daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Hệ thống nhân vật và thi pháp thể hiện chúng trong văn học trung đại việt nam giai đoạn từ thế kỷ x đến thế kỷ xv
MỤC LỤC
Lời cam đoan...............................................................................................................1
Mục lục........................................................................................................................1
Danh mục các chữ viết tắt...........................................................................................3
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................16
1.1. Tổng quan về lịch sử vấn đề nghiên cứu ........................................................16
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về ba loại nhân vật Thiền sư, Liệt nữ, Hoàng đế
trong văn học giai đoạn X-XV ..............................................................................16
1.1.2. Nghiên cứu về thi pháp tả nhân vật văn học trung đại...............................26
1.2. Giới thuyết chung về vấn đề nghiên cứu........................................................31
1.2.1. Khái niệm hệ thống.....................................................................................32
1.2.2. Khái niệm về nhân vật ................................................................................32
1.2.3. Nhân vật trong văn xuôi và nhân vật trong thơ.........................................33
1.2.4. Khái niệm thi pháp và thi pháp học...........................................................34
1.2.5. Kiểu tác giả.................................................................................................36
Tiểu kết chƣơng 1....................................................................................................40
CHƢƠNG 2: NHÂN VẬT THIỀN SƢ ..................................................................41
2.1. Mấy vấn đề về tông phái Thiền Tông.............................................................41
2.1.1. Giới thiệu chung về Thiền Tông .................................................................41
2.1.2. Đường lối Thiền Tông và quan niệm về ngôn từ của Thiền Tông..............42
2.1.3. Thiền Tông tại Việt Nam.............................................................................44
2.2. Nhân vật thiền sƣ Huyền Quang tự biểu hiện qua thơ thiền-kệ..................47
2.2.1. dáng tự hoạ của thiền sư Huyền Quang ...........................................47
2.2.2. Thi pháp miêu tả nhân vật Huyền Quang trong Thơ Thiền........................57
2.3. Nhân vật thiền sƣ Huyền Quang trong “Tam Tổ thực lục”.........................67
2.3.1. Về văn bản Tổ gia thực lục (TGTL)............................................................67
2.3.2. Phân tích nhân vật thiền sư Huyền Quang qua cái nhìn của tác giả
“Tam Tổ thực lục”................................................................................................70
2.3.3. Thi pháp thể hiện nhân vật thiền sư Huyền Quang trong “Tổ gia thực lục”....79
Tiểu kết chƣơng 2....................................................................................................85
CHƢƠNG 3: NHÂN VẬT LIỆT NỮ .....................................................................87
3.1. Câu chuyện về nàng liệt nữ Mỵ Ê và thực tế lịch sử.....................................89
3.1.1. Khảo sát sự tích về Mỵ Ê ............................................................................89
3.1.2. Những ghi chép của chính sử về người liệt nữ................................................91
3.1.3. Câu chuyện nhân vật Mỵ Ê nhìn từ góc nhìn lý luận nghiên cứu giới ......97
3.2. Nghệ thuật thể hiện nhân vật liệt nữ Mỵ Ê...................................................100
3.2.1. Ngoại hình.................................................................................................100
3.2.2. Ngôn ngữ.....................................................................................................104
3.2.3. Tâm lí.........................................................................................................106
3.2.4. “Mô típ chọn cái chết” .............................................................................108
3.2.5. Hình mẫu Mỵ Ê và sự tiếp nối cảm hứng .................................................113
Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................................117
CHƢƠNG 4: NHÂN VẬT HOÀNG ĐẾ ..............................................................118
4.1. Quan niệm về hoàng đế trong bối cảnh văn hóa, xã hội, chính trị thời
trung đại.................................................................................................................119
4.2. Cội nguồn văn hóa của “mô hình” hoàng đế sáng tác văn chƣơng...........121
4.2.1. Từ quan niệm về văn học….......................................................................121
4.2.2… Đến thực tế sáng tác thơ ca của Hoàng đế Lê Thánh Tông...................124
4.3. dáng tự hoạ của Hoàng đế Lê Thánh Tông.......................................126
4.3.1. Cái nhìn về Đức của hoàng đế Lê Thánh Tông ........................................126
4.3.2. Cái nhìn trong tư tưởng đường lối chính trị của hoàng đế Lê Thánh Tông .135
4.4. Thi pháp thể hiện hình tƣợng hoàng đế Lê Thánh Tông trong thơ ..........145
4.4.1. Hệ thống ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật biểu đạt những tư tưởng
chính trị, quan niệm của Nho giáo .....................................................................145
4.4.2. Hệ thống ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật biểu đạt cho quan niệm
về Đức của đế vương ..........................................................................................149
Tiểu kết chƣơng 4..................................................................................................152
KẾT LUẬN ............................................................................................................154
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................157
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................158
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do và mục đích chọn đề tài
1.1.Văn học là nhân học. Con người bao giờ cũng là đối tượng cuối cùng của
văn học ngay cả khi nhà văn viết về loài vật hay đề vịnh cây cỏ. Và trong tác phẩm
văn học, dù là văn xuôi hay thơ, nhân vật chính là kết tinh của quan niệm về con
người của tác giả, của một giai đoạn văn học. Nếu nói nhân vật là phương tiện để
khái quát hiện thực thì ―văn học không thể thiếu nhân vật. Bởi vì đó là hình thức cơ
bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng‖. Nhân vật còn là kết quả
tương tác giữa chủ thể và khách thể - chủ thể được hiểu là kiểu tác giả với tư tưởng
chính trị, đạo đức và quan niệm về thẩm mĩ; khách thể chính là những vấn đề của thời
đại lịch sử đặt ra cho con người. Nhưng con người không phải từ trên trời rơi xuống,
cũng không phải nhất thành bất biến mà là một thực thể có tính lịch sử, thay đổi qua
thời gian. Nghiên cứu vấn đề con người trong văn học trung đại Việt Nam nói riêng
và văn học Việt Nam nói chung hiện vẫn rất đang là đề tài có ý nghĩa khoa học. Nhân
vật thể hiện quan niệm về con người của tác giả. Và quan niệm về con người bao giờ
cũng là sản phẩm của một nền văn hóa nhất định. Mỗi dân tộc, mỗi thời đại lịch sử lại
có những quan niệm riêng về con người do các quan niệm chính trị, đạo đức, tôn
giáo, thẩm mỹ riêng chi phối. Do đó, để nghiên cứu con người trong văn học Việt
Nam nói chung, cần tìm hiểu con người trong văn học trung đại. Và để khái quát về
con người trong văn học trung đại, cần xem xét con người của từng giai đoạn như là
chuẩn bị ―nền móng‖ cho sự xây dựng bức tranh chung về con người của cả thời đại văn
học này. Tuy rằng văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX nằm trong phạm trù
văn học trung đại nhưng giữa các giai đoạn khác nhau, hệ thống nhân vật cũng có những
điểm khác nhau. Giai đoạn đầu tiên có một vị trí định hình đặc biệt, báo hiệu đường hướng
phát triển của các giai đoạn sau. Đó là lí do đầu tiên thôi thúc chúng tui lựa chọn đề tài Hệ
thống nhân vật và thi pháp thể hiện chúng trong văn học trung đại Việt Nam giai
đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.
1.2. Nghiên cứu con người trong một giai đoạn văn học tuy đã được giới nghiên
cứu văn học nước ta quan tâm từ lâu, nhưng nhu cầu nghiên cứu một cách hệ thống
hầu như chưa được đặt ra.
Thế nào là nghiên cứu nhân vật một cách hệ thống ? Chúng tui quan niệm tính
hệ thống của các loại kiểu nhân vật chịu sự chi phối của hệ thống vấn đề về con
người. Con người trước hết bao giờ cũng mang thuộc tính giới (gender). Thuộc tính
giới của con người một mặt có tính bẩm sinh, mang tính sinh học, mặt khác lại được
hình thành do văn hóa ứng xử giới của mỗi dân tộc, mỗi thời đại qui định. Điều cần
quan tâm đối với con người mang thuộc tính giới là những nhân tố văn hóa xã hội đã
chi phối nó như thế nào, cái gì chi phối đến kiểu mẫu người nam và người nữ, trong
sáng tác văn học, kiểu nhân vật nhìn từ góc độ giới sẽ là như thế nào. Từ nghiên cứu
theo hướng văn hóa ứng xử giới của một thời, chúng ta có thể hiểu được quan niệm
thẩm mỹ đạo đức của thời đó trong khi xây dựng nhân vật nam hay nữ. Con người
còn là một thực thể mang tính chính trị -giai cấp, bao giờ nó cũng thuộc về một giai
cấp, một tầng lớp nào đó trong xã hội, hay thuộc tầng lớp thống trị hay bị trị, tầng
lớp trên, thượng lưu hay tầng lớp trí thức trung gian, hay thuộc tầng lớp dưới, tầng
lớp bị trị, mang một quan điểm chính trị nhất định. Thuộc tính giai cấp của nó được
biểu hiện như thế nào trong văn chương ? Trong văn học trung đại, các diễn ngôn
chính trị của vua chúa, quan lại đều mang tính giai cấp theo một nghĩa nào đó, cần
được nhìn nhận từ góc độ chính trị. Đó là tiếng nói của những người thuộc tầng lớp
thống trị, dù bàn về dân hay về chính tầng lớp họ, về bản thân họ thì hình ảnh của họ
trong các tác phẩm cũng ít hay nhiều, đậm hay nhạt, phản ánh đường lối, tư tưởng
chính trị đạo đức phong kiến. Mẫu người lý tưởng trong môi trường chính trị của mỗi
thời đại văn học là gì? Điểm nhìn của mẫu người chính trị chi phối như thế nào đến
các phương diện khác của con người này (về giá trị làm người, về quan niệm thẩm
mỹ, về bản chất chức năng của văn học…)? Về mặt văn hóa tinh thần, văn hóa tâm
linh, con người-đặc biệt con người trong xã hội cổ trung đại, còn là một thực thể chịu
ảnh hưởng của tư tưởng triết học – đạo đức của các tôn giáo. Phật giáo, trong đó có
Thiền tông, là một tôn giáo. Tuy nói Thiền tông là một khuynh hướng trí tuệ nhưng
bản chất tôn giáo, thần bí, siêu hình vẫn là một nét biểu hiện rõ rệt, qua cách tu hành
cũng như cách diễn ngôn. Nho giáo tuy có tính duy lí, ―tử bất ngữ quái lực loạn
thần‖, nhưng màu sắc tôn giáo vẫn bộc lộ qua nghi lễ thờ trời, tế nam giao, qua biện
luận vua là thiên tử, nhận được thiên mệnh; coi nam nhi, quân tử, anh hùng là ―tú
khí‖ do núi sông chung đúc. Ngoài ra, bất cứ con người thuộc tầng lớp, giai cấp nào,
thời đại nào, tôn giáo nào cũng mang một kiểu văn hóa ứng xử như thế nào đó đối với
thân xác và tâm lý của bản thân mình. Nhìn con người như thế là nhìn từ góc nhìn
nhân học văn hóa mà nghiên cứu là vấn đề văn học quan tâm.
Vì thế mà để nghiên cứu nhân vật của bất kì giai đoạn văn học nào, ít nhất
cũng cần tiếp cận chúng từ các góc nhìn mang tính hệ thống như vậy.
1.3. Nguyên tắc xác định hệ thống nhân vật:
Hệ thống nhân vật trong VHTĐVN giai đoạn X-XV phong phú và đa dạng:
nam nhi- quý tộc- vua quan - nhà nho - ẩn sĩ- thiền sư- phụ nữ…Như chúng ta biết,
nhân vật chính trong triều đình thời độc lập là các nhà sư. Điều này cũng dễ lí giải bởi
đó là thời điểm Phật giáo đang trên đà phát triển, ảnh hưởng của nó trùm khắp xã hội.
Và nhà sư cũng trở thành ―nhân vật‖ chính trong văn học vài thế kỉ đầu. Nhà sư gồm
nhiều kiểu loại theo những tiêu chí khác nhau: Đại sư (Khuông Việt, Mãn Giác),
Quốc sư (Đỗ Pháp Thuận, Vạn Hạnh, Viên Thông…), Tổ sư (Trần Nhân Tông, Pháp
Loa, Huyền Quang), Thiền sư (Vạn Hạnh, Huyền Quang, Viên Chiếu, Mãn Giác, Từ
Đạo Hạnh, Dương Không Lộ…), Cư sĩ (Thông Sư, Ứng Vương), Ni sư (Diệu Nhân).
Các ông vua và vương hầu nhà Trần lại chính là những vị thiền sư thông tuệ
nhất: Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Nhân Tông…Trong triều đình, thay
thế địa vị của các nhà sư trong buổi đầu là quý tộc, võ tướng. Vai trò của quý tộc nhà
Trần thực sự nổi bật trong đời sống của đất nước. Trong ba cuộc chiến thắng chống
quân Nguyên- Mông, chính họ là những người xứng đáng có công đầu. Vào giai đoạn
hưng thịnh của mình, nhà Trần đã có một thế hệ tôn thất quý tộc đầy tài năng và lòng
kiêu hãnh, thật sự là bộ phận tinh hoa của đất nước. Họ là những võ tướng tài ba nơi sa
trường, là những người quản lí đất nước, là những thi sĩ, học giả đáng kính, là những
thiền sư cao đạo. Ở họ có sự dung hòa giữa tinh thần phóng khoáng của giới võ tướng,
tính chất thâm trầm nhưng rộng rãi của văn hóa Phật giáo và cả cái gọi là trung liệt của
Nho gia. Có thể kể đến những nhân vật như Trần Thủ Độ, Trần Quang Khải, Trần
Quốc Tuấn, Trần Ích Tắc, Phạm Ngũ Lão…Đến khi Hồ Quý Ly thôn tính nhà Trần,
vai trò lịch sử của giới quý tộc về cơ bản chấm dứt. Phần đông trong số họ cố gắng níu
giữ sự mất mát to lớn này nhưng đều đã bị mất hết địa vị chính trị, kinh tế, xã hội và
giáo như trên, chúng tui nhận thấy Lê Thánh Tông cũng là người bắt đầu có ý thức dùng
từ thuần Việt để phản ánh hiện thực cuộc sống, hiện thực tâm trạng ở những mặt thô
tháp, nguyên sơ nhất: ―Lá rụng, hoa tàn động xác ve/ Ngoài cửa đùn đùn tan bóng trúc‖
(Lại vịnh cảnh mùa hè); ―Cảnh vật chòm chòm bay lửa đóm/Cỏ hoa gốc gốc đượm
hương trang‖ (Trống canh hai)…Rõ ràng so với Nguyễn Trãi thì từ thuần Việt trong thơ
Lê Thánh Tông chưa được sử dụng nhuần nhuyễn bằng. Tuy nhiên có đôi chỗ tinh tế, vi
diệu: ―Khách thơ, hứng nghĩ hiềm chưa đủ‖ (Cây sen non). Trong hệ thống từ thuần Việt,
từ láy có lẽ là lớp từ có khả năng biểu cảm hơn cả. Thơ Nguyễn Trãi dùng chưa nhiều
nhưng đến Lê Thánh Tông và các tác giả thời Hồng Đức từ láy được dùng khá phổ biến.
Với 48 lần sử dụng từ láy tuy chưa được tinh tế trong kĩ thuật nhưng bước đầu nó đã tạo
nên những câu thơ có hình ảnh tươi vui, ngộ nghĩnh mà từ Hán Việt không thể có đựơc:
- Rực rỡ cửa vàng ngày Thuấn rạng,
Làu làu phiến ngọc lịch Nghiêu phân (Tết Nguyên Đán)
- Nguyệt đầu non treo chếch chếch,
Sương mặt đất ướt đầm đầm (Trống năm canh)
Tiếng Việt trong thơ Lê Thánh Tông không được thanh thoát, tinh tế như thơ
Nguyễn Trãi nhưng chỉ với việc có ý thức sử dụng từ thuần Việt thôi ta cũng rất trân trọng
tình cảm của vị vua tài đức vẹn toàn đối với ngôn ngữ dân tộc. Đó là một điều đáng quý.
Tóm lại, qua việc sử dụng ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật trong thơ Lê
Thánh Tông ta thấy rõ ràng dù vẫn nằm trong khuôn khổ, qui phạm của văn học trung
đại nói chung song với việc dùng tương đối nhiều hệ thống ngôn ngữ, hình tượng liên
quan đến vấn đề chính trị như trời, vua, thiên tử, thiên mệnh, đức trị, văn trị, thân
dân…hay vấn đề Đức cho thấy sự khu biệt về giọng thơ, chất thơ ở Lê Thánh Tông:
đó là thơ khẩu khí- khẩu khí Đế vương.
Tiểu kết chƣơng 4
Từ những tìm hiểu và phân tích về mẫu hình Hoàng đế trong thơ Lê Thánh
Tông chúng tui rút ra một số kết luận sau: Thứ nhất, nhân vật hoàng đế là sản phẩm
của chế độ quân chủ chuyên chế, là người đứng đầu thiên hạ, đương nhiên Hoàng đế
có một thứ siêu quyền lực bất khả xâm phạm, có ―vỏ bọc‖ siêu nhiên và uy danh lấn
át cả các vị thần. Bên cạnh quyền lực tối cao, người làm Hoàng đế cũng không được
thiếu những phẩm chất mà nhà Trời gửi gắm và thần dân trông mong: đức cao, tài
giỏi, biết yêu thương bách tính, kính trời… nói chung, phải làm tròn sứ mệnh mà ―bề
trên‖ đã giao phó. Trong lịch sử Việt Nam, vua Lê Thánh Tông đúng là vị minh quân
thánh đế lỗi lạc. Đồng thời bên cạnh đó ông còn là người sáng tác văn học, để lại cho
mai hậu nhiều tác phẩm thơ có giá trị. Lê Thánh Tông với tư cách là Hoàng đế với
những biểu hiện về Đức như yêu dân, kính trời, ca ngợi đức, trau đức, giữ trọn đạo
hiếu, có cái nhìn nam quyền, có cái nhìn theo văn hoá Hoa Di của Nho giáo…cho
thấy: mô hình quân chủ theo kiểu Nho giáo đã ―toàn thắng‖; Nho giáo hoàn toàn có
thể gắn liền với chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa yêu nước. Thứ hai, mục đích sáng tác
thơ ca của hoàng đế thứ tư nhà hậu Lê chủ yếu vẫn là để củng cố quyền lực và địa vị
của Hoàng đế và triều đình. Nghĩa là xem thơ ca như là một phương tiện để truyền tải
đạo trị nước an dân. Điều này cũng rất thống nhất với quan niệm sáng tác văn học
thời trung đại: văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí…Nhân vật Hoàng đế trong thơ trở lên là
một kiểu nhân vật trữ tình độc đáo bởi lẽ ngoài quyền năng của một nhà thơ còn có
quyền năng của một vị Hoàng đế. Vì thế ta thấy nổi lên trong thơ vẫn là con người
với bổn phận, trách nhiệm với bản thân, dòng tộc, triều đình và với dân với nước. Với
tư cách là nhà thơ họ có thể bày tỏ những suy nghĩ, quan niệm, mong ước của mình
qua ngôn từ nghệ thuật. Với tư cách là một Hoàng đế họ lại có thể mang những sản
phẩm do mình sáng tạo ra để làm công cụ bảo vệ cho vị trí thống trị của mình. Và dĩ
nhiên, vì họ là vua, là thiên tử nên sáng tác thơ ca của họ sẽ có sức mạnh tác động
hơn, được chú ý nhiều hơn. Lê Thánh Tông ở vào thời hoàng kim của Nho gia và văn
học nhà nho, lại là người đứng đầu nhà nước phong kiến, nên hơn ai hết quan niệm
văn chương nhà nho mà ông khởi xướng đã trở thành quan phương, chính thống, phát
huy tác dụng như chưa từng thấy, văn học nhà nho trở nên thịnh hành. Lê Thánh
Tông là người đầu tiên nhà nước hoá, chính thống hoá văn học Nho gia, đưa văn học
này thành văn chương chinh đạo, bác học, cao quý, đồng thời lại có quan điểm
khoáng đạt với văn học Nôm, văn học tiếng Việt. Đó là chỗ lớn lao và cũng là khác
biệt của hoàng đế Lê Thánh Tông. Thứ ba, Hoàng đế là nhân vật thuộc mô hình thánh
nhân quân tử do đó thi pháp miêu tả nhân vật cũng hướng tới việc ca ngợi thân danh
tiết (chứ không phải thân xác thịt) và tâm đạo lí trau đức sửa mình. Các yếu tố thi
pháp của văn học nhà nho đã được vận dụng thành thục. Về đề tài, kết cấu đặc biệt là
hình tượng, ngôn ngữ đều có màu sắc điển hình của văn chương nhà nho: cách sử
dụng ngôn ngữ văn học với việc ưa sử dụng từ Hán Việt, điển cố, điển tích, thi liệu
Hán học thể hiện sự trang trọng, lịch lãm và góp phần quan trọng vào việc thể hiện
những vấn đề trọng đại liên quan đến chính trị như vua, dân, trời, đức. Tuy nhiên ở
Lê Thánh Tông ý thức sử dụng từ thuần Việt cũng đã bắt đầu được chú ý tạo nên vẻ
đẹp hài hoà: vừa cao sang vừa bình dị vừa uyên bác vừa gần gũi.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Giáo dục nhân quyền trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam Luận văn Sư phạm 0
D Phân tích thiết kế hệ thống Quản lý tuyển dụng nhân viên Công nghệ thông tin 0
D Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin kế toán quản lý nhân sự và tiền lương tại công ty TNHH Huy Thông Công nghệ thông tin 0
D Ảnh hướng của văn hoá doanh nghiệp đến sự cam kết gắn bó của nhân viên đối với công ty hệ thống thông tin FPT Văn hóa, Xã hội 0
H Phân hệ quản lý nhân sự và lương trong hệ thống ERP Luận văn Kinh tế 0
T Phân tích, thiết kế hệ thống xác thực dựa vào nhân trắc học Luận văn Kinh tế 0
T Tính toán thiết kế hệ thống sấy khô khí thiên nhiên bằng phương pháp hấp phụ sử dụng tác nhân sấy là zeolitA Kiến trúc, xây dựng 0
R Xây dựng hệ thống thông tin quản lý hợp đồng phần mềm tại Công ty cổ phần dịch cung ứng nhân lực phần mềm toàn cầu Luận văn Kinh tế 2
H Nâng cao hiệu quả của hệ thống động viên, khuyến khích để thu hút và duy trì nguồn nhân lực tại công ty CP giày Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
1 Diễn biến chất lượng nước mặt và nguyên nhân làm thay đổi chất lượng nước trong hệ thống thủy lợi dầu tiếng Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top