Download miễn phí Giáo án Hóa học 12 - Bài 28: Kim lọai kiềm





GV yêu cầu HS nghiên cứu tính chất hoá học của kim loại kiềm theo quy trình sau:

đoán tính chất hoá học Kiểm tra đoán Kết luận

* Chú ý: Không thực hiện phản ứng của kim loại kiềm với axit vì phản ứng rất mãnh liệt, gây nổ.

* GV có thể cho nhóm HS quan sát một số thí nghiệm: Natri phản ứng với nước (nhận biết sản phẩm tạo thành bằng dung dịch phenolphltalein); natri cháy trong khí Clo (nhận biết sản phẩm tạo thành bằng dung dịch AgNO3).

* Kết luận: Sau khi kiểm tra dự đoán, HS có kết luận về tính chất đặc trưng của kim loại kiềm.

* GV tổ chức cho HS làm việc, tổ chức thảo luận và GV hoàn thiện

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Bài 28: KIM LỌAI KIỀM
I. Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức
Biết:
Vị trí, cấu tạo nguyên tử, cấu tạo đơn chất, số oxi hoá, năng lượng ion hoá..., một số ứng dụng của kim loại kiềm trong sản xuất.
Hiểu:
* Tính chất vật lí: nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tương đối thấp, khối lượng riêng tương đối nhỏ, độ cứng nhỏ.
* Tính chất hoá học đặc trựng của kim loại kiềm là tính khử mạnh.
* Phương pháp điều chế kim loại kiềm là điện phân nóng chảy muối halogenua hay hiđroxit nóng chảy.
2. Kĩ năng
* Biết thực hiện các thao tác tư duy logic theo trình tự:
Vị trí, cấu tạo nguyên tử đ tính chất chung đ phương pháp điều chế.
* đoán tính chất chung và nguyên tắc điều chế kim loại kiềm, căn cứ vào vị trí, cấu tạo, thế điện cực chuẩn... của kim loại kiềm.
* Kiểm tra đoán bằng cách nhớ lại kiến thức đã biết, khai thác các thông tin ở bài học qua kênh chữ, kênh hình, bảng số liệu, quan sát một số thí nghiệm, băng hình...
* Rút ra kết luận về tính chất chung và nguyên tắc điều chế kim loại kiềm. Viết được các PTHH dạng khái quát với kim loại kiềm.
II. Chuẩn bị:
1. Dụng cụ:
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
- Bảng 6.1 và 6.2 phóng to.
- Sơ đồ điện phân NaCl nóng chảy (điều chế natri), sơ đồ phản ứng xảy ra trên các điện cực và phản ứng điện phân.
- Đĩa hình về 1 số phản ứng của natri và kim loại kiềm khác (nếu có)
- Cốc thuỷ tinh, đèn cồn, ống nghiệm, công cụ điều chế khí Clo
2. Hoá chất:
- HCl đặc và MnO2, nước cất, dung dịch phenolphthalein, dung dịch AgNO3, cồn
III. hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: (5 phút)
GV yêu cầu HS:
- Quan sát bảng tuần hoàn, nêu vị trí nhóm kim loại kiềm, đọc tên các nguyên tố trong nhóm.
- Viết cấu hình electron của Na, Li, K và cho biết đặc điểm của lớp electron ngoài cùng và khả năng cho, nhận electron của nguyên tử.
- Quan sát bảng 6.1 và 6.2 SGK và cho biết năng lượng ion hoá, thế điện cực chuẩn E0, mạng tinh thể của một số kim loại kiềm, rút ra nhận xét.
- Suy đoán tính chất hoá học đặc trưng của kim loại kiềm.
I. Vị trí và cấu tạo:
1. Vị trí của kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn:
HS: Tìm hiểu trong bảng tuần hoàn
2. Cấu tạo của kim loại kiềm:
HS nêu:
* Cấu hình electron .
- Nguyên tử chỉ có 1e ở lớp ngoài cùng thuộc phân lớp s.
* Năng lượng ion hoá thứ nhất có giá trị nhỏ nhất trong các kim loại và giảm dần Li đến Cs.
*Cấu tạo đơn chất: Các đơn chất có mang tinh thể lập phương tâm khối, không bền.
* Số oxi hoá: Nguyên tử kim loại kiềm dễ dàng tách 1e để trở thành ion dương có điện tích 1 +.
Hoạt động 2: (5 phút).
GV yêu cầu HS phát biểu, 2-3 HS nhận xét, bổ sung và hoàn thiện.
GV có thể cho HS xem hình
II. Tính chất vật lí:
HS làm việc cá nhân
- Quan sát bảng tóm tắt cấu tạo và tính chất vật lí của kim loại kiềm, mục nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lương riêng, độ cứng, thế điện cực chuẩn.
- Đọc 1 số thông tin trong bài về tính chất vật lí.
- Rút ra nhận xét và phát biểu ý kiến.
Hoạt động 3: (15 phút)
* GV yêu cầu HS nghiên cứu tính chất hoá học của kim loại kiềm theo quy trình sau:
đoán tính chất hoá học đ Kiểm tra đoán đ Kết luận
* Chú ý: Không thực hiện phản ứng của kim loại kiềm với axit vì phản ứng rất mãnh liệt, gây nổ.
* GV có thể cho nhóm HS quan sát một số thí nghiệm: Natri phản ứng với nước (nhận biết sản phẩm tạo thành bằng dung dịch phenolphltalein); natri cháy trong khí Clo (nhận biết sản phẩm tạo thành bằng dung dịch AgNO3).
* Kết luận: Sau khi kiểm tra dự đoán, HS có kết luận về tính chất đặc trưng của kim loại kiềm.
* GV tổ chức cho HS làm việc, tổ chức thảo luận và GV hoàn thiện
III. Tính chất hoá học:
HS làm việc cá nhân (hay theo nhóm) và thảo luận toàn lớp:
- đoán tính chất hoá học của kim loại kiềm, dựa vào những đặc điểm về vị trí, cấu tạo nguyên tử.
- Kiểm tra dự đoán: Đọc các thông tin trong bài học, nhớ lại một số phản ứng đã biết về tác dụng của kim loại kiềm với phi kim, với dung dịch axit, với nước. Viết phương trình hóa học dưới dạng tổng quát.
1. Tác dụng với phi kim
Đặc biệt: Na cháy trong oxi khô tạo thành peoxit Na2O2, chất này phản ứng với nước tạo thành NaOH và H2O2 có tính oxi hoá mạnh.
2. Tác dụng với axit
Khử dễ dàng ion H+ trong dung dịch axit tạo thành khí H2. Phản ứng mãnh liệt, gây nổ:
3. Tác dụng với nước
Khử được nước dễ dàng, tạo thành dung dịch bazơ và H2 :
2M + 2H2O 2MOH + H2
Hoạt động 4: (15 phút)
GV hoàn chỉnh kết luận như SGK.
GV yêu cầu HS:
- Suy đoán phương pháp chung điều chế kim loại kiềm. Xét chọn phương pháp cụ thể có thể điều chế kim loại trên cơ sở: Phương pháp chung điều chế kim loại, tính chất đặc trưng của kim loại kiềm và lý thuyết về điện phân.
- Kim loại: Phương pháp điều chế kim loại kiềm chỉ có thể làm phương pháp điện phân nóng chảy và không thể có phương pháp nào khác.
GV nhận xét và kết luận.
IV. Ưng dụng và điều chế:
1. Ưng dụng:
- HS nghiên cứu nội dung bài học.
- Tóm tắt một số ứng dụng của kim loại kiềm.
- Tìm thêm thí dụ cụ thể khác.
2. Điều chế
- Quan sát hình để hiểu được quá trình điện phân NaCl nóng chảy điều chế kim loại natri.
Viết sơ đồ điện phân, phản ứng ở mỗi điện cực và phương trình điện phân.
HS báo cáo kết quả thảo luận.
* Nguyên tắc: Khử ion kim loại kiềm tạo thành nguyên tử kim loại.
* Phương pháp: Do có tính khử rất mạnh nên phương pháp duy nhất điều chế kim loại kiềm là phương pháp điện phân nóng chảy.
M + + e đpnc M
* Điều chế kim loại Na:
- Nguyên liệu: NaCl tinh khiết
- Phương pháp: Điện phân nóng chảy trong bình điện phân có cực dương làm bằng than chì, cực âm bằng thép.
- Các phản ứng hoá học xảy ra khi điện phân NaCl nóng chảy có màng ngăn:
Cực âm (catot)
Na+Cl -
Cực dương (atot)
Na+ + e Na
2Cl - Cl2 + 2e
2NaCl đpnc 2Na + Cl2
Hoạt động 5: (5 phút)
Củng cố :
GV yêu cầu HS nêu lại nội dung chính của bài học và làm một số bài tập.
Thí dụ:
1. Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại kiềm làm gì? Hãy giải thích và viết các PTHH minh họa với kim loại kali.
2. Hãy viết PTHH biểu diễn các chuyển đổi sau (M: kim loại kiềm)
M M2O MOH M2CO3 MHCO3
3. Có thể điều chế kim loại Na bằng cách nào sau đây:
A. Điện phân dung dịch NaCl bão hoà B. Điện phân dung dịch NaOH
C. Điện phân nóng chảy NaOH rắn D. Điện phân NaCl rắn.
Hãy giải thích.
Tuỳ điều kiện, GV ghi câu hỏi vào bảng phụ, bản trong hay dùng máy vi tính để chiếu lên màn hình.
Có thể cho mỗi dãy bàn làm các bài tập riêng, 2 HS lên bảng làm bài. GV thu vài bài của HS để chữa và đánh giá, cho điểm.
GV dặn dò HS chuẩn bị cho bài sau, và bài tập SGK.
...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top