tien_kin

New Member
Hãy phân tích bài "Ngắm trăng".







BÀI LÀM



Nói về con người và tâm hồn Bác, chúng ta biết Bác là nơi hội tụ những gì tốt đẹp nhất lưu lại từ quá khứ và những mơ ước tương lai, là kết tinh những phẩm chất quí giá của lịch sử và thời đại. Cho nên ở “Nhật kí trong tù” có bài hồn hậu, trong trẻo như thơ dân gian, nhưng cũng có bài trang trọng, bát ngát như thơ Đường, thơ Tống, cốt cách Á đông mà vẫn hiện đại : Bài “Ngắm trăng” tiêu biểu về đặc sắc nghệ thuật này của thơ “Nhật kí trong tù” :



Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.



Không biết tự bao giờ, ánh trăng đã toả sáng bàng bạc trong hầu hết những bài thơ phương Đông. Vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, sâu xa của vầng trăng trở thành một “mô típ trữ tình”, bởi sự gần gũi với tâm hồn con người Á đông - một sự hoà quện, đồng cảm tự bên trong giữa con người và thiên nhiên. Trong cái bát ngát lung linh của vầng trăng - khoảng trời, phải chăng con người lắng nghe và phát hiện ra cái chất người vĩnh cửu trong chính bản thân mình, trong sự im lặng mênh mang và huyền diệu của ánh trăng ? ... Bác Hồ của chúng ta rất yêu thiên nhiên, tâm hồn và thơ của Người tràn đầy ánh trăng, ánh trăng rất sáng, rất trong, rất đẹp.



Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ



Trăng, hoa, rượu là những thú vui thanh cao của các thi nhân Đường, Tống ngày xưa. Nhưng trong hoàn cảnh nhà tù “không rượu cũng không hoa” mà Bác vẫn đến với trăng, thật là nghệ sĩ ! Câu thơ thứ hai nói lên cái bồn chồn, náo nức của Bác trước ánh trăng, cái tha thiết tình yêu của tâm hồn Người với trăng. Hai câu thơ đầu cũng gợi lên một mâu thuẫn giữa tình yêu thiên nhiên của Bác và hoàn cảnh trong tù, giữa cảm hứng dạt dào, bay bổng, tràn đầy và thực tại xích xiềng, thiếu thốn.



Nếu đầu tiên, bài thơ mở ra một hình ảnh thi nhân ngày xưa, một không khí thơ Đường, thơ Tống : ánh trăng, rượu, hoa một thi nhân biết bao nồng nàn tha thiết, say sưa với ánh trăng, thì bài thơ khép lại một cách bất ngờ và độc đáo trong tư thế vọng nguyệt của một người chiến sĩ. Chất thép và chất tình hoà quyện làm một. Bài thơ đậm đà chất phương Đông, cốt cách Á đông, bỗng chốc rất hiện đại. Hình ảnh chiến sĩ lồng trong hình ảnh một thi sĩ đắm say thiên nhiên.



Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ



Trăng và người trong mối giao cảm tri âm, tri kỉ. Người hướng ra ngoài song sắt để đến với trăng, và trăng theo người toả sáng vào trong tù. Con người và ánh trăng này rõ ràng là hết sức mới mẻ, hiện đại. Trăng và người như hai người bạn cùng yêu nhau, vượt qua các song sắt tàn bạo, cái hoàn cảnh khổ đau, ngăn trở của nhà tù. Nhất là trong hoàn cảnh cụ thể của người làm thơ, ánh trăng và tư thế vọng nguyệt kia biểu hiện chất thép của một người chiến sĩ cách mạng, đứng ở trên mọi gian khổ tù đày. Có thể nói rằng, Bác đã đưa ánh trăng toả sáng vào trong nhà tù hay chính tâm hồn người đã toả sáng trên vầng trăng của bài thơ này. Cùng một vầng trăng, mà biết bao mặc cảm, buông xuôi, chán chường trong thơ Nguyễn Khuyến “song thưa để mặc bóng trăng vào”, hay cái ngậm ngùi, thoát li của Tản Đà với “trần thế em nay chán nữa rồi”. Trong cái bát ngát của vầng trăng thơ Bác, chúng ta lắng nghe và phát hiện ra cái chất người vĩnh cửu : một tình yêu phóng khoáng, nồng nàn, say đắm thiên nhiên, cuộc sống ; một ý chí, một tinh thần cách mạng kiên cường luôn luôn hướng ra ánh sáng cuộc đời. Ánh trăng của Người không chỉ bàng bạc những nỗi niềm, tấc lòng con người như thơ xưa, ánh trăng của Người gắn bó thiết tha với con người và toả ánh sáng ra cuộc đời, trong sự hoà nhập vẻ đẹp của con người và thiên nhiên. Con người yêu thiên nhiên, đón nhận thiên nhiên và mang vẻ đẹp thiên nhiên tô điểm cho cuộc sống của mình, từ tình yêu thiên nhiên thêm nguồn sức sống để chiến đấu cho hạnh phúc, vẻ đẹp của con người. Bài thơ ngân lên một chất thơ mới, rất hiện đại, chỉ có thể có được từ tâm hồn, từ nhân sinh quan cộng sản. Bài thơ là một sự vang hưởng giữa tâm hồn con người với thiên nhiên, sự vang hưởng làm tươi thắm và nảy nở những điều cao đẹp hơn, những hạt giống của hạnh phúc trong cuộc sống con người. Nói một cách khác, tình yêu này, sự rung cảm này, chất thơ này trở thành một nguồn năng lượng vô tận cho hành động, sức sống, đi suốt cuộc đời mỗi người.



Sưu tầm
 

quangtrungks7a

New Member
* GỢI Ý PHÂN TÍCH:



Bác Hồ là người rất mực yêu thiên nhiên, khát khao hoà hợp với thiên nhiên, trong đó trăng chiếm một địa vị xứng đáng trong tâm hồn Bác và thơ Bác. Có cả một chuỗi ngọc thơ trăng Hồ Chí Minh mà bài nào cũng long lanh sáng đẹp : Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tin thắng trận, Đối trăng... Trong lòng thi nhân luôn toả sáng một vầng trăng rực rỡ, một nàng thơ trăng tri âm tri kỉ :



Trăng vào cửa sổ đòi thơ

Việc quân đang bận xin chờ hôm sau

(Tin thắng trận)

- Gió khuya ngon giấc, bên song trăng nhòm

(Đối trăng)

- Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

(Rằm tháng giêng)



Chính vì thế, không chỉ trong cuộc kháng chiến chống Pháp, khi Bác là người tự do đang chèo lái con thuyền kháng chiến của dân tộc đi đến bến bờ vinh quang, trăng mới tràn đầy thơ Người ; mà ngay cả khi bị giam cầm đầy đoạ cực khổ trong nhà tù, trăng vẫn lấp lánh toả sáng trong những vần thơ của Bác, như ánh sáng chiếu rọi từ tâm hồn lớn của người tù cách mạng. Trong nhiều bài thơ như thế, « Ngắm trăng » được xem như là một bài thơ hay nói về cuộc ngắm trăng thật đặc biệt của Bác- ngắm trăng trong nhà tù.



Vọng nguyệt

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

Đối thử lương tiêu nại nhược hà

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia



1. Về đề tài ngắm trăng và phân tích hai câu đầu



- Vọng nguyệt (hay « khán minh nguyệt, đối nguyệt »), tức là « ngắm trăng », là một thi đề phổ biến trong thơ xưa. Thi nhân xưa gặp cảnh trăng đẹp thường đem rượu ra uống trước hoa để thưởng trăng ; như thế cuộc thưởng trăng mới mười phần mĩ mãn, thú vị.

Khi chén rượu, khi cuộc cờ

Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên

( Nguyễn Du – TK)

Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén

(Nguyễn Trãi)



Nói chung, người ta chỉ ngắm trăng trong hoàn cảnh thảnh thơi, tâm hồn thoải mái, thư thái. Ở đây, Hồ Chí Minh ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt : trong nhà tù ! Người ngắm trăng ở đây đang trong cảnh ngục tù. Bậc tao nhân mặc khách thưởng trăng đó đang là một tù nhân bị đầy đoạ vô cùng cực khổ. Điều kiện sinh hoạt của nhà tù tàn bạo dã man mà tù nhân phải sống cuộc sống « khác loài người ». Cuộc sống đó làm sao phù hợp với việc « thưởng nguyêt", lấy đâu ra rượu và hoa để thưởng trăng. Nhưng câu thơ không mang ý nghĩa phê phán chế độ nhà tù mà chủ yếu để nói về tâm trạng của Bác. Trước cảnh đêm trăng đẹp, Người khao khát được thưởng trăng một cách trọn vẹn và lấy làm tiếc không có rượu và hoa. Việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh ngục tù khắc nghiệt đã cho thấy người tù ấy không hề vướng bận bởi gánh nặng về vật chất, tâm hồn vẫn tự do ung dung, vẫn thèm được tận hưởng cảnh trăng đẹp.



Nhưng vì sao câu thơ thứ hai lại có một chút bối rối đọng lại trong ba chữ « nại nhược hà » của nguyên tác ? « Nại nhược hà » là biết làm thế nào ?Cả câu thơ « đối thử lương tiêu nại nhược hà ?» có nghĩa là trước cảnh đẹp đẽ, trong lành đêm nay biết làm thế nào ? Tác giả dịch thành « cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ » là đã bỏ đi cái xốn xang bối rối rất nghệ sĩ của Bác được thể hiện ở lời tự hỏi « nại nhược hà » ( biết làm thế nào). Dịch là « khó hững hờ » thì thấy nhân vật trữ tình có vẻ bình thản, hững hờ chứ không rung cảm mạnh mẽ như trong thơ chữ Hán. Đây là một tâm hồn nghệ sĩ đích thực nên mới bối rối vì « trong tù không rượu cũng không hoa » để đón trăng bởi Người rất yêu trăng, và hơn thế nữa, còn coi trăng như người bạn tri âm tri kỉ ? Đón một người bạn như thế mà không có rưọu và hoa theo phong cách tao nhã của thi nhân muôn đời Phương Đông thì coi sao tiện ? Trong tù, thiếu thốn mọi bề, làm sao có rưọu, có hoa được ? Người thừa biết điều ấy nhưng vẫn nhắc đến trong câu thơ với hai lần nhấn mạnh chữ « không » như một lời tạ lỗi với trăng, với người bạn tâm tình mà Người rất yêu quý và trân trọng. Đó là cái bối rối, băn khoăn rất nghệ sĩ của nhà thơ Hồ Chí Minh mà không phải ai cũng có được như Bác- nhất là trong hoàn cảnh thưởng trăng đặc biệt ở chốn ngục tù. Bởi chỉ có tâm hồn nghệ sĩ, biết yêu thương, biết xúc cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên thì trước « cảnh đẹp đêm trăng trong tù mới có niềm xúc động ấy, mới có nỗi băn khoăn ấy. Và ta hiểu, người nghệ sĩ ấy, sau này trong hoàn cảnh tự do, lại thả hồn trong ánh « trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa » hay đắm mình vào cảnh « khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền » Ở bài thơ này, bên cạnh cái hiện thực trơ trụi của nhà tù thì niềm băn khoăn nghệ sĩ ấy càng bộc lộ một bản lĩnh vững vàng của con người, bất chấp cái gian khổ của đời sống ngục tù để giữ nguyên vẹn một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, luôn biết yêu và rung động với mọi cái đẹp trong thiên nhiên và trong cuộc đời.



2. Sau cái phút băn khoăn bối rối ban đầu là một mối giao hoà tuyệt đẹp giữa người với trăng, giữa thi nhân với bạn tâm tình :



Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ



Đây là một mối giao hoà thầm lặng mà thiết tha sâu lắng biết bao giữa Người và trăng. Rượu, hoa không có, chỉ có tấm lòng của đôi bạn tâm giao thu vào một chữ « ngắm » : họ nhìn nhau đăm đắm qua chấn song sắt nhà tù. Và chính tấm lòng của họ đã chiến thắng cái song sắt nhà tù thô bạo và ghê tởm kia. Tấm lòng ấy, sự chiến thắng ấy được thể hiện tài tình trong nghệ thuật đối rất sáng tạo của câu thơ chữ Hán :



Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia



Ở đây có đối giữa hai câu trên, dưới theo luật thơ Đường (nhân hướng>< nguyệt tòng ; minh nguyệt>< thi gia) ; lại đối ở chữ đầu và cuối của mỗi câu thơ ( nhân- nguyệt , nguyệt - thi gia) khiến cho trăng và người quấn quýt với nhau trong một mối tâm giao tri kỉ. Kết cấu đó tạo một hiệu quả nghệ thuật riêng. Hai câu thơ dịch làm mất đi cấu trúc đó, giảm đi phần nào sức truyền cảm. Ngoài ra 2 từ « nhân », « ngắm » chưa cô đúc và nhất là chữ « nhòm » e chưa được nhã.



Hình thức và cấu trúc câu thơ chữ Hán đã thể hiện mối giao hoà đặc biệt giữa người và trăng. Hình thức và cấu trúc câu thơ đã hiện rõ cảnh ngắm trăng trong tù ; hai đầu là Người và Trăng, giữa là song sắt nhà tù nổi lên thô bạo như chướng ngại vật ngăn cách. Song người đã thả hồn ra ngoài cửa sắt để ngắm trăng sáng, giao hoà với vầng trăng tự do đang toả mộng giữa trời và vầng trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm đến ngắm nhà thơ trong tù. Cả trăng và người đều chủ động tìm đến, giao hoà cùng nhau, ngắm nhau say đắm. Cấu trúc đối của hai câu thơ chữ Hán làm nổi bật tình cảm song phương giữa người và trăng. Nghệ thuật nhân hoá đã khiến trăng trở nên như con người, có gương mặt, có linh hồn, có ánh mắt. Trăng trở thành người bạn tri âm tri kỉ của người tù khiến cho phút giao hoà thầm lặng ấy thêm thấm thía. Hai câu thơ của Bác cho thấy trăng yêu người cũng ngang với người yêu trăng. Không chỉ Người hướng tới cái đẹp của trăng mà mà trăng cũng phát hiện ra cái đẹp ở cõi Người, thấy ở người tù một nhà thơ. Phút giao cảm ấy khiến mọi đau thương, gian khổ, tăm tối của cuộc sống ngục tù, cả cái song sắt nhà tù kia như biến mất, tâm hồn con người trở nên thanh thản, nhẹ nhõm, thăng hoa :tù nhân thoắt biến thi nhân. Không còn tù ngục, không còn tù nhân, chỉ có nhà thơ và vầng trăng tri kỉ. Hoàn cảnh là trói buộc, giam cầm, nhưng sức sống của con người là vô hạn. Bởi thế, « ngắm trăng » không chỉ là bài thơ nói lên lòng yêu thiên nhiên, yêu trăng của Bác, mà còn cho thấy một cuộc vượt ngục về tinh thần của người tù cách mạng HCM. Và trong chốn ngục tù, Người hướng đến ánh trăng sáng phải chăng cũng là hướng tới tự do như nỗi khát khao cháy bỏng của Người :



Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt

Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu



Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc mạnh mẽ, một biểu hiện nổi bật của tâm hồn nghệ sĩ ở Bác Hồ, vừa cho thấy sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ vĩ đại đó. Đằng sau những câu thơ rất thơ đó lại là một tinh thần thép mà biểu hiện ở đây là sự tự do nội tại, phong thái ung dung vượt lên ngục tù tàn bạo. Người tù cách mạng ấy dường như không chút bận tâm về những cùm xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở.... của chế độ nhà tù khủng khiếp, bất chấp song sắt thô bạo của nhà tù để tâm hồn bay bổng, để tìm đến đối diện đàm tâm với vầng trăng tri kỉ, hướng tới cái đẹp, khát khao tự do. Bài thơ là sự minh hoạ sinh động cho hình tượng HCM- người khách tiên trong ngục, là một minh chứng sinh động cho câu thơ Bác viết ở ngoài bìa tập NNKTTT:



Thân thể ở trong lao

Tinh thần ở ngoài lao.



*Tóm lại : chỉ là một bài thơ tứ tuyệt giản dị nhưng « Ngắm trăng » đã cho thấy vẻ đẹp của một tâm hồn, một nhân cách lớn vừa rất nghệ sĩ, vừa có đủ bản lĩnh phi thường của người chiến sĩ vĩ đại. Bài thơ đã cho thấy nét đặc sắc của thơ trữ tình HCM, vừa có màu sắc cổ điển (thể hiện ở đề tài « vọng nguyệt », ở thi liệu « rượu, hoa, trăng », cấu trúc đăng đối trong hai câu thơ sau ; đặc biệt nhất là hình ảnh của chủ thể trữ tình ung dung giao cảm đặc biệt với thiên nhiên) vừa mang hồn của thời đại (một hồn thơ lạc quan, luôn hướng về phía cuộc sống, vừa mang tinh thần thép vừa giản dị, hồn nhiên, vừa hàm súc.
 

Armen

New Member
Có ý kiến cho rằng bài “ Ngắm trăng” là một cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng Hồ Chí Minh. Hãy chứng minh



GỢI Ý:



Những cuộc vượt ngục trong "Nhật ký trong tù"







1. Như vậy là thực tế và ước mơ, hiện thực và siêu thực, tất cả những mặt ngỡ như đối lập ấy đã cùng tồn tại một cách thật hồn nhiên trong một con người cụ thể, quyện chặt với nhau, và đã nhào luyện thành thơ, thành những bài thơ tù Hồ Chí Minh. Cho nên, cũng có thể nói, về một phương diện nào đấy, Nhật ký trong tù còn là một cách để Hồ Chí Minh vượt khỏi cái lồng giam chật hẹp đang giam cầm mình trên đất Quảng Tây, để trở thành một thực thể tự do, dù chỉ là trong ý tưởng. Không phải ngẫu nhiên mà tác Bài thơ cuối cùng này nguyên không có đầu đề, cũng không có trong tập Ngục trung nhật ký, vì được sáng tác sau khi Bác Hồ đã ra tù. Cũng như các lần in trước, xin tạm thêm đầu đề và đặt vào đây làm bài kết thúc cho tập thơ. Bác Hồ được thả khỏi nhà tù Tưởng Giới Thạch khoảng giữa tháng Chín năm 1943 vì như Bác ghi rõ trong nguyên bản tập Ngục trung nhật ký chấm dứt ngày 10 tháng Chín năm 1943.



Bản dịch này của T. Lan in trong tập "Vừa đi đường vừa kể chuyện", in lần thứ hai; tr.84 NXB Sự thật, Hà Nội 1976. giả đã đặt lên đầu tập thơ một lời đề từ trang trọng: "Thân thể ở trong lao, Tinh thần ở ngoài lao". Lời đề từ này thực đã gói trọn tâm tình sâu kín của cả tập thơ tù. Không những thế, nếu nhìn rộng ra, hình như nó còn trở thành một phương châm sống quán xuyến toàn bộ cuộc đời Nguyễn ái Quốc, cuộc đời một người cách mạng mà cảnh ngộ luôn luôn bị đặt trước những tình huống đầy bất ngờ, những cục diện lịch sử hết sức hiểm cùng kiệt và phức tạp mà sự giải quyết đúng sai của mình có ý nghĩa trọng đại đối với vận mệnh của cả một dân tộc, đòi hỏi mình phải tỉnh táo, chủ động, vận dụng nhạy bén cảm quan chính trị thiên tài để giúp ích cho đất nước, và vì thế, phải tự nguyện gạt bỏ hết mọi sở thích riêng tư.



Nhưng cũng chính vào những phút giây căng thẳng như thế, Hồ Chí Minh lại cũng tìm được cách để giành lấy một sự thư thái, nó là trạng thái cân bằng không thiếu được, nói như cách nói tâm lý học: ông đã tự phân thân để có một cuộc sống thứ hai - nghĩa là từ trong tâm thức, ông đã mang sẵn cốt cách một thi nhân. Và ở đây ta đang nói đến những ngày tù ngục trong nhà tù Quốc dân Đảng Trung Quốc, cuộc sống thứ hai trong khung cảnh tù đày của Hồ Chí Minh là cuộc sống bên trong, cuộc sống hướng nội. Hướng nội - trong cách nhìn sự vật, trong cách độc thoại với chính mình, và hướng nội cả trong cách "vượt ngục" bằng "ý tại ngôn ngoại" của những vần thơ tù.



2.Xin được đi vào mấy bài thơ cụ thể để thấy cái cách "vượt ngục" của Người, nghĩa là thấy một cách xử thế trong những hoàn cảnh ngặt cùng kiệt nhất. Trong bài thơ Trên đường đi (Lộ thượng) Người viết: "Dẫu trói chân tay đến ngặt nghèo, Khắp rừng hương ngát với chim kêu; Tự do thưởng ngoại ai ngăn được? Cô quạnh đường xa, vợi ít nhiều". Hoàn cảnh khắc nghiệt rất cụ thể; cẳng chân và cánh tay bị trói chặt, người tù bị tước quyền cử động tự do của chân và tay. Cái hạn chế ấy ảnh hưởng lớn lắm đến thân phận người tù. Nếu cứ băn khoăn và mơ ước cho sự cử động, người tù sẽ nếm phải ngay cái vị trừng phạt của nhà tù. Điều ấy trên thực tế không ích gì. Hồ Chí Minh giành tự do ở một phía khác, cái phía mà dây trói của nhà tù không trói được. Trong lĩnh vực thanh âm và mùi hương, người tù lúc này bình đẳng với mọi người tự do khác: Tự do lãm thưởng vô nhân cấm (Tự do thưởng thức không ai cấm). Và ông đã "lãm thưởng" như tiêu chuẩn của một du khách...



Đọc bài Trời hửng (Tình thiên), chúng ta khó nhận ra đó là thơ viết trong tù. Nhưng đúng là nhật ký: nó ghi lại thời tiết hôm ấy... Kết thúc bài thơ, theo thông lệ của thể thơ, vươn tới một khái quát: bài thơ phản ánh một quá luật thiên nhiên, rộng ra là quá luật xã hội: Sự vật vần xoay đà định sẵn, Hết mưa là nắng hửng lên thôi". Đúng như Đặng Thai Mai từng nhận xét, nói hết mưa là nắng thì cũng có thể nói hết nắng là mưa - chuyện thời tiết tuần hoàn như vậy thật. Nhưng tác giả không muốn nói tới sự tuần hoàn mà hướng tới sự phát triển. Hiểu bài thơ Trời hửng trong tình thế của một người tù, chúng ta càng cảm phục cảm hứng lạc quan của bài thơ, niềm lạc quan không phải nói ra bằng lý trí, mà toát ra trong sự cảm thụ cái đẹp của thiên nhiên: "Đất trời một thoáng thu màn ướt, Sông núi muôn trùng trải gấm phơi; Trời ấm hoa cười chào gió nhẹ, Cây cao chim hót rộn cành tươi..." Những câu thơ này tưởng như phải được viết ra đồng thời với Tân xuất ngục học đăng sơn. (Mới ra tù tập leo núi) mới đúng. Bởi lẽ tâm hồn nhà thơ thanh thản quá, phơi phới quá. Đất trời sông núi trong mấy câu thơ ấy mang một vẻ đẹp kỳ ảo và rất động. Sinh khí của thiên nhiên hòa quyện trong một cảm hứng rộng mở, thế đứng của tâm hồn ở đây rất cao, chất thơ không phải là khẩu khí, đại ngôn, mà do đã nắm được cái gì như là quá luật: "Người cùng vạn vật đều phơi phới, Hết khổ là vui vốn lẽ đời". Nhà tù vốn là công cụ để đàn áp, nhưng người bị đàn áp, sau một thời gian dài, lại rút ra chân lý ấy, thì nhà tù quả đã triệt tiêu tác dụng. Đời Tống bên Trung Quốc, Tể tướng Chương Đôn đày Tô Đông Pha xuống phía Nam 7 năm liền, mỗi lúc một xa hơn, vì thấy đến nơi đày ải nào, thơ Tô Đông Pha vẫn hào hứng yêu mến thiên nhiên. Chương Đôn tức điên nhưng không làm gì được và kết cục thì lịch sử lại biến Chương Đôn thành kẻ tội đồ, chịu đày ải. Đã ở tù thì tình và cảnh đều rất đáng buồn. Lòng đã buồn thì thơ không thể cố mà vui, nếu đấy là thơ thực sự. Cho nên trong tập nhật ký thơ này Hồ Chí Minh cũng không giấu nỗi buồn: Hòa lệ thành thơ tỏ nỗi này.



Nỗi buồn của ông nơi tù tội có lý do từ vận hội cách mạng, từ thời cơ tranh đấu, buồn vì lỡ dở. Nhưng cũng như mọi trái tim con người, ông già tù tội nơi đất khách quê người ấy hẳn cũng có nỗi buồn thật bình thường trước một cảnh chiều tối khi chim muông, cảnh vật đều tìm về chốn nghỉ ngơi, sum họp. Tối đối với vạn vật là sự trở về tìm lấy cái thanh thản đầm ấm. Người tù tha hương thường dễ chạnh lòng. Thơ bà Huyện Thanh Quan: "Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi, Dặm liễu sương sa khách bước dồn". Người tù này đâu có chỗ về để bước dồn. Cảnh ấy tình ấy, câu thơ dễ hiu quạnh lắm. Thế mà bài thơ Cảnh chiều tối trong tập thơ tù lại rất đầm ấm. Tâm hồn nhà thơ đã vượt qua tù ngục để hòa nhập với cái ấm cúng thật bình thường ở một nhà dân sơn cước: "Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không; Cô em xóm núi xay ngô tối, Xay hết lò than đã rực hồng". Hai câu trên cảnh hiu hắt và tình dễ buồn thương. Hai câu dưới tác giả vượt qua cảnh tình của riêng mình để đến với cuộc đời. "lấy cái vui của cuộc đời đánh bạt mọi đau thương". Câu thơ trong ngục đã hóa câu thơ ngoài ngục. Cái ngày Hồ Chí Minh bị giải tới nhà lao Thiên Bảo là ngày Người phải đi bộ 53 cây số, quần áo đẫm nước, đôi giày dưới chân bị rách nát. Đến nhà lao trời đã tối, các chỗ ngủ đã bị tù nhân chiếm hết, người tù cao niên ấy chỉ còn một chỗ duá nhất có thể đặt chân: cái hố xí. Bài thơ có bốn câu, tác giả đã mất ba câu rưỡi để nói cảnh ngộ ấy, toàn là những yếu tố cưỡng chế, câu thúc con người.



Vậy mà chỉ nửa câu thơ cuối ông đã vượt qua cảnh ngộ, tìm tới tự do: "Năm mươi ba dặm một ngày trời, áo mi ướt đầm, dép tả tơi; Lại khổ thâu đêm không chốn ngủ, Ngồi trên hố xí, đợi ban mai". Chính ba chữ đợi ban mai (đãi triêu lai) với ý nghĩa biểu tượng của nó về niềm vui sống đã nâng tình cảnh bài thơ lên một tầm cao khác và ba câu rưỡi phía trên đầy tính chất văn xuôi thông báo sự kiện gặp ba chữ này bỗng thành một vế của bài thơ - thành thơ. Bài thơ có hai vế: ba câu rưỡi là một vế và nửa câu cuối là một vế. ở đây Hồ Chí Minh đã "vượt ngục" bằng lý tưởng của mình. Khuynh hướng tư tưởng này còn được tô đậm hơn bằng hình ảnh Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh. Thân tù, nhưng cảnh mộng lại bay trong trời tự do. Tính lý tưởng trong thơ Hồ Chí Minh không thành đại ngôn, khoa trương, nói lấy được, nói lấy tiếng vì Bác Hồ rất thực tiễn. Đợi ban mai trước hết là đợi cho qua cái cảnh đêm khổ sở cụ thể ấy. Thực tiễn trong suy nghĩ cũng là một cách giành chủ động. Có những tình huống thật ngặt nghèo, ông cũng giành được sự chọn lựa, tìm một cách xử thế có ích nhất. Có khi đấy là lời khuyên một bạn tù đắp giấy để ngủ trong đêm rét: "Chăn giấy còn hơn chẳng có chăn". Có khi là lời động viên chính mình khi được giải đi trên một toa xe lửa chở than: "So khi cuốc bộ còn sang chán". Tù tội mà giữ được lạc quan cũng là cách vô hiệu hóa nhà tù.



Người tù Hồ Chí Minh thường nhìn những gian lao cực khổ của mình bằng cái nhìn của người đã vượt qua. Cho nên nói gian khổ mà lại cho người ta niềm tin, lòng yêu đời. Lấy gian lao mà rèn luyện bản lĩnh. "Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng" Sau này khi đã là Chủ tịch nước, trong trọng trách lớn lao, công việc bộn bề, cái câu thúc Người bây giờ không phải là sự mất tự do mà là thời gian eo hẹp, Hồ Chí Minh đã có cách vượt qua cái eo hẹp ấy: "Sống quen thanh đạm nhẹ người, Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung". (Sáu mươi ba) Và: "Việc quân việc nước đã bàn, Xách bương dắt trẻ ra vườn tưới rau" (Vô đề) Sống thanh đạm để tạo thanh thản cho tâm trí. Chúng ta không thể không kinh ngạc khi nhìn vào thời gian biểu của vị Chủ tịch nước: các công việc xách bương, dắt trẻ cũng được coi là một đầu việc sau các việc quân cơ, quốc kế. Đây là cách di dưỡng tinh thần của các bậc đại trí; đây cũng là cách vượt qua những cái ngục nhỏ bé nhưng phổ biến của đời thường mà những người thiếu sâu sắc thường tự giam mình đến chung thân mà không biết, người thì tự giam vào quyền lực, người thì vào danh vọng, người thì vào tiền tài... đến mức không còn cả chính mình, nói cười theo quần áo, theo chỗ ngồi thứ bậc.



Là nhật ký nên Hồ Chí Minh đã ghi trung thực những diễn biến đời sống tù đày của mình. Điều rất đáng lưu ý là ngay ở những chi tiết nhỏ bé nhất như chuyện mắc bệnh ghẻ, chuyện khẩu phần nước ở nhà pha... chúng ta đều đọc thấy cái hướng suy nghĩ giành chủ động của nhà thơ. Trong tù, quả thật ông đã thực hiện được triệt để mục tiêu tinh thần ở ngoài lao.



3. Tới đây cũng cần nói ngay: trong cuộc đấu tranh "tinh thần ở ngoài lao" này, Hồ Chí Minh không phải là người lấy "thắng lợi tinh thần" làm cứu cánh. ông ý thức rất sâu cái "mất mát" không gì so sánh nổi của sự mất tự do: "Đau khổ chi bằng mất tự do, Đến buồn đi ỉa cũng không cho". Câu thơ nói độp như vậy không khỏi gây sửng sốt cho những ai quen thưởng thức lối văn chương mỹ tự. Nhưng chính đây là cách nói đến đáy nỗi đau khổ mất tự do của người tù. Tuy nhiên, ý thức về tình thế bi đát của mình là một chuyện, mà khuất phục trước tình thế ấy là chuyện khác. Có một bài thơ nói khá rõ cả cái tình thế lẫn cả cách vượt qua tình thế của tác giả. ấy là bài Ngắm trăng. Bài thơ Ngắm trăng kết tinh cao độ phong thái sống của Hồ Chí Minh. ở đây sự "vượt ngục" đã hoàn thành một cách thần kỳ, sự phấn đấu trở nên hài hòa, hồn nhiên, thư thái: "Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ; Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". "Trong tù không rượu cũng không hoa" là việc cố nhiên. Nhưng "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" không phải việc cố nhiên nữa. Chúng ta sống trong cõi đời tự do mà còn chẳng để ý đến sự tròn khuyết của vầng trăng ngay trên đầu, nói chi đến một người tù. Câu thứ hai đã là một tâm hồn thi nhân - hiền triết trong sáng và tinh tế. Thấy trăng đẹp mà bối rối cả tâm trí: "làm thế nào bây giờ" quả là một tâm hồn thơ mộng. Cái thơ mộng này sóng đôi với cái thực tế trên tạo nên một thi vị rất "uá mua" của Hồ Chí Minh. ông yêu rất nghệ sĩ vầng trăng trên đầu, nhưng ông cũng không quên rất cụ thể cái cùm sắt dưới chân. Thơ mộng nhưng không viển vông. Thiết thực nhưng không chặt đi đôi cánh lãng mạn của trí tưởng. Ba yếu tố rượu, hoa, trăng thì thiếu mất hai rồi. Nhưng tâm hồn nhà thơ vẫn dọn một bữa tiệc thưởng nguyệt độc đáo: "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". ít thấy ai thương trăng trong cái tư thế lạ kỳ này.



Đọc lại nguyên văn chữ Hán để thấy rõ hơn vị trí của ba "nhân vật": người, trăng và cái song sắt nhà tù. "Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia". Nhân, nguyệt rồi nguyệt, thi gia ở hai đầu câu thơ, cái song sắt chắn giữa. Trong mối tương giao tri kỷ tri âm giữa con người và vầng trăng, cái song sắt hiện lên thật thô bạo và bất lực. Hồ Chí Minh ngắm trăng rất giống người xưa trong niềm say mê cái đẹp thiên nhiên nhưng cũng khác người xưa trong sự phát hiện vẻ đẹp của cõi người. Người xưa ngắm trăng thấy trăng đẹp trăng trong càng ngậm ngùi cho cõi đời trầm luân cát bụi. Lý Bạch: "Ngẩng đầu ngắm trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương". (Tĩnh dạ tư) Tản Đà, nói với chị Hằng, xin đổi chỗ ở: "Trần giới em nay chán nửa rồi, Cung quế đã ai ngồi đó chửa? Cành đa xin chị nhấc lên chơi" (Muốn làm thằng Cuội) Với Hồ Chí Minh, người ngắm trăng, mê trăng thì trăng cũng mê người. Đây không chỉ là cái hay của bút pháp mà chính là vẻ đẹp của một nhân sinh quan. Cũng cần chú ý thêm: để biểu hiện con người, ở đầu câu thơ trên tác giả dùng chữ nhân, ở cuối câu thơ dưới tác giả dùng thi gia. Hai chữ ấy, cố nhiên, vẫn chỉ là một đối tượng, nhưng đã có sự biến đổi: trước cuộc ngắm trăng, đấy là người tù, sau cuộc ngắm trăng người tù biến mất và xuất hiện nhà thơ. Rõ ràng đã có một cuộc "vượt ngục", và như đã nói trên: cuộc "vượt ngục" đã hoàn thành một cách thần kỳ. Hành động ngắm trăng chính là hành động "vượt ngục".



4. Cuối cùng có lẽ cần lưu ý tới việc Hồ Chí Minh đã chọn hình thức thơ để ghi "Nhật ký trong tù". Có thể có nhiều lý do khác nữa, nhưng phải chăng bản thân thể loại này cũng là một cách thức thuận lợi để "vượt ngục" - vượt lên trên thực tế; kết thúc bằng vấn đề này, chúng tui muốn mở rộng tới một số bài thơ của ông sau này nữa, ngay cả khi ông không còn bị "ở tù" theo nghĩa đen. Bởi lẽ, đứng ở một góc độ nhìn nào đó, chính thực tế đôi khi vẫn là tù ngục đối với con người! Nếu như vậy, thì làm thơ quả là một cách "vượt ngục" độc đáo, ngay cả khi cách thức ấy mang tính chất ảo tưởng.


 

Tomas

New Member
Bài thơ "Ngắm trăng" thể hiện lòng yêu thiên nhiên và phong thái ung dung của Bác Hồ trong cảnh tù đày. Em hãy viết bài giới thiệu về tác giả, tác phẩm và làm sáng tỏ nội dung trên .



Gợi ý:



1. Giới thiệu tác giả :



- Hồ Chí Minh (1890 - 1969) tên gọi thời niên thiếu là Nguyễn Sinh Cung, lúc đi dạy lấy tên Nguyễn Tất Thành, trong thời kỳ đầu hoạt động cách mạng mang tên Nguyễn Ái Quốc. Sinh tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Song thân Người là cụ Nguyễn Sinh Sắc và cụ Hoàng Thị Loan .

- Hồ Chí Minh là người chiến sĩ cộng sản tiên phong trong phong trào cách mạng Việt Nam. Từ trẻ, người đã nung nấu ý chí cứu nước, sớm bôn ba tìm đường giải phóng dân tộc. Sau 30 năm ở nước ngoài, tháng 2 - 1941, Người về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam. Đến năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Người, Cách mạng tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Người được bầu làm vị Chủ tịch đầu tiên của nhà nước non trẻ ấy. Từ đó, Người luôn đảm nhiệm những chức vụ quan trọng nhất của Đảng và Nhà Nước, lãnh đạo toàn dân giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống Pháp và chống Mỹ.

- Hồ Chí Minh vừa là nhà chính trị lỗi lạc, vừa là nhà văn hoá lớn. Trong sự nghiệp lớn lao của Người có một di sản đặc biệt, đó là sự nghiệp văn học. Bên cạnh văn chính luận và truyện - ký, thơ ca là một lĩnh vực nổi bật trong sự nghiệp đó.



2. Giới thiệu tác phẩm:



- Bài thơ " Ngắm trăng " trích trong tập " Nhật ký trong tù "- tập thơ được Bác viết trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, tại Quảng Tây - Trung Quốc, từ tháng 8 - 1942 đến tháng 9 - 1943

- Bài thơ viết bằng chữ Hán, thể thất ngôn tứ tuyệt, bản dịch của Nam Trân. 3. Chứng minh nội dung vấn đề



a. Lòng yêu thiên nhiên:



- Bác chọn đề tài về thiên nhiên (Trăng). Bác nghĩ đến trăng và việc ngắm trăng ngay cả khi bản thân bị giam cầm, đày đọa. - Sự xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ trước cảnh đẹp đêm trăng của Bác.

- Sự giao hoà tự nhiên, tuyệt vời giữa con người và vầng trăng tri kỷ. Tình cảm song phương cho thấy mối quan hệ gắn bó tri âm giữa trăng và người.



b. Phong thái ung dung:



-Hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà tù Tưởng Giới Thạch không trói buộc được tinh thần và tâm hồn người tù, không làm mất đi nét thư thái ung dung vốn sẵn có ở Bác.

- Bác tự do rung động với vầng trăng, với cảnh đẹp bất chấp hoàn cảnh, bất chấp cái song sắt tàn bạo - biểu tượng cụ thể của nhà tù.

- Nét nổi bật của hồn thơ Hồ Chí Minh là sự vươn tới cái đẹp , ánh sáng, tự do. Đó chính là sự kết hợp giữa dáng dấp ung dung tự tại của một hiền triết - thi nhân với tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cộng sản .
 

iinyou_httn

New Member
Trong bài đề từ trên trang bìa tập “Nhật kí trong tù” - Hồ Chí Minh, có hai câu thơ:

“Thân thể ở trong lao

Tinh thần ở ngoài lao”

Em hãy phân tích bài thơ “Ngắm trăng” trích trong “Nhật kí trong tù” để làm sáng tỏ ý chính của hai câu thơ trên.




Gợi ý:



A-Mở bài



-Giới thiệu khái quát về Hồ Chí Minh và tập thơ “Nhật kí trong tù”

-Một trong những vẻ đẹp về nội dung của tập nhật kí đồng thời cũng là vẻ đẹp của con ng­ười Hồ Chí Minh là sự vư­ợt ngục về tinh thần, điều đó thể hiện rõ ngay từ lời đề từ mở đầu tập nhật kí (Trích dẫn 2 câu thơ trong bài đề từ) và được thể hiện cụ thể, sinh động trong bài thơ “Ngắm trăng”.



B-Thân bài



1-Giải thích nội dung ý nghĩa hai câu thơ trong bài đề từ tập nhật kí trong tù

Là lời khẳng đinh mặc dù bị giam hãm trong tù ngục nh­ưng song sắt nhà tù chỉ giam cầm đ­ược thể xác chứ không giam hãm đ­ược tinh thần của ngư­ời tù- ng­ười chiến sỹ cách mạng Hồ Chí Minh



2- Chứng minh nội dung ý thơ qua bài thơ “Ngắm trăng”

Bài thơ “Ngắm trăng” là một trong những bài thơ tiêu biểu thể hiện rõ nhất cho lời khẳng định “Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao”



*Hai câu đầu:

+Hoàn cảnh ngắm trăng của ngư­ời tù hết sức đặc biệt: mất tự do về thân thể (trong tù), thiếu “r­ượu”, “hoa” những thứ không thể thiếu khi thư­ởng nguyệt của các thi nhân xư­a. Điệp ngữ “không” khẳng định sự thiếu thốn trong cảnh ngục tù đày.

+Tuy nhiên, trư­ớc đêm trăng đẹp tâm hồn thi sĩ đã bối rối, xúc động, xốn xang. Học sinh cần phân tích câu thơ phiên âm để thấy được tâm trạng cảm xúc của Bác: Câu hỏi tu từ “Đối thử l­ương tiêu nại nh­ược hà” biểu hiện tâm trạng của Bác trư­ớc cảnh đẹp đêm trăng.



*Hai câu cuối

+Vư­ợt lên trên cảnh ngộ, những thiếu thốn của chốn lao tù, Bác mở rộng hồn mình để cảm nhận vẻ đẹp của đêm trăng. Biện pháp đối ngữ (nhân- minh nguyệt, nguyệt- thi gia) , nghệ thuật nhân hóa, cách sử dụng từ “khán” thay cho “vọng” ở nhan đề thể hiện mối quan hệ bạn bè tri âm, tri kỉ giữa trăng với ng­ười tù.



+Sự giao hòa giữa Bác với vầng trăng biểu thị tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan, sự tự do nội tại cao độ, khát vọng tự do, là cuộc vư­ợt ngục bằng tinh thần của Bác.

+Mở đầu bài thơ là hình ảnh ng­ười tù như­ng kết thúc bài thơ chỉ có hình ảnh “thi gia”, kẻ thù chỉ có thể giam cầm thân thể Bác chứ không giam hãm đ­ược tâm hồn Bác đúng như­ Bác đã từng viết “Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao”



3- Đánh giá: Ngắm trăng là thi phẩm đặc sắc trong “ Nhật kí trong tù”. Với người tù Hồ Chí Minh, trăng tượng trưng cho vẻ đẹp cao quý, thanh bình. “Ngắm trăng” cho ta hiểu sâu hơn về tình yêu thiên nhiên thắm thiết và phong thái ung dung tự tại của Hồ Chí Minh ngay cả trong ngục tù tăm tối. Song sắt nhà tù trở nên vô nghĩa. Nhà tù có thể giam cầm Hồ Chí Minh về thể xác nhưng không thể nào giam hãm tinh thần tự do của Bác. Giữa Bác và trăng luôn có mối quan hệ gần gũi, tri âm, tri kỉ.



C-Kết bài


Bài thơ “Ngắm trăng” thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, bản lĩnh, ý chí, nghị lực của Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh lao tù, đó là biểu hiện của “chất thép” sáng ngời trong thơ của Bác cũng như trong tập nhật kí trong tù.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa, ngôn ngữ đến các hoạt động marketing thương mại quốc tế? Hãy cho ví dụ và phân tích Luận văn Kinh tế 0
N Dựa vào luật Thương mại quốc tế đã học , hãy phân tích nội dung hiệp định Thương mại song phơng Việt - Mỹ Luận văn Kinh tế 0
D Bằng tri thức tâm lý học hãy phân tích mối quan hệ giữa nhận thức tình cảm ý chí. Ý nghĩa thực tiễn Văn học 0
R Bằng tri thức tâm lý học hãy phân tích mối quan hệ giữa nhận thức- tình cảm- ý chí. Ý nghĩa thực tiễn của mối quan hệ này Y dược 0
D Hãy phân tích về chiến thuật khám xét chỗ ở. Luận văn Luật 0
L Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự không thành công của các Bản kế hoạch phát triển của Việt Nam. Hãy lý giải sự cần thiết phải đổi mới công tác kế hoạch hoá và định hướng của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
L Trong Tì bà hành, Bạch Cư Dị đã miêu tả nốt lặng của tiếng đàn rất hay. Qua bài thơ, hãy phân tích đ Văn học 0
B Hãy phân tích biểu hiện cụ thể tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình trên từng chặng đường đi đày Văn học 0
T Hãy phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương Vợ của Trần Tế Xương Văn học 0
P Hãy phân tích nhân vật anh thanh niên làm công tác quan trác khí tượng trong truyện ngắn Lặng Lẽ Sap Văn học 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top