nuthanbanggia007_208
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biển và đại dương chiếm 72% diện tích bề mặt trái đất, được thừa nhận
là cái nôi của sự sống loài người. Không ai có thể phủ nhận là tất cả các quốc
gia, dù có chế độ kinh tế chính trị, xã hội, tiềm lực kinh tế quân sự khác nhau,
không kể lớn hay nhỏ về mặt địa lý, có biển hay không có biển đều có những
lợi ích thiết thực gắn liền với biển và đại dương. Vai trò của biển và đại
dương càng lớn, giá trị và lợi ích của biển và đại dương đem lại lợi ích cho
các quốc gia càng nhiều thì các tranh chấp liên quan đến biển và đại dương
ngày càng phức tạp và diễn ra phổ biến trong quan hệ giữa các quốc gia.
Những năm gần đây, các quốc gia có xu hướng dần tăng cường khả
năng kiểm soát các đảo, bãi san hô và cả các vùng nước xung quanh. Kết quả
là thường xuyên xảy ra tranh chấp giữa các bên. Để giải quyết các tranh chấp
có thể xảy ra giữa các Quốc gia về việc giải thích hay áp dụng CƯLB 1982,
CƯLB 1982 quy định các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ giải quyết mọi
tranh chấp giữa họ bằng các phương pháp hòa bình theo đúng Điều 2, khoản 3
của Hiến chương Liên hợp quốc. Các bên có thể tự do lựa chọn giải quyết
tranh chấp bằng bất kỳ phương pháp hòa bình nào do các bên lựa chọn. Bất
kỳ một quốc gia thành viên nào tham gia vào một vụ tranh chấp liên quan đến
việc giải thích hay áp dụng Công ước đều có thể yêu cầu các bên khác đưa vụ
tranh chấp ra hòa giải theo thủ tục mà Công ước đã quy định. Trong trường
hợp khi tranh chấp không thể giải quyết được bằng thủ tục hòa giải thì vụ việc
có thể được đưa ra trước tòa án có thẩm quyền, trong số đó có Tòa án quốc tế
về Luật biển – Cơ quan tài phán quốc tế mới được lập ra trong khuôn khổ của
Công ước.
Việt Nam nằm trên các tuyến hàng hải và hàng không, huyết mạch giữa
Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nối liền Châu Âu, Trung Cận Đông với
7
Đông Á và bờ biển phía Tây Châu Mỹ. Điều này vừa tạo điều kiện thuận lợi
cho Việt Nam vươn ra biển nâng cao vị trí chính trị và kinh tế của Việt Nam,
vừa đặt ra những thách thức phức tạp do sự cạnh tranh giữa các nước lớn khác
trong khu vực trọng yếu này. Trong những năm qua, Việt Nam đã giải quyết
một số tranh chấp liên quan đến phân định vùng biển chồng lấn với các nước
láng giềng. Tuy nhiên các tranh chấp trên biển mà ta đang và sẽ phải giải
quyết hết sức đa dạng. Như vậy, Việt Nam cần có sự chuẩn bị để tránh bị tác
động khi các nước có liên quan chủ động hay đề xuất việc sử dụng cơ quan
tài phán là TALB.
Với tình hình tranh chấp Biển Đông diễn ra ngày càng căng thẳng hiện
nay thì việc chuẩn bị mọi cách giải quyết tranh chấp đối với những
nước có lợi ích gắn liền với Biển Đông là điều hết sức cần thiết. Đối với Việt
Nam, chủ quyền thiêng liêng của đất nước là bất khả xâm phạm, và lòng tự
tôn dân tộc. Con người Việt Nam đang ra sức bảo vệ phần lãnh thổ thiêng
liêng của Tổ quốc, và đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hiện
nay. Vì thế việc nghiên cứu cách giải quyết tranh chấp trên biển bằng
Tòa án quốc tế về Luật biển – một trong những cơ chế giải quyết tranh chấp
theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 là yêu cầu mang
tính cấp thiết đối với các Quốc gia ven biển trên thế giới nói chung và với
Việt Nam nói riêng. Đây chính là lý do để tác giả chọn vấn đề “Giải quyết
tranh chấp trên biển bằng Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS)” làm đề tài
nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Một số công trình nghiên cứu có liên quan:
- Tòa án quốc tế về luật biển (2006), Nhà xuất bản tư pháp; T.S.
Nguyễn Hồng Thao chủ biên.
- Cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước của Liên hợp quốc về
Luật biển năm 1982 – Luận văn thạc sỹ Luật học năm 2008, tác giả: Nguyễn
Mạnh Đông, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Giới thiệu một số vấn đề cơ bản của Luật biển Việt Nam (2004), Nhà
xuất bản chính trị Quốc gia, Ban Biên giới – Bộ ngoại giao chủ biên.
Đây là những tài liệu hết sức quý giá, có giá trị lý luận và thực tiễn cao
trong việc nghiên cứu vấn đề này. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên
chưa đi sâu nghiên cứu các vấn đề như Quy tắc tố tụng của TALB, Phân tích
các án lệ điển hình để thấy quan điểm giải quyết các vụ án của TALB. Theo
đó, tác giả rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình xét xử của TALB và
những chuẩn bị cho Việt Nam khi đệ trình giải quyết tranh chấp lên TALB
3. Mục tiêu nghiên cứu
Xuất phát từ lý do nêu trên, mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đưa ra
bài học kinh nghiệm và những chuẩn bị cho Việt nam khi giải quyết các vấn
đề trên biển tại TALB.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định liên quan đến quy chế
của TALB, nội quy của TALB, thực tiễn các phán quyết và ý kiến tư vấn của
TALB, các tranh chấp trên biển của Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm: Tổ chức, thẩm quyền, quy tắc
tố tụng, nội quy của TALB, một số phán quyết và ý kiến tư vấn của TALB,
các loại tranh chấp mà Việt Nam đã đang và sẽ phải giải quyết, bài học kinh
nghiệm và những chuẩn bị cho Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Bên cạnh đó, luận văn còn được nghiên cứu dựa trên các phương pháp
nghiên cứu khoa học chuyên ngành như: lịch sử, so sánh, quy nạp, diễn dịch,
so sánh, tổng hợp, xã hội học để làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu.
6. Đóng góp mới của đề tài
Bổ sung những nghiên cứu gần đây nhất của các học giả liên quan đến
cách giải quyết tranh chấp trên biển bằng TALB.
Từ việc nghiên cứu một cách tổng quan về TALB, quy tắc tố tụng, thực
tiễn xét xử giải quyết tranh chấp tác giả đưa ra những bài học kinh nghiệm về
thực tiễn xét xử của TALB, theo đó đặt ra những vấn đề mà Việt nam cần
chuẩn bị khi giải quyết tranh chấp tại TALB.
7. Kết cấu của Luận văn
Chương 1: Tổng quan về giải quyết tranh chấp trên biển và Tòa án
Quốc tế về Luật biển
Chương 2: Thủ tục tố tụng, thực tiễn xét xử giải quyết tranh chấp
của Tòa án quốc tế về Luật biển và Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Chương 3: Những chuẩn bị cho Việt Nam khi giải quyết tranh chấp
trên biển bằng Tòa án Quốc tế về Luật biển
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biển và đại dương chiếm 72% diện tích bề mặt trái đất, được thừa nhận
là cái nôi của sự sống loài người. Không ai có thể phủ nhận là tất cả các quốc
gia, dù có chế độ kinh tế chính trị, xã hội, tiềm lực kinh tế quân sự khác nhau,
không kể lớn hay nhỏ về mặt địa lý, có biển hay không có biển đều có những
lợi ích thiết thực gắn liền với biển và đại dương. Vai trò của biển và đại
dương càng lớn, giá trị và lợi ích của biển và đại dương đem lại lợi ích cho
các quốc gia càng nhiều thì các tranh chấp liên quan đến biển và đại dương
ngày càng phức tạp và diễn ra phổ biến trong quan hệ giữa các quốc gia.
Những năm gần đây, các quốc gia có xu hướng dần tăng cường khả
năng kiểm soát các đảo, bãi san hô và cả các vùng nước xung quanh. Kết quả
là thường xuyên xảy ra tranh chấp giữa các bên. Để giải quyết các tranh chấp
có thể xảy ra giữa các Quốc gia về việc giải thích hay áp dụng CƯLB 1982,
CƯLB 1982 quy định các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ giải quyết mọi
tranh chấp giữa họ bằng các phương pháp hòa bình theo đúng Điều 2, khoản 3
của Hiến chương Liên hợp quốc. Các bên có thể tự do lựa chọn giải quyết
tranh chấp bằng bất kỳ phương pháp hòa bình nào do các bên lựa chọn. Bất
kỳ một quốc gia thành viên nào tham gia vào một vụ tranh chấp liên quan đến
việc giải thích hay áp dụng Công ước đều có thể yêu cầu các bên khác đưa vụ
tranh chấp ra hòa giải theo thủ tục mà Công ước đã quy định. Trong trường
hợp khi tranh chấp không thể giải quyết được bằng thủ tục hòa giải thì vụ việc
có thể được đưa ra trước tòa án có thẩm quyền, trong số đó có Tòa án quốc tế
về Luật biển – Cơ quan tài phán quốc tế mới được lập ra trong khuôn khổ của
Công ước.
Việt Nam nằm trên các tuyến hàng hải và hàng không, huyết mạch giữa
Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nối liền Châu Âu, Trung Cận Đông với
7
Đông Á và bờ biển phía Tây Châu Mỹ. Điều này vừa tạo điều kiện thuận lợi
cho Việt Nam vươn ra biển nâng cao vị trí chính trị và kinh tế của Việt Nam,
vừa đặt ra những thách thức phức tạp do sự cạnh tranh giữa các nước lớn khác
trong khu vực trọng yếu này. Trong những năm qua, Việt Nam đã giải quyết
một số tranh chấp liên quan đến phân định vùng biển chồng lấn với các nước
láng giềng. Tuy nhiên các tranh chấp trên biển mà ta đang và sẽ phải giải
quyết hết sức đa dạng. Như vậy, Việt Nam cần có sự chuẩn bị để tránh bị tác
động khi các nước có liên quan chủ động hay đề xuất việc sử dụng cơ quan
tài phán là TALB.
Với tình hình tranh chấp Biển Đông diễn ra ngày càng căng thẳng hiện
nay thì việc chuẩn bị mọi cách giải quyết tranh chấp đối với những
nước có lợi ích gắn liền với Biển Đông là điều hết sức cần thiết. Đối với Việt
Nam, chủ quyền thiêng liêng của đất nước là bất khả xâm phạm, và lòng tự
tôn dân tộc. Con người Việt Nam đang ra sức bảo vệ phần lãnh thổ thiêng
liêng của Tổ quốc, và đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hiện
nay. Vì thế việc nghiên cứu cách giải quyết tranh chấp trên biển bằng
Tòa án quốc tế về Luật biển – một trong những cơ chế giải quyết tranh chấp
theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 là yêu cầu mang
tính cấp thiết đối với các Quốc gia ven biển trên thế giới nói chung và với
Việt Nam nói riêng. Đây chính là lý do để tác giả chọn vấn đề “Giải quyết
tranh chấp trên biển bằng Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS)” làm đề tài
nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Một số công trình nghiên cứu có liên quan:
- Tòa án quốc tế về luật biển (2006), Nhà xuất bản tư pháp; T.S.
Nguyễn Hồng Thao chủ biên.
- Cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước của Liên hợp quốc về
Luật biển năm 1982 – Luận văn thạc sỹ Luật học năm 2008, tác giả: Nguyễn
Mạnh Đông, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Giới thiệu một số vấn đề cơ bản của Luật biển Việt Nam (2004), Nhà
xuất bản chính trị Quốc gia, Ban Biên giới – Bộ ngoại giao chủ biên.
Đây là những tài liệu hết sức quý giá, có giá trị lý luận và thực tiễn cao
trong việc nghiên cứu vấn đề này. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên
chưa đi sâu nghiên cứu các vấn đề như Quy tắc tố tụng của TALB, Phân tích
các án lệ điển hình để thấy quan điểm giải quyết các vụ án của TALB. Theo
đó, tác giả rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình xét xử của TALB và
những chuẩn bị cho Việt Nam khi đệ trình giải quyết tranh chấp lên TALB
3. Mục tiêu nghiên cứu
Xuất phát từ lý do nêu trên, mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đưa ra
bài học kinh nghiệm và những chuẩn bị cho Việt nam khi giải quyết các vấn
đề trên biển tại TALB.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định liên quan đến quy chế
của TALB, nội quy của TALB, thực tiễn các phán quyết và ý kiến tư vấn của
TALB, các tranh chấp trên biển của Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm: Tổ chức, thẩm quyền, quy tắc
tố tụng, nội quy của TALB, một số phán quyết và ý kiến tư vấn của TALB,
các loại tranh chấp mà Việt Nam đã đang và sẽ phải giải quyết, bài học kinh
nghiệm và những chuẩn bị cho Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Bên cạnh đó, luận văn còn được nghiên cứu dựa trên các phương pháp
nghiên cứu khoa học chuyên ngành như: lịch sử, so sánh, quy nạp, diễn dịch,
so sánh, tổng hợp, xã hội học để làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu.
6. Đóng góp mới của đề tài
Bổ sung những nghiên cứu gần đây nhất của các học giả liên quan đến
cách giải quyết tranh chấp trên biển bằng TALB.
Từ việc nghiên cứu một cách tổng quan về TALB, quy tắc tố tụng, thực
tiễn xét xử giải quyết tranh chấp tác giả đưa ra những bài học kinh nghiệm về
thực tiễn xét xử của TALB, theo đó đặt ra những vấn đề mà Việt nam cần
chuẩn bị khi giải quyết tranh chấp tại TALB.
7. Kết cấu của Luận văn
Chương 1: Tổng quan về giải quyết tranh chấp trên biển và Tòa án
Quốc tế về Luật biển
Chương 2: Thủ tục tố tụng, thực tiễn xét xử giải quyết tranh chấp
của Tòa án quốc tế về Luật biển và Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Chương 3: Những chuẩn bị cho Việt Nam khi giải quyết tranh chấp
trên biển bằng Tòa án Quốc tế về Luật biển
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: bài học cho việt nam về luật biển quốc tế, Nguyễn Lê Quân Luận văn Th.S Luật học, Thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Toà án Luật biển Quốc tế ITLOS - Một số đề xuất cho Việt Nam, các công trình nghiên cứu về giải quyết tranh chấp của Tòa án Luật biển Quốc tế ITLOS, thực trạng giải quyết tranh chấp, bảo vệ chủ quyền của Tòa án quốc tế về luật biển hiện nay