Rygeland

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

Luận văn ThS. Lịch sử Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Nghiên cứu quá trình phát triển của thành lũy Thăng Long và sự xuất hiện hệ thống phòng thủ Vauban ở Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Trình bày quá trình xây dựng, những bước phát triển và suy tàn của thành Hà Nội (1805-1897): quá trình xây dựng và cải tạo thành Hà Nội của triều Nguyễn; vị trí, cấu trúc thành Hà Nội (1805-1897); hệ thống phòng thủ phia ngoài thành Hà Nội ... Thành Hà Nội trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX - Nguyên nhân thất bại và bài học kinh nghiệm


M
Ở ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử Việt Nam là lịch sử dựng nước gắn liền với giữ nước. Các công trình
kiến trúc quân sự trong đó có thành lũy với quá trình phát sinh, phát triển, suy vong
đã để lại những dấu ấn quan trọng và tạo nên “những nét độc đáo trong khoa học
quân sự của dân tộc” [129, tr.11]. Song có một nghịch lý là những công trình quân
sự đó (thành lũy) gần như chưa bao giờ trở thành chỗ dựa trong các cuộc chiến
tranh giữ nước. Lịch sử Việt Nam “hầu như không ghi chép về những trận đánh
thắng nhờ giữ thành chống giặc”[129, tr.161].
Thành Hà Nội là sản phẩm của quá trình tiếp thu khoa học kỹ thuật, văn
minh Pháp - những giá trị đã được thời gian và thực tiễn chiến tranh kiểm nghiệm
và khẳng định. Với vị trí của một trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội -
quân sự có lịch sử lâu đời, mặc dù không còn là kinh đô nhưng thành Hà Nội vẫn
được triều Nguyễn xây dựng quy mô và bề thế, tương xứng với vị thế của một trung
tâm hành chính - Bắc thành, tỉnh thành.
Tuy nhiên thành Hà Nội đã không thể hiện được vị trí, vai trò và thất bại
nhanh chóng trong lần đụng đầu với người Pháp - chủ nhân sáng tạo kiến trúc
phòng thủ Vauban. Việc tìm hiểu quá trình xây dựng, quy mô, kết cấu cũng như
mối liên hệ của thành Hà Nội với các yếu tố khác… qua đó thấy được một số
nguyên nhân thất bại, cũng như bài học kinh nghiệm là việc làm cần thiết. Chính vì
vậy, tui lựa chọn “HỆ THỐNG PHÒNG THỦ VAUBAN Ở VIỆT NAM -
TRƯỜNG HỢP THÀNH HÀ NỘI (1805-1897)” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Theo thống kê trong “Thăng Long - Hà Nội thư mục công trình nghiên cứu”
do Vũ Văn Quân và Đỗ Thị Hương Thảo (Chủ biên), chỉ tính đến tháng 8 năm 2008
đã có 6.014 đầu mục nghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội*. Cùng với các đề tài
khác, nhiều tác giả cũng dành thời gian và tâm sức nghiên cứu, tìm hiểu về thành
lũy. Trong số 63 bài viết cùng chủ đề có 32 công trình đề cập đến thành Thăng
Long, 13 bài về thành Cổ Loa và 18 bài viết liên quan đến thành Hà Nội.
Những nghiên cứu đầu tiên về thành Hà Nội xuất hiện từ đầu những năm 40
của thế kỷ XX. Biệt lam Trần Huy Bá trong “Thành Thăng Long với cuộc đổi thay”
in trên Tạp chí Tri Tân số 10, số 11, năm 1941 cho biết “năm Giáp Tý (1804) Gia
Long thứ ba xây lại thành Thăng Long nguyên vì nội thành của nhà Lê đã đổ nát,
chỉ còn lại cửa Đại hưng ở phía nam và cửa Đông hoa ở phía bắc nên vua Gia
Long mới sai xây lại thành thăng Long” [7, tr.13].
Trong Tạp chí Tri Tân số 183, năm 1945 Tiên Đàm với đầu đề “Sự thật về
việc phá thành năm Nhâm Ngọ”, ghi chép lại lời của Nguyễn Đình Trọng, tức cử
Tốn, xuất đội hộ vệ quan Tổng đốc Hoàng Diệu nói về cuộc tấn công thành Hà Nội
của quân Pháp năm 1882. Cử Tốn cũng cho biết, Hoàng Diệu sớm biết “sự dòm giỏ
xứ Bắc kỳ của quân Pháp đã bắt đắp thành đất chắn ngang từ cửa Đông sang cửa
Tây, các cửa thành đều lấp hết, sự đi lại phải dùng thang”[33, tr.10].
Trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 165 năm 1975, Nguyễn Khắc Đạm trong
“Bàn thêm về vị trí thành và lũy Hà Nội thời phong kiến” có đề cập đến những sự
thay đổi về quy mô của thành và lũy Hà Nội từ thời Lý đến trước khi Gia Long lên
ngôi. Thành Hà Nội chỉ được nhắc đến bằng việc “Gia Long đã cho phá thành cũ ở
Hà Nội và cho xây dựng một ngôi thành mới kiểu Vô - băng để đáp ứng được tốt
hơn các điều kiện chiến tranh đương thời”[34, tr.66].
Trần Huy Liệu cũng đề cập một vài nét về thành Hà Nội trong “Xung quanh
cái chết của Hoàng Diệu và việc thất thủ thành Hà Nội năm 1882”, trên Tạp chí
Văn Sử Địa số 16 năm 1956.
Tuy nhiên chúng ta có thể thấy những công trình nghiên cứu đầu tiên về
thành Hà Nội mới chỉ dừng lại ở một vài sự kiện có liên quan và cũng chỉ mới là
những “ghi chép vụn vặt, mong manh, mơ hồ” [187, tr.88].
Năm 1984, Nhà xuất bản Sự thật in ấn và phát hành tác phẩm Hà Nội, thủ đô
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong đó có đề cập đến quá trình phát
triển của thành lũyThăng Long - Hà Nội qua các giai đoạn lịch sử.
Trong những năm gần đây xuất hiện ngày càng nhiều công trình nghiên cứu
có đề cập đến thành Hà Nội. Phạm Hân với “Thành Hà Nội thời Nguyễn” trên Xưa
& nay số 69 năm 1999 và Phạm Thanh Huyền với“Thành cổ Hà Nội” in trên Tạp
chí Kiến trúc Việt Nam số 4 năm 1999. Năm 2001, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số
9 có bài viết “Trấn Bắc thành - thành Hà Nội” của Vũ Hoàng. Năm 2003, Nhà xuất
bản Văn hóa Thông tin in ấn và phát hành cuốn sách Nhìn lại lịch sử cũng giới thiệu
bài “Thành Hà Nội thời Nguyễn và sự kiện Hà thành thất thủ lần thứ 2” của tác giả
Phan Duy Kha.
Cùng chủ đề, năm 2001 Tạp chí Lịch sử quân sự trong số 1 có bài “Thành
Hà Nội dưới con mắt một người Pháp” của Đinh Xuân Lâm. Dựa vào các tài liệu
lưu trữ, Đào Thị Diến đã giới thiệu quá trình quy hoạch của người Pháp trong bài
“Hoàng thành Thăng Long trong quá trình quy hoạch và xây dựng thành phố Hà
Nội thời Pháp thuộc” đăng trên Tạp chí Văn thư và Lưu trữ Việt Nam, số 1 năm
2008.
Đáng chú ý trong số những công trình nghiên cứu về thành Hà Nội có
Nguyễn Vinh Phúc với bài viết “Về những công trình vốn có trong thành Hà Nội
mà nay không còn tồn tại” in trong Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2002
do Nhà xuất bản Khoa học xã hội in ấn và phát hành năm 2003. Từ giới thiệu một
số công trình kiến trúc trong thành Hà Nội, tác giả kiến nghị “phục chế (có thể thu
nhỏ lại) toàn thể tòa thành”[138, tr.607] vì đó là “sản phẩm của trí tuệ và sức lao
động của người Việt Nam, của thợ Hà Nội” [138, tr.612].
Năm 2005, Nguyễn Vinh Phúc có bài viết “Về số đo các bức tường thành Hà
Nội đời Nguyễn” in trong Phát hiện Khảo cổ học năm 2005, do Nhà xuất bản Khoa
học xã hội in ấn và phát hành năm 2006. Bên cạnh giới thiệu một số một số bản đồ
có tỷ lệ đối chiếu với thực địa, tác giả cũng đính chính, hiệu chỉnh kích thước của
Cột Cờ do Tổng Công ty đo đạc khảo sát thuộc Bộ Xây dựng thực hiện năm 1995
[139, tr.813].
Sử dụng địa bạ cổ trong nghiên cứu thành Thăng Long - Hà Nội cũng được
một số tác giả tiếp cận và đạt được một số thành tựu. Phan Huy Lê trong chuyên đề
“Chế độ sở hữu ruộng đất và cơ cấu đô thị Hà Nội nửa đầu thế kỷ XIX” trong Địa
bạ cổ Hà Nội, tập 2, in năm 2010 giới thiệu khái quát về thành Hà Nội như là một
đơn vị hành chính. Kết quả đáng chú ý là việc định vị được giới hạn, phạm vi và
bằng chứng vật chất đáng tin cậy nhất giúp chúng ta khẳng định vị trí của Đại La thành dưới thời Cao Biền.
Đại La được coi là phủ thành cho đến năm 939, khi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán rồi xưng Vương và đóng đô ở Cổ Loa, cố đô của An Dương Vương. Thành Đại La bị bỏ phế cho đến khi vương triều Lý được thành lập [15].
1.1.2 Thành lũy Thăng Long thời Lý - Trần - Hồ - Lê sơ.
Năm 1009, Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn được triều thần suy tôn lên ngôi, sáng lập ra triều Lý. Với chủ ý không “phải theo ý riêng” [95, tr. 241] mà “cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân... cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh” [95, tr. 241], mùa thu, tháng bảy, năm Canh Tuất (1010), Lý Thái Tổ cùng toàn bộ triều đình dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên là thành Thăng Long.
Sau khi định đô ở Thăng Long, nhà Lý bắt tay vào xây dựng kinh thành. Trên cơ sở thừa kế tòa thành Đại La, Lý Thái Tổ cho“dựng kho tàng, đắp thành, đào hào” [95, tr. 241], xây dựng một tòa thành “bốn mặt mở ra bốn cửa, phía đông gọi là cửa Tường Phù, phía tây gọi là cửa Quảng Phúc, phía nam gọi là cửa Đại Hưng, phía bắc gọi là cửa Diệu Đức. Lại ở trong thành làm chùa ngự Hưng Thiên và tinh lâu Ngũ Phượng. Ngoài thành về phía nam dựng chùa Thắng Nghiêm” [95, tr. 241]. Bên trong, một cụm kiến trúc trung tâm gồm 8 điện 3 cung được dựng lên, trong đó “phía trước dựng điện Càn Nguyên làm chỗ coi chầu, bên tả làm điện Tập Hiền, bên hữu dựng điện Giảng Võ. Lại mở cửa Phi Long thông với cung Nghênh Xuân, cửa Đan Phượng thông với cửa Uy Viễn, hướng chính nam dựng điện Cao Minh, đều có thềm rồng, trong thềm rồng có hành lang dẫn ra xung quanh bốn phía. Sau điện Càn Nguyên dựng hai điện Long An và Long Thụy làm nơi vua nghỉ. Bên tả xây điện Nhật Quang, bên hữu xây điện Nguyệt Minh, phía sau dựng hai cung Thuý Hoa, Long Thụy làm chỗ ở cho cung nữ”[95, tr. 241].
Mặc dù còn khá giản đơn cả về mỹ thuật cũng như kỹ thuật xây dựng, nhưng hệ thống cung điện này đã đặt nền tảng quan trọng ban đầu cho sự thành hình của một kinh đô mới.
19

Năm 1029, Lý Thái Tông cho xây dựng lại một hệ thống cung điện trung tâm mới trên nền cũ, đổi tên là điện Thiên An. Cũng kể từ năm 1029, xung quanh hệ thống cung điện trung tâm đã được xây dựng vào năm 1010 còn có một lớp thành ngăn cách với các khu vực khác trong thành Thăng Long, gọi là “Long thành”[ 95, tr. 254].
Trong suốt thời vua Lý Thái Tông (1028 - 1054), đã chứng kiến một bước phát triển đáng kể các hoạt động xây dựng, kiến thiết. Theo Việt sử lược, khu vực cung cấm được mở rộng với sự ra đời của các công trình mới như điện Thiên Khánh (1030), bia Đại Nội (1045), cung Ngân Hán ở vườn Hậu uyển (1046), vườn Quỳnh Lâm, Thắng Cảnh (1048).
Cho đến cuối thời Lý, khu vực trung tâm của thành Thăng Long đã được xây dựng khá hoàn chỉnh, với một quy mô rộng lớn bao gồm nhiều loại cung điện, kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng, khu vui chơi thưởng ngoạn...
Cấu trúc không gian của thành Thăng Long thời Lý chịu ảnh hưởng của dấu ấn văn hóa Trung Hoa, đặc biệt là kiến trúc thời Đường. Lần đầu tiên kiến trúc kinh thành được chia thành ba không gian chính, gắn với mỗi không gian là một lớp thành tương ứng. Tuy nhiên sự phân chia các không gian chức năng của thành Thăng Long thời Lý cũng không hoàn toàn rạch ròi và chặt chẽ như các giai đoạn sau này. Những kiến trúc trong “thành” ngoài “thị” tuy có phân biệt nhưng không hoàn toàn tách rời nhau.
Điều kiện tự nhiên như sông, hồ cũng như các yếu tố khác được tận dụng triệt để trong quy hoạch và tổ chức xây dựng kinh thành tạo thành nét đặc trưng riêng biệt. Thăng Long thời Lý còn mang đậm dấu ấn tự nhiên. Bên ngoài thành, ở phía Nam Long Đàm (Thanh Trì) có nhiều đầm, hồ, ở phía Tây là khu vực cánh đồng Bông, lau sậy rậm rạp.
Dù đã từng là “trung tâm của trời đất, muôn vật rất mực phong phú tốt tươi, chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước” [ 95, tr.241], nhưng chính những nỗ lực của vua Lý Thái Tổ và triều đình nhà Lý đã khơi dậy vùng đất ven núi Nùng, sông Nhị, trong một tư thế mới - Kinh đô Đại Việt.
Qua hai thế kỷ dựng xây, thành Thăng Long thời Lý đã đặt những dấu ấn khai phá quan trọng, quyết định - mở đầu cho quá trình đô thị hoá, xây dựng kinh
20

đô trở thành nơi tụ hội nhân tài, vật lực và trí tuệ; trung tâm tiếp xúc, giao lưu của Đại Việt với các văn minh, văn hóa trong khu vực và quốc tế... tích hợp tạo thành sức mạnh, xác lập vị thế của một quốc gia trong dựng xây và bảo vệ độc lập, chủ quyền.
Thăng Long đời Trần căn bản vẫn giữ cấu trúc như đời Lý. Sự chuyển giao quyền lực trong hòa bình không làm cho Thăng Long có nhiều thay đổi. Nhà Trần tận dụng những cơ sở đã được xây dựng từ trước, tu bổ và mở rộng thêm.
Năm Canh Dần - Kiến Trung 5 (1230) nhà Trần tiến hành xây dựng kinh thành Thăng Long. Nhà nước quy định “các phường về hai bên tả hữu của kinh thành, bắt chước đời trước chia làm 61 phường. Trong thành dựng cung, điện, lầu các và nhà hành lang vũ ở hai bên phía Đông và phía Tây. Bên tả làm cung Thánh Từ (nơi Thượng hoàng ở), bên hữu là cung Quan triều (nơi vua ở)”[ 95, tr.43].
Kinh thành Thăng Long thời Trần được xây dựng theo lối “tam trùng thành quách” với ba vòng thành. Thành Đại La, là vòng thành ngoài với chức năng vừa là thành vừa là đê. Đây chính là đường vòng thành bao xung quanh kinh thành gồm cả Hoàng cung và khu vực dân cư. Hoàng thành là vòng thành nằm gọn trong Đại La thành. Cấm thành, là nơi thiết triều, cũng như nơi ăn, chốn ở của Hoàng gia.
Cũng giống như thời Lý, thiên tai (động đất, hạn hán, lụt lội, sét đánh, hỏa hoạn...) là một thử thách thường xuyên, ác liệt trong quá trình xây dựng và tồn tại của các công trình kiến trúc. Hơn thế nữa, quá trình xây dựng kinh thành Thăng Long thời Trần còn bị tác động bởi sự tàn phá của quân xâm lược (Nguyên Mông, Chiêm Thành).. Những cung điện xây dựng trong thập kỷ 30, 40 “bấy giờ đã bị giặc đốt hết” [96, tr.154, tr.163]. Cuối thế kỷ XIV, Chiêm Thành nhiều lần tiến vào Thăng Long đốt cung điện, cướp vàng bạc, cung nữ...[ 96, tr.165] càng làm cho bóng dáng kinh thành thêm ảm đạm.
Ba lần tàn phá của giặc Nguyên - Mông (đặc biệt là lần thứ ba năm Mậu Tý - Trùng Hưng 4 (1288), quân Nguyên - Mông chiếm đóng Kinh thành 32 ngày) đã tác động mạnh mẽ đến công cuộc xây dựng của kinh thành. Hơn nữa, nhà Trần còn kinh đô thứ hai (Thiên Trường - Nam Định), hành cung (Yên Tử - Đông Triều - Quảng Ninh). Các vương hầu có phủ đệ riêng và chỉ đến kinh thành chầu vua khi có việc làm cho vị trí của Thăng Long cũng bị ảnh hưởng.
21

Trước sự huỷ hoại của chiến tranh, kinh tế sút kém, vua Trần Minh Tông, trong những năm 1314 - 1319 đã chủ trương giảm bớt xây dựng để khoan sức dân. Kiến trúc cung điện nhà Trần ra đời sau chiến tranh có tầm vóc vừa phải, quy mô nhỏ hơn triều Lý.
Thể chế xây dựng cung điện của triều Trần cũng có phần thay đổi so với triều Lý. Khu vực Hoàng thành tồn tại song song hai hệ thống cung cấm (cung vua và cung Thái Thượng hoàng).
Kiến trúc tôn giáo - tín ngưỡng vẫn phát triển dưới thời Trần theo xu hướng hoà mình vào cảnh sắc thiên nhiên, gần gũi với con người. Những công trình này chủ yếu phát triển theo chiều ngang, tạo không gian rộng rãi, ấm cúng.
Sự phát triển của khu kinh tế - dân cư làm cho bộ mặt thành thị của Thăng Long càng ngày càng rõ nét hơn. Tầng lớp thị dân và lối sống thị dân bắt đầu xuất hiện khi kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp thành thị ngày càng phát triển. Sinh hoạt kinh tế, văn hoá của kinh thành Thăng Long có dáng dấp một đô thị khu vực khá phát triển. Mối quan hệ thương nghiệp - công nghiệp - nông nghiệp, giữa khu vực đường phố của phường thị và thành ngày càng thể hiện rõ nét nhưng vẫn hoà quyện với văn hoá dân gian.
Điều đặc biệt quan trọng là từ nửa sau thế kỷ XIII, khi kinh thành Thăng Long đã qua trên dưới 300 năm dựng xây và hội tụ đã thể hiện, kết tinh rực rỡ sức mạnh, khí phách, nội lực văn hoá dân tộc qua 3 lần chiến thắng quân xâm lược Mông - Nguyên, qua bước phát triển hưng thịnh kinh tế, văn hóa của đất nước.
Lần đầu tiên, từ sau ngàn năm Bắc thuộc, quân xâm lược tràn vào chiếm đóng kinh thành của quốc gia độc lập tự chủ Đại Việt. Và cũng lần đầu tiên vua tôi, dân chúng Thăng Long rời kinh thành đi kháng chiến, để tạo dựng và mở đầu một bài học kinh nghiệm quý báu: Kinh thành có thể bị tàn phá, nhưng còn dân, còn nước sẽ giành thắng lợi quyết định cuối cùng .
Là trung tâm nhiều thế kỷ của miền Bắc Việt Nam, đến đời Trần, Kinh sư Thăng Long qua gần hai thế kỷ XIII - XIV, không chỉ tiếp tục phát huy và khắc họa rõ nét mà phát triển đặc tính hội tụ, kết tinh, thăng hoa của văn hóa Đại Việt lên một quy mô, tầm vóc mới.
22

Lợi dụng sự suy yếu vào nửa sau thế kỷ XIV của Vương triều Trần, Hồ Quý Ly - một quý tộc ngoại thích - đã ra sức củng cố địa vị và gây dựng lực lượng, thiết lập triều Hồ (1400 - 1407). Ngay từ năm 1397, Hồ Quý Ly đã xây dựng một đô thành mới gọi là Tây Đô (thành nhà Hồ) ở An Tôn, Thanh Hoá và buộc vua Trần dời đô về đó. Thăng Long đổi gọi là Đông Đô. Từ đó, trong những năm cuối triều Trần và trong thời nhà Hồ, Thăng Long - Đông Đô mất đi vị trí là trung tâm chính trị của cả nước.
Từ cuối năm 1406, Thăng Long - Đông Đô cùng cả nước trải qua cuộc chiến tranh xâm lược và sau đó là 20 năm đô hộ của nhà Minh (1407 - 1427). Trong giai đoạn Minh thuộc, thành Đông Đô bị đổi tên là thành Đông Quan, trở thành nơi tập trung bộ máy của chính quyền cai trị và hệ thống đồn luỹ của quân giặc.
Tháng 9 năm 1426, nghĩa quân Lam Sơn từ miền Trung theo 3 hướng tiến quân ra các lộ phía bắc, lấy thành Đông Quan là trung tâm. “Hào kiệt các lộ, dân các phủ huyện và tù trưởng các biên trấn kéo đến cửa dinh đông nghịt, tất thảy đều tình nguyện giúp sức đánh phá các thành” còn Lê Lợi thì “thân đốc suất tướng sĩ ngày đêm đánh thành” [96, tr. 260, tr. 262]. Quanh Đông Quan trở thành chiến trường chính, tập trung cao độ sức người, sức của, thể hiện ý chí quyết tâm cao nhất của quân dân Đại Việt cho chiến dịch bao vây, tiến công giải phóng thành.
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh giành thắng lợi “muôn dặm non sông thu phục lại”, “Đông Đô phường phố vẫn y nguyên” không chỉ là kết quả mà còn là bài học mưu lược cho sự vẹn toàn đất nước, mưu kế cực kỳ sâu xa, cổ kim chưa từng nghe thấy; là sự trưởng thành của ý thức, trí tuệ trong kháng chiến (hiểu rõ chính mình và đối phương trong chiến đấu), tính khoan dung, sự hòa hiếu (hiểu rõ ta và đối phương trong chiều sâu lịch sử - văn hóa và mối quan hệ hậu chiến) của văn hóa Đại Việt được kết tinh và tỏa sáng đầu thế kỷ XV.
Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mở ra một giai đoạn phát triển mới của chế độ quân chủ tập quyền dưới triều Lê sơ (1428 - 1527). Tháng 4 năm Mậu Thân (1428), vị lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chuyển “từ điện tranh ở Bồ Đề vào đóng ở thành Đông Quan)”[ 96, tr. 293]. Ngày 15 tháng 4, Bình Định
23

Vương chính thức lên ngôi vua tại Đông Đô, đặt niên hiệu Thuận Thiên, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô tại thành Đông Đô.
Mùa hạ năm Canh Tuất (1430), vua Lê Thái Tổ đổi thành Đông Đô thành Đông Kinh, tiếp tục giữ vai trò trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của quốc gia Đại Việt suốt triều Lê sơ,
Trải qua nhiều biến động dồn dập cuối thời Trần, thời Hồ, dưới sự tàn phá của hai mươi năm thuộc Minh, bộ mặt kinh thành lúc này không còn như xưa nữa. Một trong những việc làm đầu tiên của vua Lê Thái Tổ là sửa sang, xây dựng các cung điện phục vụ công việc triều chính và nhu cầu sinh hoạt triều đình. Cuối năm Mậu Thân (1428), vua làm điện Vạn Thọ, lại làm Tả, Hữu điện, điện Kính Thiên, điện Cần Chính” [96, tr. 298].
Dưới các đời vua Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, công việc việc kiến thiết kinh thành vẫn tiếp tục diễn ra, song cũng chỉ dừng lại ở một số cung điện, đàn thờ. Mùa xuân, tháng giêng năm Nhâm Tuất (1442) Lê Thái Tông xuống chiếu “làm cung điện mới” [96, tr. 351] ở trong thành Đông Kinh. Tháng 3 năm Mậu Thìn (1448), gác Thừa Thiên cũng được hoàn thành lộng lẫy, nguy nga hơn trước [96, tr. 359]. Tháng 4 năm Kỷ Tỵ (1449), nhà vua xuống chiếu cho lập đàn thờ Đô đại thành hoàng ở kinh sư Đông Kinh, đàn tế các thần Gió, Sấm, Mây, Mưa và đàn thờ ma quỷ không ai tế tự để theo các mùa mà tổ chức thờ cúng, tế lễ [96, tr. 371].
Dưới 3 triều vua đầu thời Lê sơ, công việc chỉnh trang, kiến thiết kinh thành chủ yếu là sửa chữa hay xây dựng một số cung điện, lầu gác, đền thờ...phục vụ trực tiếp hoạt động triều chính và sinh hoạt của nhà vua. Các vòng thành lũy của thành Thăng Long, rồi Đông Đô, Đông Quan trước kia vốn đã bị tàn phá bởi chiến tranh (từ cuối thời Trần, qua các thời Hồ và Minh thuộc), không những không được sửa chữa, bồi đắp mà ngược lại còn bị hủy hoại bởi thời gian và điều kiện khí hậu nên đến cuối đời vua Nhân Tông đã không còn đảm bảo được vai trò an ninh nữa. “...Cửa ngõ thì sơ sài, tay không cũng phá nổi” [96, tr. 385]. Tháng 11 năm Canh Tuất (1490), vua Lê Thánh Tông cho đắp rộng Phụng Thành cũng chính là vì “cảnh giác về việc Nhân Tông bị hại, nên lấy lính đắp thành đó” [96, tr. 508].
24

Tháng 6 năm Canh Thìn (1460), Lê Thánh Tông lên ngôi Hoàng đế, mở đầu thời kỳ thịnh trị kéo dài 37 năm (1460 - 1497). Tháng 3 năm 1465, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu cho tổ chức xây dựng lại điện Kính Thiên trên nền cũ. Tháng 8, vua lại cho xây dựng điện Cẩn Đức trong kinh thành.
Nhận thấy Hoàng thành Đông Kinh ẩm thấp, chật hẹp, nhà vua cử Đông quân quyền hữu đô đốc Trịnh Công Lộ đốc thúc quân Ngũ phủ xây dựng thêm Hoàng thành. Tháng 10 năm 1474, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu cho xây đắp lại bức tường phía Tây thành Đông Kinh cho vững chắc; năm 1477, tu sửa, bồi đắp thêm thành Đại La. Tháng 10 năm 1481, nhà vua cho đào hồ Hải Trì ở góc Tây Nam thành nội Đông Kinh, quanh co dài 100 dặm, giữa hồ có điện Thúy Ngọc, bên hồ xây điện Giảng Võ để tập luyện binh tượng.
Bên cạnh việc tiếp tục xây sửa những công trình kiến trúc cung điện lầu gác..., tập trung kiến thiết khu vực Cấm thành - trung tâm đầu não của kinh thành và của quốc gia Đại Việt nói chung - lần đầu tiên dưới thời Lê sơ thành lũy được quan tâm một cách tương đối toàn diện với việc xây đắp thành Đại La, mở rộng Hoàng Thành, xây dựng tập trung một khu quân sự Giảng Võ.
Với sự chuyển biến mang tính bước ngoặt theo mô hình quân chủ tập quyền quan liêu của xã hội Việt Nam thời Lê sơ (khác hẳn với mô hình quân chủ tập quyền thân dân trước đó), ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa, của Nho giáo ngày càng đậm. Sự phân tầng, phân biệt đẳng cấp ảnh hưởng ngày càng đậm nét đến những thay đổi của các vòng thành.
Đại La thành là vòng thành ngoài cùng bao quanh kinh đô, ranh giới giữa kinh thành với bộ phận còn lại của đất nước. Bên trong thành Đại La bao gồm 2 bộ phận: thành và thị. Một bên là khu vực chính trị quan liêu - nơi diễn ra các hoạt động triều chính và sinh hoạt thường ngày của vua quan, và một bên là khu vực kinh tế - dân gian gồm 36 phường sống xung quanh.
Chức năng của vòng thành ngoài trở nên đa dạng bởi đặc tính nương theo tự nhiên, dãn mở. Ngoài chức năng phòng thủ bảo vệ kinh thành trong thời chiến, Đại La thành còn giữ vai trò quan trọng trong giao thông và chống lụt.
25

Trên cơ sở vòng thành giữa thời Lý, Trần, Hoàng thành được dựng lên, phía đông, nam, bắc cơ bản trùng với thành cũ các triều đại tự chủ của quốc gia Đại Việt trước đó, duy có phía tây được mở rộng, bao lấy khu vực trường đấu võ. Hoàng thành được chú trọng bảo vệ, trên thành và tại các cửa thành đều bố trí lầu, gác, điếm canh.
Bên trong Hoàng thành là Cấm thành. Cấm thành hay Cung thành thời Lê sơ là vòng trong cùng của kết cấu “tam trùng thành quách”, bao bọc khu hoàng cung - nơi sinh hoạt của hoàng gia và diễn ra các hoạt động triều chính của vương triều. Đây là tòa thành tương đối vuông vức, với nhiều cung, điện, lầu, gác nguy nga tráng lệ. Cấm thành dưới chế độ quân chủ tập quyền quan liêu của thế kỷ XV và đầu XVI thâm nghiêm, được bảo vệ nghiêm ngặt với hệ thống các tường và cửa.
Cho dù “công trình thổ mộc vượt quá quy mô xưa” [96, tr. 387] nhưng diện mạo thành Đông Kinh thời Lê sơ về cơ bản đã được định hình dưới triều vua Lê Thánh Tông. Sự vững mạnh cực thịnh của Đại Việt dưới thời Lê Thánh Tông là tiền đề vật chất để hiện thực hóa công cuộc xây dựng thành lũy.
Nhưng những biến động chính trị ở Đông Kinh suốt hai triều vua cuối thời Lê sơ đã tàn phá kinh thành.
Trong một thế kỷ dựng xây tuy quy mô, mức độ, mục đích trong những điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau song hoạt động xây dựng kiến thiết thành lũy thực sự khởi sắc dưới hai thời vua Thánh Tông và Tương Dực tạo nên diện mạo của thành lũy Đông Kinh thời Lê sơ, biểu trưng cho một chính quyền quân chủ tập quyền quan liêu.
1.1.3 Thành lũy Thăng Long từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII.
Sau những biến loạn dữ dội xảy ra trong triều đình nhà Lê và quốc gia Đại Việt hồi đầu thế kỷ XVI, “tháng 6 năm Đinh Hợi (1527), Mạc Đăng Dung từ Cổ Trai vào Kinh (Thăng Long), bắt vua (Lê) phải nhường ngôi” [97, tr. 108] ...
Dưới thời Mạc (1527 - 1592), cho dù không còn là trung tâm của nhà nước trung ương tập quyền và một đất nước thống nhất, nhưng Thăng Long vẫn là biểu trưng của quyền lực vương triều, của truyền thống lịch sử - văn hóa, của ý thức tự tôn dân tộc và là mục đích tiên quyết của các tập đoàn phong kiến giành giật, tranh
26

giữ. Mọi hoạt động trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực kinh thành trong phần lớn thế kỷ XVI đã bị cuốn vào vòng xoáy của những âm mưu bạo động, lật đổ, những cuộc chiến giành quyền lực và chiến tranh khốc liệt.
Cai quản Thăng Long, nhà Mạc kế thừa từ triều Lê Sơ một tòa thành được xây dựng quy mô, bề thế, gồm ba lớp hào lũy cùng một hệ thống các cung điện, đền đài, dinh thự và khu kinh tế dân gian.
Trước tình trạng nhiều cung điện bị đổ nát, đốt phá sau khi quân Lê - Trịnh rút đi, năm 1585, Mạc Mậu Hợp quyết định tu sửa quy mô lớn, trước hết là Hoàng thành. Để phục vụ công trình, nhà Mạc hạ lệnh cho nung gạch ngói tại chỗ, đồng thời sai nhân dân ở các địa phương Quảng Ninh, Thái Nguyên vận chuyển vận liệu (chủ yếu là tre gỗ) về phục vụ. Toàn bộ công việc được thực hiện trong vòng hơn nửa năm mới hoàn thành [46, tr. 344].
Đại La thành là vòng thành được tập trung xây dựng và củng cố nhiều hơn cả, nhất là khi nhà Mạc buộc phải quay về chiến lược phòng ngự, lập phòng tuyến, đắp lũy xây thành.
Đầu năm Đinh Hợi (1587), cùng với lệnh cho xây dựng phòng tuyến dài hàng trăm dặm trên sông Đáy (đoạn từ sông Hát đến sông Hoa Đình), nhằm bảo vệ từ xa cho kinh thành, Mạc Mậu Hợp đồng thời sai tu sửa phía ngoài thành Thăng Long và chỉnh trang các đường phố bên trong [46, tr. 348]. Tháng 2 năm 1588, Mạc Mậu Hợp theo kế sách của Giáp Trưng tâu khi trước, “hạ lệnh cho quân dân các huyện trong bốn trấn (Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương) đắp thêm ba lớp luỹ ngoài thành Đại La, bắt đầu từ phường Nhật Chiêu (Nhật Tân ngày nay) vượt qua Tây Hồ, qua Cầu Dừa (ô Chợ Dừa) đến Cầu Dền, suốt đến Thanh Trì, giáp phía tây bắc sông Nhị Hà, cao hơn thành Thăng Long đến vài trượng, rộng 25 trượng, đào ba lớp hào, đều trồng tre gai, dài tới mấy mươi dặm để bao bọc lấy phía ngoài thành” [97, tr. 164].
Diện mạo quy hoạch và kiến trúc Thăng Long thời Mạc không có nhiều biến đổi so với trước. Vương triều này vẫn tiếp tục sử dụng, phần nào gia cố hệ thống thành lũy và những công trình kiến trúc sẵn có từ thời Lê sơ. Cố gắng và cũng là công lao lớn nhất của nhà Mạc đối với Thăng Long là đã tạo ra một tòa thành với
27

quy mô rộng lớn chưa từng thấy và “rất là kiên cố” [46, 349]. Tuy nhiên, đó là một thành lũy quân sự, trước hết và duy nhất để phục vụ mục đích giành giật và bảo vệ vương quyền.
Sáu mươi lăm năm dưới thời trị vì của nhà Mạc, kinh đô cũng bị tàn phá nặng nề.
Sự tàn phá ấy trước hết đến từ thiên tai. Chỉ tính riêng trận mưa bão xảy ra vào tháng 7 năm 1581, khiến “từ cung điện trong triều, đến Giao đàn, Thái miếu, Văn miếu và đàn Xã tắc, cả đến nhà cửa cùng dinh thự, thảy đều đổ nát gần hết” [46, tr. 329] chỉ trong một đêm.
Tuy nhiên, sức hủy diệt ghê gớm nhất đối Thăng Long là do con người, bởi chiến tranh. Trong trận chiến năm 1591 - 1592, quân đội Trung hưng đã nhiều lần “phóng lửa, đốt các cung điện và nhà của dân gian, khói lửa mù trời”; khiến cho “lâu đài, cung điện, nhà cửa bị thiêu trụi sạch không” [46, tr.354, tr.355]. Đối với vòng thành do nhà Mạc mới đắp, Trịnh Tùng đã “hạ lệnh c
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


 
Last edited by a moderator:

lakilo

New Member
mình đang rất cần tài liệu này để tham khảo nhưng link không down về được :worried: . mong các bạn giúp mình với! :beg:
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Xây dựng hệ thống quản trị mạng dựa trên phần mềm mã nguồn mở Cacti và ứng dụng tại trường Đại học Hải Phòng Công nghệ thông tin 0
D Quan Hệ Mỹ Nga Trong Vấn Đề Hệ Thống Phòng Thủ Tên Lửa Ở Châu Âu (2001-2016) Văn hóa, Xã hội 0
D thiết kế hệ thống cô đặc dung dịch NaCl có phòng đốt ngoài Khoa học Tự nhiên 0
G Phân tích thiết kế hệ thống thông tin Doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hải Phòng bằng phương pháp hướng đối tượng Luận văn Kinh tế 0
H Xây dựng hệ thống quản lý khách sạn và đặt phòng trực tuyến Luận văn Kinh tế 3
A Xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu video tại Đài phát thanh và truyền hình Hải Phòng bằng phương pháp hướng đối tượng, ứng dụng mẫu thiết kế Công nghệ thông tin 0
K Nghiên cứu xây dựng hệ thống trang thông tin điện tử trường đại học dân lập Hải Phòng theo mô hình cổng thông tin điện tử Công nghệ thông tin 0
N Xây dựng hệ thống quản lý thông tin nhân sự tại trường Đại học dân lập Hải Phòng Công nghệ thông tin 2
L Trang bị điện hệ thống xử lý nước thải nhà máy thép Đình Vũ, khu kinh tế Đình Vũ - Quận Hải An, Hải Phòng Công nghệ thông tin 0
T Xây dựng hệ thống hỗ trợ lựa chọn địa điểm đặt máy ATM tại thành phố Hải Phòng bằng kỹ thuật phân cụm không gian Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top