Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Chương I: những vấn đề cơ bản về Ngân hàng thương mại
I. Ngân hàng thương mại
1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại.
Trên thế giới, lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Trong quá trình phát triển của nền kinh tế đã đòi hỏi sự phát triển của Ngân hàng và đến lượt mình sự phát triển của Ngân hàng lại thúc đẩy sự tăng trưởng của kinh tế.
Nguồn gốc ra đời của nghiệp vụ Ngân hàng được bắt đầu từ nhiều cách song nhìn chung lại Ngân hàng ra đời là một tất yếu khách quan và đã trở thành một loại hình tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế bất kỳ. Có thể định nghĩa Ngân hàng, tuỳ từng trường hợp vào chức năng, các dịch vụ hay vai trò mà chúng thực hiện song càng ngày các yếu tố trên đang không ngừng thay đổi nên khái niệm để phân biệt Ngân hàng với các hình thức khác chỉ mang tính tương đối.
Trong đề tài nghiên cứu này đứng từ giác độ xem xét các tổ chức này trên phương diện các hoạt động của Ngân hàng thì “Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế ”.
Trong quá trình phát triển trải qua nhiều thất bại và dưới sự tác động của nhiều yếu tố: công nghệ, điều kiện cụ thể của mỗi nước... mà hoạt động của ngân hàng đã có những bước tiến rất nhanh: đa dạng hoá các loại hình Ngân hàng và các hoạt động Ngân hàng. Sự tách rời giữa các chức năng điều tiết, quản lý với các chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng là một bước tiến mới của ngành Ngân hàng. Và quá trình phát triển của Ngân hàng đang tạo ra mối liên hệ ràng buộc ngày càng chặt chẽ, sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn giữa các Ngân hàng trên tầm quốc tế.
ở Việt nam ngày 6/5/1951 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt nam, với tổng giám đốc đầu tiên là cố phó Chủ Tịch Nguyễn Lương Bằng, chính thức khai sinh một ngành kinh tế rất trọng yếu của Nhà nước - ngành Ngân hàng. Ngân hàng quốc gia Việt nam ban đầu có những nhiệm vụ chủ yếu là: quản lý việc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ, quản lý kho bạc nhà nước, huy động vốn và cho vay phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa, quản lý các hoạt động tín dụng bằng biện pháp hành chính, quản lý ngoại hối và các khoản giao dịch bằng ngoại tệ và đấu tranh tiền tệ với địch. Ngày 21/1/1960 Ngân hàng quốc gia Việt nam được đổi tên thành Ngân hàng nhà nước Việt nam, đến năm 1975 các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế cũng như hệ thống tiền tệ -Ngân hàng theo mô hình ở miền Bắc đã áp dụng thống nhất trong cả nước. Song do nhiều nguyên nhân mà trong nhiều năm liên tục, cán cân thanh toán quốc tế bội chi rất lớn, kinh tế vĩ mô mất cân đối nghiêm trọng, tình hình tài chính tiền tệ căng thẳng, lạm phát phi mã tới 3 con số (774%), sản xuất đình trệ ... Đại hội Đảng lần thứ 6 đã đề ra đường lối đổi mới cho đất nước, 2 pháp lệnh ngân hàng đươc công bố ngày 24/5/1990 là cơ sở pháp lý quan trọng khẳng định sự thay đổi mạnh mẽ của ngân hàng: Từ Ngân hàng một cấp thành Ngân hàng hai cấp. Ngân hàng nhà nước Việt nam là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ tín dụng và là ngân hàng Trung Ương, hệ thống Ngân hàng thương mại với chức năng kinh doanh. Hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, qua thực tiễn đã yêu cầu đưa hoạt động Ngân hàng vào khuôn khổ pháp luật cao hơn, hai pháp lệnh Ngân hàng đã được tổng kết, nâng lên thành hai luật được thông qua và có hiệu lực thi hành từ 1/10/1998. Từ đây, ngành Ngân hàng đã đóng góp rất nhiều cho sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc và phát triển ngày càng lớn với 4 ngân hàng thương mại quốc doanh 31chi nhánh của 26 Ngân hàng nước ngoài, 4 Ngân hàng liên doanh, 35 ngân hàng thương mại cổ phần, 959 quỹ tín dụng nhân dân và một số công ty tài chính khác. Các nghiệp vụ Ngân hàng đã trở nên sâu rộng, đa dạng, phong phú và tăng lên nhanh chóng, huy động vốn tăng gấp trên 1000 lần so với năm 1986 và gấp 21lần so với năm 1990, cho vay nền kinh tế tăng gấp 28 lần so với năm 1990.
2. Khái niệm và phân loại Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, nó cung cấp một số dịch vụ cho khách hàng và ngược lại nó nhận tiền gửi của khách hàng với các hình thức khác nhau. Nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng thương mại rất phong phú và đa dạng cùng với sự phát triển của khách hàng, khoa học kỹ thuật kinh tế và xã hội, hoạt động của Ngân hàng thương mại cũng có nhiều phương pháp mới, nhưng các nghiệp vụ kinh doanh về cơ bản không thay đổi là nhận tiền gửi và hoạt động cho vay, đầu tư. Qua Ngân hàng thương mại các chính sách tài chính tiền tệ của Quốc gia sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng và cũng nhờ nó mà việc kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp theo đúng luật pháp được dễ dàng hơn. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của Ngân hàng luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế và đời sống xã hội. Trong cơ chế thị trường, các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng cũng là các doanh nghiệp nhưng chúng là những doanh nghiệp đặc biệt vì tài sản trong quá trình kinh doanh của các Ngân hàng thương mại đều phụ thuộc vào các khách hàng.
Mặt khác, hàng hóa mà các Ngân hàng kinh doanh là một loại hàng hóa đặc biệt, nó rất nhậy cảm với sự biến đổi của thị trường và tình hình kinh tế xã hội.
Có thể phân chia Ngân hàng theo các tiêu thức khác nhau tùy theo yêu cầu của người quản lý.
2.1 Phân loại NHTM theo hình thức sở hữu:
2.1.1 Ngân hàng sở hữu tư nhân:
Là Ngân hàng do cá thể thành lập bằng vốn của cá nhân. Loại Ngân hàng này thường nhỏ, phạm vi hoạt động thường là trong từng địa phương và thường gắn liền với doanh nghiệp và cá nhân ở địa phương.
2.1.2 Ngân hàng sở hữu của các cổ đông ( Ngân hàng cổ phần):
Ngân hàng này được thành lập thông qua phát hành ( bán) các cổ phiếu, việc nắm giữ các cổ phiếu cho phép người sở hữu có quyền tham gia quyết định các hoạt động của Ngân hàng, tham gia chia cổ tức từ thu nhập của Ngân hàng đồng thời phải chịu tổn thất có thể xảy ra. Do vốn sở hữu được hình thành thông qua tập trung, các Ngân hàng cổ phần có khả năng tăng vốn nhanh chóng vì vậy thường là các Ngân hàng lớn và có phạm vi hoạt động rộng, đa năng, có nhiều chi nhánh hay công ty con.
2.1.3 Ngân hàng sở hữu nhà nước:
Đây là loại hình Ngân hàng mà vốn sở hữu do nhà nước cấp, có thể là nhà nước Trung ương hay tỉnh, thành phố. Các Ngân hàng này được thành lập nhằm thực hiện một số mục tiêu nhất định, thường là do chính sách của chính quyền Trung ương hay địa phương quy định. ở các nước đi theo con đường phát triển xã hội chủ nghĩa, Nhà nước thường quốc hữu hóa các Ngân hàng tư nhân hay cổ phần lớn, hay tự xây dựng nên các Ngân hàng. Những Ngân hàng này thường được Nhà nước hỗ trợ về tài chính và bảo lãnh phát hành giấy nợ, do vậy rất ít khi bị phá sản, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các Ngân hàng này phải thực hiện các chính sách của Nhà nước có thể bất lợi trong hoạt động kinh doanh .
2.1.4 Ngân hàng liên doanh:
Ngân hàng này được hình thành trên góp vốn của hai hay nhiều bên, thường là giữa Ngân hàng trong nước với Ngân hàng nước ngoài để tận dụng lợi thế của nhau.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Chương I: những vấn đề cơ bản về Ngân hàng thương mại
I. Ngân hàng thương mại
1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại.
Trên thế giới, lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Trong quá trình phát triển của nền kinh tế đã đòi hỏi sự phát triển của Ngân hàng và đến lượt mình sự phát triển của Ngân hàng lại thúc đẩy sự tăng trưởng của kinh tế.
Nguồn gốc ra đời của nghiệp vụ Ngân hàng được bắt đầu từ nhiều cách song nhìn chung lại Ngân hàng ra đời là một tất yếu khách quan và đã trở thành một loại hình tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế bất kỳ. Có thể định nghĩa Ngân hàng, tuỳ từng trường hợp vào chức năng, các dịch vụ hay vai trò mà chúng thực hiện song càng ngày các yếu tố trên đang không ngừng thay đổi nên khái niệm để phân biệt Ngân hàng với các hình thức khác chỉ mang tính tương đối.
Trong đề tài nghiên cứu này đứng từ giác độ xem xét các tổ chức này trên phương diện các hoạt động của Ngân hàng thì “Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế ”.
Trong quá trình phát triển trải qua nhiều thất bại và dưới sự tác động của nhiều yếu tố: công nghệ, điều kiện cụ thể của mỗi nước... mà hoạt động của ngân hàng đã có những bước tiến rất nhanh: đa dạng hoá các loại hình Ngân hàng và các hoạt động Ngân hàng. Sự tách rời giữa các chức năng điều tiết, quản lý với các chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng là một bước tiến mới của ngành Ngân hàng. Và quá trình phát triển của Ngân hàng đang tạo ra mối liên hệ ràng buộc ngày càng chặt chẽ, sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn giữa các Ngân hàng trên tầm quốc tế.
ở Việt nam ngày 6/5/1951 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt nam, với tổng giám đốc đầu tiên là cố phó Chủ Tịch Nguyễn Lương Bằng, chính thức khai sinh một ngành kinh tế rất trọng yếu của Nhà nước - ngành Ngân hàng. Ngân hàng quốc gia Việt nam ban đầu có những nhiệm vụ chủ yếu là: quản lý việc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ, quản lý kho bạc nhà nước, huy động vốn và cho vay phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa, quản lý các hoạt động tín dụng bằng biện pháp hành chính, quản lý ngoại hối và các khoản giao dịch bằng ngoại tệ và đấu tranh tiền tệ với địch. Ngày 21/1/1960 Ngân hàng quốc gia Việt nam được đổi tên thành Ngân hàng nhà nước Việt nam, đến năm 1975 các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế cũng như hệ thống tiền tệ -Ngân hàng theo mô hình ở miền Bắc đã áp dụng thống nhất trong cả nước. Song do nhiều nguyên nhân mà trong nhiều năm liên tục, cán cân thanh toán quốc tế bội chi rất lớn, kinh tế vĩ mô mất cân đối nghiêm trọng, tình hình tài chính tiền tệ căng thẳng, lạm phát phi mã tới 3 con số (774%), sản xuất đình trệ ... Đại hội Đảng lần thứ 6 đã đề ra đường lối đổi mới cho đất nước, 2 pháp lệnh ngân hàng đươc công bố ngày 24/5/1990 là cơ sở pháp lý quan trọng khẳng định sự thay đổi mạnh mẽ của ngân hàng: Từ Ngân hàng một cấp thành Ngân hàng hai cấp. Ngân hàng nhà nước Việt nam là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ tín dụng và là ngân hàng Trung Ương, hệ thống Ngân hàng thương mại với chức năng kinh doanh. Hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, qua thực tiễn đã yêu cầu đưa hoạt động Ngân hàng vào khuôn khổ pháp luật cao hơn, hai pháp lệnh Ngân hàng đã được tổng kết, nâng lên thành hai luật được thông qua và có hiệu lực thi hành từ 1/10/1998. Từ đây, ngành Ngân hàng đã đóng góp rất nhiều cho sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc và phát triển ngày càng lớn với 4 ngân hàng thương mại quốc doanh 31chi nhánh của 26 Ngân hàng nước ngoài, 4 Ngân hàng liên doanh, 35 ngân hàng thương mại cổ phần, 959 quỹ tín dụng nhân dân và một số công ty tài chính khác. Các nghiệp vụ Ngân hàng đã trở nên sâu rộng, đa dạng, phong phú và tăng lên nhanh chóng, huy động vốn tăng gấp trên 1000 lần so với năm 1986 và gấp 21lần so với năm 1990, cho vay nền kinh tế tăng gấp 28 lần so với năm 1990.
2. Khái niệm và phân loại Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, nó cung cấp một số dịch vụ cho khách hàng và ngược lại nó nhận tiền gửi của khách hàng với các hình thức khác nhau. Nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng thương mại rất phong phú và đa dạng cùng với sự phát triển của khách hàng, khoa học kỹ thuật kinh tế và xã hội, hoạt động của Ngân hàng thương mại cũng có nhiều phương pháp mới, nhưng các nghiệp vụ kinh doanh về cơ bản không thay đổi là nhận tiền gửi và hoạt động cho vay, đầu tư. Qua Ngân hàng thương mại các chính sách tài chính tiền tệ của Quốc gia sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng và cũng nhờ nó mà việc kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp theo đúng luật pháp được dễ dàng hơn. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của Ngân hàng luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế và đời sống xã hội. Trong cơ chế thị trường, các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng cũng là các doanh nghiệp nhưng chúng là những doanh nghiệp đặc biệt vì tài sản trong quá trình kinh doanh của các Ngân hàng thương mại đều phụ thuộc vào các khách hàng.
Mặt khác, hàng hóa mà các Ngân hàng kinh doanh là một loại hàng hóa đặc biệt, nó rất nhậy cảm với sự biến đổi của thị trường và tình hình kinh tế xã hội.
Có thể phân chia Ngân hàng theo các tiêu thức khác nhau tùy theo yêu cầu của người quản lý.
2.1 Phân loại NHTM theo hình thức sở hữu:
2.1.1 Ngân hàng sở hữu tư nhân:
Là Ngân hàng do cá thể thành lập bằng vốn của cá nhân. Loại Ngân hàng này thường nhỏ, phạm vi hoạt động thường là trong từng địa phương và thường gắn liền với doanh nghiệp và cá nhân ở địa phương.
2.1.2 Ngân hàng sở hữu của các cổ đông ( Ngân hàng cổ phần):
Ngân hàng này được thành lập thông qua phát hành ( bán) các cổ phiếu, việc nắm giữ các cổ phiếu cho phép người sở hữu có quyền tham gia quyết định các hoạt động của Ngân hàng, tham gia chia cổ tức từ thu nhập của Ngân hàng đồng thời phải chịu tổn thất có thể xảy ra. Do vốn sở hữu được hình thành thông qua tập trung, các Ngân hàng cổ phần có khả năng tăng vốn nhanh chóng vì vậy thường là các Ngân hàng lớn và có phạm vi hoạt động rộng, đa năng, có nhiều chi nhánh hay công ty con.
2.1.3 Ngân hàng sở hữu nhà nước:
Đây là loại hình Ngân hàng mà vốn sở hữu do nhà nước cấp, có thể là nhà nước Trung ương hay tỉnh, thành phố. Các Ngân hàng này được thành lập nhằm thực hiện một số mục tiêu nhất định, thường là do chính sách của chính quyền Trung ương hay địa phương quy định. ở các nước đi theo con đường phát triển xã hội chủ nghĩa, Nhà nước thường quốc hữu hóa các Ngân hàng tư nhân hay cổ phần lớn, hay tự xây dựng nên các Ngân hàng. Những Ngân hàng này thường được Nhà nước hỗ trợ về tài chính và bảo lãnh phát hành giấy nợ, do vậy rất ít khi bị phá sản, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các Ngân hàng này phải thực hiện các chính sách của Nhà nước có thể bất lợi trong hoạt động kinh doanh .
2.1.4 Ngân hàng liên doanh:
Ngân hàng này được hình thành trên góp vốn của hai hay nhiều bên, thường là giữa Ngân hàng trong nước với Ngân hàng nước ngoài để tận dụng lợi thế của nhau.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links