greenapple_xox

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Kể từ khi bắt đầu tiến hành Đổi Mới vào năm 1986, Việt Nam đã bắt
đầu hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ đặc biệt hội
nhập sâu và toàn diện vào sân chơi toàn cầu khi chính thức gia nhập Tổ chức
Thƣơng mại Quốc tế (WTO) năm 2007.
Chính trong bối cảnh hội nhập quốc tế nhƣ vậy, điều dễ dàng nhận thấy
mỗi một quốc gia đều có một hệ thống các quy định pháp luật riêng và các
quy phạm pháp luật này khác với quy phạm pháp luật của các quốc gia khác
thậm chí là hoàn toàn trái ngƣợc. Nguyên nhân của sự khác nhau về pháp luật
của mỗi quốc gia do xuất phát từ các đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội và điều
kiện lịch sử hình thành của mỗi quốc gia đó.
Sự khác nhau về hệ thống pháp luật giữa các quốc gia sẽ dẫn đến
XĐPL khi điều chỉnh một quan hệ pháp luật có yếu tố nƣớc ngoài đặc biệt
trong lĩnh vực hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài.
Vì vậy, pháp luật Việt Nam vẫn cần thiết phải hoàn thiện để tham gia
hội nhập kinh tế quốc tế. Theo đó, các quy định pháp luật cần có sự
thống nhất và phù hợp theo thông lệ của thế giới nói chung và trong lĩnh vực
hợp đồng nói riêng, đặc biệt là việc giải quyết XĐPL về hợp đồng để đảm bảo
quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể trong và ngoài nƣớc.
Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự 2005 mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể
so với Bộ luật Dân sự 1995 về những quy định liên quan đến Phần thứ 7 về
Quan hệ dân sự có yếu tố nƣớc ngoài. Tuy nhiên, những quy định về giải
quyết xung đột pháp luật tại Phần này của Bộ luật Dân sự 2005 còn có những
điểm bất cập, chƣa phù hợp hay gây khó khăn cho việc áp dụng hay không
thể áp dụng đƣợc trên thực tế. Điều này đã gây nhiều khó khăn cho việc hội
nhập kinh tế của Việt Nam và đồng thời cũng chƣa tƣơng thích với xu thế
phát triển của pháp luật của các quốc gia trên thế giới hiện nay. Chính vì vậy,
tại kỳ họp thứ 8 Khóa XIII năm 2014, Quốc hội Việt Nam đã cho ý kiến về dự
thảo sửa đổi Bộ luật Dân sự 2005. Ngoài ra, Quốc hội Việt Nam tại kỳ họp
thứ 8 Khóa XIII đã bắt đầu xây dựng một đạo luật riêng về tƣ pháp quốc tế để
pháp điển hóa các quy định liên quan đến tƣ pháp quốc tế
Do đó, bằng việc nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích đề tài “Giải quyết
xung đột pháp luật về hợp đồng” để đƣa ra cái nhìn tổng quát về các quy định
pháp luật liên quan đến lĩnh vực xung đột hợp đồng theo quy định của Bộ luật
Dân sự 2005 và các quy định pháp luật khác có liên quan và hƣớng giải quyết
XĐPL trong lĩnh vực hợp đồng theo các quy định của pháp luật Việt Nam
hiện hành. Đồng thời, tác giả cũng mong muốn đƣa ra những kiến nghị để sửa
đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định của Bộ luật Dân sự 2005 trong lĩnh
vực giải quyết XĐPL về hợp đồng và đóng góp đối với việc xây dựng đạo
luật về tƣ pháp quốc tế riêng biệt của Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu trong vấn đề xung đột pháp luật và xung đột pháp luật
trong lĩnh vực hợp đồng tại Việt Nam đã có một số đề tài nhƣ:
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Bá Chiến về “Cơ sở lý luận và thực tiễn về
hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật xung đột ở Việt Nam”; Luận án tiến
sĩ của Nguyễn Thị Thuận về “Giải quyết xung đột về hiệu lực và áp dụng giữa
các điều ước quốc tế”; Luận án tiến sĩ của Nguyễn Công Khanh về “Cơ sở lý
luận và thực tiễn của pháp luật điều chỉnh một số quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài ở nước ta hiện nay”; Luận án tiến sĩ của Nông Quốc Bình về
“Pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam”;
Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Thị Thoa về “Giải quyết tranh chấp hợp đồng
thương mại quốc tế bằng tòa án”; Luận văn thạc sỹ của Phạm Thành Tài về
“Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài theo quy định
của pháp luật Việt Nam trong mối tương quan so sánh với pháp luật một số
nước trên thế giới”; Luận văn thạc sỹ của Lê Thu Hƣờng về “Một số vấn đề
pháp luật và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có
yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài”; Luận
văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Mai Hƣơng về “So sánh chế định giao kết hợp
đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ”, ...
Các công trình nghiên cứu nhƣ: Nguyễn Tiến Vinh: “Bàn về việc hoàn
thiện các quy định trong Phần VII “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài”
(Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật, số 5/2003, tr.45252); Đỗ Văn Đại: “Tư pháp
Quốc tế Việt Nam và vấn đề dẫn chiếu trong lĩnh vực hợp đồng” (Tạp chí
Nghiên cứu Lập pháp số 10/2003, tr. 64271), .v.v...
Các sách chuyên khảo nhƣ: "Giáo trình Luật Thương mại quốc tế", của
Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội do PGS. TS Nguyễn Bá Diến chủ biên,
2005, .v.v...
Các công trình về xung đột pháp luật của nƣớc ngoài nhƣ: Conflict of
laws (Michael Freeman, Published by the University of London Press, 2004);
Yeo Tiong Min, Professor of Law, School of Law, Singapore Management
University: “The conflict of laws”, .v.v...
Tóm lại, đã có rất nhiều đề tài, công trình nghiên cứu về xung đột pháp
luật, một số vấn đề về quy phạm xung đột và việc áp dụng quy phạm xung đột
trong thực tiễn nhất là trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, thừa kế có yếu tố
nƣớc ngoài và mua bán hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên, trong tất cả các công
trình nêu trên và theo tác giả đƣợc biết thì chƣa có một công trình nào chỉ tập
trung nghiên cứu chuyên sâu, phân tích, đánh giá một cách có hệ thống và
tổng thể đối với quy phạm xung đột về hợp đồng tại Việt Nam.
Do đó, đề tài “Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng” nhằm mục
đích nghiên cứu một cách chuyên sâu, tổng hợp, khái quát, đánh giá một cách có hệ thống các quy định giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng và hoàn
thiện các quy phạm xung đột pháp luật về hợp đồng của Bộ luật Dân sự 2005.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn
Mục đích nghiên cứu:
- Phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất những quan điểm, phƣơng
hƣớng và kiến nghị cụ thể để hoàn thiện các quy định giải quyết xung đột
pháp luật về hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 hiện hành.
Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài luận văn:
- Phân tích thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về giải
quyết xung đột pháp luật về hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài theo quy định của
Bộ luật Dân sự 2005.
- Đƣa ra những kiến nghị và đề xuất giải pháp góp phần sửa đổi, bổ
sung các quy định giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng có yếu tố nƣớc
ngoài theo quy định tại Phần thứ 7 của Bộ luật Dân sự 2005.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng đƣợc nghiên cứu của đề tài là các quy phạm pháp luật xung
đột về hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài chủ yếu trong Bộ luật Dân sự 2005 và
các quy định pháp luật khác có liên quan của pháp luật Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung vào phân tích chủ yếu các
quy định về giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài
theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005. Đề tài chỉ phân tích những quy phạm
pháp luật xung đột về lĩnh vực hợp đồng theo Bộ luật Dân sự 2005 mà những
quy định này còn có những điểm bất cập, không phù hợp với tình hình thực tế
hay gây khó khăn trên thực tế khi áp dụng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lênin, phƣơng pháp phân tích và tổng
hợp, phƣơng pháp luật học so sánh và phƣơng pháp thu thập thông tin để giải
quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra. Các phƣơng pháp này đƣợc sử dụng linh
hoạt trong các phần khác nhau của luận văn.
Ngoài ra, luận văn còn đƣợc nghiên cứu trên cơ sở xem xét, so sánh
tính phổ biến của pháp luật quốc tế và pháp luật các nƣớc trong lĩnh vực giải
quyết xung đột pháp luật về hợp đồng. Luận văn cũng kết hợp chặt chẽ giữa
lý luận và thực tiễn trong quá trình nghiên cứu và giải quyết những vấn đề mà
đề tài đặt ra.
6. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Luận văn giới thiệu, trình bày một cách tổng hợp, khái quát các quy
định của Bộ luật Dân sự 2005 về việc áp dụng các quy phạm xung đột pháp
luật để điều chỉnh các loại hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài.
Luận văn làm rõ thêm một số quan điểm, đề xuất những phƣơng hƣớng
và giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống các quy định liên quan đến việc
giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng của Bộ luật Dân sự 2005.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm ba chƣơng:
Chương 1: Khái quát chung về xung đột pháp luật và xung đột pháp
luật về hợp đồng.
Chương 2: Thực trạng giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng của
Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong giải quyết
xung đột pháp luật về hợp đồng.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

standbyu

Member
Re: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 08

Mình muốn down tài liệu này nhưng link trên hỏng, mod cho lại link giúp mình được không?
Mình tìm thấy link tài liệu này tại đây:
 

daigai

Well-Known Member
Re: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 08

Sau bảo sửa link, khỏi cần đề xuất link khác làm gì nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh Y dược 1
D thực trạng phòng ngừa và giải quyết xung đột nội bộ của công ty cổ phần dược Hậu Giang Văn hóa, Xã hội 0
D Bài giảng Giải quyết xung đột thẩm quyền dân sự quốc tế Luận văn Luật 0
D giải quyết xung đột pháp luật (XĐPL) về hợp đồng (HĐ) theo quy định của pháp luật Việt Nam Luận văn Luật 0
K Mối tương quan giữa biểu tượng về uy quyền người cha và kỹ năng giải quyết xung đột trong cuộc đời t Tâm lý học đại cương 0
D Đề xuất chính sách giảm thiểu ô nhiễm môi trường thông qua việc nhận dạng và giải quyết xung đột môi Kinh tế quốc tế 3
A Xung đột xã hội trong việc giải quyết đất đai và nguy cơ phát sinh thành điểm nóng trên địa bàn tỉnh Hà Tây (Hà Nội) Văn hóa, Xã hội 2
S Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam trong mối tương quan so sánh với pháp luật nước trên thế giới Luận văn Luật 0
G 5 phương pháp giải quyết xung đột Mẹo vặt cuộc sống 0
H Giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam Luận văn Luật 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top