lethuthuy_84

New Member
Download miễn phí Đề án Phân tích hệ thống kênh phân phối của Coca Cola trên thị trường miền Bắc



MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NƯỚC GIẢI KHÁT CÓ GAS 2
1. Nhu cầu thị trường 2
2. Đối thủ cạnh tranh 3
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm nước có gas 5
PHẦN 2: HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CỦA COCA COLA 7
1. Giới thiệu tổng quan về Coca Cola 7
2. Thành viên kênh 10
2.1. Người sản xuất 10
2.2. Nhà bán buôn 11
2.3. Nhà bán lẻ 12
2.4. Người tiêu dùng cuối cùng 13
3. Mô tả cấu trúc kênh 13
3.1. Kiểu tổ chức kênh 15
3.2. Quản lý kênh 16
4. Mô tả một số dòng chảy trong kênh phân phối của Coca Cola 17
4.1. Dòng vận động vật chất và thu hồi bao gói sản phẩm. 17
4.2. Dòng chuyển quyền sở hữu 18
4.3. Dòng thông tin 19
4.4. Dòng đặt hàng 19
4.5. Dòng thanh toán 20
5. Quy trình thiết kế kênh phân phối của Coca Cola 21
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP 26
CHO HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA COCA COLA 26
I. Đánh giá hệ thống kênh phân phối của Coca Cola 26
II. Một số giải pháp cho hệ thống kênh của Coca Cola 29
1. Nâng cao tiêu chuẩn cho trung gian, giảm xung đột trong kênh 29
2. Nâng cấp các phương tiện vận chuyển, tạo hình hảnh đẹp cho Coca Cola 30
3. Cơ cấu nhân viên 30
4. Cân đối lại chi phí 30
5. Tập trung phân phối đồng đều và tìm kiếm thêm thị trường mới 31
KẾT LUẬN 32


Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, việc tạo dựng lợi thế cạnh tranh ngày càng khó, duy trì lợi thế cạnh tranh lâu dài lại khó khăn hơn nhiều. Các biện pháp về sản phẩm, quảng cáo, khuyến mại, cắt giảm giá bán… chỉ có lợi thế ngắn hạn, bởi các doanh nghiệp khác dễ dàng và nhanh chóng làm theo. Việc tập trung phát triển mạng lưới kênh tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì được lợi thế cạnh tranh dài hạn. Bởi vì, kênh phân phối là một tập hợp các quan hệ bên ngoài giữa các doanh nghiệp độc lập trong kinh doanh. Tạo lập và phát triển hệ thống kênh phân phối đòi hỏi thời gian, trí tuệ, tiền của, sức lực… nên các doanh nghiệp khác không dễ dàng làm theo.
Theo ông Ngô Trọng Thanh, Giám đốc Công ty Tư vấn Phát triển Thị trường Mancom, quảng cáo cực kỳ quan trọng nhưng không phải là tất cả. Vẫn còn nhiều con đường phù hợp cho các doanh nghiệp không đủ ngân sách tham gia cuộc chơi tốn kém. Lấy dẫn chứng từ thành công của Coca Cola, ông Thanh cho rằng “ Một yếu tố tuyệt vời để xây dựng thương hiệu và gia tăng tính cạnh tranh là kênh phân phối, ai nắm kênh phân phối người đó khống chế thị trường”.
Đề hiểu biết thêm về hệ thống kênh phân phối của Coca Cola giúp có thêm những kiến thức trong thực tiễn sau này, em đã lựa chọn đề tài: “ Phân tích hệ thống kênh phân phối của Coca Cola trên thị trường miền Bắc”.
Bài viết gồm có 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu tổng quan về nước giải khát có gas
Phần 2: Hệ thống kênh phân phối của Coca Cola
Phần 3:Đánh giá và một số giải pháp cho hệ thống kênh phân phối của Coca Cola

PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
VỀ THỊ TRƯỜNG NƯỚC GIẢI KHÁT CÓ GAS
1. Nhu cầu thị trường.
Nước uống có gas luôn là một phần của phong cách Mỹ từ hơn 100 năm nay và vẫn giữ vững vị trí nước uống mang lại sự sảng khoái nhất. Theo số liệu thực tế cho thấy, một trong bốn loại nước uống được tiêu thụ nhiều nhất ở Mỹ hiện nay là loại nước có gas, trong đó doanh số bán lẻ đạt đến con số 61 tỷ USD mỗi năm. Là một trong 5 thị trường nước giải khát tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Trung bình mỗi người Việt Nam uống khoảng 3 lít nước giải khát không cồn/năm, trong khi mức bình quân của người dân Philippiner là 50 lít/năm. Theo nghiên cứu mới đây nhà nghiên cứu phát triển công ty Chương Dương, mỗi năm, người dân Việt Nam tiêu thụ khoảng trên 500 triệu lít nước ngọt có gas. Theo dự báo tới năm 2012, tổng cộng đồ uống bán lẻ ở Việt Nam sẽ tăng gần 50% so với năm 2007.
Những năm trước đây thị trường nước giải khát khá im ắng, người dân thường ít ngĩ đến việc mua nước giải khát mà thường chỉ tiêu thụ những lúc thực sự cần thiết như: đãi khách, lễ tết, biếu tặng,… Nhưng trong khoảng thời gian gần đây thị trường nước giải khát trở nên sôi động. Theo nghiên cứu, khối lượng tiêu thụ của người Việt Nam là 4 – 4,2 lít/năm trong khi đó thì Coca Cola cung cấp khoảng 300 tiệu lít/năm.
Hiện nay, thị trường nước ngọt có gas cũng phải chịu sự cạnh tranh bởi rất nhiều mặt hàng thay thế của rất nhiều công ty như nước tăng lực, nước trái cây với nhu cầu tiêu thụ tăng 25% mỗi năm, sữa uống tăng 30 – 35 % mỗi năm. Khi mà thị hiếu của người tiêu dùng mỗi ngày một thay đổi, tâm lý người tiêu dùng bắt đầu quan tâm tới sức khỏe, ưa chuộng những sản phẩm có chiết suất từ thiên nhiên hơn, vì họ nghĩ rằng nước uống có chiết suất từ thiên nhiên sẽ tốt cho sức khỏe. Những loại nước ngọt chiết suất từ trái cây thiên nhiên, có hương vị tự nhiên, trong lành và nhất là không có gas gây ợ hơi,… dần dần đã chiếm được cảm tình của người tiêu dùng. Nhất là khi mà gần đây có nhiều thông tin không tốt về các loại nước uống có gas không tốt cho phụ nữ nói riêng và sức khỏe của mọi người nói chung. Mặc dù những thông tin đó cũng chưa hẳn là chính xác và có cơ sở nhưng cũng đã gây nhiều phản cảm đối với người tiêu dùng, số lượng người mua giảm xuống và nhu cầu cũng giảm nhiều.
2. Đối thủ cạnh tranh.
Trên thị trường nước giải khát đang rất sôi động hiện nay, khi mà các hãng nước giải khát đang cùng chạy đua nhau giành giật thị trường và chiếm lĩnh thị phần. Các doanh nghiệp đua nhau phát triển, cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Mỗi doanh nghiệp một sản phẩm mang tên gọi khác nhau, nhưng cùng chung những đặc điểm của những doanh nghiệp cung ứng nước uống có gas:
- Đa số các doanh nghiệp cung ứng đều là doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài hay có suất xứ từ nước ngoài và liên doanh với Việt Nam.
- Những doanh nghiệp nổi trội và có chỗ đứng vững chắc thì đều có vốn góp 100 % nước ngoài và có lịch sử lâu đời ở nước ngoài, có những công thức riêng biệt là thế mạnh cho sản phẩm.
- Vì nước uống có gas là mặt hàng tiêu dùng nhỏ lẻ và rất thông dụng nên những doanh nghiệp cung ứng đều phải có hệ thống phân phối mạnh, rộng lớn nếu như muốn bán được hàng.
Trong thị trường nước uống có gas đang cạnh tranh rất gay gắt, các doanh nghiệp đua nhau dành vị trí tốt nhất, trong đó nổi cộm lên vẫn là 2 công ty lớn đó là Coca Cola và Pepsi. Trong số mặt hàng nước uống có gas thì dẫn đầu vẫn là Coca Cola chiếm hơn 50 %, Pepsi chiếm khoảng 35 % trên thị trường Việt Nam, còn lại là của các hãng giải khát khác.
Năm 1886, Bradham không thể hiểu được mức độ thành công của Pepsi trong tương lai khi mà ông pha chế ra một loại nước uống dễ tiêu làm từ nước cacbonat, đường, vani và một chút dầu ăn. Nó được bán trong khu vực dưới tên “Nước uống của Brad” nhưng năm 1893 Bradham đổi sang một cái tên mới “Pepsi-Cola”, nghe khoẻ khoắn, mạnh mẽ hơn và chuẩn bị đưa ra bán một cách rộng rãi hơn. Pepsi làm ăn phát đạt qua hai thập kỉ tiếp theo. Năm 1938, Walter Mack được chọn trở thành chủ tịch mới của Pepsi-Cola và không lâu sau đó, ông đưa ra quảng cáo mới cho chai Pepsi 12-ounce với bài hát có nhiều vần điệu “Nickel, Nickel”. Bài hát này đã nhanh chóng trở nên phổ biến và được thu âm với 55 ngôn ngữ khác nhau.
Sau thế chiến thứ 2 và tới những năm 50, Alfred Steele chịu trách nhiệm việc mở rộng từng giai đoạn trong việc phát triển kinh doanh. Với sự biến đổi của kinh tế trong lĩnh vực đồ uống có gas, Pepsi đã thông qua chính sách giá chuẩn và chiến lược trở thành thương hiệu toàn cầu. Hơn 30 năm tiếp theo, “Thế hệ Pepsi” vẫn là kim chỉ nam trong tất cả các quảng cáo phổ biến của Pepsi. Năm 1964, Pepsi còn cho ra thêm sản phẩm Diet Pepsi.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tutu8410

New Member
Re: [Free] Đề án Phân tích hệ thống kênh phân phối của Coca Cola trên thị trường miền Bắc

Thank anh chị nhiều lắm ạ :clap: :clap: :clap:
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Hệ thống kênh phân phối của Coca Cola trên thị trường miền Bắc

link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công ty CPTP Kinh Đô Miền Bắc Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đánh giá hệ thống kênh phân phối bia Huda của Công ty TNHH Bia Huế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Luận văn Kinh tế 0
D quản lý các dòng chảy của hệ thống kênh phân phối cho sản phẩm kem tràng tiền Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu hệ thống kênh phân phối sản phẩm thức ăn chăn nuôi tại công ty cổ phần thương mại quốc tế thăng long Luận văn Kinh tế 1
D Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối thức ăn chăn nuôi tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại an phát Luận văn Kinh tế 0
B Hoàn thiện hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty cổ phần hóa chất sơn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
P Giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty Hưng Việt Luận văn Kinh tế 0
W Đánh giá thực trạng hệ thống kênh phân phối của công ty TNHH thương mại và dược phẩm Hưng Việt Luận văn Kinh tế 0
H Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty cổ phần dược phẩm Huy Thịnh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top