eya_ox_cuaem9x

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 4
HÀNG MAY MẶC TẠI DOANH NGHIỆP SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 4
1. Nội dung hoạt động xuất khẩu hàng may mặc 4
1.1. Nghiên cứu tiếp cận thị trường hàng may mặc 4
1.2. Lập phương án kinh doanh 6
1.3. Quảng cáo hàng may mặc 7
1.4. Tổ chức thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu hàng may mặc 7
1.5. Đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc 8
1.6. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc 9
1.7. Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc 10
2. Thị trường Mỹ 10
2.1. Nhu cầu sản xuất - nhập khẩu - tiêu thụ hàng may mặc tại Mỹ 10
2.2. Hệ thống các nhà sản xuất và phân phối hàng may mặc tại Mỹ. 14
2.3. Xu hướng tiêu dùng hàng may mặc trên thị trường Mỹ. 17
2.4 Chính sách nhập khẩu sản phẩm dệt may của Mỹ 19
2.4.1. Quy định về thuế quan. 19
2.4.2 Những quy định về hạn ngạch và visa 22
2.4.3. Quy định về xuất xứ hàng dệt may. 23
2.4.4. Quy định về nhãn hiệu thương mại ở Mỹ. 24
2.4.5. Quy định về chống bán phá giá, trợ giá của Mỹ. 25
2.4.6. Quy định về tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội. 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 SANG THỊ TRƯỜNG MỸ. 28
1. Công ty cổ phần may 10 28
1.1. Một số hoạt động Marketing của Công ty 28
1.1.1 Giới thiệu một số hàng hoá, dich vụ 28
1.1.2. Thị trường tiêu thụ 30
1.1.3. Kênh phân phối 31
1.1.4. Các hình thức xúc tiến bán hàng 33
1.1.5. Thị phần và đối thủ cạnh tranh 35
1.1.6.Nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác Marketing của Công ty 37
1.2. Nguồn lực chính của Công ty. 38
1.2.1. Nguồn vốn 38
1.2.2. Lao động 39
1.2.3. Trang thiết bị máy móc kỹ thuật 39
1.2.4. Doanh thu sản phẩm và một số chỉ tiêu tài chính cơ bản. 40
2. Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của Công ty cổ phần may 10 sang thị trường Mỹ. 42
2.1. Công tác tiếp cận thị trường Mỹ của Công ty cổ phần may 10. 42
2.2. Công tác chuẩn bị hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Mỹ 43
2.3. Thuê tàu 43
2.4. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng của Công ty sang thị trường Mỹ. 44
3. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty khi xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ 44
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 SANG THỊ TRƯỜNG MỸ. 46
1. Xu hướng phát triển của ngành may mặc Việt nam và phương hướng hoạt động của Công ty cổ phần may 10 trong thời gian tới. 46
1.1. Xu hướng phát triển của ngành may mặc Việt nam 46
1.2. Phương hướng hoạt động của Công ty cổ phần may 10 trong thời gian tới. 47
1.2.1. Quan điểm phát triển của công ty cổ phần May 10 47
1.2.2. Phương hướng và nhiệm vụ của công ty 48
2. Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc của Công ty sang thị trường Mỹ. 49
2.1. Giải pháp về phía Công ty. 49
2.1.1. Đối với sản phẩm2 49
2.1.2. Giải pháp phát triển thương hiệu của Công ty tại thị trường Mỹ. 52
2.1.3. Hoàn thiên công tác xúc tiến để xâm nhập thị trường Mü 52
2.1.4. Nâng cao trình độ, tay nghề của cán bộ công nhân viên nói chung và nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ kinh doanh nói riêng. 53
2.2. Những kiến nghị khác 54
2.3. Những kiến nghị về phía nhà nước. 54
KẾT LUẬN 57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường vào lúc khu vực hoá, toàn cầu hoá đã và đang là những xu thế phát triển chủ yếu và tất yếu của quan hệ quốc tế hiện đại. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyên môn hoá và hợp tác hoá giữa các quốc gia, làm cho lực lượng sản xuất được quốc tế hoá cao độ. Những tiến bộ của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, đã dưa các quốc gia gắn kết lại gần nhau, dẫn tới sự hình thành những mạng lưới toàn cầu. Trước những biến đổi to lớn đó, hầu hết các nước trên thế giới đều phải điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế, điều chỉnh chính sách theo hướng mở cửa và hội nhập, giảm và tiến tới giỡ bỏ hàng rào thuế quan, phi thuế quan làm cho việc trao đổi hàng hoá, luân chuyển vốn, lao động và kỹ thuật trên thế giới ngày càng thông thoáng hơn, mở đường cho kinh té quốc tế phát triển. Trên thế giới đã hình thành nhiều tổ chức hợp tác khu vực như: Liên minh châu âu (EU-1993), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN-1967), Hợp Tác Á Âu (ASEM-1996)... Đặc biệt là tổ chức Thương mại quốc tế (WTO-1995) với 150 nước thành viên. WTO đã trở thành một tổ chức có quy mô toàn cầu, chi phối toàn cầu và là nền tảng pháp lý cho quan hệ kinh tế quốc tế, là diễn đàn thường trực đàm phán thương mại và là thể chế giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế.
Kể từ ngày 11-1-2007, ngày Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO và được hưởng những ưu đãi như các thành viên của tổ chức. Đây là sự kiện mở ra một thị trường lớn cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Một trong những ngành công nghiệp xuất khẩu bị tác động lớn nhất chính là ngành công nghiệp may mặc Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may măc Việt Nam muốn tăng tốc và tiến xa hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu này phải vạch ra những chiến lược, giải pháp khác nhau để tận dụng những cơ hội và vượt qua những thách thức mới.
Việc thâm nhập vào thị trường Mỹ – một thị trường nhập khẩu hàng may mặc hàng đầu của Việt Nam và là thị trường lớn nhất thế giới với hơn 280 triệu dân có mức thu nhập cao, nhu cầu tiêu dùng đa dạng về nhiều chủng loại hàng hoá với khối lượng lớn là mong muốn của bất kì một doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc nào.
Công ty cổ phần may 10 – một đơn vị lớn, có tiềm lực mạnh, có năng lực quản lý và tổ chức sản xuất tốt, có uy tín trên thị trường quốc tế, đã đạt được những thành công bước đầu khi thâm nhập vào thị trường Mỹ. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt Công ty sẽ gặp không ít những khó khăn và thách thức mới. Trong thời gian thực tập, khảo sát và nghiên cứu tại phòng kinh doanh của công ty cổ phần May 10 thuộc tổng Công ty Dệt may Việt Nam (VINATEX) em thấy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty sang thị trường Mỹ đã đạt được những thành tựu đáng kể góp phần đưa May 10 trở thành một trong những công ty may hàng đầu của Việt Nam và Đông Nam Á. Tuy nhiên, trong Công tác xuất khẩu của Công ty sang thị trường Mỹ còn một số hạn chế. Vì vậy, em đã lựa chọn đề tài “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc của Công ty CP may 10 sang thị trường Mỹ”
Đối tượng nghiên cứu đề tài tập trung vào hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp bao gồm nhiều khâu từ điều tra thị trường nước ngoài, quảng bá sản phẩm, lựa chọn đối tác, đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng . . .và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
Pham vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ của Công ty cổ phần may 10
Trong đề tài nay, em sử dụng phương pháp thống kê số liệu để phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu của Công ty sang thị trường Mỹ, kết hợp với biện pháp tìm kiếm, thu thập và xử lý thông tin có liên quan đến thị trường tiêu thụ hàng may mặc tại Mỹ. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp thúc đẩy hàng may mặc của Công ty sang thị trường Mỹ trong thời gian tới.
Nội dung của đề tài gồm 3 phần như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại doanh nghiệp sang thị trường Mỹ
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ phần may 10 sang thị trường Mỹ.
Chương 3: Những giải pháp thúc đẩy hàng may mặc của Công ty cổ phần may 10 sang thị trường Mỹ.
Do còn nhiều hạn chế về kiến thức và thời gian cũng như nguồn tài liệu nên chuyên đề chắc hẳn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng ý kiến để em có thể hoàn thiện đề tài này tốt hơn.





CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
HÀNG MAY MẶC TẠI DOANH NGHIỆP SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

1. Nội dung hoạt động xuất khẩu hàng may mặc
1.1. Nghiên cứu tiếp cận thị trường hàng may mặc
a. Thu thập thông tin về thị trường xuất khẩu hàng may mặc
Thu thập thông tin về nhu cầu thị trường hàng may mặc. Đó là cơ sở đưa ra các quyết định kinh doanh. Yêu cầu của công việc này là phải nắm bắt được thông tin một cách nhanh chóng về thị trường, về khách hàng, về hàng may mặc, bởi vì mọi biến đổi của thị trường diễn ra rất nhanh và phức tạp, nếu không nắm bắt kịp thời thì công ty sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh. Những thông tin thu thập được cần chính xác.
Để thu thập những thông tin này chúng ta thường sử dụng hai phương pháp chủ yếu là điều tra qua tài liệu, sách báo, internet...và điều tra tại chỗ. Ngoài ra còn các phưong pháp khác như: mua bán thử, mua dịch vụ thông tin của các doanh nghiệp điều tra tín dụng, thông qua người thứ ba để hiểu khách hàng. Trong đó thì điều tra qua sách báo là phổ biến nhất và cũng ít tốn kém nhất. Tài liệu thường sử dụng là các bản tin giá cả thị trường của các cơ quan thông tin như thông tấn xã Việt nam, Trung tâm thông tin kinh tế đối ngoại, các báo cáo của cơ quan thương vụ Việt nam tại nước ngoài, phòng thương mại và công nghiệp Việt nam, internet...
Điều tra tại chỗ phải cử người xuống tận thị trường để tìm hiểu tình hình, tiếp xúc với các thương nhân mà họ có thể trở thành khách hàng tiềm năng của công ty. Vì vậy phương pháp này rất tốn kém. Tuy nhiên lại giúp công ty xuất khẩu hàng may mặc nắm bắt được thông tin nhanh chóng, chính xác, toàn diện.
Qua đó doanh nghiệp sẽ xác định măt hàng may măc thích hợp. Trong quá trình thu thập thông tin thì doanh nghiệp cần chú trọng tới dung lượng hay khối lượng hàng may mặc mà thị trường có thể tiêu thụ hay giao dịch. Để xác định dung lượng thị trường hàng may mặc cần xác định nhu cầu thị trường, khả năng sản xuất tại chỗ, triển vọng thay đổi dung lượng, khả năng và các nguồn cung cấp chủ yếu của đối thủ cạnh tranh. Việc nắm bắt được dung lượng thị trường hàng may mặc sẽ giúp cho các doanh nghiệp biết được nhu cầu xuất khẩu của mình vào thị trường đó và chớp thời cơ giao dịch nhằm đạt hiệu quả cao.
b. Phân tích thông tin về thị trường xuất khẩu
Để có được các quyết định đúng đắn thì doanh nghiệp phải phân tích những thông tin và các số liệu đã thu thập. Thông thường các doanh nghiệp phải phân tích một số các thông tin cơ bản sau:
- Thông tin về nhu cầu thị trường
Phân tích nhu cầu thị trường hàng may mặc, khả năng và nguồn cung cấp chủ yếu của đối thủ cạnh tranh. Từ đó xác định được khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường và chủ động thích ứng với nhu cầu thị trưòng, mở rộng xuất khẩu.
- Phân tích thông tin về giá cả hàng hoá
2.2. Những kiến nghị khác
- Công ty Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và các hệ thống quản lý như hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9000), hệ thống quản lý môi trường (ISO 14000), hệ thống tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội (SA 8000) trong sản xuất kinh doanh để nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo dựng uy tín, thương hiệu.
- Trước sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường xuất khẩu hàng may mặc. Em kiến nghị Hiệp hội Dệt may Việt nam có một số kế hoạch để bảo vệ quyền lợi và hỗ trợ các doanh nghiệp tận dụng những cơ hội để thành công như: Tiến hành quảng bá thương hiệu, xúc tiến mở rộng thị trường, hỗ trợ cập nhật thông tin thị trường và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực; làm cầu nội giữa doanh nghiệp trong và ngoàI nước, giữa các đơn vị tổ chức, bảo vệ quyền lợi hội viên. Mặt khác, để khắc phục việc lợi nhuận thu về từ xuất khẩu không cao do các doanh nghiệp chủ yếu làm gia công hay làm hàng FOB nhưng lại phảI nhập khẩu nguyên phụ liêu với khối lượng lớn, em kiến nghị Hiệp hội Dệt may Việt nam nhanh chóng xây dựng và đưa vào hoạt động ổn định trung tâm nguyên phụ liệu và thiết kế mẫu mốt cho khách hàng.
- Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc nói chung và Công ty cổ phần may 10 nói riêng nên nghiên cứu, xây dựng đề án thành lập trung tâm sản xuất, giao dịch mua bán nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, đặt tại các trung tâm sản xuất, kinh doanh lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai...
2.3. Những kiến nghị về phía nhà nước.
Việt Nam đã gia nhập WTO, và Hoa Kỳ đã thông qua quy chế PNTR thiết lập quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn với Việt Nam, đây là một cơ hội và cũng là một thách thức với các doanh nghiệp của Việt Nam nói chung, và của các doanh nghiệp dệt may nói riêng. Để thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm dệt may của Việt nam vào thị trường Mỹ nói chung và sản phẩm của Công ty cổ phần may 10 nói riêng, nhà nước Việt Nam nên có những chính sách hỗ trợ và thúc đẩy quá trình xuất khẩu, cụ thể là:
- Củng cố, nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan thay mặt thương mại (thương vụ) của Việt nam tại nướcMỹ; nghiên cứu, đề xuất cơ chế cung cấp thông tin về nước của các thương vụ dưới hình thức kênh thông tin bắt buộc (qui định rõ trách nhiệm của các thương vụ phảI báo cáo, cung cấp những nội dung thông tin định kì và đột xuất về nước) và kênh thông tin tự nguyện (thông qua ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp, tổ chức trong nước có nhu cầu về thông tin thị trường.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại theo hướng xoá bá các thủ tục phiền hà và phấn đấu ổn định môi trường pháp lý để tạo tâm lý tin tưởng cho các doanh nghiệp, khuyến khích họ chấp nhận bá vốn đầu tư lâu dài. Phấn đấu làm cho chính sách thuế, đặc biệt là chính sách thuế xuất nhập khẩu có định hướng nhất quán để không gây khó khăn cho doanh nghiệp trong tính toán hiệu quả kinh doanh. Giảm dần, tiến tới ngừng áp dụng các lệnh cấm, lệnh ngừng nhập khẩu tạm thời. Chấm dứt tình trạng thay đổi chính sách có hiệu lực hồi tố và tình trạng hình sự hoá các mối quan hệ dân sự. Tăng cường tính đồng bộ của cơ chế chính sách; áp dụng thí điểm mô hình liên kết 4 bên trong xây dựng các đề án phát triển sản xuất và xuất khẩu (doanh nghiệp liên kết với trường, viện nghiên cứu, các tổ chức tài chính và các cơ quan quản lý nhà nước).
- Hiên nay, hàng vải sợi, may mặc từ ngoài nước tràn vào từ nhiều nguồn (trốn lậu thuế, hàng cũ) giá rất rẻ làm cho sản xuất trong nước bị ảnh hưởng. Vì vậy, em liến nghị nhà nước cần đẩy mạnh công tác quản lý thị trường, đấu tranh chống gian lận thương mại, chống sản xuất và buôn bán hàng giả; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các hành vi vi phạm, gian lận thương mại để bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của các doanh nghiệp.
- Ngành công nghiệp dệ may Việt nam được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt nam, thu hút trên 50 vạn lao động và có tiềm năng xuất khẩu lớn. Xuất phát từ thực tế đó, em kiến nghị với nhà nước có chế độ cho vay ưu đãi 50% nhu cầu vốn đầu tư cho ngành công nghiệp này với lãi xuất 3-4%/năm, thời gian vay từ 10-15 năm, có thời gian ân hạn là 3 năm. vì đây là ngành công nghiệp cần vốn lớn và thời gian thu hồi vốn khá dài.
- Xuất khẩu hàng may mặc của Việt nam thường phải xuất theo điều kiện FOB do hệ thống cảng và tải trọng của tàu không lớn, chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu và nhà nước mất đi một nguồn thu khá lớn. Xuất phát từ đó, em kiến nghị nhà nước sớm xây dựng được một hệ thống cảng và các đoàn tàu có tải trọng lớn đáp ứng nhu cầu cho hoạt động giao hàng xuất khẩu.
- Thiết lập mối quan hệ kinh tế chính trị bền vững với Mỹ tạo nền tảng thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Thực tế cho thấy những nước có mối quan hệ chính trị hữu hảo với Mỹ thì quan hệ thương mại sẽ rất khó được thiết lập và nếu tồn tại quan hệ thương mại thì không được hưởng những ưu đãi từ đất nước này. Hiện nay, Việt nam đã là thành viên của WTO, đó là điều kiện thuân lợi để củng cố và phát triển mối quan hệ Việt – Mỹ.

KẾT LUẬN
1- Bối cảnh quốc tế và trong nước đã và đang có nhiều thay đổi lớnB, ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức và sản xuất của các doanh nghiệp nói chung và doanh xuất khẩu nói riêng. Để tiếp tục tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải có những chiến lược thích hợp phù hợp với điều kiện của các doanh nghiệp.
2- Theo xu hướng phát triển chung trên thế giới đầu tư vào nghành dệt mayđã và đang tiếp tục chuyển dịch từ các nước phát triển sang cac nước đang phát triển với các lợi thế về lao động và giá nhân công thấp.
Những cải cách trong thể chế buôn bán hàng dệt may thế giới cũng tạo cho Việt nam những cơ hội phát triển dệt may trở thành một trong những trung tâm xuất khẩu của dệt may thế giới
3- Trong những năm qua, sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng khích lệ. Tuy nhiên, sự phát triển của nghành dệt may vẫn tồn tại nhiều vấn đề bất cập: Sự phát triển của ngành dệt cũng như khâu sản xuất nguyên phụ liệu không đáp ứng được yêu cầu của may xuất khẩu, vì vậy ngành may chủ yếu là gia công cho nước ngoài với giá trị gia tăng không nhiều, mọi nỗ lực mở rộng thị trường xuất khẩu cũng đang gặp nhiều khó khăn, cơ chế quản lý xuất nhập khẩu còn nhiều vướng mắc...
4- Công ty cổ phần may 10 – một công ty sản xuất kinh doanh và xuất khẩu hàng may mặc có uy tín của Việt Nam cũng đang chuyển mình theo xu hướng chung của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam và thế giới. Công ty đã bước đầu tạo dựng được vị trí của mình ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế như thị trường Mỹ rộng lớn. Tuy nhiên để thành công trên thị trường Mỹ Công ty phải vượt qua rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vượt qua sự cạnh tranh khốc liệt về hàng may mặc trên thị trường này.
5- Để khắc phục những khó khăn đang tồn tại nhà nước cần thực hiện một hệ thống các chính sách vĩ mô về mở rộng thị trường, phát triển nguồn nguyên liệu, các chính sách đầu tư và phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ phù hợp cũng như hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top