scorpio_izz
New Member
Download miễn phí Luận văn Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty TNHH SX Và TM Cường Phát
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP 2
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 2
1. Khái niệm về TSCĐ 2
2. Đặc điểm của TSCĐ 2
3. Phân loại TSCĐ hữu hình 2
3.1-Phân loại TSCĐHH theo kết cấu 3
3.2-Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu: 3
3.3-Phân loại TSCĐHH theo tình hình sử dụng. 4
3.4-Phân loại TSCĐHH theo mục đích sử dụng 4
II- Nhiệm vụ chủ yếu của kế toán TSCĐ 4
III- Đánh giá TSCĐ 5
1. Nguyên giá TSCĐ (giá trị ghi sổ ban đầu) 5
1.1. Nguyên giá TSCĐHH do mua sắm 5
1.2- TSCĐ tự xây dựng hay tự chế 6
1.3- TSCĐ thuê tài chính. 6
1.4- TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi 6
1.5- TSCĐ tăng từ các nguồn khác 6
2. Giá trị hao mòn của TSCĐ 7
3. Xác định giá trị còn lại của TSCĐ 7
IV- Kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp 8
1. Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ 8
1.1- Kế toán chi tiết TSCĐ ở địa điểm sử dụng bảo quản 8
1.2- Kế toán chi tiết TSCĐ ở bộ phận kế toán 8
2. Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ 8
2.1. Tài khoản kế toán sử dụng 9
2.2. Trình tự kế toán tăng, giảm TSCĐ 9
2.3. Kế toán TSCĐ thuê ngoài 9
2.4. Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ 10
2.5. Kế toán cho thuê TSCĐ 10
V- Kế toán khấu hao TSCĐ. 11
1- Khái niệm về khấu hao TSCĐ 11
2- Các phương pháp khấu hao TSCĐ: 12
2.1- Phương pháp khấu hao đường thẳng (bình quân, tuyến tính, đều). 12
2.2- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh 13
2.3- Phương pháp khấu hao theo khối lượng sản phẩm . 14
3- Tài khoản kế toán sử dụng 15
VI- Kế toán sửa chữa TSCĐ. 15
1- Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ. 16
2- Kế toán sửa chữa lớn. 16
VII- Công tác kế toán kiểm kê đánh giá lại TSCĐ. 16
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI CƯỜNG PHÁT 17
I- Khái quát chung về Công ty 17
1. Quá trình hình thành và phát triển 17
2. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty 18
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán của công ty. 19
3.1- Bộ máy kế toán 19
3.2- Đặc điểm tổ chức hệ thống sổ kế toán 21
4. Đặc điểm Tài sản cố định tại Công ty 22
II- Hạch toán tăng, giảm TSCĐ. tại Công ty 25
1. Hạch toán tăng TSCĐ 25
2. Trường hợp giảm TSCĐ 26
III. Kết quả thanh lý TSCĐ 27
IV. Hạch toán khấu hao TSCĐ. 27
V. Hạch toán sửa chữa TSCĐ. 28
1. Sửa chữa thường xuyên. 29
2. Sửa chữa lớn 29
VI. Hạch toán kiểm kê TSCĐ 31
CHƯƠNG III. NHỮNG TỒN TẠI VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TSCĐ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNGTY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI CƯỜNG PHÁT 32
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ HẠCH TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY 32
1. Các ưu điểm 33
1.1- Sổ sách hạch toán 33
1.2-Về hệ thống quản lý của công ty và các yếu tố có ảnh hưởng tới công tác hạch
toán TSCĐ. 33
1.3-Về hạch toán TSCĐ 33
2. Một số tồn tại 34
2.1- Về kiểm kê đánh giá TSCĐ 34
2.2- Về việc áp dụng máy tính trong công tác kế toán 34
2.3- Về việc sửa chữa TSCĐ 34
2.4- Về việc khấu hao TSCĐ 34
2.5 - Phương pháp đánh giá lại TSCĐ 34
II .Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty 35
III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý và hạch toán TSCĐ tại Công ty 36
1.Về việc kiểm kê đánh giá lại TSCĐ 36
2. Về việc hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ. 36
3.Về việc trang bị hiện đại cho phòng kế toán góp phần nâng cao năng lực TSCĐ 37
4.Cần khẩn trương hơn nữa trong quá trình thanh lý nhượng bán TSCĐ . 37
Kết luận .
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2016-02-05-luan_van_hach_toan_tai_san_co_dinh_voi_nhung_van_de_quan_ly_4dKAAsdlvr.png /tai-lieu/luan-van-hach-toan-tai-san-co-dinh-voi-nhung-van-de-quan-ly-nang-cao-hieu-qua-su-dung-tai-san-co-dinh-tai-cong-ty-tnhh-89326/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
63.226.892.900
84.779.695.300
2
Tổng giá vốn
57.115.324.600
74.657.199.006
3
Tổng lợi nhuận
33.150.216.591
5.861.366.782
4
Tổng chi phí
2.961.351.709
4.261.129.512
2. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty.
Trong thời kỳ đổi mới của nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý và định hướng của nhà nước, để nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, đòi hỏi tổ chức bộ máy của công ty phải được củng cố và kiện toàn với cơ cấu đơn giản, hiệu quả cao. Mặt khác để mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty, buộc công ty phải có một bộ máy quản lý hợp lý.
Các tổ sản xuất Kể từ khi thành lập cho tới nay, nhất là từ khi có chính sách đổi mới kinh tế của Nhà nước, Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát đã có những bước tiến đáng kể, mới đầu công ty có vốn điều lệ của công ty là 2 tỷ đồng. nguồn vốn tăng lên không ngừng qua các năm, tới nay số vốn của công ty là 7 tỷ.
Từ những yêu cầu và đòi hỏi như vậy, công ty đã cố gắng điều chỉnh và kiện toàn cơ cấu tổ chức, các lực lượng lao động, sắp xếp được hợp lý theo từng công việc phù hợp trình độ của mỗi người.
Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Cường Phát ( Phụ lục 01)
Đứng đầu công ty là giám đốc công ty, giám đốc là người thay mặt cho quyền lợi và nghĩa vụ của toàn thể công ty trước pháp luật. Giám đốc chịu trách nhiệm chung về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, trực tiếp phụ trách khâu tổ chức lao động kế hoạch, tài chính kế toán, giám đốc là người quyết định mọi cách kinh doanh hoạt động của công ty.
Các phòng chức năng thực hiện các chức năng chính của mình đồng thời là bộ phận tham mưu giúp ban giám đốc diều hành quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Phòng hành chính: Có trách nhiệm tổ chức và quản lý về vấn đề nhân sự.
+ Phòng kỹ thuật: Có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ kỹ thuật để nghiệm thu công trình, cấp giấy xác nhận đủ diều kiện nghiệm thu chuyển giao cho cho phòng kế hoạch.
+ Phòng kế hoạch : Có nhiệm vụ lên kế hoạch công việc sao cho hợp lý, kịp thời.
+ Phòng tài chính, kế toán: Nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, phương hướng, kế hoạch và chuẩn bị kịp thời, chính xác cho các quyết định quản lý thuộc lĩnh vực tài chính kế toán cho giám đốc.
Tổ chức kiểm tra, giám sát hạch toán, quyết toán và phân tích kết quả thực hiện các quy định quản lý tài chính kế toán của giám đốc giao.
Đảm bảo kịp thời các điều kiện về vốn, số liệu tài chính kế toán theo đúng trách nhiệm đã phân công để đảm bảo phục vụ tốt nhất việc sản xuất kinh doanh. Kịp thời đề xuất các biện pháp quản lý tài chính để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính. Báo cáo tổng kết rút kinh nghiệm công tác quản lý tài chính, kế toán.
+ Các tổ sản xuất: Tham gia vào hoạt động sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán của công ty.
3.1- Bộ máy kế toán.
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Cường phát là một doanh nghiệp tư nhân, thực hiện chế độ kinh tế độc lập và áp dụng mô hình bộ máy kế toán tập chung. Trong số các phòng ban chức năng thuộc bộ máy quản lý của công ty, phòng tài chính kế toán có vị trí trung tâm quan trọng, nó đảm bảo tài chính, giám sát toàn bộ quá trình kinh doanh và tính toán kết quả kinh doanh, tham mưu cho giám đốc về mọi mặt của quá trình kinh doanh. Tất cả các công tác kế toán như thu nhận chứng từ, hạch toán,lập báo cáo kế toán, phân tích hoạt động kinh tế đều do phòng kế toán đảm nhận.
Sơ đồ bộ máy kế toán ( Phụ lục 02 )
*Đứng đầu bộ máy kế toán là kế toán trưởng: là người phụ trách và quản lý chung về toàn bộ tài chính, phân công công tác cho từng phần hành kế toán của công ty, có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về mọi mặt trong hoạt động quản lý tài chính.
* Kế toán tổng hợp kiêm kế toán thuế: là người có trách nhiệm giúp việc cho kế toán trưởng, có nhiệm vụ kiểm tra, đối chiếu làm báo cáo tổng hợp theo định kỳ theo yêu cầu quản lý mà bộ tài chính qui định, phản ánh giá thành tiêu thụ, lỗ, lãi và tổng kết tài sản, đổng thời theo dõi các khoản thu.
* Kế toán thanh toán kiêm kế toán tập tập hợp chi phí: Là người có nhiệm vụ ttheo dõi thu, chi tiền mặt, tiền gửi, thanh toán công nợ tạm ứng và phản ánh kịp thời chính xác theo từng đối tượng, từng khoản thanh toán. Đồng thời có nhiệm vụ xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo từng đối tưọng cụ thể.
* Kế toán tiền lương kiêm kế toán vật tư, CCDC, TSCĐ:
- Về tiền lương có nhiệm vụ chấm công, ghi rõ ngày công làm việc, nghỉ việc của từng cán bộ công nhân viên, đảm bảo chấp hành chế độ đối với lao động, cung cấp thông tin về sử dụng lao động, về chi phí tiền lương và các khoản trích nộp bảo hiểm. Cuối kỳ tổng hợp thời gian lao động và tính lương, thực hiện các khoản nộp bảo hiểm cho từng bộ phận công ty.
- Về vật tư: phản ánh tình hình hiện có, biến động từng loại vật liệu và toàn bộ vật liệu. Chấp hành dầy đủ thủ tục về nhập, xuất, bảo quản vật liệu. Nắm vững phương pháp tính giá vật liệu và phân bổ vật liệu cho các đối tượng sử dụng vật liệu. Hàng tháng lập bản kê tổng hợp nhập, xuất tồn vật liệu bảo đảm đúng khớp với chi tiết và tổng hợp với the kho, cuối kỳ lập báo cáo kiểm kê.
- Về công cụ dụng cụ, TSCĐ: theo dõ vào sổ sách tình hình tải sản phát sinh trong tháng, quý năm.
* Thủ quỹ kiêm kế toán ngân hàng: Có nhiệm vụ thu chi tiền mặt, vào sổ quỹ hàng tháng, cuối ngày phải báo cáo số tiền tồn két cho giám đốc. Đồng thời có nhiệm vụ giao dịch với ngân hàng theo dõi tiền mặt và tiền gửi ngân hàng làm thủ tục, lập phiếu chi, ghi séc, uỷ nhiệm chi. công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát hiện đang áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Trình tự ghi chép và xử lý số liệu được thực hiện như sau.
3.2- Đặc điểm tổ chức hệ thống sổ kế toán.
Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát có niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc 31/12 hàng năm đơn vị tiền tệ sử dụng trong nghi chép kế toán là đồng việt nam (VND).
Sổ kế toán là phương tiện vật chất cơ bản, cần thiết để người làm kế toán ghi chép phản ánh một cách có hệ thống các thông tin kế toán theo thời gian cũng như theo đối tượng. Việc lựa chọn hình thức sổ kế toán nào là tuỳ từng trường hợp vào đặc điểm tổ chức quản lý và tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Đối với Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát thì hình thức sổ sách được sử dụng là hình thức " Chứng từ ghi sổ", công tác kế toán được kết hợp vừa làm thủ công vừa được thực hiện bằng máy vi tính.
1. Định khoản cho chứng từ gốc
2. Từ chứng từ gốc vào sổ quỹ
3. Từ chứng từ gốc vaò chứng từ ghi sổ
4. Từ chứng từ gốc vào sổ chi tiết
5. Từ chứng từ ghi sổ vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
6.Từ chứng từ ghi sổ vào sổ cái
7.Từ sổ chi tiết lập bảng tổng hợp
8.Đối chiếu giữa sổ cái và bảng tổng hợp
9.Lên báo cáo kế toán
Sơ đồ : Trình tự hạch toán ( phụ lục 03 )
Các loại sổ kế toán sử dụng:
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
+ Sổ cái
+ Các sổ kế toán chi tiết ( Sổ TK 112,111, 131, 133, 144, 156.1, 156.2, 155, 311, 331, 333.1, 333.3, 333.4, 334, 421, 211, 511, 632, 511, 642, 413, 711, 911,142)
Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Tất cả các loại báo cáo tài chính đều được lập theo biểu mẫu và gửi đúng kỳ hạn quy định.
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Thuyết minh báo cáo tài chính
Bảng lưu chuyển tài sản
Bảng cân đối tài khoản
Ngoài ra công ty còn sử dụng một số báo cáo nội bộ:
Báo cáo các khoản phải thu, phải trả, tình hình công nợ của công ty
Báo cáo quỹ, thủ quỹ lập hàng ngày và gửi tới giám đốc.
5. Đặc điểm Tài sản cố định tại Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát.
Qua nhiều năm hoạt động từ công ty nhỏ đến nay công ty đã có cơ ngơi khang trang, máy móc thiết bị tương đối hiện đại, cùng với quá trình hiện đại hóa sản xuất công ty đã sử dụng bộ máy kế toán của mình ngày càng hữu hiệu để quản lý chặt chẽ TSCĐ trên mọi mặt nâng cao hiệu quả sử dụng và cung cấp thông tin, để tiếp tục đổi mới TSCĐ, đưa công nghệ vào sản xuất.
Mặc dù công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cường Phát không phải là một công ty lớn, nhưng địa bàn hoạt động của công ty rộng, vì vậy khả năng quản lý tập trung TSCĐ là rất khó khăn. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố quyết định đối với hiệu quả sử dụng TSCĐ mà điều quyết định là công ty có được biện pháp quản lý TSCĐ đúng đắn.
Trước hết, TSCĐ được xác định đúng nguyên giá khi nhập về hay khi xây dựng cơ bản bàn giao. Đây là bước khởi đầu quan trọng để công ty hạch toán chính xác TSCĐ theo đúng giá trị của nó. Sau đó mọi TSCĐ được quản lý theo hồ sơ ghi chép trên sổ sách cả về số lượng và giá trị. TSCĐ không chỉ theo dõi trên tổng số mà còn được theo dõi riêng từng loại, không những thế mà còn được quản lý theo địa điểm sử dụng, thậm chí giao trực tiếp cho nhóm đội sản xuất. TSCĐ khi có sự điều chuyển trong nội bộ đều có biên bản giao nhận rõ ràng. Để sản xuất tốt hơn công ty luôn kịp thời tu bổ sửa chữa những tài sản đã xuống cấp.
Trong thời gian sử dụng, một mặt TSCĐ được tính và trích khấu hao đưa vào giá thành theo tỷ lệ quy định của công ty, mặt khác lại được theo dõi xác định mức...