maybe_Iloveyou

New Member
Đây tiếp tục là 1 câu hỏi tưởng chưng đơn giản nhưng không dễ tí nào các bạn ạ. các bạn tiếp tục giúp mình nhé

VÌ SAO BẠN HAY QUÊN ? GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TRÍ NHỚ LÀ GÌ?

Rất chân chân thành Thank các bạn sẽ trả lời giúp mình

Thân chào!
 

nhocso_94

New Member
Tính mình cũng hay quên. Đặc biệt là vật dụng để ở đâu không tài nào nhớ nổi.
Để khắc phục, mình tập một thói quen: khi đặt một đồ vật ở đâu đó, mình tự nhắc nhở "Đấy nhé! Cây viết kẹp trong cuốn vở đấy nhé!" "đấy nhé, cái kéo đặt trên bàn nhé"
Khi đó, mỗi lần cần dùng cái gì, mình lục trí nhớ và nhớ ra rất nhanh, gần như nhớ ngay lập tức vậy.
(Nếu không nhớ thì quả thực k0 tài nào tìm được cây viết kẹp trong vở cả...)

Sau đó mình phát triển kĩ năng lên, không chỉ đồ vật từ trong tay mình mới ghi nhớ, mà ghi nhớ cả những đồ vật nằm sai vị trí.
Ví dụ gặp một cái chìa khóa nằm trên ghế, một cái lược trên bàn (đáng lẽ nó phải trong nhà tắm), hay một cái chổi dưới gầm bàn..v.v... Thì mình ghi nhớ luôn...
Lát nữa mẹ mình la toáng lên:" trời ơi muộn giờ làm rồi mà k0 biết chà khóa xe để đâu"
Mình đáp ngay: "trên ghế đó mẹ ah!"
-"Oh..con trai tui Pro quá..!!!"

Từ một người đãng trí lại trở thành người nhớ nhiều thứ phải không bạn.

Tóm lại bạn phải chủ động nhớ nó. (nhớ có mục đích) thì sẽ nhớ dai thôi.

-----
Còn với học thuộc bài thì cũng tương tự, bạn phải có mục đích rõ ràng thì mới nhớ tốt.
Ngoài ra, học bài còn có 1 kinh nghiệm nữa: đó là liên kết với các kiến thức có sẵn trong đầu. Trí nhớ sẽ bền lâu.
Ví dụ: mình thử nêu tên các con thú bằng tiếng nước ngoài: Ablen, Quetzal, Quail, Karakul v.v...
Đảm bảo 5 phút sau, bạn sẽ quên ngay những cái tên kia.
Bởi vì sao? Bởi vì bạn chả hiểu nó nói gì cả.

Nhưng nếu mình liên kết các kiến thức có sẵn trong đầu thì kết quả sẽ khác:
Ví dụ: từ Polar Bear.
Với từ Bear là gấu. Polar là Cực (cực Nam, cực Bắc trên địa cầu). Polar Bear: là gấu Bắc cực, hay còn gọi là gấu trắng.
Mặc dù từ Polar là để gọi chung 2 cực Nam, Bắc. Nhưng Polar Bear thì ngầm hiểu là gấu Bắc cực (chứ k0 phải là Nam cực)
Nam cực k0 có gấu bởi vì nó quá lạnh, lạnh hơn Bắc cực mấy chục độ lận đó..!!

Bảo đảm, bạn sẽ nhớ tên con gấu trắng béo ú này lâu đấy!

----
Đó là cách liên kết kiến thức.
Ngoài ra còn cách nữa đó là tìm hiểu mục đích.
Bạn đọc một bài Văn, Địa Lý, Sinh học..v.v... thì bạn phải biết mục đích nó nói gì.
Ví dụ một bài Sinh học: xét cấu tạo con ếch.
Nếu bạn là nhà sinh học, bạn sẽ nói tới điều gì?
Đầu tiên phải nói tới cấu tạo bên ngoài, đúng k0 nè? Chân, tay, mình, đầu .v.v..
Rồi tới bên trong, tim gan, phèo phổi v.v....
Vậy là nhớ thôi.

Trước khi bắt đầu học một bài, bạn phải tìm hiểu nó trước, xem nó nói gì? Dùng phương pháp gì? Cấu tạo bài viết chia làm mấy phần?

Nó sẽ giúp bạn học nhanh mà nhớ lâu.

-----
Còn chuyện mất tập trung thì khác vơi trí nhớ.
Bạn có thể luyện bằng cách này: nghe một bản nhạc.
-Cố gắng nghe tứng lời, và hiểu lời nhạc nó nói gì, nếu được thì thuộc lòng luôn.
-Nghe từng nhịp đập, từng tiếng đàn, phân biệt tiếng Organ, tiếng Ghi ta, lên xuống trầm bổng ra sao, lắng nghe từng nhịp trống, bạn nhịp chân, gõ tay theo nhịp bài hát.

Đấy là bạn đang luyện khả năng tập trung đấy. Nếu bạn thành công trong việc tập trung vào bài hát được thì cũng sẽ tập trung vào những thứ khác được.

Mình đã thành công trong việc khắc phục 2 điều trên: đãng trí và mất tập trung.

Chúc bạn thành công.
 

tieutuxx

New Member
Theo quan niệm của Đông y, nguyên nhân gây ra chứng hay quên là sự lo lắng, ưu tư quá độ, làm tổn hại tinh tuỷ dẫn đến tình trạng não không được nuôi dưỡng đầy đủ. Ngoài việc dùng thuốc, một số thực phẩm và vị thuốc dùng để tạo ra các đồ ăn có thể giúp phục hồi trí nhớ.
Hay quên - giải pháp cải thiện trí nhớ
Xin giới thiệu với các bạn một số món đơn giản:

- Óc lợn: Lấy óc lợn 1 bộ, hoài sơn 30 g, ký tử 10 g nấu chín rồi ăn. Đây là một ví dụ minh họa cho thuyết "dĩ tạng bổ tạng" (lấy tạng phủ bổ tạng phủ) của y học cổ truyền.

- Trứng chim cút: Dùng liên tục mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 quả dưới dạng đánh thành kem trứng. Đây là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, rất giàu lecithin, một chất cần thiết cho cấu trúc và hoạt động của não bộ.

- Quả dâu chín: Dùng dưới dạng trà hay si-rô dâu. Ngoài tác dụng phục hồi trí nhớ, dâu chín còn có tác dụng bổ huyết, an thần dưỡng não.

- Hạt sen: Dùng dưới dạng cháo hay trà hạt sen. Để làm trà, dân gian hay đập vụn hạt sen, hãm với nước sôi, có thể cho thêm vài quả đại táo hay một chút đường phèn. Theo "Thần nông bản thảo kinh", hạt sen thuộc loại thượng phẩm, có công dụng ích tì vị, dưỡng tâm khí, ích trí lực.

- Mật ong: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-2 thìa canh. Mật ong có tác dụng tăng cường trí nhớ rất hiệu quả. Ngoài chất đường và đạm, trong thành phần của nó còn chứa nhiều vitamin và muối khoáng rất có lợi cho hệ thần kinh trung ương.

- Long nhãn: Dùng 500 g long nhãn và 500 g đường trắng, nấu cách thuỷ thành dạng cao, ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10-15 g. Cũng có thể lấy long nhãn 15 g, đại táo vài quả, gạo tẻ 100 g nấu thành cháo ăn trong ngày. Long nhãn có công dụng ích tâm tỳ, bổ khí huyết, kiện não, dùng rất tốt cho người mắc chứng hay quên do tâm tỳ suy nhược, khí huyết suy giảm.

- Nấm linh chi: Mỗi ngày dùng 5-6 g sắc uống thay trà hay tán thành bột, uống 2 lần, mỗi lần 1-1,5 g với nước ấm. Có công dụng dưỡng tâm, an thần, ích khí, bổ huyết, kiện não, ích trí.

- Hà thủ ô: Dùng mỗi ngày 20-30 g dưới dạng trà phiến hay trà bột. Hà thủ ô có công dụng bổ thận dưỡng huyết, cường thận ích trí.

- Nhân sâm: Dùng dưới dạng trà tan hay trà phiến, mỗi ngày 3-5 g, có công dụng đại bổ nguyên khí, định tâm, ích trí, rất có lợi cho việc nâng cao năng lực hoạt động của não bộ.Mời bạn ghé thăm: Công Ty Sự Lựa Chọn Hoàn Hảo
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top