phuonganh103
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chiến tranh là một đề tài lớn trong văn học từ trước tới nay. Sự hiện
diện của mảng đề tài này trong văn học chính là sự phản ánh sinh động nhất
bức tranh hiện thực cuộc sống trong những giai đoạn lịch sử đặc biệt của từng
dân tộc và của cả loài người. Với văn học Việt Nam, chiến tranh và người lính
từ lâu đã được xem như là đề tài có tính truyền thống. Ra đời, phát triển trong
môi trường, bối cảnh lịch sử dân tộc suốt một nghìn năm giặc phương Bắc
xâm lăng, cả trăm năm dưới ách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp và đế quốc
Mĩ, văn học Việt Nam là tấm gương phản ánh trung thành và chân thực hiện
thực cuộc sống của đất nước và con người trong những cuộc trường chinh
dựng nước và giữ nước. Đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam cũng từng
bước trưởng thành qua mỗi chặng đường phát triển của văn học dân tộc. Ở
mỗi chặng đường, đề tài chiến tranh lại được tiếp cận và phản ánh từ những
góc độ khác nhau, theo những cảm hứng khác nhau. Đặc biệt, sau khi hoà
bình và thống nhất đất nước (từ tháng 4 năm 1975), văn học vẫn không thôi
viết về chiến tranh và càng hăng hái trong nhiệm vụ phản ánh đời sống thời
hậu chiến. Lúc này, người viết đã có những “độ lùi” cần thiết để nhìn nhận về
cuộc chiến, để thâm nhập sâu hơn vào đời sống tinh thần của người lính, vì
vậy mà chiến tranh đã trở thành “siêu đề tài, người lính trở thành siêu nhân
vật, càng khám phá càng thấy những độ rung không mòn nhẵn”[57;18].
Thực chất, văn học “hậu chiến” là một khái niệm ước lệ chỉ một giai
đoạn văn học ngay sau chiến tranh mà cảm hứng chính của nó vẫn là suy ngẫm
về chiến tranh trong hoàn cảnh mới. Văn học của những con người vừa bước ra
khỏi, còn bị chi phối nặng nề bởi quán tính cuộc chiến. Từ rất sớm, trong bài
Viết về chiến tranh (1978), Nguyễn Minh Châu đã đặt ra câu hỏi cho hướng đi
của tiểu thuyết chiến tranh sau thời chiến. Khi “tất cả những vấn đề quy luật của chiến tranh đã phát triển trọn vẹn, những số phận và tính cách nhân vật
cũng đã phơi bày trọn vẹn”, khi trong hàng chục cuốn hồi kí của các tướng lĩnh
“có rất nhiều sự kiện, nhiều bối cảnh lịch sử được kể lại một cách hết sức cụ
thể”, “tiểu thuyết viết về chiến tranh sẽ tìm trong lĩnh vực nào để mình có một
chỗ đứng không trùng lặp với chỗ đứng của hồi kí chiến tranh?”. Sự lựa chọn
duy nhất là “phải viết về con người”. Con người với “tất cả những mặt tính
cách đa dạng phải phơi bày trong đời sống thực” mà đã nhiều thập kỷ qua “tạm
thời giấu mình trên trang sách”. Tiểu thuyết chiến tranh không thể để các nhân
vật bị sự kiện lấn át, “chỉ đóng vai trò làm đường dây để xâu chuỗi các sự kiện
lại với nhau”. Nhìn lại quá khứ đã qua, khoảng cách thời gian đã đưa lại cho
người cầm bút những suy nghĩ, chiêm nghiệm sâu sắc về số phận con người ở
khía cạnh mà trước đây luôn bị làm mờ đi, nhạt đi trước số phận dân tộc: khía
cạnh bi kịch cá nhân. Cảm hứng bi kịch là cội nguồn cho sự xuất hiện của một
loại nhân vật mang diện mạo tinh thần hoàn toàn mới trong tiểu thuyết chiến
tranh sau 1975, nhất là sau 1986 nhờ nỗ lực đổi mới và dân chủ hóa đời sống
văn hóa văn nghệ.
Có thể nói, sự thay đổi của thể loại tiểu thuyết nằm ở chính cái mới
trong quan niệm về đề tài vốn không mới này trong quá trình đổi mới của văn
học Việt Nam sau 1975. Chiến tranh và người lính trong văn xuôi Việt Nam
sau 1975 nói chung, tiểu thuyết nói riêng, đã được nhìn nhận trong quan niệm
mới về cuộc đời và con người. Từ giữa những năm 1980 thì cái nhìn đời
thường theo khuynh hướng thế sự - đời tư được trở nên phổ biến. Chiến tranh,
người lính đã được khai thác trong tương quan với những đề tài khác, những
đề tài mà chỉ có trong thời bình người ta mới có cơ hội để khai thác. Đặc điểm
trên kéo theo một hệ quả: trong xu hướng phản ánh chung của văn học đổi
mới, người lính được phản ánh từ nhiều bình diện, trong nhiều mối quan hệ
của đời sống. Người lính - sản phẩm lịch sử một thời - đã được nhìn nhận
không chỉ bằng nhãn quan lịch sử - dân tộc mà còn như những số phận cá
nhân, trong mối tương quan nhiều chiều thời gian, nhiều phạm vi sống khác
nhau. Xuân Thiều, một nhà văn từng khoác áo lính trải qua hai cuộc chiến
tranh đã rút ra những suy ngẫm thấm thía: “Âm vang chiến tranh không chỉ là
nỗi nhớ về quá khứ chưa xa, mà chủ yếu sự tác động của chiến tranh hằn sâu
vào đời sống và số phận từng con người cho mãi đến bây giờ, và chưa biết
bao giờ mới có thể ví bằng những con sóng lăn tăn trên mặt hồ sau cơn
bão...”[107;25].
Vận động đổi mới của văn học Việt Nam sau 1975 ở chặng đường đổi
mới mạnh mẽ kể từ sau 1986 là sự lên ngôi của văn xuôi với tư duy tiểu
thuyết hiện đại. Sự đối thoại của văn học đổi mới với văn học sử thi trong thời
kì đổi mới được bộc lộ thành khuynh hướng phản sử thi, từ ý thức tự “cởi
trói” để hoà nhập với dòng chảy chung của văn học nhân loại. Cái nhìn mới
về chiến tranh, về người lính trước hết xuất phát từ bối cảnh cách tân sôi nổi
ấy. Từ đây, những câu chuyện của đời sống thường ngày tràn vào văn học, tạo
nên nhiều lối rẽ, không chỉ là những cái thuộc về chiến tranh.
Chúng tui đặc biệt ấn tượng với các sáng tác của Chu Lai, Lê Lựu, Bảo
Ninh. Cả ba tác giả đều là nhà văn quân đội và đó cũng là ba “ông lớn” của
văn học Việt Nam sau 1975. Bên cạnh việc khai thác những đề tài mới của
cuộc sống hòa bình, các nhà văn vẫn trung thành với đề tài người lính. Các
sáng tác cho ta thấy cái nhìn đau đáu gần như xuyên suốt, tạo cho người đọc
rất nhiều ám ảnh về hình tượng người lính sau cuộc chiến. Đồng thời ta cũng
thấy được sự nhạy cảm của các nhà văn trước những biến động của thời đại
để cho ra đời những tác phẩm thể hiện sự bám sát từng bước đi của đời sống,
đóng góp nhiều tiếng nói lớn cho văn học.
Lý do để chọn đề tài này là chúng tui muốn thông qua các tiểu thuyết
viết về chiến tranh và người lính của ba nhà văn trên để một lần nữa có cái
nhìn đa chiều, sâu hơn, khách quan và toàn diện hơn về người lính sau chiến
tranh.
2. Lịch sử vấn đề
Sau năm 1975, văn học Việt Nam nói chung, tiểu thuyết nói riêng đã
bước sang một chặng đường mới của tiến trình hiện đại hoá. Trong đời sống
văn học, tiểu thuyết đã đạt được không ít thành tựu cả về số lượng và chất
lượng sáng tác, nổi bật lên với nhiều tên tuổi trong đó có Chu Lai, Lê Lựu,
Bảo Ninh. Điều này lý giải được tại sao tiểu thuyết thời kỳ này trở thành đối
tượng nghiên cứu của rất nhiều công trình, bài báo khoa học. Dù là trực tiếp
hay gián tiếp thì trong các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết thời kỳ này,
người ta đã dành sự quan tâm đáng kể đến đối tượng là chiến tranh và người
lính.
Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh và người lính không nằm ngoài sự vận
động chung của văn xuôi. Trước khi bàn đến những ý kiến trực tiếp đề cập
đến vấn đề chiến tranh và người lính trong tiểu thuyết, cần kể đến những
nhận định khái quát về sự vận động đổi mới của văn xuôi sau 1975. Nhìn
chung, văn xuôi Việt Nam sau 1975 đã được phân tích ở những phương diện
cơ bản, thể hiện quy luật phát triển của văn học và hầu hết các ý kiến nghiên
cứu phê bình đều gặp nhau ở sự khẳng định thành tựu cách tân của văn xuôi
thời kì này. Nhà nghiên cứu Nguyên Ngọc đã viết: “Tình hình sáng tác văn
học hiện nay theo tui có hai mặt: một mặt, mặt chính là rất tốt. Sáng tác văn
học của chúng ta đang hay dần lên. Hình như sáng tác về đại thể đang chuyển
lên một bình diện mới cao hơn, sâu sắc hơn, văn học hơn, người hơn. Tính xã
hội rất mạnh mẽ, nhiều khi đến gay gắt, tính nhân văn ngày càng sâu, không
dễ dãi...” [80;7] còn tác giả Hà Xuân Trường thì nhận định: “Có sự đổi mới
thực sự trong văn học”, “dư luận rộng rãi tập trung đánh giá mặt tích cực của
văn học, chủ yếu là văn xuôi trong những năm gần đây. Chính mặt tích cực đó
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chiến tranh là một đề tài lớn trong văn học từ trước tới nay. Sự hiện
diện của mảng đề tài này trong văn học chính là sự phản ánh sinh động nhất
bức tranh hiện thực cuộc sống trong những giai đoạn lịch sử đặc biệt của từng
dân tộc và của cả loài người. Với văn học Việt Nam, chiến tranh và người lính
từ lâu đã được xem như là đề tài có tính truyền thống. Ra đời, phát triển trong
môi trường, bối cảnh lịch sử dân tộc suốt một nghìn năm giặc phương Bắc
xâm lăng, cả trăm năm dưới ách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp và đế quốc
Mĩ, văn học Việt Nam là tấm gương phản ánh trung thành và chân thực hiện
thực cuộc sống của đất nước và con người trong những cuộc trường chinh
dựng nước và giữ nước. Đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam cũng từng
bước trưởng thành qua mỗi chặng đường phát triển của văn học dân tộc. Ở
mỗi chặng đường, đề tài chiến tranh lại được tiếp cận và phản ánh từ những
góc độ khác nhau, theo những cảm hứng khác nhau. Đặc biệt, sau khi hoà
bình và thống nhất đất nước (từ tháng 4 năm 1975), văn học vẫn không thôi
viết về chiến tranh và càng hăng hái trong nhiệm vụ phản ánh đời sống thời
hậu chiến. Lúc này, người viết đã có những “độ lùi” cần thiết để nhìn nhận về
cuộc chiến, để thâm nhập sâu hơn vào đời sống tinh thần của người lính, vì
vậy mà chiến tranh đã trở thành “siêu đề tài, người lính trở thành siêu nhân
vật, càng khám phá càng thấy những độ rung không mòn nhẵn”[57;18].
Thực chất, văn học “hậu chiến” là một khái niệm ước lệ chỉ một giai
đoạn văn học ngay sau chiến tranh mà cảm hứng chính của nó vẫn là suy ngẫm
về chiến tranh trong hoàn cảnh mới. Văn học của những con người vừa bước ra
khỏi, còn bị chi phối nặng nề bởi quán tính cuộc chiến. Từ rất sớm, trong bài
Viết về chiến tranh (1978), Nguyễn Minh Châu đã đặt ra câu hỏi cho hướng đi
của tiểu thuyết chiến tranh sau thời chiến. Khi “tất cả những vấn đề quy luật của chiến tranh đã phát triển trọn vẹn, những số phận và tính cách nhân vật
cũng đã phơi bày trọn vẹn”, khi trong hàng chục cuốn hồi kí của các tướng lĩnh
“có rất nhiều sự kiện, nhiều bối cảnh lịch sử được kể lại một cách hết sức cụ
thể”, “tiểu thuyết viết về chiến tranh sẽ tìm trong lĩnh vực nào để mình có một
chỗ đứng không trùng lặp với chỗ đứng của hồi kí chiến tranh?”. Sự lựa chọn
duy nhất là “phải viết về con người”. Con người với “tất cả những mặt tính
cách đa dạng phải phơi bày trong đời sống thực” mà đã nhiều thập kỷ qua “tạm
thời giấu mình trên trang sách”. Tiểu thuyết chiến tranh không thể để các nhân
vật bị sự kiện lấn át, “chỉ đóng vai trò làm đường dây để xâu chuỗi các sự kiện
lại với nhau”. Nhìn lại quá khứ đã qua, khoảng cách thời gian đã đưa lại cho
người cầm bút những suy nghĩ, chiêm nghiệm sâu sắc về số phận con người ở
khía cạnh mà trước đây luôn bị làm mờ đi, nhạt đi trước số phận dân tộc: khía
cạnh bi kịch cá nhân. Cảm hứng bi kịch là cội nguồn cho sự xuất hiện của một
loại nhân vật mang diện mạo tinh thần hoàn toàn mới trong tiểu thuyết chiến
tranh sau 1975, nhất là sau 1986 nhờ nỗ lực đổi mới và dân chủ hóa đời sống
văn hóa văn nghệ.
Có thể nói, sự thay đổi của thể loại tiểu thuyết nằm ở chính cái mới
trong quan niệm về đề tài vốn không mới này trong quá trình đổi mới của văn
học Việt Nam sau 1975. Chiến tranh và người lính trong văn xuôi Việt Nam
sau 1975 nói chung, tiểu thuyết nói riêng, đã được nhìn nhận trong quan niệm
mới về cuộc đời và con người. Từ giữa những năm 1980 thì cái nhìn đời
thường theo khuynh hướng thế sự - đời tư được trở nên phổ biến. Chiến tranh,
người lính đã được khai thác trong tương quan với những đề tài khác, những
đề tài mà chỉ có trong thời bình người ta mới có cơ hội để khai thác. Đặc điểm
trên kéo theo một hệ quả: trong xu hướng phản ánh chung của văn học đổi
mới, người lính được phản ánh từ nhiều bình diện, trong nhiều mối quan hệ
của đời sống. Người lính - sản phẩm lịch sử một thời - đã được nhìn nhận
không chỉ bằng nhãn quan lịch sử - dân tộc mà còn như những số phận cá
nhân, trong mối tương quan nhiều chiều thời gian, nhiều phạm vi sống khác
nhau. Xuân Thiều, một nhà văn từng khoác áo lính trải qua hai cuộc chiến
tranh đã rút ra những suy ngẫm thấm thía: “Âm vang chiến tranh không chỉ là
nỗi nhớ về quá khứ chưa xa, mà chủ yếu sự tác động của chiến tranh hằn sâu
vào đời sống và số phận từng con người cho mãi đến bây giờ, và chưa biết
bao giờ mới có thể ví bằng những con sóng lăn tăn trên mặt hồ sau cơn
bão...”[107;25].
Vận động đổi mới của văn học Việt Nam sau 1975 ở chặng đường đổi
mới mạnh mẽ kể từ sau 1986 là sự lên ngôi của văn xuôi với tư duy tiểu
thuyết hiện đại. Sự đối thoại của văn học đổi mới với văn học sử thi trong thời
kì đổi mới được bộc lộ thành khuynh hướng phản sử thi, từ ý thức tự “cởi
trói” để hoà nhập với dòng chảy chung của văn học nhân loại. Cái nhìn mới
về chiến tranh, về người lính trước hết xuất phát từ bối cảnh cách tân sôi nổi
ấy. Từ đây, những câu chuyện của đời sống thường ngày tràn vào văn học, tạo
nên nhiều lối rẽ, không chỉ là những cái thuộc về chiến tranh.
Chúng tui đặc biệt ấn tượng với các sáng tác của Chu Lai, Lê Lựu, Bảo
Ninh. Cả ba tác giả đều là nhà văn quân đội và đó cũng là ba “ông lớn” của
văn học Việt Nam sau 1975. Bên cạnh việc khai thác những đề tài mới của
cuộc sống hòa bình, các nhà văn vẫn trung thành với đề tài người lính. Các
sáng tác cho ta thấy cái nhìn đau đáu gần như xuyên suốt, tạo cho người đọc
rất nhiều ám ảnh về hình tượng người lính sau cuộc chiến. Đồng thời ta cũng
thấy được sự nhạy cảm của các nhà văn trước những biến động của thời đại
để cho ra đời những tác phẩm thể hiện sự bám sát từng bước đi của đời sống,
đóng góp nhiều tiếng nói lớn cho văn học.
Lý do để chọn đề tài này là chúng tui muốn thông qua các tiểu thuyết
viết về chiến tranh và người lính của ba nhà văn trên để một lần nữa có cái
nhìn đa chiều, sâu hơn, khách quan và toàn diện hơn về người lính sau chiến
tranh.
2. Lịch sử vấn đề
Sau năm 1975, văn học Việt Nam nói chung, tiểu thuyết nói riêng đã
bước sang một chặng đường mới của tiến trình hiện đại hoá. Trong đời sống
văn học, tiểu thuyết đã đạt được không ít thành tựu cả về số lượng và chất
lượng sáng tác, nổi bật lên với nhiều tên tuổi trong đó có Chu Lai, Lê Lựu,
Bảo Ninh. Điều này lý giải được tại sao tiểu thuyết thời kỳ này trở thành đối
tượng nghiên cứu của rất nhiều công trình, bài báo khoa học. Dù là trực tiếp
hay gián tiếp thì trong các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết thời kỳ này,
người ta đã dành sự quan tâm đáng kể đến đối tượng là chiến tranh và người
lính.
Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh và người lính không nằm ngoài sự vận
động chung của văn xuôi. Trước khi bàn đến những ý kiến trực tiếp đề cập
đến vấn đề chiến tranh và người lính trong tiểu thuyết, cần kể đến những
nhận định khái quát về sự vận động đổi mới của văn xuôi sau 1975. Nhìn
chung, văn xuôi Việt Nam sau 1975 đã được phân tích ở những phương diện
cơ bản, thể hiện quy luật phát triển của văn học và hầu hết các ý kiến nghiên
cứu phê bình đều gặp nhau ở sự khẳng định thành tựu cách tân của văn xuôi
thời kì này. Nhà nghiên cứu Nguyên Ngọc đã viết: “Tình hình sáng tác văn
học hiện nay theo tui có hai mặt: một mặt, mặt chính là rất tốt. Sáng tác văn
học của chúng ta đang hay dần lên. Hình như sáng tác về đại thể đang chuyển
lên một bình diện mới cao hơn, sâu sắc hơn, văn học hơn, người hơn. Tính xã
hội rất mạnh mẽ, nhiều khi đến gay gắt, tính nhân văn ngày càng sâu, không
dễ dãi...” [80;7] còn tác giả Hà Xuân Trường thì nhận định: “Có sự đổi mới
thực sự trong văn học”, “dư luận rộng rãi tập trung đánh giá mặt tích cực của
văn học, chủ yếu là văn xuôi trong những năm gần đây. Chính mặt tích cực đó
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: tác phẩm người con gái của viên đại úy, nhân vật trong tiểu thuyết cuẩ chu lai, hình tượng người lính trước 75 và sau 1986, lí do chọn trở thành người lính, Chân dung tinh thần người lính qua một số tiểu thuyết hậu chiến,, hình tượng người lính trong văn xuôi sau 1975, hình tượng người lính trong văn xuôi sau 75, giai đoạn sáng tác của chu lai