Will_Nevercry
New Member
Download miễn phí Khóa luận Hồ Chí Minh vận dụng phương pháp biện chứng trong lãnh đạo cuộc đấu tranh chống thực dân pháp và đế quốc mỹ ở Việt Nam
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.Trang 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3
4. Phương pháp nghiên cứu. 3
5. Đóng góp của khóa luận. 4
6. Kết cấu khóa luận. 4
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
PHƯƠNG PHÁP BIỆN CHỨNG VÀ MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
CỦA PHƯƠNG PHÁP BIỆN CHỨNG
1.1. Phương pháp và phương pháp biện chứng
1.1.1. Phương pháp và phân loại phương pháp.5
1.1.2. Phương pháp biện chứng và vai trò của phương pháp biện
chứng
1.1.2.1. Phương pháp biện chứng.7
1.1.2.2. Lịch sử phương pháp biện chứng.9
1.1.2.3. Vai trò của phương pháp biện chứng. 10
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2017-07-19-khoa_luan_ho_chi_minh_van_dung_phuong_phap_bien_chung_trong_iQxOKveGZK.png /tai-lieu/khoa-luan-ho-chi-minh-van-dung-phuong-phap-bien-chung-trong-lanh-dao-cuoc-dau-tranh-chong-thuc-dan-phap-va-de-quoc-my-o-92487/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
- Thứ nhất, quan điểm thực tiễn và quan điểm về tính thống nhất giữa lý
luận và thực tiễn là quan điểm xuyên suốt trong nhận thức và hành động thực
tiễn.
- Thứ hai, bảo đảm nguyên tắc toàn diện, có hệ thống, có trọng điểm và
thiết thực.
- Thứ ba, phát hiện mâu thuẫn, giải quyết mâu thuẫn với phương pháp
phù hợp có hiệu quả cao.
NHD: Ts. Võ Văn Thắng Trang 26
Khoá luận tốt nghiệp ngành DGCT Nguyễn Thị Kim
Hồng
- Thứ tư, có quan điểm phát triển, luôn đổi mới và hướng về cái mới.
- Thứ năm, giải quyết đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc
với giai cấp khi giải quyết những vấn đề xã hội của Việt Nam.
- Thứ sáu, có quan điểm biện chứng sáng tạo khi biết “Dĩ bất biến, ứng
vạn biến” để ứng phó và giải quyết vấn đề.
Đó là sáu nội dung cơ bản về việc vận dụng một cách sáng tạo phương
pháp biện chứng của Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt
Nam trên các lĩnh vực, trong lĩnh vực đấu tranh cách mạng nó được thể hiện
một cách độc đáo qua từng nội dung cụ thể sau:
2.1.1. Xuất phát từ thực tế Việt Nam mà đề ra phương pháp, cách làm
thích hợp.
Trong triết học mác-xít, “thực tiễn” được hiểu là toàn bộ hoạt động sản
xuất vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người để cải tạo
tự nhiên và xã hội. Thực tiễn được coi là cơ sở, là động lực chủ yếu và trực
tiếp của nhận thức, là tiêu chuẩn của chân lý.
Là người gần gũi với nhân dân, Hồ Chí Minh thường dùng khái niệm
“thực tế” khi nói về “thực tiễn”. Theo quan niệm của Hồ Chí Minh, thực tế là
các vấn đề mình phải giải quyết, là mâu thuẫn của sự vật. Chúng ta là những
người cán bộ cách mạng, thực tế của chúng ta là những vấn đề mà cách mạng
đặt ra mà chúng ta phải giải quyết. Việt Nam là đất nước có truyền thống hàng
ngàn năm lịch sử, có điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội đặc thù của nó. Đây
chính là điểm xuất phát cho mọi suy nghĩ và hành động của Hồ Chí Minh
trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình.
Thực tế Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là sự thống khổ của
nhân dân dưới sự thống trị tàn bạo của thực dân Pháp, là giai đoạn thất bại của
các phong trào yêu nước, là sự khủng hoảng về đường lối cách mạng và
phương pháp cách mạng của các vị tiền bối. Phan Chu Trinh quan niệm có
tính chất cải lương khi đưa ra phương pháp “khai dân trí, chấn dân trí, hậu dân
sinh”. Còn Phan Bội Châu thì chạy Đông chạy Tây để cầu viện nghĩa cử đồng
chủng, đồng văn của Nhật, điều này khác nào “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa
sau” thay thế cách thống trị này bằng ách thống trị khác. Thực tế đó là động
lực thôi thúc người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước,
tìm một con đường cách mạng đúng đắn, phù hợp để giải phóng dân tộc khỏi
xích xiềng nô lệ.
NHD: Ts. Võ Văn Thắng Trang 27
Khoá luận tốt nghiệp ngành DGCT Nguyễn Thị Kim
Hồng
Với ý chí và nghị lực phi thường, Người hòa mình vào phong trào cộng
sản và công nhân quốc tế, đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Người tìm thấy ở đó
một câu trả lời bức thiết nhất cho cả dân tộc, làm thế nào để có thể giành được
độc lập, tự do và hạnh phúc cho dân tộc; nó là đuốc soi đường cho con người
đang đi trong đêm tối, chỉ cho con người cách thức làm thế nào để đạt được
mục đích một cách khoa học và đạt hiệu quả cao nhất .
Chủ nghĩa Mác-Lênin đã giúp Hồ Chí Minh tìm ra con đường cứu nước
chân chính giúp Người giải quyết sự bế tắt đường lối bằng sự ra đời của Đảng
Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930. Nhưng thực tế Việt Nam đặt ra nhiều vấn
đề bức xúc đòi hỏi Người giải quyết. Thực tế đó là người dân Việt Nam mà đa
số là nông dân rất xa lạ đối với chủ nghĩa Mác-Lênin và khi chưa hiểu “cách
mệnh” là gì? Là thực trạng một quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu
làm thế nào chiến thắng tên đế quốc hùng mạnh? Là một xã hội thuộc địa nửa
phong kiến thì làm thế nào vừa đem lại độc lập vừa có tự do thật sự?... Thực tế
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời cùng lúc đối phó với nhiều kẻ
thù thì làm cách nào đưa cách mạng vượt qua giây phút hiểm nghèo, bảo vệ
thành quả cách mạng? Thực tế cách mạng sau năm 1954 chỉ giải phóng được
miền Bắc, làm thế nào giành được độc lập, thống nhất đất nước, đưa cả nước
tiến lên xã hội chủ nghĩa,...
Có rất nhiều câu hỏi về cách làm mà Người đặt ra từ thực tế Việt Nam
làm cơ sở để đề ra đường lối, nhiệm vụ và phương pháp thích hợp. Người ý
thức được rằng, thực tế đó là những vấn đề cấp bách nếu không lo giải quyết
thì cách mạng không thể tiến lên được. Do đó, Người luôn yêu cầu đặt ra cho
mình là phải nhạy bén trước thực tế, kịp thời phát hiện bản chất và quy luật
phát triển khách quan của sự vật và đề ra phương pháp hành động phù hợp.
Muốn vậy, trước hết Người yêu cầu phải nắm vững lý luận khoa học. Là nhà
mác-xít sáng tạo lớn, hơn ai hết, Người đã nghiên cứu và nắm vững tinh thần
và phương pháp của học thuyết Mác - Lênin, lấy nó soi rọi vào thực tế Việt
Nam. Do vậy, Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò của lý luận. Người nhấn mạnh
câu nói của V.I.Lênin: “Không có lý luận cách mệnh thì không có cách mệnh
vận động”. Do vậy, Người luôn quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận
và thực tiễn của triết học mác-xít. Người nói: “Thực tiễn không có lý luận
hướng dẫn là thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý
luận suông” [16;74,75]. Theo Hồ Chí Minh, lý luận phải thấm sâu thực tiễn,
phải bắt nguồn từ thực tiễn, ở trong thực tiễn và trở về với thực tiễn. Lý luận
không nảy sinh từ đầu óc tư biện, nó phải là công cụ hữu hiệu đề cải biến thực
NHD: Ts. Võ Văn Thắng Trang 28
Khoá luận tốt nghiệp ngành DGCT Nguyễn Thị Kim
Hồng
tiễn theo hướng phát triển. Vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu “phải nâng cao trình
độ lý luận gắn liền với công tác lý luận với thực tiễn cách mạng, phải đi sát
thực tế phải liên hệ mật thiết với quần chúng” [16;95].
Sau khi xác định độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội là con đường
phát triển duy nhất đúng đắn trên thế giới lúc bấy giờ, Người quyết định đưa
cách mạng Việt Nam đi theo con đường đó, nhưng hoàn cảnh mỗi nước khác
nhau, cách thức đi trên con đường đó khác nhau không thể máy móc rập
khuôn được. Do đó, quan điểm thực tế ở Hồ Chí Minh đã bao hàm quan điểm
lịch sử-cụ thể.
Thực tế hoàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng
Tám là một dân tộc dưới ách nô lệ ngoại xâm; là cuộc chiến đấu đầy gian khổ
của quần chúng nhân dân. Người cộng sản phải biết xuất phát từ các hiện thực
đau khổ đó làm động lực cải tạo hoàn cảnh đưa dân tộc bước ra màn đêm nô lệ
trở về vùng trời tự do. Để làm điều đó người cách mạng cũng phải xuất phát từ
thực trạng của từng địa phương, từng thời điểm mà có cách làm thích hợp.
Muốn bày cho dân cách làm nhưng thực tế nhân dân ta không hiểu gì về chủ
nghĩa Mác-Lênin thì “phải giảng giải lý luận cho dân hiểu” [14;267]. Ngôn
ngữ học thuyết khoa học xa lạ với họ thì Hồ Chí Minh sử dụng từ ngữ giản dị
dễ hiểu, gần gũi với họ. Làm được điều này, Người không những am hiểu thực
tiễn, bám sát thực tiễn, mà còn thấu hiểu đặc điểm của đồng bào mình.
Xuất phát từ tính chất xã hội Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong
kiến và từ những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ nên
ngay trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng Người đã chỉ rõ mục tiêu chiến lược
của cách mạng Việt Nam “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách
mạng để đi tới xã hội cộng sản” [11;26], từ đó đề ra nhiệm vụ chống đế quốc,
chống phong kiến và tiến lên xã hội cộng sản. Trong những thời điểm lịch sử
cụ thể mà hai nhiệm vụ đó thay đổi vị trí ưu tiên cho nhau.
Năm 1941, do xuất phát từ tình hình thế giới và trong nước lúc bấy
giờ, Người và Trung ương Đảng đã chủ trương thực hiện chuyển hướng chỉ
đạo chiến lược một cách kiên quyết, nêu cao vấn đề dân tộc, chủ trương lập
Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng Minh nhằm tập hợp mọi tầng lớp, giai cấp,
dân tộc, tôn giáo, cá nhân yêu nước tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân
tộc, đánh đổ mọi lực lượng là đế quốc và phong kiến tay sai, không tiến hành
cách mạng tư sản dân quyền để giải quyết hai vấn đề phản đế và điền địa đồng
thời, phân tích đúng tình hình thực tiễn, kịp thời đề ra chủ trương chuẩn bị
NHD: Ts. Võ Văn Thắng Trang 29
Khoá luận tốt nghiệp ngành DGCT Nguyễn Thị Kim
Hồng
khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên
tổng khởi nghĩa khi thời cơ xuất hiện nên đưa Cách mạng tháng Tám đi đến
thành công.
Sự nhạy bén với tình hình thực tế còn thể hiện trong Chỉ thị: “Nhật –
Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Chỉ thị được triển khai thực hiện
dưới nhiều hình thức phong phú, mỗi địa phương phải căn cứ tình hình thực tế
riêng của từng địa phương mình triển khai sao cho có hiệu quả.
Xuất phát từ tình hình thực tế, theo Hồ Chí Minh cũng có nghĩa là xuất
phát từ lợi ích thiết thực của nhân dân, phải biết họ đang cần gì trong từng giai
đoạn khác nhau và phải biết lợi ích cuối cùng là “độc lập, tự do, cơm no, áo
ấm”. Để làm điều nà...