hoangyen_cute90

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam thực trạng và giải pháp : Luận văn ThS Kinh tế: 5.02.01
Nhà xuất bản: Khoa Kinh tế
Ngày: 2005
Chủ đề: Hàng hoá
Kinh tế
Thị trường chứng khoán
Việt Nam
Miêu tả: 80 tr. : Đĩa mềm + tóm tắt
Đề tài góp phần làm rõ và hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Phân tích thực trạng hàng hoá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển loại hàng hoá này. Từ kinh nghiệm của một số thị trường chứng khoán trên thế giới và khu vực, tác giả kiến nghị các giải pháp nhằm phát triển thị trường chứng khoán nói chung, đặc biệt là phát triển hàng hoá cho thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010
Luận văn ThS. Kinh tế chính trị -- Khoa Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005
MỤC LỤC
Mục lục............................................................................................................................1
Lời nói đầu ......................................................................................................................3
Chƣơng 1. Những vấn đề chung về thị trƣờng chứng khoán và hàng hoá cho
thị trƣờng ........................................................................................................................6
1.1. Các vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán...................................................6
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của thị trƣờng chứng khoán trên thế giới và
VN ............................................................................................................................6
1.1.2. Khái niệm và phân loại thị trƣờng chứng khoán............................................7
1.1.3. Những tác động của thị trƣờng chứng khoán trong nền kinh tế thị trƣờng ...9
1.2. Hàng hoá của thị trường chứng khoán ............................................................14
1.2.1. Khái niệm và bản chất chứng khoán............................................................14
1.2.2. Phân loại hàng hoá trên thị trƣờng chứng khoán .........................................15
1.2.3. Những điều kiện hình thành và phát triển hàng hoá của thị trƣờng chứng
khoán ......................................................................................................................22
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển hàng hoá cho thị trường chứng khoán....24
Chƣơng 2. Thực trạng hàng hoá của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam .............29
2.1. Sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán ở Việt Nam...........29
2.1.1. Sự cần thiết ra đời thị trƣờng chứng khoán ở Việt Nam..............................29
2.1.2. Những đặc trƣng chủ yếu của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam...............31
2.1.3. Hàng hoá của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam ........................................34
2.2. Diễn biến hàng hoá trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua ...39
2.2.1. Diễn biến của trái phiếu trên thị trƣờng .......................................................39
2.2.2. Diễn biến của cổ phiếu trên thị trƣờng.........................................................43
2.2.3. Hoạt động trên thị trƣờng tự do ở Việt Nam................................................45
2.2.4. Các tổ chức trung gian liên quan đến phát hành và PT chứng khoán niêm
yết...........................................................................................................................46
2.2.5. Nhận xét chung về hoạt động và hàng hoá trên thị trƣờng chứng khoán
Việt Nam ................................................................................................................48
2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên .............................................................50
2.3.1. Tầm kinh tế vĩ mô ........................................................................................51
2.3.2. Các doanh nghiệp.........................................................................................55
2.3.3. Vấn đề nội tại của thị trƣờng chứng khoán..................................................56
2.3.4. Công tác đào tạo, tuyên truyền, phổ cập các kiến thức và thông tin về thị
trƣờng chứng khoán chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.............................................57
2.3.5. Về phía các nhà đầu tƣ.................................................................................57
Chƣơng 3. Định hƣớng và một số giải pháp chủ yếu phát triển hàng hoá cho
thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới .............................................59
3.1. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán trong thời gian tới...............59
3.2. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển hàng hoá cho thị trường
chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới..............................................................61
3.2.1. Nhóm giải pháp về kinh tế vĩ mô.................................................................61
3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm tăng cung và kích cầu hàng hoá cho thị trƣờng
chứng khoán Việt Nam ..........................................................................................65
3.2.3. Nhóm giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng của thị trƣờng chứng khoán ...692
Kết luận và kiến nghị ...................................................................................................76
1. Kết luận..................................................................................................................76
2. Kiến nghị ...............................................................................................................77
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................80
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
LỜI NÓI ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thị trƣờng chứng khoán là sản phẩm của nền kinh tế thị trƣờng. Ngày
nay, thị trƣờng chứng khoán hầu nhƣ đã có mặt ở tất cả các nƣớc phát triển và
đang phát triển. Thị trƣờng chứng khoán đã trở thành một định chế tài chính
không thể thiếu đƣợc trong cơ chế kinh tế của các nƣớc có nền kinh tế thị
trƣờng.
Thị trƣờng chứng khoán có vị trí và vai trò rất quan trọng đối với nền
kinh tế. Đây là nơi thu hút vốn đầu tƣ dài hạn cho phát triển kinh tế; là tấm
gƣơng phản ánh nền kinh tế và hoạt động tài chính của các doanh nghiệp;
thúc đẩy khả năng di chuyển và kiểm soát nguồn vốn đầu tƣ một cách hiệu
quả; là công cụ đắc lực để Chính phủ điều tiết nền kinh tế vĩ mô.
Trong Chiến lƣợc phát triển để thực hiện quá trình đổi mới, chuyển đổi
nền kinh tế của đất nƣớc, Nhà nƣớc đã luôn quan tâm đến việc xây dựng và
đồng bộ hoá hệ thống thị trƣờng, trong đó có thị trƣờng chứng khoán. Thị
trƣờng chứng khoán Việt Nam đã đƣợc khai trƣơng và đi vào hoạt động từ
tháng 7 năm 2000. Cho đến nay, qua hơn 5 năm hoạt động thị trƣờng đã đạt
đƣợc một số kết quả quan trọng, song vẫn còn không ít khó khăn trở ngại.
Một trong số đó nổi lên trong giai đoạn hiện nay là việc tạo hàng hoá có chất
lƣợng và sự ổn định cho thị trƣờng chứng khoán. Qui mô thị trƣờng chứng
khoán còn nhỏ bé, tốc độ phát triển chƣa đạt nhƣ mong muốn. Việc tạo hàng
hoá cho thị trƣờng chứng khoán gặp rất nhiều khó khăn từ nhiều phía.
Từ thực tế trên, đề tài “hàng hoá của thị trường chứng khoán Việt
Nam: thực trạng và giải pháp” đƣợc đƣa ra và thực hiện. Đề tài vừa mang
tính lý luận vừa mang tính thực tiễn, đồng thời đây cũng là vấn đề đang thu
hút sự quan tâm của nhiều cán bộ và cơ quan nghiên cứu.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Đối với những nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng, việc nghiên cứu các vấn
đề nhằm phát triển thị trƣờng chứng khoán - một định chế tài chính quan
trọng đã tồn tại từ hàng trăm năm nay - là hết sức cần thiết. Ở Việt Nam cũng
vậy, tuy thị trƣờng chứng khoán ra đời chƣa lâu, nhƣng đã có nhiều đề tài
nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau nhằm mục đích phát triển thị trƣờng
chứng khoán, có thể kể đến nhƣ4
- Cuốn sách: “Những điều kiện kinh tế - xã hội hình thành và phát triển
thị trường chứng khoán ở Việt Nam” của: TS. Trần Thị Minh Châu, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003.
- Luận văn thạc sỹ kinh tế: “giải pháp để hình thành và phát triển thị
trường chững khoán phi tập trung ở Việt Nam” của Võ Văn Quang - Học
viện Ngân Hàng, năm 2003
- Luận văn thạc sỹ kinh tế “Xây dựng thị trƣờng trái phiếu công ty
nhằm phát triển các doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế thị trƣờng” của
Nguyễn Thị Liên Hoa, Đại học Kinh tế Quốc dân, 2003,...
Tuy nhiên vẫn cần có các nghiên cứu thêm về thị trƣờng chứng khoán
đặc biệt là về phát triển hàng hoá cho thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trong
thời gian tới.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
Đề tài đƣợc đặt ra với các mục đích sau:
- Làm rõ vai trò của hàng hoá trên thị trƣờng chứng khoán.
- Đánh giá thực trạng về hàng hoá của thị trƣờng chứng khoán Việt
Nam trong những năm qua, chỉ rõ mặt làm đƣợc, mặt hạn chế và nêu các
nguyên nhân của tồn tại đó.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển thị trƣờng chứng
khoán nói chung, đặc biệt là sự phát triển hàng hoá cho thị trƣờng chứng
khoán nói riêng.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề đạt đƣợc các mục tiêu trên, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề
tài gồm:
- Góp phần làm rõ và hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về chứng
khoán và thị trƣờng chứng khoán.
- Phân tích thực trạng hàng hoá trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam,
kinh nghiệm của một số thị trƣờng chứng khoán trên thế giới và khu vực.
- Kiến nghị một số giải pháp nhằm phát triển hàng hoá cho thị trƣờng
chứng khoán Việt Nam trong quá trình phát triển đến năm 2010.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Tác giả sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
để phân tích thực trạng hàng hoá trên thị trƣờng chứng khoán. Phân tích ảnh
hƣởng trực tiếp và gián tiếp của hàng hoá đối với thị trƣờng chứng khoán và
ngƣợc lại.
- Phƣơng pháp thừa kế và thu thập những số liệu có liên quan đến nội
dung nghiên cứu của đề tài.
- Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phƣơng pháp khác nhƣ: so sánh,
phân tích và tổng hợp để nghiên cứu.
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu nhằm góp phần hoàn thiện một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về chứng khoán trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam cụ thể là:
- Nghiên cứu các khía cạnh lý luận cơ bản về hàng hóa trên thị trƣờng
chứng khoán.
- Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển hàng hoá cho thị
trƣờng chứng khoán
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển hàng hoá cho
thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.
7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
đƣợc kết cấu thành ba chƣơng cụ thể là:
Chƣơng 1: Những vấn đề chung về thị trƣờng chứng khoán và hàng hoá
cho thị trƣờng.
Chƣơng 2: Thực trạng hàng hoá trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam
Chƣơng 3: Định hƣớng và một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy
phát triển hàng hoá cho thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.6
CHƢƠNG 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
VÀ HÀNG HOÁ CHO THỊ TRƢỜNG
1.1. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
1.1.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của thị trƣờng chứng khoán
trên thế giới và Việt Nam
Thị trƣờng chứng khoán là một bộ phận của thị trƣờng tài chính hoạt
động trong lĩnh vực phát hành và trao đổi cổ phiếu, trái phiếu dài hạn, kể cả
các công cụ tài chính phái sinh từ cổ phiếu, trái phiếu theo những phƣơng
thức có tổ chức nhƣ giao dịch qua Sở Giao dịch Chứng khoán, Công ty
Chứng khoán, giao dịch trực tiếp, hay qua mạng...
Tuy nhiên, thị trƣờng chứng khoán ban đầu không phải ngay lập tức đã
hoàn chỉnh nhƣ các hình thái trên. Thị trƣờng chứng khoán đã manh nha ra
đời từ thế kỷ XV ở các nƣớc phƣơng Tây, tại các thành phố trung tâm buôn
bán. Cùng với thời gian, thị trƣờng chứng khoán đã ra đời tự phát tại một số
nƣớc nhƣ: Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ vào thế kỷ 18-19.
Trải qua các thời kỳ thị trƣờng chứng khoán càng phát triển và có vị trí
ngày càng quan trọng trong nền kinh tế. Môi giới đã trở thành một nghề hoạt
động trên thị trƣờng này. Hoạt động của thị trƣờng chứng khoán đƣợc nhà
nƣớc thừa nhận bằng pháp luật, nhà nƣớc còn giữ vai trò ngƣời giám sát để
đảm bảo nguyên tắc công bằng, công khai và định hƣớng mục tiêu hoạt động
của thị trƣờng.
Hiện nay đã có trên 160 thị trƣờng chứng khoán lớn nhỏ hoạt động trên
khắp các châu lục. ở các nƣớc có sự chuyển đổi cơ chế kinh tế, thị trƣờng
chứng khoán cũng đã dần đƣợc xây dựng. Cùng với sự phát triển của nền kinh
tế thị trƣờng, thị trƣờng chứng khoán đã trở thành một định chế tài chính
không thể thiếu đƣợc, nó là kênh huy động vốn trung và dài hạn to lớn, hỗ trợ
cho kênh tạo vốn gián tiếp qua ngân hàng và trung gian tài chính.
Việt Nam, với sự ra đời của hai Trung tâm giao dịch chứng khoán tại TP.
Hồ Chí Minh tháng 7 năm 2000 và tại Hà Nội tháng 3 năm 2005 đánh dấu
một bƣớc tiến quan trọng trong nỗ lực hoàn thiện và đồng bộ hoá thị trƣờng
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
tài chính quốc gia. Đây đƣợc coi là bƣớc khởi đầu để các bộ, ngành, doanh
nghiệp và các nhà đầu tƣ làm quen và hƣớng tới một lĩnh vực đầu tƣ mới.
Thị trƣờng chứng khoán có kỹ thuật và công nghệ riêng, hầu hết các
nƣớc phát triển, Sở giao dịch chứng khoán đã sử dụng triệt để sự phát triển
của công nghệ thông tin, nhất là sử dụng các đƣờng truyền số liệu. Nhƣng ở
các thị trƣờng chứng khoán tập trung tính chất sôi động nhƣ một khu chợ
ngoài trời nhìn chung vẫn còn. Tuy nhiên không phải tất cả các thị trƣờng
chứng khoán trên thế giới đều giống nhau. Tuỳ theo đặc điểm kinh tế, xã hội
và tâm lý mà mỗi nƣớc có cách tổ chức và giao dịch riêng. Nhƣng dù tổ chức
theo cách nào, thì các thị trƣờng chứng khoán cũng dựa trên các nguyên tắc
căn bản liên quan đến chứng khoán, tổ chức thị trƣờng, giao dịch và sự kiểm
soát của Nhà nƣớc.
1.1.2. Khái niệm và phân loại thị trƣờng chứng khoán
1.1.2.1. Khái niệm về thị trường chứng khoán
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa và cách giải thích khác nhau về thị
trƣờng chứng khoán, điều này cho thấy bản thân thị trƣờng chứng khoán là
một thực thể phức tạp với nhiều mối liên hệ đặc trƣng khác nhau, hơn nữa thị
trƣờng chứng khoán là hiện tƣợng kinh tế khách quan có sự phát sinh, phát
triển. Ở từng giai đoạn phát triển, thị trƣờng chứng khoán cũng mang những
nội dung khác nhau về mô hình tổ chức, chủng loại hàng hoá và phƣơng thức
giao dịch. Chính vì thế dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhƣng nhìn
chung có thể nêu khái quát "thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị
trường tài chính, trong đó chuyên môn hoá việc giao dịch một số loại hàng
hoá đặc biệt như cổ phiếu, trái phiếu dài hạn, kể cả các công cụ tài chính
phát sinh từ cổ phiếu, trái phiếu, theo những cách có tổ chức như
giao dịch qua sở giao dịch chứng khoán, công ty chứng khoán, trực tiếp hoặc
gián tiếp qua mạng" [3]
Hiểu theo nghĩa đơn giản thị trƣờng chứng khoán là nơi chứng khoán
đƣợc phát hành, trao đổi gồm ngƣời mua, ngƣời bán và ngƣời trung gian.
Thị trƣờng chứng khoán là một thể chế tài chính đặc trƣng của cơ chế
thị trƣờng, ra đời với tƣ cách là một bộ phận của thị trƣờng vốn, nhằm đáp
ứng nhu cầu trao đổi chứng khoán các loại, tạo ra kênh huy động vốn dài hạn,
khối lƣợng lớn phục vụ cho nền kinh tế. Chỉ có nền kinh tế thị trƣờng mới có
thị trƣờng chứng khoán và ngƣợc lại một khi thị trƣờng chứng khoán hoạt8
động có hiệu quả cũng chứng tỏ đó là một nền kinh tế đƣợc vận hành theo cơ
chế thị trƣờng.
Bản chất thị trƣờng chứng khoán là nơi mua bán, chuyển nhƣợng quyền
sở hữu về vốn và tài sản của những ngƣời sở hữu chứng khoán. Tổ chức thị
trƣờng chứng khoán nhƣ thế nào chủ yếu là do quan niệm về thị trƣờng chứng
khoán của mỗi nƣớc, mà không phải do trình độ kỹ thuật hay khả năng kinh
tế. Thị trƣờng chứng khoán Anh, Pháp và một số nƣớc mới có thị trƣờng
chứng khoán sau này nhƣ Thái Lan, Singapore... thực hiện hệ thống giao dịch
tự động có thị trƣờng nhƣng không có “chợ”. Trong khi đó ở Mỹ, Nhật, Đức
vẫn trung thành với phƣơng thức giao dịch truyền thống luôn đông đúc, ồn ào
bởi sự la hét và dùng các ký hiệu bằng tay.
1.1.2.2. Phân loại thị trường chứng khoán
Cho đến nay, có nhiều cách phân loại thị trƣờng chứng khoán
Một là: căn cứ vào hàng hoá có thể chia thành thị trƣờng trái phiếu và thị
trƣờng cổ phiếu.
Hai là: căn cứ vào phƣơng thức giao dịch có thể chia thành thị trƣờng
sơ cấp và thị trƣờng thứ cấp.
- Thị tƣờng sơ cấp (thị trƣờng cấp I hay thị trƣờng phát hành) đây là
nơi mua bán chứng khoán mới phát hành (phát hành lần đầu) để tạo lập doanh
nghiệp; tăng thêm vốn cho doanh nghiệp; huy động vốn cho chi tiêu của chính
phủ, từ đó, đƣa nguồn vốn tiết kiệm vào đầu tƣ. Nguồn cung cấp vốn chủ yếu
của thị trƣờng này là từ tiết kiệm của dân chúng, một số tổ chức tài chính và
phi tài chính. Đây là giai đoạn khó khăn, phức tạp, có liên quan tới nhiều yếu
tố tạo lập hàng hoá nhƣ hình thức chứng khoán, phƣơng thức phát hành, các
định giá chứng khoán, các thủ tục về đăng ký, lƣu thông, bảo quản... Việc
phát hành chứng khoán ra công chúng, các nhà đầu tƣ ở các nƣớc có thị
trƣờng chứng khoán phát triển hiện nay hầu hết đều thông qua các công ty
chứng khoán, các ngân hàng lớn theo phƣơng thức bảo lãnh chắc chắn. Trong
quá trình phát hành, chỉ một sai xót nhỏ cũng có thể làm chứng khoán không
thể tiêu thụ đƣợc, gây tổn thất tài sản cũng nhƣ uy tín của chủ thể phát hành.
Vì vậy, chính phủ các nƣớc thƣờng có các quy định chặt chẽ và kiểm soát
nghiêm ngặt việc phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để đảm bảo thị
trƣờng cấp I hoạt động có hiệu quả, bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tƣ.
- Thị trƣờng thứ cấp (thị trƣờng cấp II) đây là thị trƣờng mua đi bán lại
các chứng khoán đã đƣợc phát hành với nhiều lần mua bán và giá cả khác
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
nhau. Dòng vốn đƣợc lƣu chuyển giữa các nhà kinh doanh chứng khoán chứ
không thuộc về nhà phát hành. Nói cách khác tiền vốn từ thị trƣờng này
không làm tăng quy mô đầu tƣ vốn cho nền kinh tế mà chỉ luân chuyển giữa
các nhà đầu tƣ. Đây là sự khác nhau căn bản giữa thị trƣờng sơ cấp và thị
trƣờng thứ cấp.
Thị trƣờng thứ cấp, nếu xét theo tính chất tổ chức có thể chia thành thị
trƣờng tập trung và phi tập trung (OTC). Nếu xét theo loại hàng hoá có thể
chia thành thị trƣờng cổ phiếu, thị trƣờng trái phiếu, thị trƣờng chứng khoán
phái sinh...
Thị trƣờng sơ cấp và thị trƣờng thứ cấp có quan hệ mật thiết và không
thể tách rời nhau, chúng là hai bộ phận cấu thành một thị trƣờng, trong đó thị
trƣờng sơ cấp là cơ sở còn thị trƣờng thứ cấp là động lực. Nếu không có thị
trƣờng sơ cấp thì không có hàng hoá cho thị trƣờng thứ cấp. Ngƣợc lại, nếu
không có thị trƣờng thứ cấp thì thị trƣờng sơ cấp không thể hoạt động trôi
chảy. Sự có mặt của thị trƣờng thứ cấp tạo tính thanh khoản cho chứng khoán,
làm tăng tính hấp dẫn của chứng khoán; từ đó làm tăng tiềm năng huy động
vốn cho chủ thể phát hành. Nhƣ vậy, thị trƣờng thứ cấp tạo điều kiện cho thị
trƣờng sơ cấp phát triển.
Trong thực tế, khó có thể phân biệt hai thị trƣờng này. Mặc dù vậy, việc
phân định hai cấp của thị trƣờng chứng khoán có ý nghĩa quan trọng trong
tiếp cận thị trƣờng, nhất là trong nghiên cứu, tìm hiểu các quan hệ cung cầu,
quan hệ cơ bản nhất có tác dụng định tính và định hƣớng quy trình hoạt động
của thị trƣờng chứng khoán.
1.1.3. Những tác động của thị trƣờng chứng khoán trong nền kinh tế thị
trƣờng
1.1.3.1. Những tác động tích cực.
Một là: Cung cấp nguồn vốn đầu tư dài hạn cho nền kinh tế: Trên thị
trƣờng chứng khoán các hình thức huy động vốn đƣợc thực hiện thông qua
các công cụ là chứng khoán. Chính phủ và chính quyền địa phƣơng có thể huy
động vốn cho mục đích sử dụng và đầu tƣ phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ
các nhu cầu chung của xã hội bằng cách phát hành các chứng khoán có giá
dƣới dạng chứng khoán nợ trên thị trƣờng sơ cấp. Khi đó, chính phủ là ngƣời
đi vay và ngƣời nắm giữ các chứng khoán này là những chủ nợ. Các công ty
để thành lập hay tăng vốn điều lệ sẽ phát hành các loại chứng khoán vốn.
Nguồn vốn này ổn định, đảm bảo sử dụng trong dài hạn các doanh nghiệp
không phải lo hoàn trả nhƣ khi đi vay ngân hàng. Ngoài ra các công ty còn có10
thể phát hành các loại chứng khoán nợ vay vốn trực tiếp từ các nhà đầu tƣ.
Nhƣ vậy thông qua thị trƣờng chứng khoán với hoạt động đầu tƣ, một lƣợng
tiền tiết kiệm từ khu vực dân cƣ đƣợc chuyển thành vốn đầu tƣ dài hạn cho
sản xuất kinh doanh.
Thị trƣờng chứng khoán còn là nơi thu hút nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
khá hiệu quả thông qua các tổ chức đầu tƣ chứng khoán chuyên nghiệp cũng
nhƣ các cá nhân nƣớc ngoài.
Hai là: Nơi luân chuyển, phân bổ và kiểm soát nguồn vốn đầu tư có hiệu
quả: Các sản phẩm trên thị trƣờng chứng khoán rất đa dạng, có mức độ rủi ro
và lãi suất rất khác nhau. Thông qua các danh mục đầu tƣ do thị trƣờng chứng
khoán cung cấp nhà đầu tƣ có thể lựa chọn cho mình một danh mục có hiệu
quả nhất, nói cách khác nhà đầu tƣ luôn muốn tối đa hoá lợi nhuận của mình
và hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro. Do tính thanh khoản của chứng
khoán làm cho nó đƣợc mua đi bán lại một cách dễ dàng, nhà đầu tƣ cũng dễ
dàng chuyển đổi vốn sang các công ty, các ngành, các lĩnh vực khác. Sự lên
xuống của giá cả chứng khoán làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận của các nhà đầu
tƣ, với các thông tin có đƣợc các nhà đầu tƣ nhanh chóng chuyển hƣớng đầu
tƣ sang các loại có lợi nhuận cao hơn. Nhƣ vậy, các công ty hoạt động kém
hiệu quả, giá cổ phiếu giảm sẽ khó huy động vốn trong khi các công ty khác
có mức doanh lợi cao, giá cổ phiếu lên sẽ dễ dàng huy động vốn hơn. Thông
qua thị trƣờng chứng khoán nguồn vốn đầu tƣ sẽ nhanh chóng “chảy” vào các
lĩnh vực làm ăn có hiệu quả nhất trong nền kinh tế.
Ba là: Là tấm gương phản ánh nền kinh tế nói chung và hoạt động tài
chính của doanh nghiệp nói riêng: Các chỉ số giá cả chứng khoán phản ánh
một cách tổng quát thực trạng nền kinh tế. Thông qua giá cả lên hay xuống
của các loại chứng khoán, ngƣời ta có thể đánh giá đƣợc hoạt động tài chính
cũng nhƣ tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát hành, nhìn xa
hơn nữa đó là thực trạng tổng thể của cả nền kinh tế nói chung. Thị trƣờng
chứng khoán giúp đánh giá doanh nghiệp một cách nhanh chóng và thuận
tiện, từ đó tạo ra một môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn. Tuy nhiên, các nhà kinh tế đều thừa nhận tín hiệu từ thị
trƣờng chứng khoán không phải lúc nào cũng phản ánh trung thực thực trạng
kinh tế, bởi các biến động của nó còn chịu ảnh hƣởng nhiều của các yếu tố phi
kinh tế.
Bốn là: Kênh để Chính phủ thực hiện một số chính sách kinh tế vĩ mô:
Các chỉ báo của thị trƣờng chứng khoán phản ánh động thái của nền kinh tế
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
một cách nhạy bén và khá chính xác. Khi giá chứng khoán tăng cho thấy đầu
tƣ đang mở rộng, nền kinh tế đang tăng trƣởng; và ngƣợc lại, khi giá chứng
khoán giảm báo hiệu những khó khăn của nền kinh tế. Vì thế, thị trƣờng
chứng khoán đƣợc ví nhƣ “phong vũ biểu” của nền kinh tế, là một công cụ
quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua
thị trƣờng chứng khoán Chính phủ có thể mua, bán trái phiếu tạo nguồn thu,
bù đắp thâm hụt ngân sách, kìm chế lạm phát, tạo lãi suất chuẩn cho thị
trƣờng. Ngoài ra, Chính phủ còn có thể sử dụng một số biện pháp, chính sách
khác tác động vào thị trƣờng chứng khoán nhằm định hƣớng đầu tƣ, đảm bảo
cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế.
Năm là: Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán: Công việc hàng
ngày của thị trƣờng chứng khoán thứ cấp là trao đổi mua bán các loại chứng
khoán đã đƣợc phát hành giữa những ngƣời đầu tƣ vì lý do nào đó cần thay
đổi quyết định trƣớc đó. Thông qua thị trƣờng, các loại chứng khoán dễ dàng
chuyển đổi thành tiền, đây là đặc tính làm tăng tính linh hoạt của vốn đầu tƣ,
tăng sức hấp dẫn của chứng khoán. Thị trƣờng chứng khoán hoạt động càng
năng động thì tính thanh khoản của chứng khoán càng đƣợc nâng cao.
Sáu là: Tăng thêm lựa chọn đầu tư, tạo điều kiện để đa dạng hoá đầu tƣ,
giảm thiểu rủi ro từ đó khuyến khích tiết kiệm và đầu tƣ trên toàn bộ các lĩnh
vực của nền kinh tế.
1.1.3.2. Những hạn chế của thị trường chứng khoán
Thị trƣờng chứng khoán là sản phẩm của nền kinh tế thị trƣờng, cũng
giống nhƣ bản thân nền kinh tế thị trƣờng nó cũng có các mặt trái.
* Thị trường chứng khoán chứa đựng các nguy cơ rủi ro:
+ Với doanh nghiệp: khi đầu tƣ đúng hƣớng, làm ăn có lãi, giá cả và tính
lỏng của chứng khoán mà công ty phát hành sẽ tăng, các nhà đầu tƣ vào
doanh nghiệp thu đƣợc lợi nhuận cao. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp gặp khó
khăn, mất lòng tin với các nhà đầu tƣ, chứng khoán của doanh nghiệp sẽ bị
bán tống bán tháo, giá cả cũng sẽ sụt giảm nghiêm trọng, các nhà dầu tƣ bị
thiệt hại và rất khó cho doanh nghiệp gƣợng dậy sau những cú sốc nhƣ vậy.
Nói cách khác lợi nhuận của các nhà đầu tƣ phụ thuộc hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp.
+ Với nền kinh tế: Trong những giai đoạn phát triển, các công ty làm ăn
có hiệu quả, thu đƣợc lợi nhuận cao, thị trƣờng chứng khoán cũng thăng tiến.
Giá cả chứng khoán tăng và công chúng háo hức trong việc đầu tƣ vốn.12
Ngƣợc lại, khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, thị trƣờng chứng khoán sẽ là
nơi đầu tiên có phản ứng và đôi khi vƣợt quá mức độ các hiện tƣợng kinh tế
làm tình hình càng xấu thêm.
* Đầu cơ
Đầu cơ là yếu tố có tính toán của những ngƣời chấp nhận rủi ro. Họ có
thể mua ngay một khối lƣợng lớn cổ phiếu với hy vọng giá sẽ tăng trong
tƣơng lai. Hành động này của họ dễ gây các phản ứng dây chuyền làm cho giá
cả cổ phiếu biến động giả tạo. Xét về phƣơng diện nào đó, đầu cơ giống với
đầu tƣ thông thƣờng và không bị luật về thị trƣờng chứng khoán cấm. Tuy
nhiên, yếu tố đầu cơ sẽ có tác hại khi một số ngƣời hay tổ chức cấu kết với
nhau để cùng mua vào hay bán ra một lƣợng lớn hàng hoá làm giá cả thay đổi
đột ngột nhằm mục tiêu thao túng, lũng loạn giá. Hành động đầu cơ có sự cấu
kết để tạo ra giá cả giả tạo sẽ bị cấm.
Một hình thức đầu cơ khác là liên tục mua hay bán một loại chứng
khoán. Thị trƣờng chứng khoán không cho phép mua hay bán liên tục một
loại chứng khoán nào đó làm cho giá cả thay đổi để đầu cơ. (liên tục mua vào
để đẩy giá lên cao đến một lúc nào đó sẽ bán ra để kiếm lời; hay liên tục bán
tống bán tháo nhằm đƣa giá xuống thấp, đến lúc nào đó lại mua vào với giá
thấp). Hiện tƣợng này tuy không phổ biến, nhƣng vẫn có thể xảy ra. Ngƣời ta
có thể giả mua hay giả bán nhƣng không thực sự chuyển quyền sở hữu và
việc ngăn chặn, khám phá là rất khó khăn.
* Tình trạng mua bán nội gián
Một cá nhân nào đó lợi dụng việc nắm giữ những thông tin nội bộ của
đơn vị kinh tế để mua bán cổ phiếu của đơn vị đó một cách không bình
thƣờng nhằm thu lợi cho mình. Hành động mua bán nội gián đƣợc xem là phi
đạo đức về thƣơng mại, đi ngƣợc lại với nguyên tắc “mọi người đầu tư đều
bình đẳng về thông tin”. Ngƣời mua bán nội gián thu đƣợc lợi hay tránh
đƣợc lỗ một cách không công bằng và hậu quả thì những ngƣời đầu tƣ khác
phải gánh chịu.
* Mua bán ngoài Sở giao dịch
Thông thƣờng, luật về thị trƣờng chứng khoán cấm việc giao dịch, mua
bán chứng khoán ngoài Sở giao dịch. Nếu để việc mua bán này đƣợc tự do sẽ
gây hậu quả khó lƣờng. Việc mua bán ngoài Sở giao dịch không đƣợc kiểm
soát sẽ tạo áp lực lên các nhà đầu tƣ khác, thậm chí có thể đƣa đến tình trạng
khống chế, ép buộc thay thế lãnh đạo các công ty. Hầu hết các thị trƣờng
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi13
chứng khoán đều quy định việc nua bán cổ phiếu đã niêm yết phải đƣợc thực
hiện tại Sở giao dịch.
Các mặt tiêu cực của thị trƣờng chứng khoán đều có thể đƣợc nhận diện
cũng nhƣ phòng tránh và ngăn chặn bằng việc ban hành một hệ thống luật
pháp hoàn chỉnh, cùng với sự giám sát chặt chẽ liên tục của cơ quan giám sát
thị trƣờng chứng khoán của Nhà nƣớc.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích ảnh hưởng của Nhóm tham khảo tới việc lựa chọn hàng hóa thiết yếu của người tiêu dùng trên thị trường Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
L Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển trên thị trường bảo hiểm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hóa trên địa bàn huyện phục hòa, tỉnh cao bằng Nông Lâm Thủy sản 0
D Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
T Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường hàng hóa trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
C Hoạt động hỗ trợ xuất khẩu tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Luận văn Kinh tế 0
C Tăng cường các thiết chế kiểm soát chất lượng hàng hóa sau công bố tiêu chuẩn chất lượng trên địa bà Kinh tế quốc tế 0
D Hoàn thiện quản trị vận chuyển hàng hóa tại công ty TNHH tiếp vận Long Giang trên thị trường Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
T Vai trò nhà nước trong quản lý thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Văn hóa, Xã hội 1
R Giải pháp phát triển hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top