daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Mục lục
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ..................................................................................2
1.1.Đại cương về kháng sinh..................................................................................2
1.1.1 Định nghĩa kháng sinh ............................................................................2
1.1.2.Tiêu chuẩn đối với một kháng sinh..........................................................2
1.1.3.Đánh giá tác dụng: ...................................................................................3
1.1.4 Phân loại kháng sinh ................................................................................3
1.1.5. Cơ chế tác dụng của kháng sinh..............................................................4
1.1.6.Các ứng dụng của kháng sinh ..................................................................5
1.2.Đặc điểm của xạ khuẩn chi Streptomyces .......................................................6
1.2.1.Đặc điểm hình thái:..................................................................................6
1.2.2.Đặc điểm sinh lý: .....................................................................................7
1.2.3.Đặc điểm cấu tạo:....................................................................................7
1.2.4.Khả năng tạo sắc tố:.................................................................................7
1.3.Tuyển chọn, cải tạo và bảo quản giống xạ khuẩn ............................................8
1.3.1.Chọn chủng có HTKS cao bằng sàng lọc ngẫu nhiên .............................8
1.3.2.Đột biến cải tạo giống ..............................................................................8
1.3.3.Bảo quản giống xạ khuẩn.........................................................................9
1.4.Sự sinh tổng hợp kháng sinh ở xạ khuẩn .........................................................9
1.4.1 Sự hình thành KS ở xạ khuẩn ..................................................................9
1.4.2.Một số yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sinh tổng hợp KS .....................10
1.4.3.Lên men sinh tổng hợp kháng sinh từ Streptomyces .............................11
1.5.Chiết tách và tinh chế kháng sinh từ dịch lên men ........................................12
1.5.1.Vai trò của chiết tách và tinh chế kháng sinh ........................................12
1.5.2.Các phương pháp chiết tách...................................................................13
1.6.Bước đầu nghiên cứu cấu trúc kháng sinh .....................................................14
1.6.1.Phổ tử ngoại - khả kiến ........................................................................144
1.6.2.Phổ hồng ngoại.......................................................................................14
1.6.3.Khối phổ.................................................................................................14
1.7. Một số kết quả nghiên cứu về KS .................................................................15
1.7.1.Ảnh hưởng của Panamycin - 607 lên các sản phẩm chuyển hóa thứ cấp sản
xuất bởi Streptomyces spp..................................................................................155
1.7.2. Các polyene macrolid mới họ hàng với nystatin có vùng polyol cải biến
thông qua công nghệ sinh tổng hợp S. noursei ....................................................15
1.7.3.Acid pivalic- đơn vị khởi đầu trong sinh tổng hợp acid béo và kháng sinh
ở Alicyclobacillus, Rhodococcus và Streptomyces ............................................166
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................177
2.1 Nguyên vật liệu và thiết bị ...........................................................................177
2.1.1Nguyên vật liệu .....................................................................................177
2.1.2Máy móc thiết bị ...................................................................................199
2.2 Nội dung nghiên cứu ......................................................................................20
2.2.1. Sàng lọc, cải tạo giống ..........................................................................20
2.2.2 Lên men, chiết tách kháng sinh..............................................................20
2.2.3 Sơ bộ xác định một số tính chất của kháng sinh tinh khiết thu được ....20
2.3 Phương pháp thực nghiệm .............................................................................20
2.3.1Nuôi cấy và giữ giống xạ khuẩn .............................................................20
2.3.2.Đánh giá hoạt tính kháng sinh bằng phương pháp khuếch tán..............21
2.3.3.Phương pháp cải tạo giống...................................................................222
2.3.4.Lên men chìm tổng hợp kháng sinh.....................................................244
2.3.5.Chiết kháng sinh từ dịch lên men bằng dung môi hữu cơ ...................255
2.3.6. Sơ bộ xác định thành phần trong kháng sinh bằng sắc ký lớp mỏng .255
2.3.7. Thu kháng sinh thô bằng phương pháp cất quay ................................266
2.3.8. Tinh chế kháng sinh thô bằng sắc ký cột ............................................266
2.3.9.Kết tinh lại KS......................................................................................277
2.3.10. Sơ bộ xác định kháng sinh tinh khiết thu được.................................277
Chương 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN..............................278
3.1.Nâng cao khả năng sinh tổng hợp KS của chủng Streptomyces 52.13........288
3.1.1.Kết quả sàng lọc ngẫu nhiên ................................................................288
3.1.2.Kết quả đột biến nâng cao khả năng sinh tổng hợp kháng sinh của
Streptomyces 52.13 ............................................................................................299
3.1.2.1.Đột biến bằng ánh sáng UV ................................................................29
3.1.2.2.Đột biến bằng hóa chất: ....................................................................311
3.2.Kết quả chọn dung môi hữu cơ và pH chiết KS từ dịch lọc ........................322
3.3. Lên men dịch thể sinh tổng hợp kháng sinh ...............................................333
3.3.1. Chọn môi trường lên men tốt nhất ......................................................333
3.3.2.Chọn biến chủng lên men tốt nhất: ......................................................333
3.4.Chiết xuất và bước đầu tinh chế chất kháng sinh từ dịch lên men ..............344
3.4.1.Kết quả sắc ký lớp mỏng......................................................................344
3.4.2.Kết quả tinh chế kháng sinh bằng sắc ký cột.......................................355
3.4.3.Kết quả kết tinh:.....................................................................................40
3.4.4.Kết quả đo phổ xác định cấu trúc của KS tinh khiết..............................40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................411
1.Kết luận: ..........................................................................................................411
2.Kiến nghị .........................................................................................................422
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát hiện ra tác dụng của kháng sinh lần đầu tiên của nhà bác sĩ người
Anh Alexander Flaming vào tháng 10 năm 1928 là một thành tựu vĩ đại của y học.
Sự xuất hiện của kháng sinh đã giúp con người chống lại sự tấn công của các loài
vi khuẩn nguy hiểm và làm giảm tỉ lệ tử vong cho người bệnh. Song, do bản năng
sinh tồn, vi khuẩn luôn tìm mọi cách biến đổi để trở nên kháng thuốc. Một ví dụ
điển hình có thể kể đến là việc vi khuẩn có thể tạo ra β- lactamase một loại enzym
do vi khuẩn tiết ra có thể phá hủy cấu trúc của penicillin và vô hiệu hóa tác dụng
kháng khuẩn của các kháng sinh có cấu trúc vòng β-lactam. Tốc độ biến đổi như
vũ bão hiện nay của vi khuẩn có thể tạo ra hàng loạt các loại siêu vi khuẩn đa
kháng thuốc khiến cho thế giới lâm vào tình trạng không có phương pháp cứu chữa
cho nhiều loại bệnh.Chính vì vậy việc tìm ra, phát triển các loại kháng sinh mới có
hoạt tính kháng khuẩn và hiệu quả điều trị cao đang là một vấn đề hết sức bức thiết
của ngành công nghiệp kháng sinh hiện nay.
Như chúng ta đã biết trong số các kháng sinh được biết đến hiện nay một tỉ
lệ lớn đều có nguồn gốc từ xạ khuẩn. Bên cạnh đó theo các kết quả điều tra 65%
kháng sinh nguồn gốc xạ khuẩn là do chi Streptomyces sản xuất ra. Đó là cơ sở để
các nhà khoa học nước ta hiện nay tập trung nghiên cứu vào chi xạ khuẩn này.
Tại bộ môn Vi sinh – sinh học trường đại học Dược Hà Nội chúng tui đã
chọn đề tài : “Góp phần vào nghiên cứu lên men tổng hợp kháng sinh từ
Streptomyces 52.13”. Nội dung của khóa luận mong muốn đạt được các mục tiêu
sau đây:
- Nghiên cứu các biện pháp cải tạo giống Streptomyces 52.13 nhằm làm tăng khả
năng sinh tổng hợp kháng sinh.
- Nghiên cứu điều kiện lên men, nuôi cấy và chiết xuất thích hợp.
- Tìm điều kiện tinh chế KS thích hợp, bước đầu nghiên cứu cấu trúc của KS
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1.Đại cương về kháng sinh
1.1.1 Định nghĩa kháng sinh
Năm 1928, Alexander Fleming phát hiện ra khả năng kháng khuẩn của
Penicillin notatum mở đầu cho nghiên cứu và sử dụng kháng sinh. Năm 1938,
Florey và Chain đã thực nghiệm penicillin trong điều trị. [6]
Năm 1942, Waksman đưa ra định nghĩa: “Kháng sinh hay một chất có tính
kháng sinh là một chất do các vi sinh vật sản xuất ra, có khả năng ức chế sự phát
triển hay thậm chí tiêu diệt các vi khuẩn khác”. Năm 1950, Baron bổ sung giới
hạn định nghĩa như sau: “Kháng sinh là những chất được tạo ra bởi cơ thể sống, có
khả năng ức chế sự phát triển hay sự tồn tai của một hay nhiều chủng vi sinh vật ở
nồng độ thấp”. [8]
Nghiên cứu, sản xuất, sử dụng kháng sinh đã phát triển mạnh do tác dụng
hơn hẳn trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn so với các thuốc kháng khuẩn khác.
Hiện nay, giới khoa học quan niệm rằng: “Kháng sinh là những sản phẩm
đặc biệt nhận được từ vi sinh vật hay các nguồn tự nhiên khác có hoạt tính sinh
học cao, có tác dụng kìm hãm hay tiêu diệt một cách chọn lọc lên một nhóm vi
sinh vật xác định (vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật, …) hay tế bào ung thư ở
nồng độ thấp”.[15]
Cần phân biệt một số chất cũng do vi sinh vật tạo ra nhưng không được gọi
là kháng sinh (rượu ethylic, các acid hữu cơ, …) vì chúng tác dụng lên vi sinh vật
khác không mang tính chọn lọc và ở nồng độ cao.
1.1.2.Tiêu chuẩn đối với một kháng sinh
Những yêu cầu của y học đối với 1 kháng sinh là:
- Kháng sinh phải không độc hay rất ít độc với cơ thể.
- Hoạt tính kháng khuẩn phải nhanh và mạnh đối với VSV gây
bệnh.
- Dễ hòa tan trong nước và bền vững khi bảo quản lâu dài.
- Hoạt tính kháng khuẩn không bị giảm khi tiếp xúc với dịch cơ
thể. [11]
1.1.3.Đánh giá tác dụng:
- Theo đơn vị tác dụng (IU) :thường dùng cho cá sản phẩm thiên
nhiên và không tinh khiết.
- Theo khối lượng chất chuẩn (g,mg..): thường dùng cho các chế
phẩm bán tổng hợp và tinh khiết. [8]
1.1.4 Phân loại kháng sinh
Có nhiều cách phân loại kháng sinh: theo nguồn gốc, theo tính nhạy cảm
của vi khuẩn với kháng sinh, theo cơ chế tác dụng, theo cấu trúc hóa học… Phân
loại kháng sinh theo cấu trúc hóa học là khoa học nhất vì nó giúp cho người nghiên
cứu nhanh chóng định hướng được các đặc điểm của chất kháng sinh mới phát hiện
khi biết được cấu trúc hóa học của nó, tránh lãng phí thời gian để nghiên cứu về
các đặc điểm khác.[8]
Phân loại kháng sinh theo cấu trúc hóa học thường chia ra các nhóm chất
sau đây:
- Các kháng sinh có cấu trúc β-lactamase
+ Penicillin: oxacillin, ampicillin..
+ Cephalosporin: cephalexin, cefotaxim…
+ Các β-lactamase khác: carbapenem, chất ức chế β-lactamase
- Các kháng sinh nhóm phenicol (chloramphenicol..)
- Các kháng sinh có cấu trúc aminosid (streptomycin, gentamicin…)
- Các KS nhóm lincosamid (lincomycin, clindamycin…)
- Các KS nhóm quinolon (acid nalidixic…)
- Các KS nhóm Co – trimoxazol (co-trimoxazol..)
- Các kháng sinh nhóm tetracycline (tetracycline…)
- Các kháng sinh polypeptid (polymyxin, bacitracin…)
- Các kháng sinh macrolid (erythromycin, spiramycin…)
- Các kháng sinh polyen (nystatin, amphotericin B…)
- Các kháng sinh khác (rifapicin…) [8], [18]
1.1.5. Cơ chế tác dụng của kháng sinh
Các kháng sinh tác dụng chủ yếu qua việc ức chế các phản ứng tổng hợp
khác nhau của tế bào vi sinh vật gây bệnh bằng cách gắn vào các vị trí chính xác
hay các phân tử đích của tế bào vi sinh vật, làm biến đổi các phản ứng đó. Mỗi
nhóm kháng sinh tác dụng lên các đích khác nhau. Các kiểu chủ yếu:
- Tác dụng lên việc tổng hợp thành tế bào : ức chế tổng hợp vách tế bào vi
khuẩn làm VK bị tiêu diệt. Một số KS như vancomcin, β- lactamase… tác
dụng theo cơ chế này.
- Tác dụng lên màng nguyên sinh chất: KS làm thay đổi tính thấm của màng
dẫn đến làm rối loạn quá trình trao đổi chất giữa tế bào VK với môi trường
làm VK bị tiêu diệt.
- Tác dụng lên sự tổng hợp ADN: ức chế sự tổng hợp ADN từ quá trình sao
chép và phiên mã. VD: actinomycin, rifampicin..
- Tác dụng lên sự tổng hợp protein:
+ Gắn vào tiểu đơn vị 30S hay 50S, làm gián đoạn quá trình tổng
hợp protein có khả năng kìm hãm vi khuẩn. VD: Cloramphenicol,
tetracycline macrolid và lincosamid…
+ Gắn vào tiểu đơn vị 30S của ribosom làm sai lệch quá trình tổng
hợp protein có khả năng tiêu diệt VK. VD: các aminosid, spectinomycin…
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top