Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Chương I. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Cùng với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa làm nền kinh tế phát triển thì vấn đề
về sức khỏe con người và môi trường ngày càng được quan tâm hơn. Theo những nghiên
cứu và đánh giá về thực trạng môi trường cho thấy nhiều nguy cơ và thực trạng theo
chiều hướng tiêu cực gây nguy hại đến đời sống sinh vật, mà đối tượng trực tiếp là con
người, như: hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozon, sa mạc hoá, ô nhiễm đất, nước và không
khí hay các hiện tượng bất thường của thời tiết và đặc biệt là sự xuất hiện ngày càng
nhiều của các dịch bệnh lạ. Một trong các tác nhân có thể làm giảm đi trình trạng lo ngại
này là các cánh rừng nguyên sinh và hệ sinh thái rừng. Do đó rừng được xem là lá phổi
xanh của trái đất.
Với đặc điểm bờ biển dài và điều kiện khí hậu nhiệt nới gió mùa nóng ẩm quanh năm
nên đã cho nước ta một tài nguyên rừng phong phú. Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã
cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường.
Rừng là hơi thở của sự sống, là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nó giữ vai trò và
ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển và sinh tồn của loài người. Rừng điều
hòa khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sống. Rừng còn giữ vai trò đặc
biệt quan trọng đối với việc phát triển kinh tế như: cung cấp nguồn gỗ, tre, nứa, đặc sản
rừng, các loại động, thực vật có giá trị trong nước và xuất khẩu,… ngoài ra nó còn mang
ý nghĩa quan trọng về cảnh quan thiên nhiên và an ninh quốc phòng.
Rừng chính là quà tặng mà đấng tạo hóa đã ban cho con người. Rừng đã luôn che chở
và mang lại những sản vật cho đồng bào ta từ thuở khai phá đất đai, lập nên bản làng bình
yên nơi đại ngàn xanh thẳm. Cứ như thế, những cánh rừng nơi miền núi cao đã gắn bó
với con người từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Tuy vậy, hiện nay những tình trạng phá rừng làm kinh tế, khai thác rừng quá mức đặc
biệt là rừng đầu nguồn mà không để ý đến những hậu quả để lại sau này. Để khắc phục
được những tình trạng ô nhiễm hay những vấn đề về môi trường có thể xảy ra thì ta cần
hiểu được những đặc tính của rừng, rừng đầu nguồn và vai trò của rừng trong đời sống
cộng đồng. Vì vậy việc tìm hiểu về “Hệ sinh thái rừng đặc trưng ở khu vực Tây Nguyên
và vai trò của rừng trong đời sống cộng đồng” là mang tính cấp thiết hiện nay.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Khái niệm và đặc điểm hệ sinh thái rừng ở Tây Nguyên. Những vai trò của Hệ sinh
thái rừng trong đời sống cộng đồng.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Hệ sinh thái rừng ở Tây Nguyên và Vai trò của rừng trong đời sống cộng đồng.
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu về Hệ sinh thái Rừng.
- Các loại rừng đặc trưng ở Tây Nguyên.
- Vai trò của rừng trong đời sống cộng đồng.
- Các Vườn quốc gia trên khu vực Tây Nguyên.
- Hiện trạng rừng hiện nay và một số biện pháp khắc phục.
1.5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
Việc nghiên cứu rừng ở Tây Nguyên và vai trò của rừng trong đời sống cộng đồng góp
phần hiểu hơn các đặc tính của rừng, những vai trò của rừng trong đời sống và tiếp cận
với những Vườn quốc gia có mặt ở Tây Nguyên. Ngoài ra đề tài còn giúp ta thấy được
hiện trạng rừng hiện nay và đưa ra những biện pháp khắc phục.
Chương II. KHÁI NIỆM VỀ RỪNG, CÁC LOẠI RỪNG ĐẶC TRƯNG VÀ
ĐẶC ĐIỂM RỪNG Ở TÂY NGUYÊN
2.1. KHÁI NIỆM RỪNG
Ngay từ thuở sơ khai, con người đã có những khái niệm cơ bản nhất về rừng. Rừng là
nơi cung cấp mọi thứ phục vụ cuộc sống của họ. Lịch sử càng phát triển, những khái
niệm về rừng được tích lũy, hoàn thiện thành những học thuyết về rừng.
Trong các thành phần cấu thành nên sinh quyển trái đất, rừng là một thành phần quan
trọng không thể thiếu. Ngoài ý nghĩa về tài nguyên sinh vật. Rừng còn là một yếu tố địa
lý không thể thiếu trong tự nhiên. Nó có vai trò cực kì quan trọng trong việc tạo nên cảnh
quan vì có tác động mạnh mẽ đến các yếu tố khí hậu và đất đai.Chính vì vậy, rừng không
chỉ có chức năng trong phát triển kinh tế - xã hội mà còn có ý nghĩa đặc biệt trong việc
bảo vệ môi trường sinh thái.
Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Quần xã sinh vật
phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần
xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và
các hoàn cảnh khác.
Năm 1930, Morozov đưa ra khái niệm: Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn
nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển. Rừng
chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý.
Năm 1952, M.E. Tcachenco phát biểu: Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong
đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. Trong quá
trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với
hoàn cảnh bên ngoài.
Năm 1974, I.S. Mê lê khôp cho rằng: Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là
thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu.
Ngoài ra ta còn nhiều khái niệm khác về rừng mà không được cập nhật tại đây.
2.2. CÁC LOẠI RỪNG VÀ ĐẶC TÍNH RỪNG Ở KHU VỰC TÂY NGUYÊN
2.2.1. Rừng lá kim
Rừng lá kim là những khu rừng rậm lớn nhất thế giới nằm vắt ngang phương bắc
hay sát biên cực. Nơi đây mùa đông kéo dài đến 8 tháng nên thực vật chủ yếu là cây lá
kim có khả năng thích nghi cao với điều kiện băng giá.
Điều kiện đất, khí hậu, thổ nhưỡng: Đất có xu hướng trẻ và cùng kiệt chất dinh
dưỡng, đất rừng ở đây thường có tầng nông, khô, chua và xấu, có lượng mưa thấp trong
cả năm (trung bình hằng năm khoảng 200- 750), chủ yếu là do các trận mưa trong các
tháng mùa hè, nhưng tuyết và sương cũng góp một phần đáng kể.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Chương I. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Cùng với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa làm nền kinh tế phát triển thì vấn đề
về sức khỏe con người và môi trường ngày càng được quan tâm hơn. Theo những nghiên
cứu và đánh giá về thực trạng môi trường cho thấy nhiều nguy cơ và thực trạng theo
chiều hướng tiêu cực gây nguy hại đến đời sống sinh vật, mà đối tượng trực tiếp là con
người, như: hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozon, sa mạc hoá, ô nhiễm đất, nước và không
khí hay các hiện tượng bất thường của thời tiết và đặc biệt là sự xuất hiện ngày càng
nhiều của các dịch bệnh lạ. Một trong các tác nhân có thể làm giảm đi trình trạng lo ngại
này là các cánh rừng nguyên sinh và hệ sinh thái rừng. Do đó rừng được xem là lá phổi
xanh của trái đất.
Với đặc điểm bờ biển dài và điều kiện khí hậu nhiệt nới gió mùa nóng ẩm quanh năm
nên đã cho nước ta một tài nguyên rừng phong phú. Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã
cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường.
Rừng là hơi thở của sự sống, là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nó giữ vai trò và
ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển và sinh tồn của loài người. Rừng điều
hòa khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sống. Rừng còn giữ vai trò đặc
biệt quan trọng đối với việc phát triển kinh tế như: cung cấp nguồn gỗ, tre, nứa, đặc sản
rừng, các loại động, thực vật có giá trị trong nước và xuất khẩu,… ngoài ra nó còn mang
ý nghĩa quan trọng về cảnh quan thiên nhiên và an ninh quốc phòng.
Rừng chính là quà tặng mà đấng tạo hóa đã ban cho con người. Rừng đã luôn che chở
và mang lại những sản vật cho đồng bào ta từ thuở khai phá đất đai, lập nên bản làng bình
yên nơi đại ngàn xanh thẳm. Cứ như thế, những cánh rừng nơi miền núi cao đã gắn bó
với con người từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Tuy vậy, hiện nay những tình trạng phá rừng làm kinh tế, khai thác rừng quá mức đặc
biệt là rừng đầu nguồn mà không để ý đến những hậu quả để lại sau này. Để khắc phục
được những tình trạng ô nhiễm hay những vấn đề về môi trường có thể xảy ra thì ta cần
hiểu được những đặc tính của rừng, rừng đầu nguồn và vai trò của rừng trong đời sống
cộng đồng. Vì vậy việc tìm hiểu về “Hệ sinh thái rừng đặc trưng ở khu vực Tây Nguyên
và vai trò của rừng trong đời sống cộng đồng” là mang tính cấp thiết hiện nay.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Khái niệm và đặc điểm hệ sinh thái rừng ở Tây Nguyên. Những vai trò của Hệ sinh
thái rừng trong đời sống cộng đồng.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Hệ sinh thái rừng ở Tây Nguyên và Vai trò của rừng trong đời sống cộng đồng.
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu về Hệ sinh thái Rừng.
- Các loại rừng đặc trưng ở Tây Nguyên.
- Vai trò của rừng trong đời sống cộng đồng.
- Các Vườn quốc gia trên khu vực Tây Nguyên.
- Hiện trạng rừng hiện nay và một số biện pháp khắc phục.
1.5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
Việc nghiên cứu rừng ở Tây Nguyên và vai trò của rừng trong đời sống cộng đồng góp
phần hiểu hơn các đặc tính của rừng, những vai trò của rừng trong đời sống và tiếp cận
với những Vườn quốc gia có mặt ở Tây Nguyên. Ngoài ra đề tài còn giúp ta thấy được
hiện trạng rừng hiện nay và đưa ra những biện pháp khắc phục.
Chương II. KHÁI NIỆM VỀ RỪNG, CÁC LOẠI RỪNG ĐẶC TRƯNG VÀ
ĐẶC ĐIỂM RỪNG Ở TÂY NGUYÊN
2.1. KHÁI NIỆM RỪNG
Ngay từ thuở sơ khai, con người đã có những khái niệm cơ bản nhất về rừng. Rừng là
nơi cung cấp mọi thứ phục vụ cuộc sống của họ. Lịch sử càng phát triển, những khái
niệm về rừng được tích lũy, hoàn thiện thành những học thuyết về rừng.
Trong các thành phần cấu thành nên sinh quyển trái đất, rừng là một thành phần quan
trọng không thể thiếu. Ngoài ý nghĩa về tài nguyên sinh vật. Rừng còn là một yếu tố địa
lý không thể thiếu trong tự nhiên. Nó có vai trò cực kì quan trọng trong việc tạo nên cảnh
quan vì có tác động mạnh mẽ đến các yếu tố khí hậu và đất đai.Chính vì vậy, rừng không
chỉ có chức năng trong phát triển kinh tế - xã hội mà còn có ý nghĩa đặc biệt trong việc
bảo vệ môi trường sinh thái.
Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Quần xã sinh vật
phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần
xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và
các hoàn cảnh khác.
Năm 1930, Morozov đưa ra khái niệm: Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn
nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển. Rừng
chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý.
Năm 1952, M.E. Tcachenco phát biểu: Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong
đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. Trong quá
trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với
hoàn cảnh bên ngoài.
Năm 1974, I.S. Mê lê khôp cho rằng: Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là
thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu.
Ngoài ra ta còn nhiều khái niệm khác về rừng mà không được cập nhật tại đây.
2.2. CÁC LOẠI RỪNG VÀ ĐẶC TÍNH RỪNG Ở KHU VỰC TÂY NGUYÊN
2.2.1. Rừng lá kim
Rừng lá kim là những khu rừng rậm lớn nhất thế giới nằm vắt ngang phương bắc
hay sát biên cực. Nơi đây mùa đông kéo dài đến 8 tháng nên thực vật chủ yếu là cây lá
kim có khả năng thích nghi cao với điều kiện băng giá.
Điều kiện đất, khí hậu, thổ nhưỡng: Đất có xu hướng trẻ và cùng kiệt chất dinh
dưỡng, đất rừng ở đây thường có tầng nông, khô, chua và xấu, có lượng mưa thấp trong
cả năm (trung bình hằng năm khoảng 200- 750), chủ yếu là do các trận mưa trong các
tháng mùa hè, nhưng tuyết và sương cũng góp một phần đáng kể.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links