MitMat_MitMat

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Trình bày, phân tích và đánh giá các bằng chứng lịch sử để từ đó chứng minh quá trình xác lập và thực hiện chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là phù hợp với thực tế lịch sử cũng như luật pháp quốc tế. Tìm hiểu về lịch sử hình thành, thành phần và cơ cấu tổ chức, thẩm quyền xét xử, trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp của Tòa án Công lý Quốc tế, từ đó xác định hướng đi cho Việt Nam khi khởi kiện đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa. Đề xuất các phương hướng và lộ trình khi Việt Nam khởi kiện các nước liên quan tại Tòa án Công lý Quốc tế để giải quyết tranh chấp đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Biển và đảo Việt Nam nằm ở khoảng giao điểm của các luồng đường, luồng
hàng từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc, có nhiều thuận lợi cho giao thương, cho
tiếp xúc, hội nhập về kinh tế, về văn hóa, nhất là trong cách mạng thương
nghiệp, cách mạng công nghiệp, thời đại mà chủ nghĩa tư bản phương Tây đang
tìm đường bành trướng sang phương Đông.
Thế nhưng, biển và đảo trong hoàn cảnh đổi thay của thế giới, lại trở thành
mối nguy hiểm thường xuyên cho đất nước trước nguy cơ xâm lược và thôn tính
của kẻ thù cả ở phương Đông và phương Tây, ở cả phía Nam và phía Bắc. Trong
bối cảnh lịch sử đó, việc tiến ra Biển Đông, không chỉ là nhu cầu phát triển của
đất nước, mở mang kinh tế, giao lưu văn hóa, mà còn là bảo vệ nền độc lập dân
tộc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
Trước nguy cơ nguồn tài nguyên trên đất liền đang ngày càng cạn kiệt, các
quốc gia đang từng bước dịch chuyển, tăng cường hướng quan tâm của mình ra
biển và đại dương. Xu thế tiến ra biển, chiếm lĩnh và khống chế biển, sử dụng và
khai thác biển đang trở thành xu thế chung của cả nhân loại. Khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương và khu vực Biển Đông cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Mặc khác, phân tích trên khía cạnh lợi ích nhiều mặt có thể đạt được từ việc làm
chủ được hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bất kỳ quốc gia nào ven bờ Biển
Đông đều mong muốn thiết lập được chủ quyền của mình trên hai quần đảo này.
Từ những lý do nêu trên, trong vùng Biển Đông đã và đang tồn tại những
tranh chấp về chủ quyền rất phức tạp và kéo dài. Tình hình tranh chấp này không
chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, quốc phòng, sự phát triển của Việt Nam mà
còn ảnh hưởng đến cả hòa bình, ổn định và phát triển của toàn khu vực.
Vấn đề tranh chấp về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa hiện nay đang là vấn đề nóng, nhạy cảm đối với Việt Nam và khu vực. Yêu
cầu chứng minh và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo
này là phù hợp với thực tế lịch sử và luật pháp quốc tế đã và đang được đặt ra hết
sức cấp thiết. Với tất cả các tài liệu liên hệ về lịch sử, địa lý, tài nguyên...thuộc
chủ quyền của nhà nước Việt Nam trên hai quần đảo đó đã chứng minh được tính
pháp lý về chủ quyền của nhà nước Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Thế
nhưng, hiện nay vẫn có một số thế lực tìm mọi cách xuyên tạc sự thật những chứng
cứ do lịch sử để lại để vi phạm chủ quyền trên hai quần đảo này của Việt Nam.
Mặc dù vấn đề này đã được Việt Nam và các quốc gia hữu quan, quan tâm
giải quyết, song do quan điểm, lập trường của các bên còn khác nhau quá xa nên
việc đưa ra được những phương hướng, giải pháp thích hợp và được các bên hữu
quan cùng chấp thuận luôn gặp rất nhiều khó khăn. Tranh chấp chủ quyền đối
với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tiếp tục tồn tại và nguy cơ xung đột
tiềm tàng xuất phát từ những tranh chấp này có thể gây những ảnh hưởng xấu
đến hòa bình, ổn định trong khu vực.
2. Tình hình nghiên cứu:
Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam đã và đang trở thành một vần đề hết
sức nóng bỏng, có liên quan đến nhiều nước và thu hút được sự quan tâm của
nhiều quốc gia, nhiều học giả, giới nghiên cứu trên toàn thế giới.
Hàng loạt các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, nhà sử học
trong và ngoài nước đã được ấn hành xuất bản có liên quan đến hai quần đảo
này. Trong đó có nhiều công trình nghiên cứu của các học giả uy tín nổi tiếng thế
giới, đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này cả về
phương diện lịch sử và luật pháp quốc tế. Đã có một số công trình nghiên cứu
tiêu biểu, đó là: “Cuộc tranh chấp Việt – Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa” của tác giả Lưu Văn Lợi, NXB Công an nhân dân Hà Nội, năm 1995;
Luận án Phó tiến sỹ Luật học của tác giả Hoàng Trọng Lập về “Tranh chấp hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa và luật pháp quốc tế” năm 1996…Các tác giả nước
ngoài cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này như: “Cuộc tranh chấp
quần đảo Trường Sa – Ai là chủ sở hữu đầu tiên” của tác giả Daniel J.Drurek, năm
1996; “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” của tác giả Monique
Chemiilier – Grendreau năm 1997…
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trong nước chỉ đưa ra những giải pháp
chung chung cho Việt Nam khi giải quyết tranh chấp hai quần đảo. Chưa có tài
liệu nào đi sâu, nghiên cứu tìm giải pháp cho Việt Nam khi đưa vụ kiện ra cơ quan
tài phán quốc tế. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài cũng chỉ mang tính
tham khảo, khuyến cáo Việt Nam nên giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa
bình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
- Trình bày, phân tích và đánh giá các bằng chứng lịch sử để từ đó chứng
minh quá trình xác lập và thực hiện chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa là phù hợp với thực tế lịch sử cũng như luật pháp quốc tế.
- Tìm hiểu về lịch sử hình thành, thành phần và cơ cấu tổ chức, thẩm quyền
xét xử, trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp của Tòa án Công lý Quốc tế, từ đó
xác định hướng đi cho Việt Nam khi khởi kiện đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa.
- Đề xuất các phương hướng và lộ trình khi Việt Nam khởi kiện các nước
liên quan tại Tòa án Công lý Quốc tế để giải quyết tranh chấp đối với quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa.
4. Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Cơ sở lý luận của đề tài là quan điểm, lập trường chính thức của Nhà nước
Việt Nam về chủ quyền lãnh thổ đối với hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.
Dựa trên cơ sở lý luận, các căn cứ pháp lý về xác lập chủ quyền lãnh thổ trong
những quy định của luật pháp và thực tiễn quốc tế.
Để giải quyết đề tài này, chúng tui sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau đây:
Phương pháp luận sử học
Phương pháp logic học
Phương pháp so sánh, đánh giá, phân tích, tổng hợp và thống kê từ nhiều
nguồn tư liệu khác nhau.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top