Gairbhith

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời mở đầu
Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển công nghiệp để đến năm 2020 trở thành một nước cơ bản là công nghiệp. Ngành thép là một ngành công nghiệp nặng then chốt trong nền kinh tế quốc dân, là đầu vào cho rất nhiều các ngành công nghiệp khác.Thép được đánh giá là vật tư chiến lược không thể thiếu của nhiều ngành công nghiệp và xây dựng có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH1 đất nước. Ngành thép liên quan tới rất nhiều ngành kinh tế khác như khai khoáng (than, dầu, khí đốt, quặng sắt, ngành điện…). Ngành thép cũng liên quan đến các ngành sử dụng thép làm nguyên liệu, vật tư để phục vụ cho hoạt động phát triển sản xuất của mình như: xây dựng, đồ gia dụng, giao thông vận tải…
Ngoài việc là vật liệu trực tiếp cho các ngành, thép còn có vai trò gián tiếp trong ngành phát triển nông nghiệp thông qua tác động vào ngành công nghiệp chế tạo máy móc thiết bị vật tư cho nông nghiệp. Một vai trò quan trọng không thể không kể đến là thép phục vụ cho công nghiệp quốc phòng.Ngoài ra ngành thép góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động.
Như vậy, thép là nguồn vật liệu chính để sản xuất các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển các ngành có liên quan. Trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đang trong công cuộc CNH-HĐH nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng và tốc độ đô thị hóa gia tăng mạnh mẽ thì thép trở thành vật liệu ngày càng quan trọng và phổ biến.
Ngành thép trong thời gian qua đã đạt được một số thành tich đáng kể. Nhưng bên cạnh đó còn nhiều hạn chế chưa được khắc phục. Do đó em chọn đề tài này để phân tích về thực trạng phát triển của ngành thép từ đó phân tích một số giải pháp phát triển ngành thép tuy nhiên đề án vẫn còn nhiều thiếu sót. Và em xin chân thành Thank thầy giáo Trương Đức Lực đã giúp đỡ em tận tình để hoàn thiện đề án này. Em xin cảm ơn!



I. Thực trạng ngành công nghiệp thép Việt Nam.
1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Ngành thép Việt Nam được xây dựng từ đầu những năm 60 của thế kỷ 20. Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên (Trung Quốc giúp) cho ra lò mẻ gang đầu tiên vào năm 1963. Song do chiến tranh và khó khăn nhiều mặt, 15 năm sau, khu liên hợp gang thép Thái Nguyên mới có sản phẩm thép cán. Năm 1975, nhà máy luyện cán thép Gia Sàng do Đức giúp đã đi vào sản xuất. Công suất thiết kế của cả khu liên hợp gang thép Thái Nguyên lên đến 10 vạn tấn/năm (T/n).
Từ 1976-1989, ngành thép gặp nhiều khó khăn do kinh tế đất nước khủng hoảng và nguồn thép từ Liên Xô và các nước XHCN2 vẫn còn dồi dào nên ngành thép không phát triển, chỉ duy trì mức sản lượng 40.000-85.000 Tấn/năm.
Năm 1989-1995, thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước, ngành thép bắt đầu có tăng trưởng, sản lượng thép trong nước đã vượt ngưỡng 100.000 T/n.
Năm 1990, Tổng công ty thép Việt Nam thuộc Bộ Công nghiệp nặng được thành lập, thống nhất quản lý ngành sản xuất thép trong cả nước. Đây là thời kỳ phát triển sôi động, nhiều dự án đầu tư chiều sâu và liên doanh với nước ngoài được thực hiện. Các ngành và các thành phần kinh tế khác đua nhau làm thép mini. Sản lượng thép cán năm 1995 đã tăng gấp 4 lần so với năm 1990, đạt 450.000 T/n và bằng mức Liên Xô cung cấp cho ta hàng năm trước 1990.
Tháng 4/1995, Tổng công ty thép Việt Nam theo mô hình Tổng công ty 91 được thành lập trên cơ sở hợp nhất Tổng công ty thép Việt Nam thuộc Bộ Công nghiệp và Tổng công ty kim khí thuộc Bộ thương mại.
Thời kỳ 1996-2003 ngành thép vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá cao, tiếp tục được đầu tư mới và đầu tư chiều sâu, đã xây dựng và đưa vào hoạt động nhiều dự án liên doanh. Sản lượng thép cả nước trong năm 2002 đã đạt 2,38 triệu tấn. Đây là thời kỳ có tốc độ tăng sản lượng mạnh nhất.
Giai đoạn 2003-2005, nhiều doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài được thành lập, ngành thép Việt Nam thực sự phát triển mạnh mẽ với tổng công suất lên tới trên 6 triệu T/n.
2. Cơ cấu ngành.
Theo sản phẩm: Về cơ bản, sản phẩm thép gồm 2 loại là thép dài và thép dẹt. Hiện nay Việt Nam đang mất cân đối trong sản xuất 2 loại thép trên.
Thép dài là các loại thép dùng trong ngành xây dựng như thép thanh, thép cuộn. Hầu hết các nhà máy cán thép ở Việt Nam chỉ sản xuất các loại thép dài, các sản phẩm thông thường như thép thanh tròn trơn, thép vằn D10-D41 ,thép cuộn f6-f10 và một số loại thép hình cỡ vừa và nhỏ phục vụ cho xây dựng và gia công. Các loại thép dài cỡ lớn (lớn hơn D41) phục vụ cho xây dựng các công trình lớn hiện vẫn chưa tự sản xuất được mà phải nhập khẩu từ nước ngoài. Công suất cán thép dài của Việt Nam hiện nay lên trên 6 triệu tấn, nghĩa là gần gấp đôi nhu cầu.
Thép dẹt sử dụng trong công nghiệp như đóng tàu, sản xuất ô tô, sản xuất các loại máy móc thiết bị. Từ năm 2006 trở về trước nước ta không có doanh nghiệp nào sản xuất thép dẹt. Năm 2007 có 4 doanh nghiệp sản xuất thép tấm đi vào hoạt động là Nhà máy thép tấm Phú Mỹ (thép cán nguội) có công suất 0,25 triệu tấn, công ty Sunsco (thép cán nguội) với công suất 0,2 triệu tấn, công ty Tôn Hoa Sen công suất 0,18 triệu tấn và thép tấm cán nóng Cửu Long – Vinashin với công suất 0,5 triệu tấn (tuy nhiên theo thông tin từ phía công ty thì do mới đi vào hoạt động và chưa có nhiều nguồn tiêu thụ nên hiện nay hoạt động sản xuất của công ty chưa liên tục). Như vậy công suất cán thép tấm của cả nước đến nay mới là 1,1 triệu tấn. Trong khi đó nhu cầu hiện nay khoảng 4-5 triệu tấn, nếu hoạt động hết công suất thì nước ta vẫn phải nhập khẩu khoảng 80% thép dẹt.
Ngành thép Việt Nam hiện nay mới chỉ tập trung sản xuất các sản phẩm thép dài do đầu tư vào sản phẩm này cần ít vốn, thời gian xây dựng nhà máy ngắn, hiệu quả tương đối cao. Đối với sản phẩm thép dẹt, để đảm bảo hiệu quả thì yêu cầu công suất nhà máy phải lớn, cần vốn đầu tư lớn, nhưng thời gian thu hồi vốn lâu, các doanh nghiệp trong nước không đủ vốn đầu tư nên đến nay chưa phát triển. Tuy nhiên hiện có nhiều tập đoàn lớn đang đầu tư vào xây dựng các nhà máy thép quy mô lớn hay khu liên hiệp và tập trung nhiều vào sản phẩm thép dẹt, nên trong tương lai cơ cấu sản xuất thép dài và thép dẹt tại Việt Nam sẽ không mất cân đối như hiện nay.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

candy151

Member
Re: [Free] Đề án: Giải pháp phát triển ngành thép Việt Nam

Ad cho mình xin link tải tài liệu này nhé. Tks
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi Nông Lâm Thủy sản 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Luận văn Kinh tế 0
D Tìm hiểu giải pháp phát hiện tấn công từ chối dịch vụ sử dụng phương pháp phân tích thống kê Công nghệ thông tin 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc Văn hóa, Xã hội 0
D Những giải pháp thúc đẩy phát triển nghành du lịch Ninh Bình Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty cổ phần may Đức Giang tại Tỉnh Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top