[email protected]
New Member
Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đối với nghiệp vụ Bảo hiểm xe cơ giới tại Bảo hiểm dầu khí Thăng Long
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI. 3
I. Lý luận chung về nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. 3
1.1. Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm 4
1.1.1. Đối tượng bảo hiểm 4
1.1.2. Phạm vi bảo hiểm 5
1.2. Giá trị bảo hiểm, Số tiền bảo hiểm, Phí bảo hiểm 6
1.2.1. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm 6
1.2.2. Phí bảo hiểm 7
1.3. Giám định và bồi thường tổn thất 8
II. Khái quát về năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ trong nền kinh tế thị trường. 11
2.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 11
2.1.1. Khái niệm cạnh tranh 11
2.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh 12
2.2. Sản phẩm dịch vụ 13
2.2.1. Khái niệm dịch vụ 13
2.2.2. Những đặc điểm cơ bản của dịch vụ 14
2.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm
dịch vụ 15
2.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 15
2.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 18
2.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ 21
CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ
BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI CỦA BẢO HIỂM DẦU KHÍ THĂNG LONG
– CHI NHÁNH KHU VỰC TÂY BẮC. 28
I. Giới thiệu về PVI Thăng Long 28
1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của PVI - PVI
Thăng Long 28
1.2. Cơ cấu tổ chức của PVI Thăng Long 30
1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh tổng hợp của PVI Thăng Long
giai đoạn 2005 – 2007 32
II. Những đặc trưng cơ bản của thị trường bảo hiểm xe cơ giới Việt Nam
và vấn đề khai thác bảo hiểm xe ôtô trên thị trường Hà nội của PVI
Thăng Long. 34
2.1. Thị trường bảo hiểm xe cơ giới Việt Nam 34
2.2. Thị trường bảo hiểm xe ôtô trên địa bàn Hà nội 37
III. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới
của PVI Thăng Long. 40
3.1. Thị trường và thị trường mục tiêu 40
3.2. Chất lượng sản phẩm dịch vụ 40
3.3. Giá cả dịch vụ 43
3.4. Hệ thống phân phối sản phẩm 45
3.5. Hoạt động xúc tiến quảng cáo 47
3.6. Trình độ công nghệ của PVI Thăng Long 48
3.7. Công tác nhân sự 49
CHƯƠNG III - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI
CỦA PVI THĂNG LONG. 50
I. Đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới của PVI
Thăng Long. 50
1.1. Những điểm mạnh 50
1.2. Những điểm tồn tại và nguyên nhân hạn chế khả năng cạnh
tranh dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới của PVI Thăng Long 51
II. Một số giải pháp. 54
2.1. Chú trọng giải pháp về thị trường 54
2.2. Triển khai sản phẩm và đổi mới sản phẩm 55
2.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ 56
2.4. Định giá cạnh tranh và các biện pháp giảm chi phí kinh doanh 59
2.5. Mở rộng và tăng cường hệ thống phân phối dịch vụ 61
2.6. Hoạt động xúc tiến và quảng cáo cho sản phẩm 63
2.7. Giải pháp phát triển công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực 65
2.8. Củng cố thương hiệu và xây dựng nền văn hóa bản sắc của PVI 66
III. Một số kiến nghị. 67
3.1. Kiến nghị với Nhà nước 67
3.2. Kiến nghị với Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt nam 67
3.3. Kiến nghị với Tổng công ty 68
KẾT LUẬN 69
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-09-09-chuyen_de_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_nang_luc.DI2IRIyPuM.swf /tai-lieu/chuyen-de-mot-so-giai-phap-nham-nang-cao-nang-luc-canh-tranh-doi-voi-nghiep-vu-bao-hiem-xe-co-gioi-tai-bao-hiem-dau-khi-75957/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
1.2. Cơ cấu tổ chức của PVI Thăng Long:
Bao gồm một ban giám đốc (3 phòng) và 5 phòng ban và các phòng kinh doanh khu vực.
- Số lượng cán bộ: 35 cán bộ, phân về các phòng, theo cơ cấu:
- Ban giám đốc:
Giám đốc: ông Tống Đức Khải.
Phó Giám đốc Trần Anh Tuấn: Được uỷ quyền ký duyệt khai thác cấp đơn, hợp đồng, giấy chứng nhận cho các phòng kinh doanh khu vực tại Hà Nội đối với tất cả các Nghiệp vụ bảo hiểm với mức trách nhiệm theo phân cấp của Công ty giao cho chi nhánh.
Phó Giám đốc Đặng Văn Lanh: Thực hiện công việc theo uỷ quyền của giám đốc, được ký duyệt khai thác cấp đơn đối với các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm con người. Được ký các đơn, hợp đồng, giấy chứng nhận bảo hiểm mức tối đa là 50% theo mức trách nhiệm phân cấp của công ty đối với chi nhánh.
- 5 phòng ban bao gồm: Phòng BH kỹ thuật, Phòng BH Xe cơ giới - Con người & Quản lý đại lý, Phòng BH Hàng hải, Phòng Giám định - Bồi thường, Phòng Hành chính - Kế toán.
GIÁM ĐỐC:
TỐNG ĐỨC KHẢI
PHÓ GIÁM ĐỐC:
ĐẶNG VĂN LANH
PHÓ GIÁM ĐỐC:
TRẦN ANH TUẤN
Phòng
Kế toán –
Tài chính
Phòng
Giám định -Bồi thường
Phòng
Bảo hiểm Hàng hải
Phòng
Bảo hiểm Kỹ thuật
Phòng Bảo hiểm XCG,CN & QLĐL
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của PVI Thăng Long
* Phòng Hành chính- kế toán:
Phòng kế toán thực hiện xây dựng các chỉ tiêu về chi phí và lợi nhuận hàng năm của công ty và chi nhánh.
Phân tích hiệu quả kinh doanh của các đơn vị.
* Phòng Giám định bồi thường:
Phòng thực hiện công việc tiếp nhận, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ khiếu nại và xét giải quyết bồi thường.
* Phòng Bảo hiểm kỹ thuật:
Phòng Bảo hiểm kỹ thuật có chức năng kinh doanh, tham mưu và giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo kinh doanh theo đúng pháp luật trong lĩnh vực Bảo hiểm kỹ thuật, công trình, xây dựng lắp đặt, tài sản, trách nhiệm.
Thực hiện các công việc kinh doanh do Giám đốc phân công.
Thực hiện công việc kinh doanh theo các quy định, quy trình gồm: Tiếp thị, đánh giá rủi ro trước khi cấp đơn, cấp đơn bảo hiểm, phân tán rủi ro.
Thực hiện hợp tác với các Công ty bảo hiểm, các môi giới bảo hiểm có quan hệ kinh doanh.
Trực tiếp giao dịch với khách hàng, đàm phán với khách hàng, và các đối tác theo quy định của công ty...
* Phòng bảo hiểm hàng hải:
Là một phòng kinh doanh mũi nhọn của công ty với ba loại hình dịch vụ chính: Bảo hiểm thân tàu, Bảo hiểm hàng hoá, Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu.
* Phòng BH Xe cơ giới – Con người & Quản lý đại lý:
Ngoài vai trò nhận các hợp đồng như 2 phòng kinh doanh trên còn có nhiệm vụ quản lý đại lý, thực hiện kinh doanh theo phân cấp và phân vùng được Công ty giao.
1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh tổng hợp của PVI Thăng Long giai đoạn 2005 – 2007:
Trong giai đoạn này doanh thu liên tục tăng. Năm 2006 tăng 133% so với năm 2005, doanh thu thực thu năm 2007 tăng 117% so với cùng kỳ năm 2006. Việc tăng trưởng doanh thu qua các năm vừa qua có bước tiến đáng kể, tuy nhiên tính chất tăng trưởng không ổn định, tỷ lệ doanh thu của nghiệp vụ có tái tục và tỷ lệ doanh thu tái tục hằng năm thấp. Trong cơ cấu tổng doanh thu, doanh thu của nghiệp vụ kỹ thuật, bảo hiểm cho các dự án chiếm hơn 40%, đây là sản phẩm không tái tục hằng năm, phí bảo hiểm thường không quyết toán vào giai đoạn cuối năm, vì vậy đơn vị khó chủ động về việc thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng tháng và kế hoạch kinh doanh cho các năm tiếp theo. Trong khi đó, các nghiệp vụ Tài sản, hàng hải có tỷ trọng thấp, xu hướng giảm đi, nguyên nhân một phần là do có sự thay đổi nhiều về nhân sự cũng như thay đổi về cơ cấu phòng kinh doanh, nguyên nhân quan trọng hơn đó là vấn đề khách hàng tái tục cho nghiệp vụ này ở mức thấp, điều này đánh giá khả năng phục vụ khách hàng ở khâu sau bán hàng của PVI Thăng Long là chưa tốt. Vấn đề này phải được khắc phục ngay trong năm kế hoạch 2008.
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh giai đoạn 2005-2007: (Đơn vị: Triệu đồng)
Nghiệp vụ
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
BH Con người
1.038
1.800
2.225
BH Xe cơ giới
7.124
9.800
13.911
BH Kỹ thuật
4.803
6.150
9.793
BH Tài sản
5.075
6.330
4.556
BH Hàng hải
3.452
4.600
2.901
BH Khác
326
400
648
Tổng
21.818
29.080
34.034
Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tài chính PVI Thăng Long
II. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ KHAI THÁC BẢO HIỂM XE ÔTÔ TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI CỦA PVI THĂNG LONG:
2.1. Thị trường bảo hiểm xe cơ giới Việt Nam:
Trước năm 2005, Bảo Việt và Công ty cổ phần Bảo Minh là hai doanh nghiệp tham gia tích cực nhất trong lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới, riêng Bảo Việt chiếm tới 60% thị phần. Để mở rộng hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng đã đưa ra nhiều cách nhằm hỗ trợ chủ phương tiện giao thông. Đơn cử, Bảo Việt cung cấp miễn phí dịch vụ cứu hộ và tư vấn cho lái xe ôtô khi xe gặp sự cố bằng cách thiết lập các trung tâm cứu hộ tại khu vực thường xảy ra tai nạn giao thông. Trung tâm cứu hộ sẽ giúp đỡ lái xe gặp sự cố như tai nạn, hư hỏng đột xuất hay không tự hành được… Tính đến năm 2005, các trung tâm cứu hộ của Bảo Việt đã cứu hộ cho trên 3.386 lượt xe gặp sự cố, trong đó, chỉ riêng năm 2004, Bảo Việt đã thực hiện cứu hộ được 1.015 vụ tai nạn xe ôtô. Trong khi đó, Bảo Minh lại có “chiêu thức” riêng với các chương trình khuyến mại, như tổ chức chương trình bảo hiểm tự nguyện xe cơ giới có thưởng, với giải thưởng là xe Honda Dylan, Honda Wave ZX… (mua bảo hiểm mô tô); xe Mercedes, thẻ VisaCard… (mua bảo hiểm ôtô).
Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đều triển khai loại hình nghiệp vụ này do đó tạo nên sức cạnh tranh hết sức gay gắt trên thị trường. Thị trường bảo hiểm xe cơ giới được mở rộng, thì người có lợi hơn cả là chủ phương tiện giao thông. Tuy nhiên, theo một chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm thì người tham gia giao thông vẫn chưa thực sự có thói quen mua bảo hiểm cho phương tiện. Nguyên nhân là do các công ty bảo hiểm không coi trọng thị trường này, do cơ chế Nhà nước quy định không rõ ràng... và lớn nhất phải kể đến là do tâm lý người đi xe dị ứng, thờ ơ với các loại bảo hiểm. Một điểm bất cập nữa là các công ty bảo hiểm chỉ bồi hoàn cho các chủ xe phải bồi thường theo luật dân sự, nhưng chỉ bồi hoàn theo mức độ lỗi mà không chịu bồi thường trong trường hợp không lỗi. Theo nguyên tắc này, để được bồi hoàn, chủ xe phải gây tai nạn, hay bị đâm trong khi phạm luật. Điều này đi ngược lại ý nghĩa của việc mua bảo hiểm: hạn chế rủi ro, phòng ngừa tai nạn, góp phần ổn định nền kinh tế bằng cách bù đắp thiệt hại tài chính cho chủ xe...
Theo Nghị định số 115 về bảo hiểm bắt buộc đối với các chủ xe cơ giới đã có quy định nạn nhân được khiếu nại trực tiếp doanh nghiệp bảo hiểm cho chiếc xe gây tai nạn nhưng lại không nêu rõ trách nhiệm của cảnh sát giao thông đối với việc kiểm tra giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe. Chính phủ cũng chưa có các biện pháp chế tài nghiêm k...