Văn tự sự
I. Đặc điểm
1. Tự sự là cách trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối
cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
2. Những yếu tố cơ bản của bài tự sự:
1 Sự việc: Các sự kiện xảy ra.
1 Nhân vật: Người làm ra sự việc (gồm nhân vật chính và nhân vật phụ)
1 Cốt truyện: Trình tự sắp xếp các sự việc.
1 Người kể: Có thể là một nhân vật trong câu chuyện hay người kể vắng mặt.
II. Yêu cầu của bài văn tự sự ở lớp 6
1. Với bài tự sự kể chuyện đời thường
1 Biết sắp xếp sự việc theo một trình tự có ý nghĩa.
1 Trình bày bài văn theo một bố cục mạch lạc 3 phần.
1 Tuỳ theo yêu cầu đối tượng kể để lựa chọn tình huống và sắp xếp sự việc có ý nghĩa.
2. Với bài tự sự kể chuyện tưởng tượng
1 Biết xây dựng cốt truyện tạo tình huống tưởng tượng hợp lý.
1 Câu chuyện tưởng tượng phải có ý nghĩa và bố cục rõ ràng. (theo kết cấu 3 phần của bài tự sự)
III. Cách làm bài văn tự sự ở lớp 6
Tuỳ theo từng dạng bài tự sự ở lớp 6 để có cách trình bày dàn ý và viết bài cho phù hợp. Dướic
đây là một vài gợi dẫn.
1. Với dạng bài: Kể lại một câu chuyện vừa được học bằng lời văn của em
1 Yêu cầu cốt truyện không thay đổi.
1 Chú ý phần sáng tạo trong mở bài và kết luận.
1 Diễn đạt sự việc bằng lời văn của cá nhân cho linh hoạt trong sáng.
2. Với dạng bài: Kể về người
1 Chú ý tránh nhầm sang văn tả người bằng cách kể về công việc, những hành động, sự việc mà
người đó đX làm như thế nào. Giới thiệu về hình dáng tính cách thể hiện đan xen trong lời kể việc,
tránh sa đà vào miêu tả nhân vật đó.
3. Với bài: Kể về sự việc đời thường
1 Biết hình dung trình tự sự việc cho xác thực, phù hợp với thực tế.
1 Sắp xếp sự việc theo thứ tự nhằm nổi bật ý nghĩa câu chuyện
1 Lựa chọn ngôi kể cho đúng yêu cầu của bài văn.
4. Cách kể một câu chuyện tưởng tượng
*Các dạng tự sự tưởng tượng ở lớp 6:
1 Thay đổi hay thêm phần kết của một câu chuyện dân gian.
1 Hình dung gặp gỡ các nhân vật trong truyện cổ dân gian.
1 Tưởng tượng gặp gỡ những người thân trong giấc mơ....
*Cách làm:
1 Xác định được đối tượng cần kể là gì? (sự việc hay con người)
1 Xây dựng tình huống xuất hiện sự việc hay nhân vật đó.
1 Tưởng tượng các sự việc, hoạt động của nhân vật có thể xảy ra trong không gian cụ thể như thế nào?
Bài văn mẫu cho các bạn: :write:
I. Đặc điểm
1. Tự sự là cách trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối
cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
2. Những yếu tố cơ bản của bài tự sự:
1 Sự việc: Các sự kiện xảy ra.
1 Nhân vật: Người làm ra sự việc (gồm nhân vật chính và nhân vật phụ)
1 Cốt truyện: Trình tự sắp xếp các sự việc.
1 Người kể: Có thể là một nhân vật trong câu chuyện hay người kể vắng mặt.
II. Yêu cầu của bài văn tự sự ở lớp 6
1. Với bài tự sự kể chuyện đời thường
1 Biết sắp xếp sự việc theo một trình tự có ý nghĩa.
1 Trình bày bài văn theo một bố cục mạch lạc 3 phần.
1 Tuỳ theo yêu cầu đối tượng kể để lựa chọn tình huống và sắp xếp sự việc có ý nghĩa.
2. Với bài tự sự kể chuyện tưởng tượng
1 Biết xây dựng cốt truyện tạo tình huống tưởng tượng hợp lý.
1 Câu chuyện tưởng tượng phải có ý nghĩa và bố cục rõ ràng. (theo kết cấu 3 phần của bài tự sự)
III. Cách làm bài văn tự sự ở lớp 6
Tuỳ theo từng dạng bài tự sự ở lớp 6 để có cách trình bày dàn ý và viết bài cho phù hợp. Dướic
đây là một vài gợi dẫn.
1. Với dạng bài: Kể lại một câu chuyện vừa được học bằng lời văn của em
1 Yêu cầu cốt truyện không thay đổi.
1 Chú ý phần sáng tạo trong mở bài và kết luận.
1 Diễn đạt sự việc bằng lời văn của cá nhân cho linh hoạt trong sáng.
2. Với dạng bài: Kể về người
1 Chú ý tránh nhầm sang văn tả người bằng cách kể về công việc, những hành động, sự việc mà
người đó đX làm như thế nào. Giới thiệu về hình dáng tính cách thể hiện đan xen trong lời kể việc,
tránh sa đà vào miêu tả nhân vật đó.
3. Với bài: Kể về sự việc đời thường
1 Biết hình dung trình tự sự việc cho xác thực, phù hợp với thực tế.
1 Sắp xếp sự việc theo thứ tự nhằm nổi bật ý nghĩa câu chuyện
1 Lựa chọn ngôi kể cho đúng yêu cầu của bài văn.
4. Cách kể một câu chuyện tưởng tượng
*Các dạng tự sự tưởng tượng ở lớp 6:
1 Thay đổi hay thêm phần kết của một câu chuyện dân gian.
1 Hình dung gặp gỡ các nhân vật trong truyện cổ dân gian.
1 Tưởng tượng gặp gỡ những người thân trong giấc mơ....
*Cách làm:
1 Xác định được đối tượng cần kể là gì? (sự việc hay con người)
1 Xây dựng tình huống xuất hiện sự việc hay nhân vật đó.
1 Tưởng tượng các sự việc, hoạt động của nhân vật có thể xảy ra trong không gian cụ thể như thế nào?
Bài văn mẫu cho các bạn: :write:
Hôm nay là thứ bảy, lớp tui tổ chức buổi sinh hoạt cuối tuần, đồng thời cũng là liên hoan mừng
bạn Lan đạt giải nhất môn văn toàn thành phố.
Vừa hết tiết cuối, cô giáo đã gọi mấy bạn trai lên văn phòng mang hoa quả bánh kẹo cô đã mua
mang về lớp, một số bạn nam khác được phân công nhiệm vụ kê lại bàn ghế sao cho cả lớp ngồi
quây quần bên nhau. Sau khi đã kê xong bàn ghế, các bạn gái được phân công cắm hoa, trải những
chiếc khăn trắng tinh lên bàn và bày ra đĩa kẹo bánh, hoa quả đủ màu sắc, không khí lớp thật rộn
ràng, tấp nập.
Cô giáo chủ nhiệm và bạn Lan, nhân vật chính của buổi liên hoan hôm nay bước vào, trông bạn
thật xinh tươi trong chiếc váy đỏ. Sau khi tuyên bố lí do của buổi liên hoan, cô giáo nói:
1 Bạn Lan đã đem lại vinh dự cho lớp ta, vậy cô đề nghị lớp ta tặng bạn một tràng vỗ tay để
chúc mừng bạn.
Quay sang bạn Lan cô nói:
1 Em có điều gì muốn nói với cả lớp không?
Bạn Lan nói:
1 Em xin Thank cô và các bạn đã giúp đỡ, động viên em trong quá trình học tập.
Có lẽ bạn còn muốn nói nữa nhưng vì xúc động nên không nói nên lời.
Sau đó cả lớp bắt đầu liên hoan, tiếng trêu đùa nhau nổ ra râm ran. Một lúc sau, cô giáo đề nghị
cả lớp cùng nhau hát một bài. Tiếng vỗ tay hưởng ứng ào lên. Bạn quản ca bắt nhịp, cả lớp hát theo
sôi nổi.
Sau tiết mục đồng ca, cô giáo đề nghị ai cũng phải hát một bài để tặng Lan. Mở đầu là bạn
Dung, nghe cô giới thiệu cả lớp ồ lên thích thú vì Dung thường ngày rất nhút nhát, ít khi dám lên
tiếng, hơn nữa bạn lại có một giọng nói không mấy trong trẻo. Chúng tui cứ tưởng Dung sẽ không
dám đứng lên hát, thế mà bạn lại đứng lên hát ngay một bài dù không hay nhưng rất vui vẻ, có lẽ
thấy lớp vui quá bạn quên cả tính nhút nhát của mình. Sau khi Dung hát xong liền chỉ định luôn
bạn Hùng 1 một tên lém lỉnh và nghịch nhất lớp tôi. Vừa nghe thấy tên mình, Hùng đứng phắt ngay
lên và nói:
1 Thay mặt cho các bạn nam lớp 6 của chúng ta, tớ sẽ hát một bài tặng Lan và tặng tất cả các bạn
nữ.
Cả lớp ồ lên tán thưởng và tặng Hùng một tràng pháo tay. Chúng tui không thể ngờ một người
lúc nào cũng oang oang mà lại có giọng hát hay đến như vậy. Hùng hát say sưa như chưa bao giờ
được hát. Và câu cuối cùng vừa dứt, Hùng lại pha trò:
1 Trên đây tui vừa hát rất hay, vậy tui đề nghị mọi người lại tặng tui một tràng pháo tay nữa. Và
bây giờ để tiếp tục chương trình mời các bạn cứ ăn uống tự nhiên để nghe bạn Lan, người học giỏi
và xinh đẹp nhất lớp được thể hiện tài năng của mình.
Cả lớp tán thưởng, Lan đứng lên hát tặng ngay lớp một bài và sau đó lại đọc một bài thơ do
chính bạn sáng tác.
Trước không khí vui vẻ của lớp, cô giáo cũng đứng dậy và hát tặng cả lớp một bài. Giọng cô
thật mượt mà trong trẻo. Cô nhìn chúng tui với ánh mắt dịu dàng, trìu mến.
Buổi liên hoan kết thúc trong tiếng cười rộn rã. Chưa bao giờ tui cảm giác gắn bó và thân quen
với lớp đến như vậy. Có lẽ đây là buổi liên hoan có ý nghĩa nhất đối với chúng tui kể từ khi chúng
tui học cùng nhau.