân:
Trong thời gian vừa qua thì tỷ trọng các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng luôn được tăng cao phần nào cho thấy sự quan tâm của các tầng lớp dân cư đối với giáo dục. Nâng cao nguồn vốn từ nhân dân cho giáo dục sẽ góp phần hỗ trợ để công tác đầu tư cho giáo dục ở Thủ đô được thực hiện tốt hơn, góp phần đảm bảo lượng kinh phí cần thiết trong quá trình phát triển giáo dục của Thành phố. Hà Nội có thể huy động nguồn vốn này bằng cách tăng cường, mở rộng hình thức phát hành trái phiếu Giáo dục, các chương trình ủng hộ học sinh cùng kiệt vượt khó...
3.2.6. Các giải pháp khác:
- Nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của các cán bộ tại các đơn vị các cấp.
Yếu tố con người là một trong các yếu tố quyết định tới chất lượng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước. Với vai trò quan trọng như vậy nên trong thời gian qua, tại các đơn vị cơ sở đã có rất nhiều các chủ trương tích cực để giúp nâng cao trình độ cho các cán bộ của đơn vị mình như tạo điều kiện cho những cán bộ này có cơ hội tiếp tục học tập, nghiên cứu nâng cao kiến thức…. Đây là chủ trương rất đúng đắn cần được phát huy và mở rộng.
Ngoài ra, các đơn vị cần thực hiện tốt công tác tuyển dụng thu hút nhân tài. Công tác tuyển dụng phải được thực hiện công khai, chặt chẽ, hợp lý.
Các cơ quan đơn vị cần có chế độ ưu đãi, thực hiện nhiều biện pháp để khuyến khích tinh thần làm việc của các nhân viên. Tạo điều kiện để các cán bộ tại các đơn vị phát huy khả năng của mình và thực hiện đề bạt cán bộ theo đúng năng lực, trình độ phù hợp với tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.
- Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý:
Môi trường pháp lý đã trở thành điều kiện tiên quyết giúp cho công tác quản lý ngân sách nhà nước nói chung và công tác chi ngân sách nhà nước nói riêng cho giáo dục được thực hiện một cách có hệ thống và hiệu quả. Nước ta còn thiếu kinh nghiệm, các điều kiện để xây dựng cơ chế tài chính mới phù hợp với tình hình biến đổi của nền kinh tế. Việc hoàn thiện môi trường pháp lý ở nước ta hiện nay là quá trình vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, vừa xây dựng mới, vừa hoàn thiện, bổ sung, vừa chú ý đến tổng kết kinh nghiệm cũng như tham khảo kinh nghiệm. Do vậy, trong thời gian tới Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thành phố Hà Nội, Sở Tài chính cần tiếp tục hoàn thiện, bổ sung, đổi mới hệ thống pháp luật liên quan tới công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục. Đảm bảo cho công tác quản lý này được thực hiện một cách thuận tiện, hợp lý và chất lượng nhất.
- Tăng cường công tác đầu tư về công nghệ thông tin cho các đơn vị trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục phổ thông.
Công nghệ thông tin đã và đang trở nên phổ biến và hết sức cần thiết trong mọi lĩnh vực, ngành nghề của đời sống xã hội. Nó cũng giúp cho quá trình thực thiện công tác quản lý ngân sách được trở nên khoa học, thuận tiện hơn rất nhiều so với phương pháp thủ công trước kia. Thời gian qua cùng với sự phát triển của tin học, việc áp dụng lĩnh vực này vào công tác quản lý đã trở nên rộng rãi với chất lượng cao. Các đơn vị đã sử dụng thống nhất, hợp lý các phần mềm tin học phục vụ công tác lập dự toán, thực hiện cũng như kiểm tra, kiểm soát công tác quản lý chi ngân sách. Nhờ sự quan tâm của Thành phố nên số lượng máy tính tại các cơ sở đơn vị cũng tăng lên rõ rệt phục vụ cho công tác ở các đơn vị trở nên thuận lợi hơn. Tuy nhiên, thì cần chú trọng hơn nữa đến chất lượng của các phần mềm sử dụng, trang bị thêm số lượng máy vi tính, thực hiện nối mạng nội bộ cũng như mạng LAN đảm bảo cho công tác quản lý chi ngân sách nhà nước được diễn ra thông suốt và hiệu quả.
3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP:
Để thực hiện có hiệu quả các giải pháp nói trên nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội cần hội tụ đầy đủ các điều kiện nhất định. Các điều kiện ấy có thể nói tới như sau:
- Kinh tế của Thủ đô phải phát triển một cách bền vững, ổn định, cân đối ngân sách được đảm bảo để tăng chi ngân sách cho ngành học phổ thông của Thủ đô.
- Đổi mới nhận thức trong các ngành, các cấp trong quá trình thực hiện phân bổ, cấp phát, quản lý, điều hành ngân sách nhà nước.
- Phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan tài chính và cơ quan quản lý giáo dục của Thành phố, giữa cấp Thành phố với các cấp Quận, Huyện trong cách hoạt động.
Tóm lại:
Trong chương III, trước những định hướng và mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo của Đảng và Nhà nước chuyên đề đã nêu ra một số giải pháp cũng như các điều kiện để thực hiện giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
KẾT LUẬN
Hoà chung vào công cuộc phát triển của toàn nhân loại, Giáo dục - Đào tạo đã và đang trở thành nền tảng để phát triển kinh tế tri thức của mỗi quốc gia. Nhận thức được tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục đặc biệt là ngành học phổ thông đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng đầu tư cho lĩnh vực này trên toàn quốc nói chung và ở Thủ đô Hà Nội nói riêng. Với sự quan tâm đặc biệt đó, giáo dục phổ thông của Hà Nội không ngừng lớn mạnh và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Để đạt được kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục phổ thông trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn những tồn tại nhất định. Vì vậy, việc hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước để nâng cao chất lượng quản lý là việc làm hết sức cần thiết đối với Thủ đô trong giai đoạn hiện nay.
Trong chuyên đề em đã nêu lên những khái niệm chung nhất về giáo dục phổ thông, chi và quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục phổ thông, những thực trạng đối với công tác quản lý ngân sách đầu tư cho giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội cũng như mạnh dạn đưa ra một số giải pháp với hy vọng góp phần hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước cho ngành học phổ thông trên địa bàn Thành phố.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo Quyết toán ngân sách Nhà nước Thành phố Hà Nội – Sở Tài chính Hà Nội.
2. Báo cáo Tổng kết của ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội – Sở giáo dục đào tạo Hà Nội.
3. Chương trình hành động thực hiện kết luận hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng Khoá IX – Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
4. Các văn bản, thông tư hướng dẫn, chính sách chế độ hiện hành, tạp chí và các tài liệu liên quan đến giáo dục và tài chính.
5. Văn kiện Đại hội Đảng khoá IX và Dự thảo văn kiện Đại Hội Đảng khóaX.
6. Đánh giá chi tiêu công 2000.
7. Giáo trình Quản lý Tài chính công. Nhà xuất bản lao động năm 2003.
8. Giáo trình Quản lý Tài chính Nhà nước. Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội.
9. Giáo trình Kinh tế và Tài chính công. Nhà xuất bản Thống kê năm 2002.
10. Giáo trình Quản lý khu vực công. Nhà xuất bản Khoa học – công nghệ.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG. 3
1.1. VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI: 3
1.1.1. KHÁI NIỆM VỀ GIÁO DỤC VÀ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG: 3
1.1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI: 7
1.1.3 CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG: 10
1.1.3.1. CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG: 11
1.1.3.2. CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG: 13
1.2. QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG: 16
1.2.1. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ CHI NSNN CHO GDPT: 16
1.2.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ CHI NSNN CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG: 18
CHƯƠNGII: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI: 28
2.1 VÀI NÉT VỀ GIÁO DỤC THỦ ĐÔ: 28
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI: 30
2.2.1. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GDPT Ở HÀ NỘI: 30
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI: 37
2.3.1. CÔNG TÁC LẬP, PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 37
2.3.2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ CẤP PHÁT, THANH TOÁN VÀ KIỂM SOÁT CÁC KHOẢN CHI NSNN CHO GDPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI: 39
2.3.3. CÔNG TÁC QUYẾT TOÁN CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 42
2.4. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI: 43
2.4.1. HIỆU QUẢ VÀ LỢI ÍCH ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC: 43
2.4.2. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN: 44
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 49
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC: 49
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI: 51
3.2.1. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC: 51
3.2.2. ĐỔI MỚI CÔNG TÁC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC: 52
3.2.3. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CẤP PHÁT, THANH TOÁN VÀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG: 53
3.2.4. ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG: 54
3.2.5. TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN NGOÀI NGÂN SÁCH ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI: 55
3.2.6. CÁC GIẢI PHÁP KHÁC: 57
3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP: 58
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: két luận việc ngân sách nhà nước đầu tư cho GD, công tác quản lý ngân sách ở hà nội, Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn, tình hình bố trí và thực hiện dự toán chi ngân sách nhà nước mới nhất, Tiẻu luận iải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát chi NSNN tại nhà trường, Nhân tố Sự tham gia của các ban ngành ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN
Last edited by a moderator: