tuchinhtri299

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp và kiến nghị để mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng công thương Ba Đình





Số lượng DNVVN có xu hướng ngày một lớn, Ngân hàng đầu tư vào sẽ mở rộng thị phần tạo lợi thế cạnh tranh cho Ngân hàng. Hơn nữa việc đầu tư vào các dự án lớn của tổng công ty có thời hạn dài thì hiệu quả thực sự cũng như độ an toàn của vốn cho vay tiềm ẩn những rủi ro khó đoán, tiến trình cổ phần hóa các DNNN lại được đẩy mạnh. Nếu NHTM cho vay các tổng công ty lớn Nhà nước thì vốn cho vay sẽ là công nợ, bán cổ phần cho CBCNV nhưng phần lớn là bán chịu. Ngân hàng trở thành cổ đông lớn nhất của các doanh nghiệp Cổ phần đó, điều này sẽ liên quan đến an toàn vốn vay của Ngân hàng. Để hạn chế rủi ro tín dụng, hiện nay các NHTM đang chuyển hướng mạnh mẽ sang cho vay DNVVN, các hộ SXKD và hộ làm trang trại.





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Nội, chi nhánh đã thực hiện 31 đợt nhận chi trả, qua đó huy động được trên 97 tỷ đồng tại các phường Phúc Xá, Ô Chợ Dừa, Hàng Bột, Thịnh Quang, Kim Mã, Tây Hồ…
+ Các dự án có nguồn vốn tài trợ ODA, WB… do chi nhánh khai thác vẫn tiếp tục tăng. Do vậy nguồn vốn ngoại tệ của chi nhánh từ cuối năm 2005 đến nay không những đáp ứng đủ vốn cho các doanh nghiệp nhập khẩu, mà còn vốn ngoại tệ về quỹ điều hòa của NHCT Việt Nam.
- Tuy nhiên, sang năm 2007 số dư tài khoản tiền gửi của các TCKT đã đạt được là 2817 tỷ đồng, tăng hơn so với năm 2006 là 855 tỷ đồng ( tương đương với 43,58% ).
Trong khi đó, số dư tài khoản tiền gửi của dân cư trong năm này là 2324 tỷ đồng, giảm hơn so với năm 2006 là 64 tỷ đồng ( tương đương với 2,68% ).
* Nguyên nhân của tình trạng trên là do:
+ Tiền gửi của các TCKT tại chi nhánh trong năm 2007 so với các năm trước có mức tăng đột biến do huy động vốn từ các doanh nghiệp có nhiều tiềm năng được quan tâm chú trọng hơn. Đặc biệt từ cuối quý II/2007 chi nhánh đã phân công cụ thể cho từng phòng nghiệp vụ có liên quan tới khách hàng về chỉ tiêu huy động vốn, hàng tháng có kiểm điểm, đánh giá kết quả nên huy động vốn của các TCKT đã có chuyển biến tăng lên rõ rệt. Nhiều khách hàng vay vốn có tiềm năng về tiền gửi đã chuyển vốn về gửi tại chi nhánh với khối lượng rất lớn. Mặt khác, chi nhánh đã có những chính sách khuyến mại thích hợp đối với từng doanh nghiệp nên nhiều doanh nghiệp có vốn lớn vẫn duy trì được mức tiền gửi khá ổn định hay đã chuyển thêm vốn về gửi tại chi nhánh. Do vậy năm 2007, huy động vốn từ TCKT của chi nhánh rất thành công và có mức tăng trưởng rất cao.
+ Trong khu vực tiền gửi dân cư, chi nhánh đã phối hợp chặt chẽ với UBND các phường tuyên truyền trên các đài phát thanh để quảng bá các sản phẩm, dịch vụ về tiền gửi dân cư. Mặt khác, chi nhánh cũng tiến hành chỉnh sửa lại một số quỹ tiết kiệm cho khang trang, đẹp đẽ hơn. Đồng thời rất coi trọng công tác giao tiếp với khách hàng… nên đợt huy động kỳ phiếu dự thưởng từ ngày 22/2 đến ngày 24/4 2007, chi nhánh đã huy động vượt 141 tỷ VND so với kế hoạch, đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi ngoại tệ vào cuối năm 2007 đã huy động được 5,62 triệu USD đạt 97% kế hoạch mà NHCT Việt Nam đã giao. Tuy nhiên do tác động cạnh tranh của các TCTD và các tổ chức định chế tài chính, giá thị trường nhà đất hồi phục tăng cao trở lại, đặc biệt là giá vàng, giá tiêu dùng tăng liên tục vào những tháng cuối năm, nên vốn huy động từ tiền gửi dân cư đã không giữ được mức tăng 8,5% vào thời điểm 30/6/2007 mà còn bị sụt giảm 2,68% vào cuối năm 2007. Đây là thách thức không nhỏ trong công trong công tác huy động vốn từ khu vực tiền gửi dân cư của chi nhánh trong thời gian tới.
Cũng từ bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng: Nguồn vốn huy động bằng VND có xu hướng tăng lên và ngoại tệ có xu hướng giảm vào năm 2007 cụ thể: Tiền gửi VND năm 2006 đạt 3497 tỷ đồng tăng 28 tỷ đồng so với năm 2005 (tương đương với 0,81%), đến ngày 31/12/2007 đạt 4040 tỷ đồng tăng lên 534 tỷ đồng (tương đương với 15,53%) so với năm 2006. Trong khi đó tiền gửi ngoại tệ quy VND năm 2006 đạt 853 tỷ đồng, tăng 158 tỷ đồng (tương đương 22,73%) so với năm 2005, nhưng đến năm 2007 chỉ đạt 1101 tỷ đồng tăng 248 tỷ đồng (tương đương 29%) so với năm 2006. Nguyên nhân chủ yếu là do: Năm 2006 do ảnh hưởng của việc tăng lãi suất của FED, đồng thời là sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng làm cho lãi suất huy động vốn VND luôn không ổn định nên tiền gửi VND tăng rất ít (chỉ 0,81%), trong khi huy động ngoại tệ tăng mạnh (22,37%). Nhưng vào năm 2007, FED đã cắt giảm lãi suất làm tỷ giá đồng USD giảm, Ngân hàng hạn chế mua ngoại tệ vào do đó huy động ngoại tệ chỉ tăng 29% so với năm trước. Như vậy tốc độ tăng trưởng tiền gửi huy động bằng VND nhiều hơn so với tốc độ huy động tiền gửi bằng ngoại tệ quy ra VND.
Mặc dù như vậy nhưng trong công tác huy động vốn, chi nhánh NHCT Ba Đình luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu của toàn hệ thống NHCT Việt Nam. Nguồn vốn lớn, ổn định, vững chắc và được phát triển thường xuyên đã góp phần quan trọng trong việc cân đối vốn và đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng. Nâng cao vị thế của Ngân hàng trên thương trường, giúp Ngân hàng dễ dàng mở rộng công tác tín dụng tạo đà cho sự phát triển của Ngân hàng.
2.1.3.2. Về tình hình sử dụng vốn
Song song với việc huy động vốn thì nghiệp vụ sử dụng vốn có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nếu như huy động vốn được coi là điều kiện cần thì sử dụng vốn được coi là điều kiện đủ, quyết định đến sự sống còn của Ngân hàng. Ngân hàng huy động vốn để cho vay nên nếu huy động được nhiều mà không cho vay ra được thì dẫn đến hậu quả “ách tắc vốn” nhưng ngược lại cho vay được mà không thu hồi được nợ thì lại càng không tốt. Do vậy nghiệp vụ sử dụng vốn chỉ cần một sai lầm nhỏ có thể dẫn đến hậu quả khôn lường thậm chí có thể đi tới phá sản đối với bất cứ một Ngân hàng nào.
Nhận thức đúng đắn vấn đề này, NHCT Ba Đình luôn coi trọng nghiệp vụ sử dụng vốn, đặt công tác tín dụng lên hàng đầu theo đúng chủ trương, chính sách của NHCT Việt Nam với phương trâm “phát triển- an toàn- hiệu quả”. Chi nhánh chú trọng tăng trưởng tín dụng phải kiểm soát được vốn cho vay. Trên cơ sở chọn lọc khách hàng, giảm dần dư nợ đối với những doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, vốn chủ sở hữu nhỏ, nâng cao chất lượng thẩm định dự án, coi trọng hiệu quả kinh tế và thực hiện nghiêm túc các quy chế về tín dụng hiện hành. Trong những năm qua, công tác tín dụng của Ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả rất khả quan. Ta có thể thấy được điều đó qua bảng số liệu sau:
Bảng 4: Tình hình sử dụng vốn tại NHCT Ba Đình từ 2005- 2007.
Đơn vị: Tỷ đồng.
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Mức tăng
Tỷ trọng
Số tiền
Mức tăng
Tỷ trọng
Tổng dư nợ
2816
100%
2360
-456
100%
2643
283
100%
Theo thời gian
Ngắn hạn
1850
65,7%
1861
11
78,9%
2195
334
83,05%
Trung dài hạn
966
34,3%
499
-467
21,2%
448
- 11
16,95%
Theo TPKT
DNNN
1708
60,65%
986
-722
41,78%
1120,6
134,6
42,4%
DNNQD
1108
39,35%
1374
266
58,22%
2522,4
1148,4
57,6%
Nguồn: Phòng tổng hợp tiếp thị- NHCT Ba Đình
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: Sự tăng trưởng và phát triển dư nợ cho vay của chi nhánh qua các năm: 2005 là 2816 tỷ đến năm 2006 chỉ đạt 2360 tỷ giảm 456 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do: Trong năm này, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn lớn được duyệt hạn mức cho vay thấp hơn, một số doanh nghiệp trả nợ nhiều hơn so với số vay, hay một số doanh nghiệp xây dựng cầu đường, nhập khẩu phân bón…có tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính yếu kém phải giảm dần dư nợ. Những doanh nghiệp có dư nợ giảm nhiều là VINAFOOD giảm 411 tỷ, nhà máy đạm Phú Mỹ giảm 43 tỷ, VINACHEM 40 tỷ, công ty TRAENCO giảm 14 tỷ, công ty Kim Khí Hà Nội giảm 74 tỷ, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông I giảm 71 tỷ…Mặt khác việc tìm kiếm, khai thác khách hàng tốt để cho vay ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện - Thực trạng và giải pháp Luận văn Luật 0
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Rào cản môi trường của EU đối với hàng thủy sản và giải pháp thích nghi của Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top