Download miễn phí Chuyên đề Hiệu quả kinh tế các loại hình trang trại huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội
Dùng phương pháp này để điều tra thu nhập số liệu. Tổng hợp, hệ thống hoá tài liệu trên cơ sở phân tổ trang trại, các chi phát sinh. Từ các số liệu thu được phân tích số liệu qua phân tích mức độ hiện tượng, phân tích tình hình biến động và mối liên hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hiện tượng .
Dùng các số tương đối, tuyệt đối, số bình quân trên cơ sở chọn phương pháp mẫu điều tra, phương pháp thu thập số liệu, phân tổ thống kê để tổng hợp và hệ thống hoá số liệu từ đó phân tích mức độ, tình hình biến động, mối quan hệ giữa các hiện tượng.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2016-02-05-chuyen_de_hieu_qua_kinh_te_cac_loai_hinh_trang_trai_huyen_so_h5ypUwvg06.png /tai-lieu/chuyen-de-hieu-qua-kinh-te-cac-loai-hinh-trang-trai-huyen-soc-son-thanh-pho-ha-noi-88460/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
- Kinh tế trang trại là sự phát triển tất yếu của nền nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá. Chính công nghiệp hoá đã đạt ra yêu cầu khách quan cho công nghiệp hoá và tạo điều kiện cho kinh tế trang trại hình thành và phát triển.
- Kinh tế trang trại là kết quả tất yếu của kinh tế hộ gắn với sản xuất hàng hoá. Kinh tế trang trại có thể và có điều kiện phát triển ở tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nông, lâm ngư nghiệp và tất cả các vùng khác nhau (đồi nói, đồng bằng và ven biển)
- Các trang trại phát triển theo xu hướng gia tăng về quy mô (vốn, lao động....trên một đơn vị diện tích).
Thứ hai, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại không hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô đất đai, lao động
Thứ ba, bồi dưỡng và đào tạo chủ trang trại là một trong những nhân tố quan trọng nhất đối với sự thành công công kinh tế trang trại ở các nước trên thế giới. ở nhiều nước công nghiệp phát triển, chủ trang trại muốn được Nhà nước công nhận về trình độ quản lý và tư cách pháp nhân, phải tốt nghiệp các trường kỹ thuật và quản lý nông nghiệp , đồng thời có kinh nghiệm qua thực tập lao động sản xuất kinh doanh một năm ở các trang trại khác. ở nước ta, chủ trang trại xuất thân từ nông dân chiếm đa số. Điều nàu hạn chế khả năng áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ và sản xuất. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt ở trong nước và thị trường quốc trế, đòi hỏi chủ trangtrại phải có trình độ quản lý cao để có khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
Thứ tư, sự hình thành và phát triển thị trường tiêu thụ nông sản có ý nghĩa đặc biệt đối với kinh tế trang trại.
Thứ năm, Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại.
Nguyên tắc chung của hội nhập kinh tế quốc tế là phải giảm dần thuế nhập khẩu, hạn chế định lượng...để thúc đẩy cạnh tranh tự do, lành mạnh, bình đẳng cho nông sản của các nước. Các chính sách của Nhà nước trong việc hỗ trợ đầu ra cho kinh tế trang trại dần được thay thế bằng đầu vào (cơ sở hạn tầng, nghiên cứu khoa học, đào tạo khoa học....) Để các trang trại nước ta có thể hội nhập tốt vào kinh tế thế giới. các chính sách cho phát triển kinh tế trang trại cần chú ý đặc biệt đến hỗ trợ đầu vào cho sản xuất của trang trại.
PHẦN III
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
* Vị trí địa lý
Thanh Trì nằm trong khu vực đường 1A, 1B đường vành đai 3 nối liền với cầu Thanh Trì, tuyến đường sắt Bắc Nam với ga Văn Điển nên Thanh Trì là cửa ngõ phía Nam Thành Phố Hà Nội.
Phía Bắc huyện giáp với Quận Hoàng Mai
Phía Nam giáp với huyện Thường Tín và huyện Thanh Oai
Phía Tây giáp với Quận Thanh Xuân, TX Hà Đông
Phía Đông giáp với sông Hồng
Chiều dài theo hướng Bắc Nam khoảng 8 km với tổng diện tích đất tự nhiên là 6292,71 ha; dân số 164.000 người và 78.500 lao động.
Nằm ở vị trí đó Thanh Trì có thuận lợi cơ bản về giao lưu đường sắt, đường bộ và đường thuỷ với cùng phía Nam là cửa ngõ đón nhận tất cả các luồng giao lưu giữa các tỉnh phía Nam và phía Bắc trước khi vào Thủ Đô Hà Nội. Phía Đông là sông Hồng là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giao lưu đường thuỷ với khu vực nội thành cũng như các vùng thuộc hạ lưu sông Hồng.
* Địa hình
Thanh Trì là vùng đất trũng ven đê ở phía Nam thành phố Hà Nội với độ cao trung bình 4.5 đến 5.5 m. Địa hình biến đổi dốc nghiêng từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Toàn bộ lãnh thổ huyện được phân chia thành 02 vùng tự nhiên: Vùng bãi ven đê và vùng nội đồng. Vùng bãi ven đê sông Hồng diện tích 1174 ha, bao gồm diện tích chủ yếu của 3 xã Yên Mỹ, Duyên Hà và Vạn Phúc. Đây là đất phù sa bồi tụ thường xuyên nên có độ cao trung bình thường cao hơn vùng đất trong đê của huyện. Độ cao trung bình của các khu đất dân cư là 8 - 9.5 m. Đất đai vùng bãi thuộc loại đất phù sa bồi tụ hàng năm, thường bị ngập nước vào 4 tháng mùa mưa lũ. Đây là vùng đất thích hợp cho việc phát triển các loại cây trồng.
Vùng trong đê chiếm đại bộ phận diện tích của huyện gồm 12 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích khoảng 5118 ha đất tự nhiên. Toàn vùng bị chia cắt bởi các trục đường quốc lộ 1A, 1B, đường 70A và các sông tiêu nước thải của Thành Phố như sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Om (đầu nguồn là Sông Sét và Sông Kim Ngưu đổ vào), sông Hoà Bình nên hình thành những tiểu vùng nhỏ có nhiều hồ đầm, ruộng trũng.
Với địa hình như vậy một mặt tạo điều kiện cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản và các hoạt động sản xuất trên ruộng nước, mặt khác cũng gây khó khăn cho tình trạng ngập úng. Các vùng ngập úng lớp đất có tính cơ học yếu, không thuận lợi cho việc xây dựng các công trình, đồng thời các lớp đất sét thấm nước không đáng kể tạo ra các lớp cách nước, không cho phép tiêu nước bằng con đường thẩm thấu.
3.1.1.2. Khí hậu thuỷ văn
Thanh Trì mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của vùng Đồng Bằng Châu Thổ Sông Hồng. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 230C, độ ẩm lên tới 89%. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1700 đến 2000 m, mưa tập trung nhiều vào tháng 7,8. Khí hậu của huyện phù hợp với nhiều loại cây trồng. Song trong vụ đông có nhiều bất lợi, thường xuyên phải hứng chịu các đợt gió mùa làm thời tiết khô hanh, sâu bệnh phát triển phá hoại cây trồng, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
Nguồn nước đối với ngành nông nghiệp nói riêng và loài người nói chung là vô cùng cần thiết, nó đảm bảo cho cây trồng sau khi chuyển dịch tồn tại và phát triển. Điều đó nói lên rằng, muốn chuyển dịch cơ cấu cây trồng điều đầu tiên là phải quan tâm đến nguồn nước của huyện. Chế độ thuỷ văn của Thanh Trì chịu ảnh hưởng rất lớn của chế độ thuỷ văn Sông Nhuệ, sông Hồng và nguồn nước từ Thành Phố. Vào mùa mưa toàn bộ vùng ngoài đê Sông Hồng bị ngập úng. Toàn bộ phần diện tích trong đê đều có cốt đất thấp hơn ngoài đê và mực nước sông. Thêm vào đó phần lớn nước thải của Thành Phố tiêu qua các sông trên địa bàn huyện vào mùa mưa thì gây ngập lụt, vào mùa khô thí gây ô nhiễm nguồn nước rất nghiêm trọng. Sau khi xây dựng hồ điều hoà trạm bơm tiêu nước Yên Sở, tình trạng ngập úng vào mùa mưa đã được khắc phục một phần, song tình trạng ô nhiễm nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn huyện vẫn chưa được giải quyết.
Hệ thống thuỷ lợi: Toàn huyện có 83 trạm bơm tưới với tổng công suất 90.850 m3/giờ và 12 trạm bơm tiêu, trong đó có 77 trạm bơm tưới và 12 trạm bơm tiêu do các HTX quản lý, có gần 160 km kênh mương cấp I và cấp II. Hệ thống thuỷ lợi của huyện được xây dựng khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên, sau nhiều năm sử dụng lại nằm trong vùng đô thị hoá nhanh nên một số công trình xuống cấp mạnh và bị chia cắt.
3.1.1.3. Tài nguyên môi trường
Trên địa bàn huyện cho đến nay chưa xác định được có loại tài nguyên khoáng sản gì quý, ngoại trừ cát ven sông Hồng. Dọc theo Sông Hồng thuộc địa phận xã Vạn Phúc có các bãi cát tự nhiên bồi tụ hàng năm có thể khai thác hàng vạn m3 cát phục vụ cho xây dựng trong huyện và các khu vực lân cận.
Về môi trường Thanh Trì tuy chưa phải là vùng công nghiệp song nhiều yếu tố tạo ra nguồn ô nhiễm rất lớn đối với sản xuất và đời sống nhân dân trên địa bàn huyện. Phần lớn nguồn nước thải nội thành chảy qua các sông Tô Lịch, sông Om đổ dồn về huyện qua các cánh đồng, ao hồ, ruộng trũng trước khi chảy ra Sông Nhuệ. Nước thải là nguồn gây ô nhiễm đối với sản xuất nông nghiệp thực phẩm, ô nhiễm không khí, ô nhiễm các nguồn nước sinh hoạt của dân cư. Trên địa bàn huyện còn có Nghĩa Trang Văn Điển và Đài hoá thân hoàn vũ, bãi rác thải Tam Hiệp cũng là nguồn gây ô nhiễm rất nghiêm trọng về môi trường không khí.Thêm vào đó trên địa bàn còn có một số nhà máy hoá chất tập trung như nhà máy Pin, Phân lân, Sơn tổng hợp... Nguồn nước thải không được xử lý nên rất ảnh hưởng tới các khu vực có cấc sông tiêu nước chảy qua.
Tuy nhiên mức độ ô nhiễm do nguồn nước thải Thành Phố cũng ảnh hưởng đến các khu vực có các sông tiêu nước chảy qua, phạm vi ảnh hưởng bán kính tối đa là 2 km. Như vậy, một phần lãnh thổ của huyện thực tế không nằm trong vùng ô nhiễm, song nhận thức và quan niệm của người dân cũng như các nhà đầu tư mỗi khi nhắc đến Thanh Trì đều coi là vùng ô nhiễm. Vì vậy việc xử lý tình trạng ô nhiễm là vấn đề lớn mang tính tổng thể của toàn Thành Phố và của Quốc Gia, bản thân huyện không thể tự giải quyết được. Các nguồn nước thải cuả khu dân cư và công nghiệp cần được xây dựng hệ thống xử lý riêng trước khi đổ vào các sông tiêu nước. Một số nhà máy công nghiệp cần di rời khỏi các khu vực trung tâm đô thị, đối với Nghĩa Trang Văn Điển cần có phương án cải tạo, hạn chế việc mai táng xác, tăng cường năng lực của Đài hoá thân hoàn vũ và cải tạo nghĩa trang thành dạng công viên với mục đích chủ yếu là để lưu giữ các hài cốt và tro, cải tạo hệ thống thoát nước và xử lý nguồn nước thải nôi bộ để không gây ô nhiễm khu vực lân cận. Bên cạnh đó cần tăng cường đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng cung cấp nước sạch sinh hoạt dân cư, thoát nước thải và có phương án bố trí sản xu...