daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Chương 1: CƠ HỌC
Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ. Nêu được ví dụ về chuyển động cơ.
- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.
- Nêu được ví dụ về các dạng chuyển động.
2. Kĩ năng:
- Học sinh quan sát và biết được vật đó chuyển động hay đứng yên.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, tập trung, biết cách quan sát trong quá trình nhìn nhận sự vật.
4. Xác định trọng tâm của bài:
- Nhận biết được dấu hiệu của chuyển động cơ học. Nêu được ví dụ.
- Lấy được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ học.
5. Định hướng phát triển năng lực:
a. Năng lực chung:
-Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm; năng lực dự đoán, suy luận lý thuyết; thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm, phân tích, khái quát hóa rút ra kết luận khoa học; đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.
b. Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng kiến thức vật lý
- Năng lực thực nghiệm và năng lực mô hình hóa
- Năng lực trao đổi thông tin
II . Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
- Tranh vẽ phóng to hình 1.1, 1.2, 1.3 SKG. Bảng phụ ghi rõ nội dung điền từ C6.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị bài ở nhà
III. Hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp : (2 phút)
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh cho bài mới :
3. Giới thiệu bài mới: (2 phút)
- GV giới thiệu qua cho học sinh rõ chương trình vật lý 8.
- Tình huống bài mới : Các em biết rằng trong tự nhiên cũng như trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta có rất nhiều vật đang chuyển động dưới nhiều hình thức khác nhau. Những chuyển động đó sẽ như thế nào? Hôm nay ta vào bài mới “Chuyển động cơ học”.
4. Bài mới:
Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Năng lực hình thành
I. Làm thế nào để biết được vật chuyển động hay đứng yên.(10 phút)




















Hoạt động 1: Tìm hiểu cách xác định vật chuyển động hay đứng yên:
GV: Em hãy nêu 2 VD về vật chuyển động và 2 VD về vật đứng yên?
GV: Tại sao nói vật đó chuyển động hay đứng yên?
GV: Làm thế nào biết được ô tô, đám mây… chuyển động hay đứng yên?
GV: Giảng cho HS vật làm mốc là vật như thế nào.
GV thông báo: ta có thể chọn bất kì một vật nào làm mốc.
GV: Vậy, qua các ví dụ trên, để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên, ta dựa vào vị trí của vật so với vật khác được chọn làm mốc (vật mốc).
GV: Em hãy tìm một VD về chuyển động cơ học. Hãy chỉ ra vật làm mốc?
GV: Khi nào vật được gọi là đứng yên? lấy VD?
GV: Lấy VD thêm cho học sinh rõ hơn.



HS: Người đang đi, xe chạy là vật chuyển động. Hòn đá, mái trường đứng yên.
HS: Vật chuyển động vì có sự thay đổi vị trí, đứng yên vì vị trí của nó không thay đổi.
HS:
C1: So sánh vị trí của ôtô, thuyền, đám mây với một vật nào đó đứng yên bên đường, bên bờ sông.






C2: Em chạy xe trên đường thì em chuyển động còn cây bên đường đứng yên.
C3: Vật không thay đổi vị trí so với vật mốc được coi là đứng yên. VD: Người ngồi trên xe không chuyển động so với xe.





K1 (trình bày kiến thức)
P1 (đặt ra câu hỏi về sự kiện vật lý)
K3: Sử dụng được kiến thức vật lý để thực hiện các nhiệm vụ học tập.










II. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.(10 phút)
Hoạt động 2: Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
GV: Treo hình vẽ 1.2 lên bảng và giảng cho học sinh hiểu hình này.
GV: Hãy cho biết: So với nhà ga thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao?
GV: So với tàu thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao?
GV: Hướng dẫn HS trả lời C6.

GV: Yêu cần HS trả lời phần câu hỏi đầu bài học.






C4: Hành khách chuyển động vì vị trí của hành khách so với nhà ga thay đổi.
C5: So với tàu thì hành khách đứng yên vì vị trí của hành khách so với tàu không đổi.
C6: (1): Đối với vật này
(2): Đứng yên.
C8: Mặt trời thay đổi vị trí so với một điểm mốc gắn với trái đất, vì vậy có thể coi Mặt trời chuyển động khi lấy mốc là trái đất.
K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lý.
K3: Sử dụng được kiến thức vật lý để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
III. Một số chuyển động thường gặp.(5 phút)
Hoạt động 3: Nghiên cứu một số chuyển động thường gặp:
GV: Treo tranh vẽ phóng to hình 1.3 SGK cho HS quan sát và giới thiệu về các dạng chuyển động, quỹ đạo chuyển động.
GV: Lấy một số VD chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn?




C9: - Chuyển động thẳng: xe chạy thẳng
- Chuyển động cong: ném đá
- Chuyển động tròn: kim đồng hồ. P2 (Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lý và chỉ ra các quy luật vật lý trong hiện tượng đó)
IV. Vận dụng. (10 phút) Hoạt động 4: Vận dụng:
GV: Treo tranh vẽ hình 1.4 SGK. Cho HS thảo luận C10.
GV: Mỗi vật ở hình này chuyển động so với vật nào, đứng yên so với vật nào?










GV: Cho HS thảo luận C11.
GV: Theo em thì câu nói ở câu C11 đúng hay không?
C10: - Ô tô đứng yên so với người lái, chuyển động so với trụ điện và người đứng bên đường.
- Người lái đứng yên so với ôtô, chuyển động so với người bên đường và cột điện.
- Người đứng bên đường đứng yên so với cột điện, chuyển động so với ôtô và người lái xe.
- Cột điện đứng yên so với người đứng bên đường, chuyển động so với ôtô và người lái.
C11: Nói như vậy chưa hẳn là đúng ví dụ vật chuyển động tròn quanh vật mốc K4 (vận dụng giải thích, dự đoán)
K3: Sử dụng được kiến thức vật lý để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

5. Củng cố, hướng dẫn về nhà: (4 phút)
a. Củng cố:
Hệ thống lại kiến thức của bài.
Cho HS giải bài tập 1.1 sách bài tập.
b. Hướng dẫn về nhà:
Học phần ghi nhớ SGK, làm BT 1.1 đến 1.6 SBT
Đọc mục “có thể em chưa biết”
Xem và chuẩn bị trước bài “Vận tốc”.
IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS
Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức
Nhận biết
(Mô tả yêu cầu cần đạt) Thông hiểu
(Mô tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng
(Mô tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng cấp cao
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
K1,X6: Làm thế nào để biết được vật chuyển động hay đứng yên? K2: K4: Lấy ví dụ về trường hợp vật chuyển động, vật đứng yên. Chỉ rõ vật làm mốc K4:

Tuần: 2 Ngày soạn: 25/08/2016
Tiết : 2 Ngày dạy: 29/08/2016
Bài 2: VẬN TỐC
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động và nêu được đơn vị đo tốc độ.
2.Kĩ năng:
Nắm vững và vận dụng được công thức
3.Thái độ:
- Tinh thần hợp tác trong học tập, tính cẩn thận khi tính toán.
4. Xác định trọng tâm của bài:
- Nêu được ý nghĩa của tốc độ.
- Vận dụng được công thức tính tốc độ.
5. Định hướng phát triển năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm; năng lực dự đoán, suy luận lý thuyết; thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm, phân tích, khái quát hóa rút ra kết luận khoa học; đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.
b. Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng kiến thức vật lý
- Năng lực thực nghiệm và năng lực mô hình hóa
- Năng lực trao đổi thông tin.
II . Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bảng 2.1, 2.2 SGK.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị bài ở nhà. Tranh vẽ hình 2.2 SGK
III. Hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp : (2 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top