...Gần 20 năm hoạt động tại thị trường VN, doanh thu của công ty đã tăng gấp 18 lần kể từ 1991 và đơn vị tiền tệ VNĐ đã được công ty sử dụng chủ yếu trong các giao dịch như:
+ Bán hàng: chiếm 95% doanh số bán hàng sử dụng VNĐ.
+ Mua nguyên vật liệu, dịch vụ, nhân công: Chiếm 80% doanh số mua vào sử dụng VNĐ.
Cùng với việc tăng trưởng là các hệ thống báo cáo về quản lý, đánh giá phân tích, báo cáo hợp nhất và lập ngân sách hàng năm cũng được chuyên môn hóa và do đó, việc sử dụng USD để ghi chép kế toán cho đến nay công ty nhận thấy là không thuận lợi.
Vì vậy chúng tui đề nghị hướng dẫn:
Được chuyển đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán từ USD sang VNĐ kể từ niên độ tài chính năm 2011 (tức là từ 1/4/2011) và
Tỷ giá áp dụng cho các khoản mục thuộc BCĐKT khi thay đổi đơn vị tiền tệ công ty áp dụng:
Đối với tài sản cố định và khấu hao TSCĐ: quy đổi theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm mua tài sản, hay tại ngày chuyển giao đưa vào sử dụng.
Trị giá hàng tồn kho: quy đổi theo tỷ giá tại thời điểm chi phí phát sinh.
Các khoản nợ phải thu, hay nợ phải trả: quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày thay đổi đơn vị tiền tệ kế toán.
Vốn góp của chủ sở hữu và các quỹ dự phòng thuộc vốn chủ sở hữu, lãi chưa phân chia: quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán.
Các khoản vốn bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng): quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán.
Khoản (a) và (b) không áp dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng khi quy đổi:
i. Có rất nhiều tài sản (5400 tài sản) đã được vào sổ và làm thẻ tài sản. Giá trị thể hiện trên thẻ là VNĐ và USD, giá trị VNĐ khớp với hóa đơn mua vào.
ii. Có rất nhiều nguyên liệu, vật tư đóng gói, thành phẩm, hàng hóa, vật tư sửa chữa (khoảng 1000 khoản mục).
Nếu như dùng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thay đổi thì có sự chênh lệch gây khó khăn trong việc kiểm tra, phân tích đánh giá giá trị mua vào.
Liên quan đến khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh (lãi hay lỗ) khi thực hiện chuyển đổi từ đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán là USD sang VNĐ hiện Thông tư 244/2009/TT-BTC không đề cập. Xin được hướng dẫn rõ hơn.
Trả lời:
1. Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của BTC hướng dẫn sửa đổi, bố sung Chế độ kế toán doanh nghiệp có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày 31/12/2009. Việc chuyển đổi đơn vị tiền tệ của công ty trong kế toán kể từ ngày 01/4/2011, do đó việc chuyển đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán của công ty sẽ thuộc diện điều chỉnh của Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của BTC.
2. Việc đăng ký, quy đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán của Công ty phải thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của BTC.
3. Khi thực hiện chuyển đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán sử dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày thay đổi theo quy định Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của BTC sẽ không phát sinh khoản lãi hay lỗ do chênh lệch tỷ giá.
BBT-Web