haylachinhminh_lth_9x
New Member
Download miễn phí Luận văn Giải pháp nhằm mở rộng và phát triển thanh toán bằng séc tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kim Bảng
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài: 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN SÉC. 3
1.1. Những vấn đề chung về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế . 3
1.1.1. khái niệm và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt. 3
1.1.2. Các cách thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu. 6
1.1.2.1. Thanh toán bằng séc 6
1.1.2.2. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi- chuyển tiền 7
1.1.2.3 Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu 7
1.1.2.4 Thanh toán bằng thư tín dụng 8
1.1.2.5. Thanh toán bằng thẻ thanh toán 9
1.1.3. Các điều kiện mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt. 10
1.1.4. Ngân hàng Thương mại với hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. 10
1.2. cách thanh toán bằng séc. 11
1.2.1. Khái niệm và phân loại séc. 11
1.2.1.1. Khái niệm. 11
1.2.1.2. Phân loại. 12
1.2.2. Các quy định chung về thanh toán séc. 13
1.2.2.1.Phạm vi thanh toán séc. 14
1.2.2.2. Thời hạn hiệu lực thanh toán của tờ séc. 14
1.2.2.3 Các chủ thể tham gia. 15
1.2.2.4. Quyền hạn, nghĩa vụ các bên tham gia. 15
1.2.3. Quy trình thanh toán séc. 18
1.2.3.1. Séc chuyển khoản. 18
1.2.3.2. Séc bảo chi. 21
Có TK Liên hàng đến: Căn cứ vào giấy báo liên hàng 22
1.2.4.Điều kiện mở rộng thanh toán séc. 23
1.3. Khái quát về TTKDTM và thanh toán bằng séc ở Việt Nam 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TOÁN BẰNG SÉC TẠI NHNO&PTNT HUYỆN KIM BẢNG 27
2.1. Tổng quan hoạt động động của NHNo&PTNT huyện kim bảng 27
2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn huyện và những tác động đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 27
2.1.2. Quá trình hình thành phát triển và mô hình tổ chức của NHNo&PTNT huyện Kim Bảng. 28
2.1.2.1. Sơ lược quá trình ra đời và phát triển của NHNo&PTNT huyện Kim Bảng. 28
2.1.2.2. Mô hình tổ chức của NHNo&PTNT huyện Kim Bảng. 29
2.1.3.khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện kim bảng. 31
2.1.3.1.Hoạt động huy động vốn . 31
2.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn. 33
2.1.3.3.Hoạt động thanh toán và các hoạt động khác. 35
2.1.3.4.Kết quả tài chính. 36
2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán bằng séc tại NHNo&PTNT huyện Kim Bảng . 37
2.2.1.khái quát về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT huyện Kim Bảng. 37
2.2.1.1.Tình hình chung về thanh toán không dùng tiền mặt. 37
Bảng 2.4: Tình hình thanh toán tại NHNo&PTNT huyện Kim Bảng 38
Đơn vị : Triệu đồng 40
2.2.1.2: Tình hình sử dụng các cách thanh toán không dùng tiền mặt cụ thể. 40
2.2.2. Thực trạng thanh toán bằng séc tại NHNo&PTNT huyện Kim Bảng 42
2.2.3 Đánh giá về họt động thanh toán bằng séc NHNo&PTNT huyện Kim
2.2.3.1. Kết quả đạt được. 47
2.2.3.2.Những hạn chế còn tồn tại. 48
2.2.3.3. Những nguyên nhân cơ bản của tồn tại trên. 49
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN BẰNG SÉC TẠI NHNO&PTNT HUYỆN KIM BẢNG 51
3.1. Định hướng của NHNo&PTNT huyện Kim Bảng về việc mở rộng phát triển 51
3.1.1.Định hướng hoạt động của NHNo&PTNT Huyện Kim Bảng trong thời gian tới. 51
3.1.2.Định hướng hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và séc nói riêng. 52
3.1.2.1. Hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt: 52
3.1.2.2.Định hướng hoàn thiện công tác thanh toán séc . 53
3.2. giải pháp nhằm mở rộng và hoàn thiện khả năng thanh toán séc tại NHNo&PTNT Huyện Kim Bảng . 54
3.2.1.Về kỹ thuật thanh toán séc: 54
3.2.1.1.Tính lãi đối với tiền ky quỹ và đảm bảo thanh toán séc bảo chi: 54
3.2.1.2 Cho phép thấu chi đối với séc chuyển khoản: 55
3.2.1.3.Giảm bớt thủ tục chứng từ trong thanh toán séc. 56
3.2.1.4.tạo thuận lợi trong thanh toán séc . 56
3.2.2. Về văn bản pháp ly trong thanh toán séc. 57
3.2.2.1.Bảo vệ quyền lợi người thụ hưởng séc: 57
3.2.2.2.Xem xét thời hạn hiệu lực thanh toán và thời hạn xuất trình của tờ séc đã hợp ly chưa? 57
3.2.3. Tăng cường hoạt động marketing. 58
3.2.4. Thúc đẩy quá trình hiện đại hoá công nghệ, nâng cao năng lực trình độ cán bộ Ngân hàng. 59
3.3. Một số kiến nghị để phát triển hoạt động thanh toán bằng séc. 60
3.3.1.Kiến nghị đối với chính phủ và Ngân hàng nhà nước. 60
3.3.1.1.xây dựng hệ thống văn bản pháp quy hoàn thiện và có hiệu lực cao hơn. 60
3.3.1.2.Sửa đổi một số nội dung trong thanh toán séc. 62
3.3.2.một số kiến nghị với NHNo&PTNT Huyện Kim Bảng . 62
3.3.2.1.về công nghệ ,kỹ thuật 62
3.3.2.2.về yếu tố con người. 63
3.3.2.3.Đa dạng hoá hoạt động tín dụng. 63
3.3.2.4.Đẩy mạnh hoạt động marketing. 63
KẾT LUẬN 65
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-09-14-luan_van_giai_phap_nham_mo_rong_va_phat_trien_than.OMzzlOpih3.swf /tai-lieu/luan-van-giai-phap-nham-mo-rong-va-phat-trien-thanh-toan-bang-sec-tai-ngan-hang-nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon-76565/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Về nông nghiệp Kim Bảng được thiên nhiên ưu đãi có dòng Sông Đáy chảy qua bồi đắp phù sa cung cấp nguồn nước cho các hộ sản xuất hai bên bờ, bên cạnh đó với sự chỉ đạo sát sao của huyện các công trình thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp được xây dựng ở tất cả các xã trong huyện, huyện đặc biệt chú trọng tới công tác xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường trạm, các tuyến đường liên thôn, liên xã, liên huyện đều trải nhựa, bê tông hoá.
ở phía tây của huyện giáp tỉnh Hà Tây( cách khu di tích Chùa Hương 4Km) tạo điều kiện cho nghành dịch vụ ăn theo, hàng năm cứ vào dịp tháng giêng người dân ở đây lại có khoản thu nhập rất lớn do xuân hội mang lại.
Với tổng số dân 130000 người an cư trên diện tích 18440 ha trong đó diện tích sản xuất nông nghiệp là 7855 ha thì đây không phải là huyện nhỏ. mặc dù có nhiều thuận lợi song không vì thế mà người dân nơi đây chịu chi phối bởi mặt trái của xã hội thời kỳ hội nhập mà bằng bản chất vốn có của mình họ cần cù chịu khó, nỗ lực kết hợp với sự quan tâm của Đảng và nhà nước làm thay đổi bộ mặt kinh tế huyện với cơ cấu kinh tế lấy nông nghiệp làm bàn đạp chuyển dần sang công nghiệp đến 31/12/2004 toàn huyện đạt được :
+ sảng lượng cây có hạt đạt 68000 tấn/năm.
+ Bình quân lương thực đầu người đạt 530kg/người.
+ Thu nhập bình quân 390USD/năm.
+ Tỷ lệ hộ cùng kiệt còn 4,6%
(Báo cáo tổng kết tình hình tế huyện kim bảng năm 2004)
Với chủ trương “Phát triển nông nhiệp toàn diện- coi trọng sản xuất lương thực, hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây thực phẩm xuất khẩu. Đẩy mạnh quá trình chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH-HĐH”. (Trích báo cáo kết quản năm 2004 của huyện kim bảng)- Đảng uỷ Kim bảng đã đề ra nhiều biện pháp thực hiện nâng cao đời sống cho người dân. Trong thời gian tới huyện đang đề nghị tỉnh xây dựng dự án nhà ở tiện nghi phục vụ cho công nhân viên ở trong tỉnh và ngoài tỉnh đến làm việc với tổng diện tích lên tới 120 ha. Với những gì đã và sẽ đạt được trong tương lai có một phần to lớn công lao của NHNo&PTNT huyện Kim Bảng.
2.1.2. Quá trình hình thành phát triển và mô hình tổ chức của NHNo&PTNT huyện Kim Bảng.
2.1.2.1. Sơ lược quá trình ra đời và phát triển của NHNo&PTNT huyện Kim Bảng.
NHNo&PTNT huyện Kim Bảng là chi nhánh cấp II thuộc NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam nằm trong hệ thồng NHNo&PTNT Việt Nam. Với tổng số 54 cán bộ công nhân viên bao gồm cả cán bộ quản lý và nhân viên nghiệp vụ trụ sở đặt tại trung tâm huyện Kim Bảng có điều kiện thuận lợi cả về giao thông kinh tế. Được thành lập năm 1976 nhưng đến năm 1988 theo nghị định số 53/HĐBT tách hệ thống Ngân hàng thành 2 cấp là NHNN và Ngân hàng chuyên doanh.
Để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư ngày càng tăng cho CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, đến nay NHNo&PTNT huyện Kim Bảng đã thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ và làm dịch vụ Ngân hàng đối với các thành phần kinh tế trong huyện, chiếm một vị thế quan trọng trong hoạt độngkinh doanh của người dân, mặc dù gặp không ít khó khăn do sự cạnh tranh của các tổ chức khác như : Các quỹ tín dụng, Tiết kiệm Bưu Điện, Bảo hiểm... Bên cạnh đó trình độ cán bộ nhân viên chưa đồng đều hầu hết là cán bộ thuộc thế hệ cũ được đào tạo với trình độ trung cấp, cao cấp hay tại chức nên hiệu quả công việc còn hạn chế. Nhưng nhờ có sự quan tâm của ban lãnh đạo NHNo&PTNT huyện Kim Bảng và sự cố gắng vượt khó của toàn thể cán bộ công nhân viên, NHNo&PTNT huyện Kim Bảng đã ngày càng phảt triển hoạt động kinh doanh ngày càng có lãi.
NHNo&PTNT Việt Nam là một Ngân hàng có mạng lưới rộng nhất trong số các Ngân hàng thưong mại đang hoạt động kinh doanh ở việt nam, điều đó phải đặt ra một thực tế là bộ máy hành chính cồng kềnh kém kinh hoạt, đôi khi ảnh hưởng tới công việc.Do vậyNHNo&PTNT huyện Kim Bảng phải năng động tận dụng lợi thế cũng như khắc phục hạn chế của mình và đó cũng là đòi hỏi cấp thiết đối với sự tồn tại và phảttiển của Ngân hàng.
2.1.2.2. Mô hình tổ chức của NHNo&PTNT huyện Kim Bảng.
Do điều kiện là một NHNo cấp II nên cơ cấu tổ chức quản lý của NHNo&PTNT huyện Kim Bảng gồm :
1 Giám đốc: Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh, điều hành hoạt động của chi nhánh.
2 phó giám đốc : 1 phó giám đốc phụ trách công tác tín dụng, một phụ trách công tác kế toán tài vụ
Các phòng ban bao gôm:
+ Phòng tín dụng – kế hoạch : cho vay ngắn hạn trung hạn và dài hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, xây dựng các thành phần kinh tế
+ Phòng kế toán ngân quĩ: thực hiện các giao dịch, thu- chi tiền mặt và ngoại tệ theo đúng quy chế , đảm bảo an toàn trong công tác kiềm đếm vận chuyển tiên.
+ Phòng hành chính : thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, chuyên chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên
+ Bộ phận kiểm soát nội bộ: thực hiện công tác kiểm tra, tra soát các hoạt động Ngân hàng ...
Do xu hướng phát triển chung của nền kinh tế, yêu cầu mở rộng sanr xuất của các doanh nghiệp ngày càng tăng ,nên để đáp ứng về vốn,sản phẩm dịch vụ Ngân hàng và để có thể đứng vững trên thị trường với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các đối thủ trong lĩng vực kinh doanh này .Ngân hàng nông nghiệp Kim Bảng đã thành lập thêm 2 chi nhánh Ngân hàng cấp III trực thuộc.
NHNo&PTNT huyện Kim Bảng hoạt động theo mô hình Ngân hàng thương mại chi nhánh thông thường ,có con dấu riêng,chịu sự giám sát điều hành của NHTM cấp trên, có quan hệ trong và ngoài nước theo phân cấp uỷ quyền,chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh,bảo toàn và phát triển vốn ,thực hiện mô hình Ngân hàng thương mại đa năng đó là :
Huy động tiền gửi của mọi tổ chức ,cá nhân và mọi thành phần kinh tế dưới hình thức không kỳ hạn,có kỳ hạn và các hình thức khác .
Thực hiện các dịch vụ thanh toán và TTKDTM ,thu hộ ,chi hộ,séc....
Cho vay với mọi tổ chức ,thành phần kinh tế,mọi lĩnh vực kinh doanh đủ điều kiện vay vốn
Cho vay theo chương trình hỗ trợ của nhà nước.
thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ...
Mọi hoạt động của chi nhánh đều tuân thủ đúng pháp luật của nhà nước ,luật các tổ chức tín dụng,các thông lệ về lĩnh vực Ngân hàng.
Với sự nỗ lực của mình, NHNo&PTNT huyện Kim Bảng luôn phát huy được vai trò nhiệm vụ của mình và đề ra các mục tiêuphương hướng hoạt động cho mình : tiếp tục đổi mới hoạt động Ngân hàng cho phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chr nghĩa, đẩy mạnh công tác kinh doanh, đảm bảo an toàn hiệu quả,từng bước nâng căôc sở vật chất ,cải thiện đời sốngvà việc làm cho người lao động.
2.1.3.khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện kim bảng.
Cùng với sự phát triển chung của nghành,được sự hỗ trợ kịp thời và tận tình của NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam, Ngân hàng nông nghiệp Kim Bảng luôn bám sát định hướng ph