nhox_luv_u_4ever
New Member
Download miễn phí Hạn chế rủi ro trong đầu tư chứng khoán
Phần I: Lý thuyết rủi ro trong đầu tư chứng khoán
1.Khái niệm về đầu tư .tr1
2.Rủi ro trong đầu tư chứng khoán
2.1.Khái niệm
2.2.Các loại rủi ro
2.2.1.Rủi ro hệ thống
2.2.2.Rủi ro phi hệ thống tr2
3. Đánh giá rủi ro .tr3
Phần II: Thực tiễn trên thị trường Việt Nam
1.Rủi ro từ tâm lý “bầy đàn” .tr4
2.Rủi ro do tính thanh khoản thấp
3.Rủi ro từ thông tin tr5
4. Rủi ro từ các quy định và chất lượng của sàn giao dịch, trung
tâm giao dịch và công ty chứng khoán tr6
5.R ủi ro từ các chấn động thị trường .tr7
6.Sự thiếu hiểu biết của các nhà đầu tư
Phần III: Hạn chế rủi ro trong đầu tư chứng khoán
1.Đa dạng hoá rủi ro .tr10
2. Đầu tư dài hạn
3.Chứng khoán phái sinh.tr11
4. Thị trường chứng khoán Việt Nam.tr12
5.Nhà đầu tư.tr13
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-09-09-han_che_rui_ro_trong_dau_tu_chung_khoan.NWpF47ehPB.swf /tai-lieu/han-che-rui-ro-trong-dau-tu-chung-khoan-85061/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Lý thuyết rủi ro trong đầu tư chứng khoán
1.Khái niệm về đầu tư
Đầu tư là sự trao đổi một số tiền hện tại trong một thời gian để thu về một khoản lớn hơn trong tương lai mà khoản tiền đó có thể bù đắp cho nhà đầu tư về:
-Thời gian mà số tiền được đem trao đổi
-Tỉ lệ lạm phát dự tính
-Rủi ro thanh khoản
2.Rủi ro trong đầu tư chứng khoán
2.1.Khái niệm
Rủi ro được định nghĩa là khả năng (hay xác suất) xảy ra những kết quả đầu tư ngoài dự kiến, hay cụ thể hơn là khả năng làm cho mức sinh lời thực tế nhận được trong tương lai sai khác với mức sinh lời dự kiến ban đầu.
2.2.Các loại rủi ro
2.2.1.Rủi ro hệ thống
- Rủi ro thị trường
Rủi ro thị trường xuất hiện do có những phản ứng của các nhà đầu tư đối với những sự kiện hữu hình hay vô hình làm biến động giá chứng khoán.
Các sự kiện vô hình là các sự kiện nảy sinh do yếu tố tâm lý của thị trường.
- Rủi ro lãi suất
Nguyên nhân cốt lõi của rủi ro lãi suất là sự lên xuống của lãi suất chuẩn (có thể là lãi suất trái phiếu của cính phủ), khi đó sẽ có sự thay đổi trong mức sinh lời kỳ vọng của các loại chứng khoán khác.
- Rủi ro sức mua
Rủi ro sức mua là tác động của lạm phát và giảm phát đối với khoản đầu tư.
Lạm phát và giảm phát sẽ làm thay đổi mức lãi suất danh nghĩa và từ đó sẽ gây tác động tới giá cả chứng khoán.
2.2.2.Rủi ro phi hệ thống
- Rủi ro kinh doanh
Rủi ro kinh doanh là sự biến động giá chứng khoán do những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó chính là sự bất ổn về thu nhập mà nguyên nhân cơ bản xuất phát từ lĩnh vực ngành mà công ty đó trực thuộc.
Rủi ro kinh doanh thường được tính bằng mức độ biến động của thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Độ lệnh chuẩn của thu nhập hoạt động
Rủi ro kinh doanh = ─────────────────────────
Thu nhập hoạt động bình quân
- Rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính là sự biến động về lợi nhuận của các cổ đông khi công ty vay nợ. Nó liên quan đến việc sử dụng đòn bẩy tài chính.
Để xác định rủi ro tài chính của một công ty, người ta thường sử dụng hai loại hệ số:
-Các hệ số của bảng cân đối kế toán: Cơ cấu vốn (Nợ/vốn cổ phần)
-Nhóm các hệ số về dòng tiền: Khả năng thanh toán ( ngắn hạn và dài hạn)
- Rủi ro tỷ giá
Liên quan đến sự thay đổi tỷ giá.
Ví dụ : Nếu trái phiếu được thanh toán bằng đồngViệt Nam, mà đồng Việt Nam lại giảm giá so với đồng USD thì nhà đầu tư sẽ nhận được ít USD hơn.
- Rủi ro thanh khoản
Liên quan đến các điều kiện giao dịch.
2.3. Đánh giá rủi ro:
- Độ lệch chuẩn: _____________
σ = √ ∑(Ri – E(R))2Pi
- Hệ số ß:
σiM
ß = ───
σ2M
σiM : Độ lệch chuẩn của chứng khoán i
σ2M : Phương sai của thị trường
Phần II
Thực tiễn trên thị trường Việt Nam
1.Rủi ro từ “tâm lý bầy đàn”
Các trào lưu mua, bán chứng khoán theo tâm lý đám đông làm phá vỡ các quy luật vận động bình thường của thị trường.
Đặc biệt, diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK VN) trở nên vô cùng phức tạp khi mức dao động của chỉ số VN-Index ở những phiên giao dịch kế tiếp nhau khá cao, trong khi giá trị giao dịch giảm dần. Điều này trở thành yếu tố kích thích nhiều nhà đầu tư (N ĐT) trong nước đầu tư ngắn hạn, đặc biệt là khi diễn biến tăng, giảm giá cổ phiếu phụ thuộc nhiều vào động thái đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
Thông thường khi đầu tư theo “bầy đàn”, nhà đầu tư trong nước hiểu rất ít về cổ phiếu đang nắm giữ, nên khi có những thông tin bất thường, họ thường phản ứng ngay bằng cách bán ra. Trường hợp cổ phiếu BMC trong những phiên gần đây là một ví dụ điển hình. Ngay khi thông tin Tỉnh ủy Bình Định bán ra 100.000 cổ phiếu và Chủ tịch HĐQT BMC bán ra 6.000 cổ phiếu, thì khối lượng bán theo trong những phiên kế tiếp rất lớn, khiến cổ phiếu này rớt giá. Trong khi đó, ước tính kết quả kinh doanh quý II của BMC rất tốt và cổ đông sẽ được thực hiện quyền mua theo tỷ lệ 1:1 trong năm nay.
2.Rủi ro do tính thanh khoản thấp
Tính thanh khoản thấp của chứng khoán mà nhà đầu tư đang sở hữu có thể do chứng khoán đó khó và thậm chí không thể bán được, hay không được phép bán hay chuyển nhượng nhằm thu hồi vốn đầu tư. Đối với chứng khoán, tính thanh khoản của nó thấp do một số nguyên nhân sau:
- Tình trạng tài chính và triển vọng thị trường của công ty, tổ chức phát hành chứng khoán không tốt.
Thật không may cho nhà đầu tư chứng khoán, khi vì một lý do nào đó, chứng khoán đã mua là của một công ty có tình trạng tài chính thiếu lành mạnh và triển vọng cung cấp các yếu tố đầu vào, cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩm thiếu hiệu quả vững chắc.
Thậm chí, chỉ cần một sự thay đổi nhân sự cấp cao trong công ty cũng có thể khiến giá chứng khoán đó sụt giảm. Và rủi ro đối với nhà đầu tư sẽ là tối đa khi công ty phát hành chứng khoán bị phá sản và biến mất trên thương trường sau những “pha” “tự đánh bóng” khá chuyên nghiệp, giật gân nhằm thu hút, dẫn dụ những nhà đầu tư. Trên thị trường chứng khoán hiện nay, vẫn đang tiếp tục diễn ra tình trạng công khai và nô nức đấu giá mua cổ phiếu của cả những công ty trên thực tế đã bị phá sản vì trình trạng tài chính âm, không thể trả nợ, hay của những công ty, quỹ đầu tư thậm chí mới có quyết định thành lập, chưa hề triển khai hoạt động trên thực tế…
- Lựa chọn không đúng cơ cấu chứng khoán đầu tư
Nhà đầu tư chứng khoán cũng có thể chịu rủi ro do “bỏ hết trứng vào một giỏ”. Thậm chí, việc sở hữu thuần túy các cổ phiếu ưu đãi mà không được chuyển nhượng trong thời hạn nhất định (thường từ 3-5 năm) cũng có thể khiến nhà đầu tư gặp rủi ro, nhất là khi cần tiền để trả lãi vay ngân hàng hay muốn rút vốn về để đầu tư vào chỗ khác.
- Sự cạnh tranh khốc liệt và biến động khôn lường của thị trường
Ngay cả những chứng khoán tốt nhất cũng có thể không giữ vững được vị thế lâu dài trước sự biến động của thị trường. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư chứng khoán này có thể phải hứng chịu cả hai thiệt hại dạng “khấu hao hữu hình” và “khấu hao vô hình” giá trị và tính thanh khoản của các chứng khoán đang nắm giữ. 3.Rủi ro từ thông tin
Thật hiếm có hoạt động kinh doanh nào mà sự thành bại của nhà đầu tư lại đòi hỏi và gắn liền với yêu cầu về tính đa dạng, tính hệ thống, toàn diện, cập nhật và chính xác của các thông tin có liên quan trực tiếp và gián tiếp như đầu tư chứng khoán.
Nói cách khác, rủi ro trong kinh doanh chứng khoán có nguồn gốc rất sâu đậm từ số lượng và chất lượng thông tin mà nhà đầu tư cần để làm cơ sở đưa ra các quyết định đầu tư. Rủi ro luôn rình rập ở mọi nơi và nhà đầu tư sẽ phải trả giá sớm hay muộn, đắt hay rẻ, khi không nắm được các thông tin chính xác nhất, đầy đủ và kịp thời nhất liên quan đến môi trường đầu tư, chất lượng chứng khoán và tình hình thị trường...
Các hoạt động đầu cơ, tung tin đồn thất thiệt, gây nhi