Download miễn phí Đề tài Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho y tế





, Chính sách thu viện phí mới được xây dựng trên cơ sở hạch toán gần đủ các chi phí trực tiếp cho người bệnh, khuyến khích việc điều trị tại cơ sở xã, huyện mới mức thu thấp hơn mức thu ở các cơ sở tuyến trên. Đồng thời từng bước nâng cấp cho tuyến cơ sở cả về trình độ cán bộ cũng như trang bị y tế phù hợp với khả năng kinh của trung ương và địa phương. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để nhân dân hiểu và chấp hành các quy định mới của Nhà nước, của ngành y tế về thu viện phí thí điểm. Nếu e ngại có biến động về tâm lý trong nhân dân thì có thể cho thực hiện thí điểm tại một số tỉnh, thành phố thay mặt cho các vùng kinh tế xã hội khác nhau của đất nước trong vòng một năm để rút kinh nghiệm điều chỉnh các bất hợp lý trước khi áp dụng rộng rãi trên cả nước. Nghiên cứu áp dụng một số hình thức đầu tư theo cách trả chậm để huy động được sự tham gia của các doanh nghiệp trong và ngoài nước hỗ trợ việc nâng cấp trang thiết bị y tế cho các bệnh viện như đã và đang triển khai tại một số bệnh viện các tỉnh phía Nam.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ấn đề nhức nhối. Hàng vạn tai biến sản khoa xảy ra hàng năm và só tử vong của phần lớn sản phụ do tai biến sản khoa là ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Tỷ lệ tăng dân số đã giảm mạnh nhưng chưa vững chắc. Tỷ lệ người sinh 3 con trở lên giảm chậm, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại còn ở mức trung bình, khoảng 60%. Tình trạng nạo hút còn ở mức cao trên 50%.
Tình trạng ô nhiễm môi trường có chiều hướng tăng, tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch còn thấp (54%), số người thiếu hiểu biết về kiến thức bảo vệ và CSSK còn đông, nhiều tệ nạn xã hội như nghiện hút, ma túy, mại dâm đang là yếu tố ảnh hưởng sấu đến SK và làm tăng nguy cơ mắc bệnh của người dân, các hoạt động y tế dự phòng phát triển chậm, như vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh lao động, trường học, kiểm dịch
Chất lượng KCB của nhiều cơ sở y tế chậm được nâng lên, nhất là các tuyến YT ở huyện, xã.
Tình trạng thuốc giả, hết hạn sử dụng lưu hành trên thị trường không phải là hiếm, giá cả cũng không được kiểm soát tốt gây thiệt thòi cho người dân.
Một số bộ phận CBYT thiếu tinh thần trách nhiệm, không giữ được đạo đức người thầy thuốc.
Việc đa dạng hóa các loại hình cung cấp DVYT mới chỉ ở mức thấp, một số mô hình hạot động có hiệu quả cũng chậm được nhân rộng.
Diện tham gia BHYT hẹp, trên 85% dân cư chưa tham gia BHYT, mức thu BHYT không tương xứng với chi phí YT dẫn đến vừa không cân đối được quỹ vưa không đáp ứng được nhu cầu KCB của người tham gia BHYT.
Nguyên nhân của những bất cập trên là do:
Quan điểm, nhận thức về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của phần lớn các cấp, các nghành cũng như mỗi người dân đối với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe chưa phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.
Tư tưởng bao cấp, ỷ lại trông chờ vào nhà nước còn nặng.
Cơ chế quản lý đối với sự nghiệp YT chậm được đổi mới.
Chưa khai thác và sử dụng tốt tiềm năng của y học cổ truyền trong công tác phòng, chữa bệnh, đặc biệt là trong công tác phòng bệnh ở tuyến cơ sở.
Chưa có chính sách khuyến khích phát triển các tổ chức YT ngoài công lập ( chính sách về đầu tư, thuế, vay vốn, cấp đất và hợp tác chuyên môn)
Cơ chế quản lý BHYT còn đơn điệu, cứng nhắc, thiếu sức hấp dẫn để người dân tự nguyện tham gia.
Các chính sách huy động đóng góp của cộng đồng: BHYT, viện phí chưa phù hợp với những biến động về kinh tế- xã hội ( giá cả liên tục tăng, thu nhập và nhu cầu của người dân tăng lên ) nhưng mức huy động hầu như không đổi dẫn đến tình trạng cắt giảm các khoản chi cần thiết cho yêu cầu khám và chữa bệnh.
Hệ thống cơ sở YT do nhà nước tổ chức còn cồng kềnh, kém hiệu quả lại phân bố không hợp lý nhưng chưa có giải pháp để điều chỉnh lại.
Cơ sở vật chất của mạng lưới YT do nhà nước tổ chức còn cùng kiệt nàn, lạc hậu. Một số CSYT thuộc tuyến từ xã đến huyện, tỉnh đang ở trong tình trạng thiếu các trang thiết bị thông thường phục vụ cho công tác khám chữa bệnh. Theo Bộ y tế 80% số CSYT nhà nước cần được nâng cấp trang thiết bị.
Chính sách đầu tư cho ngành YT chưa hợp lý và chưa đáp ứng yêu cầu CSSK nhân dân.
Nhu cầu đầu tư cho nghành YT lớn nhưng khả năng NS có hạn. Riêng hai dự án xây dựng trung tâm YT chuyên sâu đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định 88 TTg ngày 13/2/1995 và Quyết định 139 Ttg ngày 7/3/1997 đã cần tới 1950 tỷ đồng. Khả năng đầu tư cho YT từ NSNN rất hạn chế, nhưng nhà nước lại chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích thích hợp và đủ mạnh để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực YT.
Đội ngũ CBYT hiện nay còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng và cơ cấu không hợp lý nhất là ở tuyến xã, huyện. Bình quân bác sĩ/10000 dân cả nước là 4,84 trong khi con số này chỉ là 1,86 ở tuyến xã, huyện. 50% trạm YT xã không có bác sĩ, 16% chưa có nữ hộ sinh hay y sĩ sản nhi.
Hình 2.2: Phân bố dân số và cán bộ y tế giữa thành thị và nông thôn
Dân số
20%
80%
Cán bộ y tế
25%
75%
Chế độ đãi ngộ CBYT chưa thỏa đáng, lương bình quân chỉ khoảng 500 đến 600 nghìn đồng một tháng.
2.1.4. Thực trạng xã hội hoá các hoạt động y tế
Để thực hiện mục tiêu” Mọi người được khám sức khoẻ, chữa bệnh khi ốm đau”. Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách như: Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Pháp lệnh hành nghệ y, dược tư nhân; Thực hiện BHYT bắt buộc; Thực hiện khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách xã hội và những người mắc bệnh xã hội ...Theo báo cáo của Bộ y tế năm 1998 có khoảng 1,5 triệu lượt người cùng kiệt được khám, chữa bệnh miễn phí, chiếm 12% số người nghèo.
Nhiều hoạt động có liên quan đến công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân đã được triển khai thực hiện rộng rãi như: chương trình quốc gia thanh toán một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm, chương trình nước sạch va vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình xoá xã trắng về y tế, chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình....Đặc biệt là công tác tiêm chủng mở rộng đã đi vào nề nếp từ nhiều năm nay...Ngoài các chương trình trên đây, Nhà nước còn phát dộng các phong trào có tính chất quần chúng như; Phòng bệnh hơn chữa bệnh, sạch làng tốt ruộng, ăn chín uống sôi, 3 diệt (ruồi , muỗi , chuột)....
Từ năm 1996 đến nay, Bộ Y tế đã tổ chức thực hiện dự án “ xã hội hoá công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân” tại 25 tỉnh điểm trên các vùng khác nhau, góp phần làm chuyển đổi nhận thức của các cấp lãnh đạo, huy động thêm các nguồn lực nhân dân tham gia nhiều hơn vào các hoạt động bảo vệ chăm sóc sức khoẻ. Những hoạt động trên đã tạo nên sự chuyển biến tiến bộ trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ của nhân dân.
Mạng lưới các cơ sở y tế phát triển khá rộng rãi, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhân dân tiếp cận với các dịch vụ y tế.
Ngoài hệ thống bệnh viện ở các tuýên huyện, tỉnh trung ương ở hầu hết các xã phường, cơ quan, xí nghiệp đều có trạm y tế . Bên cạnh các cơ sở y tế do Nhà nước tổ chức còn có khá nhiều các tổ chức dịch vụ y tế của các thành phần kinh tế khác bao gồm các loại hình khác nhau phục vụ nhu cầu hết sức đa dạng của người dân
Các phòng khám chữa bệnh với quy mô nhỏ của các thầy thuốc là cán bộ Nhà nước hành nghề ngoài giờ
Các cơ sở cung cấp các dịch vụ giúp chẩn đoán bệnh bằng hình ảnh, xét nghiệm với kĩ thuật cao như: Chẩn trị, Siêu âm, cộng hưởng từ hạt nhân....
Các phòng khám, chữa bệnh do một tập thể các thầy thuốc có uy tín , trình độ chuyên môn cao, tập hợp nhau lại thuê cơ sở để làm hình thức dân lập
Phòng khám và chữa bệnh của các trường ĐH Y Hà nội, Thái Bình
Các bệnh viện công có khoa hay buồng bệnh thu phí theo yêu cầu ngày càng phổ biến ở các thành phố lớn
Bệnh viện miễn phí dựa vào hoạt động của các Hội bảo trợ
Bệnh viện tự hạch toán cân đối thu chi theo nguyên tắc không lợi nhuận nhưng phải bảo tồn được vốn và tái đầu tư phát triển .
Các phòng khám chữa bệnh do Hội chữ thập đỏ bảo trợ
Bệnh viện liên doạnh với nước ngoài
Các cơ sở tư vấn về sức khoẻ, dịch vụ thầy thuốc gia đình khám chữa bệnh tại nhà...
Các dịch vụ y tế tại nhà như: tiêm truyền dịch, tắm cho trẻ sơ sinh, thay băng cắt chỉ sau mổ..
Bệnh viện ban ngày, bệnh nhân chỉ đến khám và chữa bệnh vào ban ngày đến tối lại trở về với gia đình...
Bệnh viện tư do một vai ba người hùn vốn cùng làm
Phòng chẩn trị Đông y
Theo báo cáo của Bộ Y tế, năm 1997 cả nước có 12897 cơ sở y tế do Nhà nước tổ chức,17700 cơ sở y tế do dân lập và tư nhân; đến cuối năm 1999 số cơ sở y tế do Nhà nước tổ chức giảm xuống còn 12772, số cơ sở y tế dân lập và tư nhân tăng lên đến 25104 ngoài ra còn có 15929 cơ sở tân dược và đông dưọc tư.
Về thực trạng BHYT trong xã hội hoá
BHYT là giải pháp tích cực nhất để thực hiện chăm sóc sức khỏe nhân dân theo định hướng công bằng và hiệu quả. Để thực hiện được việc này, đích phải đi tới là thực hiện BHYT toàn dân.
Hiện nay, BHYT mới thực hiện được cho khoảng 7,6 triệu công nhân, viên chức, người có công, các đối tượng chính sách xã hội và khoảng 4,5 triệu người tham gia BHYT tự nguyện, vài chục vạn đối tượng là người cùng kiệt và một số đối tượng khác. Phạm vi che phủ của BHYT mới chỉ được khoảng 15% số dân trong cả nước, ở những vùng có thu nhập ổn định và một số đối tượng khác, còn rất đông( 85%) số dân chưa tham gia BHYT. Những đối tượng này hơn ai hết lại là những người có nhiều khó khăn về mặt sức khỏe nhưng lại gặp nhiều khó khăn trong KCB, chủ yếu họ thuộc nhóm người có thu nhập thấp đa số sống ở khu vực nông thôn. Điều này chủ yếu là do BHYT Việt Nam chưa tìm ra được những cơ chế thích hợp nhằm thu hút các đối tượng tham gia BHYT, nhất là BHYT tự nguyện và nhóm dân cư có thu nhập thấp. Thêm vào đó công tác KCB cho người cùng kiệt và công tác quản lý quỹ BHYT trong thực tế cũng còn nhiều bất cập.
Hình 2.3: Tỷ lệ dân số tham gia BHYT (%)
5,4
9,6
13,8
15
Nguồn: BHYT Việt Nam
Về viện phí
Thời gian qua chính sách thu một phần viện phí đã có những tác động tích cực đến công tác xã hội hoá các hoạt động y tế; huy động được sự đóng góp của nhiều đối tượng, tạo nguồn kinh phí rất đáng kể cho hoạt động KCB. Nguồn ngân sá...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng thức ăn đối với một số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi Nông Lâm Thủy sản 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp Marketing Mix nhằm tăng cường thu hút thị trường khách sử dụng dịch vụ ăn uống của nhà hàng khách sạn quốc tế Bảo Sơn Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng công tác và một số giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong dự thầu xây dựng tại Công ty Xây dựng và Trang trí nội thất Bạch Đằng Khoa học kỹ thuật 0
N Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCK Kim Long Luận văn Kinh tế 2
P Một số giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý đầu tư ở PVFC Luận văn Kinh tế 0
N Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận tại công ty cơ điện – xây dựng nông nghiệp và thuỷ lợi Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
L Một số giải pháp nhằm tăng doanh thu bán hàng ở công ty thương mại Luận văn Kinh tế 0
B giải pháp và kiến nghị nhằm làm tăng sự hài lòng của khách hàng về việc cấp tín dụng phục vụ xuất khẩu của ngân hàng SacomBank Luận văn Kinh tế 0
T Giải pháp tăng doanh thu tại Công ty TNHH TM&DV Việt Hoàng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top