Đọc và suy ngẫm: Hiền tài là nguyên khí quốc gia
Hiền tài là nguyên khí quốc gia
Chuyển động của mỗi đất nước phụ thuộc chủ yếu vào trí tuệ và bản lĩnh của những cá nhân xuất sắc ở đất nước đó. Để hướng tới một nền kinh tế phát triển, một xã hội dân chủ và tích lũy được những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống – sự tìm kiếm, đào tạo và trọng dụng nhân tài cần được coi là một trong những nhân tố tích cực nhất...
Non một thế kỷ XX vừa giữ nước, vừa dựng nước, thế giới đã biết đến Việt Nam không chỉ qua những thắng lợi hào hùng của hai cuộc chiến, mà còn qua những cái tên vinh danh trí tuệ Việt Nam: tài năng Việt Nam: Trần Đợi Nghĩa, Đặng Thái Sơn… Thế kỷ XXI, với vận hội mới, lớn hơn, sôi sục hơn, thời điểm mà hơn bao giờ hết mỗi nền kinh tế, mỗi nền văn hóa đều thấm thía đến căn cội của chân lý: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", thì cộng đồng người Việt chúng ta lại dường như thờ ơ với tuyên ngôn ấy.
Dạo qua các khu chợ Việt Nam trên đất Đông Âu, từ Nga, Hungary, Ba Lan đến Rumani hay CH Séc.... một thực tế xót xa hiển hiện: hàng trăm, hàng ngàn và nhiều hơn thế những bàn tay Việt tài hoa đang lụi cụi sắp xếp từng món tạp phẩm. Những bộ óc minh tường của dân tộc Việt biến thành máy tính cộng trừ và lắp ghép những công thức kinh doanh tản mạn theo đúng cách "hàng chợ - bốc xô". Các đội tuyển dự các kỳ thi Toán học, Vật lý Việt Nam năm nào cũng đạt giải thưởng quốc tế, một cậu bé 14 tuổi với giấy vụn và dây dù cũng sáng tạo ra một robot quét nhà, một nông dân với sắt thừa, dầu hỏa và các động cơ han gỉ cũng lắp thành máy bay.
Trí tuệ Việt, tài năng Việt như thế, nhưng hãy xem chúng ta đã làm cho họ những gì, đã quan tâm đến họ thế nào? Một người đẹp, đội vương miện một lớn được hàng trăm triệu tiền thưởng, một học sinh đạt giải quốc gia sau hàng chục năm dùi mài kinh sử thì... 2 triệu. Một cuộc thi Hoa hậu có tới 16 nhà tài trợ, còn kinh phí để đưa một đoàn học sinh giỏi đi thi quốc tế thì chỉ có nhà nước duyệt chi với bao ưu dãi cũng chỉ đủ cho thầy trò ba bữa ở xứ người.
Bởi vậy mà một dòng tin trên mặt báo về sự ra đời của một quỹ Học tài cùng an ủi chúng ta rất nhiều. Sự ra đời của "Quỹ học tài", quỹ khuyến học với tôn chỉ khuyến khích và nâng đỡ các tài năng, các thần đồng Đất Việt trong bối cảnh xã hội hiện nay là vô cùng quý báu. Một vài nhà hảo tâm, một vài sự hỗ trợ chưa đủ lớn nhưng chính là những dấu hiệu đáng mừng, cho chúng ta thấy những chuyển động xã hội tích cực của một nền kinh tế tri thức.
Các doanh nghiệp, các thương gia, những con người có thế mạnh và điều kiện đầy đủ để bảo tồn và thúc đẩy "nguyên khí của quốc gia" phát triển đến mức độ thăng hoa mạnh mẽ nhất hãy đồng lòng chung sức với cả dân tộc, hãy lập ra nhiều "Quỹ học tài" khác nữa để những tài năng Việt không bị thui chột trong những quán tạp hóa, những "xưởng gò hàn" hay những góc ván phòng tối tăm ủ rũ. Hãy tiếp thêm sức mạnh để những nhà khoa học, những nhà quản lý, những thiên tài Việt Nam trên mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề được thỏa sức vẫy vùng, tô đậm hình nước Việt Nam trên bản đó trí tuệ.
Chúng ta đã biết đến những nhân tài của Việt Nam được trọng dụng tại nước ngoài. Nhiều nhà khoa học, quản lý Việt Nam hiện đang làm việc tại các cơ sở nghiên cứu phát triển lừng danh như Qualcomm, Boeing, NASA.... hay các viện hàn lâm khoa học ở các quốc gia châu Âu. Nhưng đâu phải chỉ NASA, Boeing, đâu phải chỉ là những viện Hàn lâm châu Âu, người Việt Nam sẽ còn đi xa hơn thế, bay cao hơn thế nữa gấp trăm ngàn lần nếu chúng ta có đủ điều kiện để phát triển tài năng. Chẳng phải các thương gia, các bậc tri thức, các nhà quản lý nhân sự và kỹ thuật gia hàng đầu trên thế giới vẫn luôn có cái nhìn thán phục và sự ưu ái đặc biệt đối với những tri thức Việt Nam đấy hay sao? "Người Việt cần cù, kiên nghị và giàu sáng tạo", câu nói ấy đâu chỉ là lời tán dương khuôn sáo.
“Chảy máu chất xám” là cụm từ đã và vẫn sẽ mô tả chân thực hiện trạng của tri thức Việt Nam. Nhiều tài năng được đưa sang đào tạo ở nước ngoài, và một thực tế đáng buồn là phần lớn họ không quay trở lại làm việc cho đất nước. Điều này dễ hiểu khi mà tài năng Việt còn phải bon chen giữa đời thường cơm áo giữa thị phi và cả sự quên lãng trên mảnh đốt chôn rau. "Trí túc" vẫn còn là ước mơ xa với phần đông trí thức Việt.
Trong khi, ở các nước tiên tiến trên thế giới, người tài được hưởng chế độ sinh hoạt cao, được đãi ngộ, được tôn kính, và quan trọng hơn, khả năng của họ được nuôi dưỡng và thăng hoa trong môi trường khoa học - kỹ thuật - công nghệ phát triển. Và cứ như vậy, con số những người định cư tại nước ngoài luôn luôn tỷ lệ thuận với số lượng du học sinh tăng lên. Cái vòng luẩn quẩn ấy sẽ còn đeo bám chúng ta thật lâu nữa nếu cả xã hội, cả đất nước không kịp thời quan tâm và vận động mạnh mẽ để bảo tồn "nguyên khí" cho quốc gia.
Ta đã chủ trương xã hội hóa giáo dục, mọi người, mọi ngành, mọi cấp đều chăm lo đến giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên cần có chính sách giúp đỡ, phát hiện, đánh giá, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài đồng thời cũng cần tôn vinh những người có công chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục, giúp đỡ nhân tài. Xin cảm ơn, xin Thank với lòng kính trọng và tri ân từ những thế hệ mai sau, Thank những người đã biết quan tâm đến hiền tài, những con người có tầm nhìn cao rộng và đầy tâm huyết với tương lai của đất nước, đã và đang cố gắng từng ngày để giữ gìn bồi đắp "nguyên khí" non nước Việt.
Theo Tạp chí Tinh hoa
Hiền tài là nguyên khí quốc gia
Chuyển động của mỗi đất nước phụ thuộc chủ yếu vào trí tuệ và bản lĩnh của những cá nhân xuất sắc ở đất nước đó. Để hướng tới một nền kinh tế phát triển, một xã hội dân chủ và tích lũy được những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống – sự tìm kiếm, đào tạo và trọng dụng nhân tài cần được coi là một trong những nhân tố tích cực nhất...
Non một thế kỷ XX vừa giữ nước, vừa dựng nước, thế giới đã biết đến Việt Nam không chỉ qua những thắng lợi hào hùng của hai cuộc chiến, mà còn qua những cái tên vinh danh trí tuệ Việt Nam: tài năng Việt Nam: Trần Đợi Nghĩa, Đặng Thái Sơn… Thế kỷ XXI, với vận hội mới, lớn hơn, sôi sục hơn, thời điểm mà hơn bao giờ hết mỗi nền kinh tế, mỗi nền văn hóa đều thấm thía đến căn cội của chân lý: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", thì cộng đồng người Việt chúng ta lại dường như thờ ơ với tuyên ngôn ấy.
Dạo qua các khu chợ Việt Nam trên đất Đông Âu, từ Nga, Hungary, Ba Lan đến Rumani hay CH Séc.... một thực tế xót xa hiển hiện: hàng trăm, hàng ngàn và nhiều hơn thế những bàn tay Việt tài hoa đang lụi cụi sắp xếp từng món tạp phẩm. Những bộ óc minh tường của dân tộc Việt biến thành máy tính cộng trừ và lắp ghép những công thức kinh doanh tản mạn theo đúng cách "hàng chợ - bốc xô". Các đội tuyển dự các kỳ thi Toán học, Vật lý Việt Nam năm nào cũng đạt giải thưởng quốc tế, một cậu bé 14 tuổi với giấy vụn và dây dù cũng sáng tạo ra một robot quét nhà, một nông dân với sắt thừa, dầu hỏa và các động cơ han gỉ cũng lắp thành máy bay.
Trí tuệ Việt, tài năng Việt như thế, nhưng hãy xem chúng ta đã làm cho họ những gì, đã quan tâm đến họ thế nào? Một người đẹp, đội vương miện một lớn được hàng trăm triệu tiền thưởng, một học sinh đạt giải quốc gia sau hàng chục năm dùi mài kinh sử thì... 2 triệu. Một cuộc thi Hoa hậu có tới 16 nhà tài trợ, còn kinh phí để đưa một đoàn học sinh giỏi đi thi quốc tế thì chỉ có nhà nước duyệt chi với bao ưu dãi cũng chỉ đủ cho thầy trò ba bữa ở xứ người.
Bởi vậy mà một dòng tin trên mặt báo về sự ra đời của một quỹ Học tài cùng an ủi chúng ta rất nhiều. Sự ra đời của "Quỹ học tài", quỹ khuyến học với tôn chỉ khuyến khích và nâng đỡ các tài năng, các thần đồng Đất Việt trong bối cảnh xã hội hiện nay là vô cùng quý báu. Một vài nhà hảo tâm, một vài sự hỗ trợ chưa đủ lớn nhưng chính là những dấu hiệu đáng mừng, cho chúng ta thấy những chuyển động xã hội tích cực của một nền kinh tế tri thức.
Các doanh nghiệp, các thương gia, những con người có thế mạnh và điều kiện đầy đủ để bảo tồn và thúc đẩy "nguyên khí của quốc gia" phát triển đến mức độ thăng hoa mạnh mẽ nhất hãy đồng lòng chung sức với cả dân tộc, hãy lập ra nhiều "Quỹ học tài" khác nữa để những tài năng Việt không bị thui chột trong những quán tạp hóa, những "xưởng gò hàn" hay những góc ván phòng tối tăm ủ rũ. Hãy tiếp thêm sức mạnh để những nhà khoa học, những nhà quản lý, những thiên tài Việt Nam trên mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề được thỏa sức vẫy vùng, tô đậm hình nước Việt Nam trên bản đó trí tuệ.
Chúng ta đã biết đến những nhân tài của Việt Nam được trọng dụng tại nước ngoài. Nhiều nhà khoa học, quản lý Việt Nam hiện đang làm việc tại các cơ sở nghiên cứu phát triển lừng danh như Qualcomm, Boeing, NASA.... hay các viện hàn lâm khoa học ở các quốc gia châu Âu. Nhưng đâu phải chỉ NASA, Boeing, đâu phải chỉ là những viện Hàn lâm châu Âu, người Việt Nam sẽ còn đi xa hơn thế, bay cao hơn thế nữa gấp trăm ngàn lần nếu chúng ta có đủ điều kiện để phát triển tài năng. Chẳng phải các thương gia, các bậc tri thức, các nhà quản lý nhân sự và kỹ thuật gia hàng đầu trên thế giới vẫn luôn có cái nhìn thán phục và sự ưu ái đặc biệt đối với những tri thức Việt Nam đấy hay sao? "Người Việt cần cù, kiên nghị và giàu sáng tạo", câu nói ấy đâu chỉ là lời tán dương khuôn sáo.
“Chảy máu chất xám” là cụm từ đã và vẫn sẽ mô tả chân thực hiện trạng của tri thức Việt Nam. Nhiều tài năng được đưa sang đào tạo ở nước ngoài, và một thực tế đáng buồn là phần lớn họ không quay trở lại làm việc cho đất nước. Điều này dễ hiểu khi mà tài năng Việt còn phải bon chen giữa đời thường cơm áo giữa thị phi và cả sự quên lãng trên mảnh đốt chôn rau. "Trí túc" vẫn còn là ước mơ xa với phần đông trí thức Việt.
Trong khi, ở các nước tiên tiến trên thế giới, người tài được hưởng chế độ sinh hoạt cao, được đãi ngộ, được tôn kính, và quan trọng hơn, khả năng của họ được nuôi dưỡng và thăng hoa trong môi trường khoa học - kỹ thuật - công nghệ phát triển. Và cứ như vậy, con số những người định cư tại nước ngoài luôn luôn tỷ lệ thuận với số lượng du học sinh tăng lên. Cái vòng luẩn quẩn ấy sẽ còn đeo bám chúng ta thật lâu nữa nếu cả xã hội, cả đất nước không kịp thời quan tâm và vận động mạnh mẽ để bảo tồn "nguyên khí" cho quốc gia.
Ta đã chủ trương xã hội hóa giáo dục, mọi người, mọi ngành, mọi cấp đều chăm lo đến giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên cần có chính sách giúp đỡ, phát hiện, đánh giá, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài đồng thời cũng cần tôn vinh những người có công chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục, giúp đỡ nhân tài. Xin cảm ơn, xin Thank với lòng kính trọng và tri ân từ những thế hệ mai sau, Thank những người đã biết quan tâm đến hiền tài, những con người có tầm nhìn cao rộng và đầy tâm huyết với tương lai của đất nước, đã và đang cố gắng từng ngày để giữ gìn bồi đắp "nguyên khí" non nước Việt.
Theo Tạp chí Tinh hoa