11a1_mylove

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Gốm sứ trên các trang trí kiến trúc trong lăng tẩm của các vua triều Nguyễn ở Huế : Luận văn ThS. Lịch sử: 60 22 60

Luận văn ThS. Khảo cổ học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Nghiên cứu tổng thể về gốm sứ trên các trang trí kiến trúc trong lăng tẩm của các vua triều Nguyễn ở Huế phục vụ cho công tác bảo tồn, trùng tu và tôn tạo các di tích này. Làm rõ các giá trị lịch sử - văn hóa, giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật kiến trúc - tạo hình do loại hình vật liệu này mang lại. Khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của loại vật liệu này trong việc kiến tạo QTDTCĐ Huế nói chung và các lăng tẩm nói riêng. Từ đó, giới thiệu các giá trị của gốm sứ trên các phương diện tạo hình, kiến trúc và mỹ thuật cho những ai quan tâm tìm hiểu nó
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN............. 7
DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ, BẢN ĐỒ, BÌNH ĐỒ, SƠ ĐỒ,
KHÔNG ẢNH, BẢN VẼ VÀ BẢN ẢNH..................................................... 9
MỞ ĐẦU.................................................................................................. 20
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TRANG TRÍ KIẾN TRÖC TRONG
LĂNG TẨM CÁC VUA TRIỀU NGUYỄN Ở HUẾ ................................. 32
1.1. HỆ THỐNG LĂNG TẨM CÁC VUA TRIỀU NGUYỄN Ở HUẾ............ 32
1.1.1. Lịch sử hình thành và tồn tại...................................................... 32
1.1.1.1. Thiên Thọ Lăng (Lăng vua Gia Long) ................................. 33
1.1.1.2. Hiếu Lăng (Lăng vua Minh Mạng) ...................................... 34
1.1.1.3. Xương Lăng (Lăng vua Thiệu Trị) ....................................... 34
1.1.1.4. Khiêm Lăng (Lăng vua Tự Đức)........................................... 35
1.1.1.5. An Lăng (Lăng vua Dục Đức)............................................... 36
1.1.1.6. Tư Lăng (Lăng vua Đồng Khánh) ........................................ 37
1.1.1.7. Ứng Lăng (Lăng vua Khải Định).......................................... 37
1.1.2. Hiện trạng hệ thống lăng tẩm các vua triều Nguyễn ở Huế .... 39
1.1.2.1. Hiện trạng Thiên Thọ Lăng .................................................. 40
1.1.2.2. Hiện trạng Hiếu Lăng ........................................................... 40
1.1.2.3. Hiện trạng Xương Lăng ........................................................ 41
1.1.2.4. Hiện trạng Khiêm Lăng......................................................... 42
1.1.2.5. Hiện trạng An Lăng............................................................... 43
1.1.2.6. Hiện trạng Tư Lăng............................................................... 43
1.1.2.7. Hiện trạng Ứng Lăng ............................................................ 44
1.2. TRANG TRÍ KIẾN TRÖC TRONG LĂNG TẨM CÁC VUA TRIỀU
NGUYỄN Ở HUẾ ......................................................................................... 45
1.2.1. Khái niệm trang trí kiến trúc ..................................................... 45
1.2.1.1. Trang trí kiến trúc là gì? ....................................................... 45
1.2.1.2. Các dạng thức trang trí kiến trúc trong hệ thống lăng tẩm
các vua triều Nguyễn ở Huế ............................................................... 45
1.2.1.2.1. Trang trí trên gỗ............................................................... 45
1.2.1.2.2. Trang trí trên đá............................................................... 47
1.2.1.2.3. Trang trí trên kim loại...................................................... 47
1.2.1.2.4. Trang trí bằng thủy tinh màu ........................................... 48
1.2.1.2.5. Trang trí đất nung và gốm tráng men.............................. 48
1.2.1.2.6. Trang trí bằng kỹ thuật khảm sành sứ ............................. 49
1.2.1.2.7. Trang trí bích họa ............................................................ 49
1.2.1.2.8. Trang trí bằng kỹ thuật đắp nổi vôi vữa .......................... 49
1.2.1.2.9. Trang trí bằng pháp lam .................................................. 50
1.2.2. Trang trí kiến trúc trong lăng tẩm các vua triều Nguyễn ....... 50
1.2.2.1. Trang trí kiến trúc trong Thiên Thọ Lăng............................ 50
1.2.2.2. Trang trí kiến trúc trong Hiếu Lăng..................................... 51
1.2.2.3. Trang trí kiến trúc trong Xương Lăng.................................. 51
1.2.2.4. Trang trí kiến trúc trong Khiêm Lăng và Bồi Lăng............. 52
1.2.2.5. Trang trí kiến trúc trong An Lăng ........................................ 53
1.2.2.6. Trang trí kiến trúc trong Tư Lăng ........................................ 54
1.2.2.7. Trang trí kiến trúc trong Ứng Lăng...................................... 54
1.3. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................... 55
Chƣơng 2: GỐM SỨ TRÊN CÁC TRANG TRÍ KIẾN TRÖC TRONG
LĂNG TẨM CỦA CÁC VUA TRIỀU NGUYỄN Ở HUẾ ......................... 57
2.1. LOẠI HÌNH, XUẤT XỨ VÀ NIÊN ĐẠI CỦA GỐM SỨ ĐƢỢC SỬ
DỤNG TRÊN CÁC TRANG TRÍ KIẾN TRÖC TRONG LĂNG TẨM CỦA
CÁC VUA NGUYỄN Ở HUẾ........................................................................ 57
2.1.1. Loại hình....................................................................................... 57
2.1.1.1. Gốm sứ được sản xuất riêng cho trang trí kiến trúc............ 57
2.1.1.2. Gốm sứ gia dụng được sử dụng làm vật liệu cho trang trí
kiến trúc............................................................................................... 59
2.1.1.3. Gốm sứ mỹ thuật được sử dụng để trang trí kiến trúc......... 60
2.1.2. Xuất xứ và niên đại...................................................................... 60
2.1.2.1. Gốm sứ Trung Quốc .............................................................. 60
2.1.2.2. Gốm Việt Nam....................................................................... 61
2.1.2.2.1. Gốm Việt Nam làm tại Huế .............................................. 61
2.1.2.2.2. Gốm Việt Nam nhập từ các địa phương khác .................. 63
2.1.2.3. Gốm sứ Nhật Bản .................................................................. 64
2.1.2.4. Gốm sứ châu Âu .................................................................... 65
2.2. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA CÁC LOẠI GỐM SỨ TRÊN CÁC TRANG
TRÍ KIẾN TRÖC TRONG LĂNG TẨM CỦA CÁC VUA TRIỀU NGUYỄN
Ở HUẾ.......................................................................................................... 66
2.2.1. Đối với loại hình gốm sứ được sản xuất riêng cho trang trí kiến
trúc .......................................................................................................... 66
2.2.2. Đối với loại hình gốm sứ gia dụng được sử dụng làm vật liệu
cho trang trí kiến trúc ........................................................................... 69
2.2.3. Đối với loại hình gốm sứ mỹ thuật được sử dụng để trang trí
kiến trúc.................................................................................................. 70
2.3. HÌNH THỨC VÀ KỸ THUẬT THỂ HIỆN............................................. 70
2.3.1. Hình thức thể hiện ....................................................................... 70
2.3.1.1. Mảng trang trí ........................................................................ 70
2.3.1.2. Phù điêu.................................................................................. 73
2.3.1.3. Tác phẩm độc lập ................................................................... 73
2.3.2. Kỹ thuật thể hiện ......................................................................... 74
2.3.2.1. Tượng hay phù điêu nguyên khối ....................................... 74
2.3.2.2. Lắp ghép các mảng gốm thành đồ án hoàn chỉnh............... 75
2.3.2.3. Khảm cẩn mảnh gốm sứ lên các đồ án trang trí bằng chất
liệu khác .............................................................................................. 76
2.4. CÁC HỆ ĐỀ TÀI TRANG TRÍ .............................................................. 76
2.4.1. Hệ đề tài nhân vật........................................................................ 76
2.4.1.1. Bát tiên.................................................................................... 77
2.4.1.2. Ngư - tiều - canh - mục.......................................................... 78
2.4.1.3. Cầm - kỳ - thi - tửu................................................................ 78
2.4.1.4. Bạng duật tương trì ngư ông đắc lợi..................................... 78
2.4.2. Hệ đề tài động vật ........................................................................ 79
2.4.2.1. Rồng (long)............................................................................. 79
2.4.2.2. Kỳ lân (lân, ly)........................................................................ 81
2.4.2.3. Rùa (quy) ................................................................................ 82
2.4.2.4. Phượng (phụng hoàng) ......................................................... 83
2.4.2.5. Dơi (biên bức) ........................................................................ 84
2.4.2.6. Cá (ngư).................................................................................. 85
2.4.2.7. Sư tử........................................................................................ 86
2.4.2.8. Ngựa (mã)............................................................................... 86
2.4.2.9. Gà (kê) .................................................................................... 87
2.4.2.10. Hổ.......................................................................................... 87
2.4.2.11. Hươu..................................................................................... 88
2.4.2.12. Những con vật khác............................................................. 88
2.4.3. Hệ đề tài thực vật......................................................................... 89
2.4.3.1. Bộ Tứ thời............................................................................... 89
2.4.3.1.1. Hoa mai ............................................................................ 89
2.4.3.1.2. Hoa sen (liên)................................................................... 90
2.4.3.1.3. Hoa lan............................................................................. 91
2.4.3.1.4. Hoa cúc ............................................................................ 91
2.4.3.1.5. Cây liễu ............................................................................ 92
2.4.3.1.6. Cây trúc............................................................................ 92
2.4.3.1.7. Cây tùng ........................................................................... 92
2.4.3.2. Bộ Bát quả.............................................................................. 93
2.4.4. Hệ đề tài đồ vật ............................................................................ 94
2.4.4.1. Bộ bát bửu .............................................................................. 94
2.4.4.2. Các đồ vật khác ...................................................................... 95
2.4.5. Các đồ án trang trí khác ............................................................. 95
2.5. TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ......................................................................... 96
Chƣơng 3: VAI TRÕ VÀ GIÁ TRỊ CỦA GỐM SỨ TRÊN CÁC TRANG
TRÍ KIẾN TRÖC TRONG LĂNG TẨM CÁC VUA TRIỀU NGUYỄN
Ở HUẾ .................................................................................................. 101
3.1. VAI TRÕ CỦA GỐM SỨ TRÊN CÁC TRANG TRÍ KIẾN TRÖC
TRONG LĂNG TẨM CỦA CÁC VUA TRIỀU NGUYỄN Ở HUẾ VÀ
TRONG TRANG TRÍ KIẾN TRÖC Ở VIỆT NAM ................................... 101
3.1.1. Vai trò của gốm sứ trên các trang trí kiến trúc trong lăng tẩm
của các vua triều Nguyễn ở Huế......................................................... 101
3.1.2. Vai trò của gốm sứ trong trang trí kiến trúc ở Việt Nam...... 104
3.2. GIÁ TRỊ TIÊU BIỂU CỦA GỐM SỨ TRÊN CÁC TRANG TRÍ KIẾN
TRÖC TRONG LĂNG TẨM CỦA CÁC VUA TRIỀU NGUYỄN Ở HUẾ .. 105
3.2.1. Giá trị lịch sử - văn hóa............................................................. 105
3.2.2. Giá trị về kiến trúc - tạo hình ................................................... 106
3.2.3. Giá trị thẩm mỹ.......................................................................... 109
3.3. NHỮNG ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM BẢO TỒN, TU BỔ VÀ
PHỤC HỒI NGUỒN GỐM SỨ TRANG TRÍ TRONG LĂNG TẨM CỦA
CÁC VUA TRIỀU NGUYỄN Ở HUẾ ......................................................... 110
3.4. TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ....................................................................... 112
KẾT LUẬN ............................................................................................ 113
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gốm sứ là vật liệu được sử dụng rất nhiều trong các công trình kiến
trúc thuộc quần thể di tích cố đô Huế (QTDTCĐ Huế), và được rất nhiều nhà
nghiên cứu trong các lĩnh vực mỹ thuật, lịch sử, văn hóa học quan tâm,
nghiên cứu. Tuy nhiên, từ trước đến nay chưa có một công trình nghiên cứu
chuyên biệt nào về gốm sứ được sử dụng trong các trang trí kiến trúc tại lăng
tẩm các vua triều Nguyễn ở Huế, cho dù, đây là một đề tài nghiên cứu rất lý
thú và bổ ích, mà nếu nghiên cứu thành công sẽ đóng góp rất nhiều cho công
cuộc bảo tồn, trùng tu các lăng tẩm của các vua triều Nguyễn ở Huế.
Nhận thức được vấn đề trên, tui mạnh chọn đề tài này để thực hiện luận
văn cao học, vì những lý do sau đây:
1.1. Phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy
Bản thân tui hiện là giảng viên môn Khảo cổ học của khoa Xã hội và
Nhân văn, trường Đại học Phú Xuân (Huế). Phần lớn các giảng viên môn
Khảo cổ học tham gia giảng dạy tại trường Đại học Phú Xuân nói riêng và các
trường thành viên của Đại học Huế nói chung đều là chuyên gia trong lĩnh
vực khảo cổ học tiền - sơ sử, vì thế, tui đã chọn lựa khảo cổ học lịch sử làm
chuyên môn chính để nghiên cứu và giảng dạy cho sinh viên. Huế, nơi trường
Đại học Phú Xuân tọa lạc, là nơi có QTDTCĐ Huế đã được UNESCO công
nhận là di sản văn hóa của nhân loại. Quần thể di tích này chính là đối tượng
nghiên cứu mà tui rất quan tâm. Vì thế, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu về
gốm sứ trong trang trí kiến trúc ở lăng tẩm của các vua triều Nguyễn ở Huế là
cơ hội để tui đào sâu nghiên cứu trong lĩnh vực khảo cổ học lịch sử ở Huế,
vừa để phục vụ cho công tác giảng dạy của tôi, vừa tạo hướng nghiên cứu lâu
dài cho bản thân tui trong tương lai.
1.2. Góp phần vào việc bảo vệ, trùng tu và tôn tạo các di tích hiện
tồn tại cố đô Huế
Trên các công trình kiến trúc ở lăng tẩm Huế nói riêng và QTDTCĐ
Huế nói chung, gốm sứ hiện diện ở khắp nơi, đóng vai trò quan trọng trong
trang trí các công trình kiến trúc. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là, do
những điều kiện, hoàn cảnh khách quan lẫn chủ quan, các công trình kiến trúc
ở lăng tẩm Huế cũng như nguồn vật liệu gốm sứ trang trí trên các công trình
này hiện nay đang xuống cấp nghiêm trọng và bị hư hỏng nhiều. Các cơ quan
chức năng, ban ngành liên quan ở địa phương và trung ương đã có những
phương án trùng tu, tôn tạo và tu bổ các công trình kiến trúc này. Nhưng trong
những đề án này, vấn đề nghiên cứu gốm sứ trên các trang trí kiến trúc chưa
được nghiên cứu thấu đáo, do đó chưa có những phương án trùng tu, phục hồi
gốm sứ trang trí cho hiệu quả. Vì vậy, lựa chọn đề tài nghiên cứu này, tui hy
vọng sẽ góp phần vào việc cung cấp tư liệu, kiến giải nguồn gốc, xuất xứ và
làm rõ vai trò, chức năng của gốm sứ trên các trang trí kiến trúc trong lăng
tẩm của các vua triều Nguyễn nói riêng, trong các công trình kiến trúc triều
Nguyễn ở Huế nói chung, từ đó góp phần vào việc trùng tu, tôn tạo các công
trình kiến trúc ở QTDTCĐ Huế.
Vì những lý do trên, tui chọn đề tài “Gốm sứ trên các trang trí kiến
trúc trong lăng tẩm của các vua triều Nguyễn ở Huế” để viết luận văn cao
học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Trƣớc năm 1975
Từ thời Nguyễn (1802 - 1945), trong các thư tịch chính thống do triều
Nguyễn biên soạn như Đại Nam nhất thống chí (ĐNNTC) [47], Khâm định
Đại Nam hội điển sử lệ (KĐĐNHĐSL) [39], Đại Nam thực lục (ĐNTL) [48]
KẾT LUẬN
Sau hơn một thế kỷ trị vì với 13 đời vua, vương triều Nguyễn đã để lại
cho hậu thế một quần thể các công trình kiến trúc cung đình đồ sộ, mang tính
nghệ thuật cao, bao gồm thành quách, cung điện, đền đài, lăng tẩm, chùa
chiền, trong đó hệ thống các lăng tẩm có giá trị nổi bật về mặt nghệ thuật,
được đánh giá là một thành tựu rực rỡ nhất của nền kiến trúc cổ Việt Nam. Để
tạo tác nên những công trình này, nhiều loại vật liệu đã được huy động tham
gia như đá, vôi vữa, pháp lam, gỗ, gốm sứ, bột màu… Trong đó, nguồn vật
liệu gốm sứ đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo dựng nên những công
trình đồ sộ, nguy nga và tráng lệ ấy.
1. Thông qua việc giới thiệu tổng quan hệ thống các công trình kiến
trúc lăng tẩm, đề tài đã nêu bật các dạng thức trang trí kiến trúc chủ yếu hiện
diện trên các công trình này. Đồng thời làm rõ đặc điểm của các loại hình
trang trí kiến trúc trong lăng tẩm của các vua Nguyễn ở Huế.
2. Gốm sứ trên các trang trí kiến trúc trong lăng tẩm của các vua
Nguyễn ở Huế rất đa dạng và phong phú. Vì vậy, luận văn đã tiến hành phân
loại về loại hình, thống kế đặc điểm phân bố, khảo cứu hình thức và kỹ thuật
thể hiện của nguồn gốm sứ này để khẳng định vị trí và vai trò của chúng trong
quá trình kiến thiết các công trình kiến trúc lăng tẩm.
3. Gốm sứ trên các trang trí kiến trúc trong lăng tẩm các vua Nguyễn ở
Huế không những được sản xuất tại chỗ (lò Long Thọ), mà còn được nhập từ
nhiều địa phương trong nước, một số nước trong khu vực và trên thế giới như
Pháp, Hà Lan, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản… Nguồn gốm sứ này tuy có
nguồn gốc, xuất xứ khác nhau nhưng đều có chức năng để trang trí các công
trình kiến trúc lăng tẩm, là nguồn tư liệu trực quan, sinh động trong nghiên
cứu mối quan hệ bang giao giữa nước ta và các nước khác dưới triều Nguyễn
ở thế kỷ XIX - XX.
4. Hàng loạt các hệ đề tài trang trí: nhân vật, động vật, thực vật, đồ
vật… đều được thể hiện thông qua chất liệu gốm sứ. Đó là những tài liệu chân
thực, khách quan góp phần chuyển tải những quan niệm, tâm tư, tình cảm mà
những nghệ nhân đương thời, chủ nhân của công trình muốn gửi gắm vào đó.
Bên cạnh đó, nó cũng phản ánh thực trạng kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa
nghệ thuật dưới triều đại nhà Nguyễn.
5. Gốm sứ trên các công trình kiến trúc lăng tẩm không chỉ có vị trí, vai
trò đặc biệt trong việc trang trí mà còn mang lại giá trị cao về thẩm mỹ và
nghệ thuật tạo hình to lớn, tạo ra những bước đột phá trong việc sử dụng gốm
sứ cho mục đích trang trí kiến trúc. Khẳng định tầm quan trọng của gốm sứ
trong mục đích trang trí kiến trúc ở các công trình lăng tẩm, thông tin trong
luận văn sẽ là cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu gốm sứ của các
cơ quan hữu quan, đồng thời có thể giúp tác giả mở rộng hướng nghiên cứu
nguồn vật liệu này trên phạm vi toàn bộ QTDTCĐ Huế.
6. Trên cơ sở giải quyết những vấn đề cốt lõi trong phân loại về loại
hình, thống kê đặc điểm phân bố, nêu bật nguồn gốc và xuất xứ, làm rõ hình
thức và kỹ thuật thể hiện của vật liệu gốm sứ sử dụng trong mục đích trang
trí. Luận văn góp phần cung cấp những thông tin hữu ích, tư liệu khách quan
cho các cơ quan ban ngành trong quá trình trùng tu, tôn tạo, phục hồi nguồn
gốm sứ trên các công trình kiến trúc trong lăng tẩm của các vua Nguyễn nói
riêng và toàn thể QTDTCĐ Huế nói chung.
7. Từ thực tế khảo sát, nghiên cứu nguồn gốm sứ trên các trang trí kiến
trúc lăng tẩm kết hợp với thực trạng trùng tu trên các di tích, tui xin đề xuất,
kiến nghị một số giải pháp để bảo tồn, tu bổ và phục hồi nguồn gốm sứ trang
trí này như sau:
- Các cơ quan ban ngành đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền, phổ biến
Luật Di sản và các văn bản pháp lý có liên quan đến di tích tới quần chúng
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu công nghệ chế tạo nano TiO2 và ứng dụng tạo màng phủ trên vật liệu gốm sứ Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu chế tạo Sol-Gel chứa các hạt nano TiO2 và ứng dụng phủ màng trên gốm sứ Ceramic Khoa học kỹ thuật 0
D Ô nhiễm không khí do ngành sản xuất gốm sứ Y dược 0
D Nghiên cứu công nghệ sản xuất gốm sứ kỹ thuật nghiên cứu công nghệ sản xuất thủy tinh dân dụng cao cấp có sử dụng nguyên tố đất hiếm màu và tạo màu Nông Lâm Thủy sản 0
D Công nghệ chất màu vô cơ dùng trong công nghiệp gốm sứ Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu công nghệ sản xuất men giả màu đồng cho gốm sứ mỹ nghệ xuất khẩu Luận văn Kinh tế 1
H Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương theo lương ở công ty Sứ gốm Thanh Hà Phú Thọ Luận văn Kinh tế 0
R Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Sứ Thanh Trì thuộc Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng Luận văn Kinh tế 0
N giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ tại công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Luận văn Kinh tế 2
S Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương theo lương tại công ty Sứ gốm Thanh Hà Phú Thọ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top