Hiện nay, công ty may của chúng tui đã được cổ phần hóa, đó là chủ trương đúng đắn của Nhà nước. Song, có một điều mà chúng tui băn khoăn, đó là: công ty bắt buộc những người làm việc từ 10 năm trở lên tự nguyện làm đơn xin nghỉ việc để giải quyết chế độ một lần, sau đó lại tiếp tục làm việc như người mới xin vào, không có chế độ hưu trí sau này. Công ty làm như thế đúng hay không? Nếu công ty sai, chúng tui kiến nghị ở cơ quan nào?
 

con_gai

New Member
Nếu doanh nghiệp cổ phần hóa thì số lao động dôi dư phải thực hiện theo Nghị định 41 (Nghị định về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp). Trong trường hợp doanh nghiệp mới vẫn cần số lao động này thì vẫn tiếp tục sử dụng họ. Về chế độ đối với người lao động của doanh nghiệp nhà nước thì chấm dứt vào thời điểm này, sau đó chuyển qua công ty cổ phần. Tất cả lao động phải được giải quyết như vậy chứ không chỉ những người lao động trên 10 năm như trong thư bạn trình bày. Chúng tui nêu một số ý kiến để bạn tham khảo như sau: Vào thời điểm chuyển đổi chủ thể, doanh nghiệp nhà nước sẽ kết sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, người lao động có thể nhận trợ cấp một lần, (mỗi năm công tác, Bảo hiểm xã hội trả một tháng lương) hay người lao động có thể bảo lưu thời gian công tác, sau này nếu đủ điều kiện thì vẫn được hưởng chế độ hưu trí bình thường. Vì Luật Bảo hiểm xã hội quy định, tất cả các doanh nghiệp tư nhân cũng như nhà nước, nếu có sử dụng lao động có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên, bắt buộc doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Nếu có những gì mà công ty của bạn giải quyết không phù hợp với pháp luật, bạn và những người lao động có thể kiến nghị với Liên đoàn lao động tỉnh để được hướng dẫn, giải thích.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D ASEAN xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại trong khu vực Luận văn Luật 0
N Giải pháp để khắc phục những hạn chế giải quyết vấn đề về hàng hoá trên thị trường chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
D Kinh nghiệm của các nước ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ trên biển thông qua cơ chế tài phán quốc tế Luận văn Luật 1
K Cơ chế giải quyết tranh chấp trong tư pháp quốc tế và thực tiễn Việt Nam Luận văn Luật 0
A Thiết lập cơ quan tài phán hành chính góp phần hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính Luận văn Luật 0
T Các nước đang phát triển với cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức Thương mại Thế giới Luận văn Luật 0
G Các nước đang phát triển và cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO Luận văn Luật 0
V Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO, các bài học kinh nghiệm của nước và khuyến nghị đối với Việt Nam trong Luận văn Luật 3
K Cơ chế giải quyết tranh chấp trong công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 Luận văn Luật 2
D Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của tổ chức thương mại Thế giới (WTO) Luận văn Luật 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top