reytintin_1405

New Member

Download miễn phí Giáo án lớp 4 - Trường tiểu học Hoa Thuỷ - Năm 2016 - 2017 - Tuần 5





Bài 1(Tr 26):

Y/c cá nhân , nhóm đôi, nhóm lớn tổng hợp KQ.Theo dõi, giúp đỡ HS còn chậm, NX, chốt kết quả. Số ngày trong từng tháng của một năm .

Bài 2 ( Tr 26): ( HS KG làm thêm các câu còn lại)

- Cá nhân nêu. HĐ nhóm đôi: Đánh giá bài, sửa bài.

 - HĐ nhóm lớn: Thống nhất KQ.GvTheo dõi, NX, chốt kq.

*Chốt kiến thức : Chuyển đổi các đơn vị đo thời gian

Bài 3(Tr 26): -Y/c cá nhân QS, nêu KQ .NX, chốt kết quả.

C/ cố : C/cố : Cách xác định thế kỉ qua năm.

* Nếu còn thời gian, hướng dẫn HS K+G làm các bài còn lại)

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


c:
- 1 HS đọc đề bài, em gạch chân dưới những từ ngữ cần lưu ý.
- NT cho các bạn tiếp nối nhau đọc các gợi ý trong SGK.
- Các nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị bài và báo cáo cùng cô giáo.
- Một số HS tiếp nối nhau nói tên câu chuyện cần kể.
+GV YC: Kể được câu chuyện(mẫu chuyện,đoạn truyện) đã nghe,đã đọc có nhân vật,có ý nghĩa nói về tính trung thực (theo gợi ý SGK)
* HĐ 2: Thực hành kể chuyện:
* Việc 1: Kể trong nhóm lớn: NT cho các bạn lần lượt giới thiệu câu chuyện mình kể.
- Cá nhân kể trong nhóm. Cả nhóm nêu câu hỏi, nhận xét, đánh giá.
- Chọn bạn kể hay nhất thi kể trước lớp.
* Việc 2: Kể trước lớp:
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi kể chuyện.
- Đại diện mỗi nhóm thi kể chuyện.
- Cả lớp đặt câu hỏi yêu cầu bạn nêu ý nghĩa câu chuyện sau khi kể.
- Bình chọn bạn kể chuyện hay, hấp dẫn. GV nhận xét chung.
C. Hoạt động ứng dụng:
Về nhà kể lại câu chuyện cho bố mẹ và người thân nghe.
-----------------------------------------------------------------------
KĨ THUẬT: KHÂU THƯỜNG (T2)
I/ Mục tiêu:
- Biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu
- Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
II/ Tài liệu và phương tiện :
Giáo viên:
- SGK, SGV
- Mẫu vải khâu thường
- Bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu
Học sinh:
- Bộ đồ dùng, SGK
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động
Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi.
2. Hình thành kiến thức:
1. Quan sát, tìm hiểu về đường khâu thường
- GV cho HS quan sát mẫu khâu thường, và giới thiệu:
+ Khâu thường hay còn gọi là khâu tới, khâu tới, khâu luôn
Hướng dẫn HS quan sát mẫu, quan sát hình SGK và nhận xét:
+ Hình dạng mũi khâu ở hai mặt? ( Đường khâu ở hai mặt giống nhau )
+ Khoảng cách giữa các mũi khâu ở hai mặt đường khâu? ( Khoảng cách giữa các mũi khâu đều nhau )
- GV nhận xét câu trả lời, nêu kết luận
- Yêu cầu 2 HS đọc ghi nhớ SGK
2. Tìm hiểu cách khâu thường
a. Hướng dẫn thao tác cơ bản:
- GV yêu cầu HS đọc nội dung 1a SGK và quan sát hình vẽ để nắm được thao tác cầm kim, vải
- GV yêu cầu HS nêu cách cầm kim, cầm vải
- GV thực hiện mẫu
- GV yêu cầu HS thực hiện các cầm kim, cầm vải. GV quan sát, uốn nắn thao tác cho HS
- GV yêu cầu HS đọc phần 1b SGK
- Yêu cầu HS nêu cách lên kim, xuống kim
- Thực hiện thao tác mẫu
- Yêu cầu HS thực hiện thao tác lên kim, xuống kim
- GV nhận xét, nêu kết luận
3. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật khâu thường
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và hình trong SGK và nêu quy trình khâu thường
a. Vạch dấu đường khâu:
- GV yêu cầu HS đọc mục 2.a SGK và nêu cách vạch dấu đường khâu
- GV nhận xét, nêu cách vạch dấu đường khâu
b. Khâu theo đường vạch dấu:
- GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK và quan sát tranh để nắm được các bước khâu thường
+ Nêu cách bắt đầu khâu?
GV nhận xét, nêu cách khâu
+ Cách khâu mũi khâu đầu tiên?
GV nhận xét, nêu cách khâu
+ Nêu cách khâu các mũi tiếp theo?
+ Nêu cách kết thúc đường khâu?
- GV nhận xét nêu tóm tắt lại
- GV thao tác mẫu các bước khâu thường cho HS quan sát
4. HS quan sát hình trong SGK, thực hiện các bước khâu thường, tập khâu trên giấy.
3. Hoạt động ứng dụng:
- Tập vạch dấu và cắt vải và khâu thêu 1 sản phẩm theo ý thích.
-----------------------------------------------
HĐNG: ATGT Bài 3 & 4: ĐI XE ĐẠP AN TOÀN – LỰA CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết xe đạp là phương tiện GT thô sơ, dễ đi, nhưng phải đảm bảo AT. Hiểu vì sao đối với trẻ em phải có đủ điều kiện của bản thân và có chiếc xe đạp đúng quy định mới có thể được đi xe ra đường phố. Biết những quy định của Luật GTĐB đối với người đi xe đạp và ở trên đường.
- Có thói quen đi sát lề đường và luôn QS khi đi đường, trước khi đi kiểm tra các BP của xe.
- Có ý thức chỉ đi xe cỡ nhỏ của trẻ em, không nên đi trên đường phố đông xe cộ và chỉ đi xe đạp khi thật cần thiết. Có ý thức thực hiện các quy định đảm bảo ATGT.
II/ Chuẩn bị: Giáo viên
Hai xe đạp nhỏ: Một xe an toàn (chắc chắn, có đủ đèn, phanh), một xe không an toàn (lỏng lẻo, không có phanh đèn hay có nhưng hỏng).
Sơ đồ một ngã tư có vòng xuyến . Một số hình ảnh đi xe đạp đúng sai.
III.Các hoạt động dạy- học:
A. Hoạt động khởi động: ( 2-4 phút)
- CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động.
- Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. Hoạt động cơ bản:
* HĐ1: Lựa chọn xe đạp an toàn: 8 - 10phút
- Nhóm lớn TL, cử thay mặt tham gia HĐ trước lớp.
- Giúp HS xác định đượng thế nào là một chiếc xe đạp đảm bảo an toàn
- GV cho HS biết khi nào thì trẻ em có thể đi xe đạp ra đường.
- GV dẫn vào bài: Ở lớp ta có ai biết đi xe đạp ?
- GV: Chúng ta sắp lớn để có thể đi xe đạp. Nếu các em có 1 chiếc xe đạp, xe của các em cần như thế nào ?GV đưa ảnh một chiếc xe đạp, cho HS TL theo chủ đề: Chiếc xe đạp cho lứa tuổi HS Tiểu học.
.* HĐ2: Những quy định để đảm bảo AT khi đi đường : 8 - 10phút
- Nhóm lớn TL, cử bạn tham gia HĐ trước lớp.
- GV HD HS QS tranh và sơ đồ: Chỉ và phân tích hướng đi đúng, hướng sai.
- Các nhóm cử thay mặt phân tích, nhận xét trên tranh và sơ đồ.
- GV nhận xét và tóm tắt ý đúng của HS.....GV ghi lại những ý đúng:
+ Đi bên tay phải, đi sát lề đường, nhường đường cho xe cơ giới ..
+ Đi đúng đường, làn đường dành cho xe thô sơ.
+ Khi chuyển hướng (rẽ trái, phải) phải giơ tay xin đường.
+ Đi đêm phải có đèn phát sáng, đèn phản quang.
+ Nên đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn.
- YC HS nhắc lại các quy định trên. Nhắc lại các quy định đối với người đi xe đạp.
.* HĐ3: Trò chơi giao thông 8-10’
* Dùng sơ đồ treo bảng gọi từng HS lên bảng nêu lần lượt các tình huống:
+ Khi phải vượt xe đỗ bên đường.
+ Khi phải đi qua vòng xuyến.
+ Khi đi từ trong ngõ ra.
+ Khi đi đến ngã tư và cần đi thẳng hay rẽ trái, rẽ phải thì đi theo đường nào trên sơ đồ là đúng.
- NX lớp, tuyên dương, nhắc nhở 1 số HS
C. Hoạt động ứng dụng: Kể lại ND vừa học cho bố mẹ và người thân nghe.
---------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2016
Chính tả : NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. Mục tiêu:
- Nghe, viết đúng chính tả, trình by bài chính tả sạch sẽ, đúng một đoạn văn trong bài: “ Những hạt thóc giống”; biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật. Làm đúng BT 2a/b.
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả, trình bày đẹp.
* HS khá, giỏi tự giải thêm được câu đố ở BT3
- Giáo dục HS có ý thức viết đúng chính tả, yêu thích cái đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bi tập 2. Vở bài tập Tiếng Việt 4.
III. Hoạt động dạy- học:
A. Hoạt động cơ bản:
* Khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát 1 bài.
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
* Hình thành kiến thức mới:
1. Viết từ khó: ( 4-5 phút)
-Việc 1: Hoạt động cá nhân: Đọc đoạn văn cần viết ch

 
Top