rica17

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hóa học các hợp chất thiên nhiên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc thực vật và động vật. Nhắc đến các hợp chất thiên nhiên là chúng ta nghĩ đến đến nguồn tài nguyên thực vật vô cùng phong phú, do đó ngành hóa học các hợp chất thiên nhiên là một ngành hóa hữu cơ rộng lớn, có liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học và nghiên cứu đến nhiều loại nhóm chức, lớp chất. Một trong những thành tựu đầu tiên và nổi bật của hóa học các hợp chất thiên nhiên là quy tắc isopren dẫn đến việc nghiên cứu các hợp chất terpen và terpenoit. Terpen là một trong những hợp chất thiên nhiên phổ biến nhất và lý thú nhất về phương diện hoá học. Đó là thành phần chính của các loại tinh dầu mà ta thường dùng trong công nghệ hương mỹ phẩm, thực phẩm và dược phẩm. Những terpen bậc cao thường là những chất có hoạt tính sinh học quan trọng. Với mục đích cung cấp tài liệu tham khảo về TERPEN ở mức độ mở rộng và nâng cao cho giáo viên và học sinh các trường chuyên, phục vụ ôn tập cho đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế, chúng tui chọn đề tài: “ HÓA HỌC CÁC HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN : TERPEN VÀ TERPENOIT” để đưa đến hội thảo khoa học của các trường chuyên khu vực Duyên Hải và Bắc bộ năm học 2014-2015.
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:
Mục đích của đề tài này là xây dựng hệ thống lý thuyết cơ sở về phần terpen trong chương trình phổ thông chuyên để học sinh thêm hiểu biết về nguồn isoprenoit phong phú. Đặc biệt đề tài đã sưu tầm, phân loại các dạng bài tập tổng hợp về terpen trong các sách bài tập, các đề thi để phục vụ cho bồi dưỡng đội tuyển thi học sinh giỏi Quốc gia.
3. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI:
Vì phần hợp chất thiên nhiên nói chung và chuyên đề terpen nói riêng đều rất rộng và nhiều kiến thức chuyên sâu, trong phạm vi đề tài có hạn, chúng tui chỉ đề cập đến những vấn đề sau:
1- Tổng quan về hóa học các hợp chất thiên nhiên: Giới thiệu lịch sử của ngành hóa học các hợp chất thiên nhiên, phân loại các loại hợp chất có trong thiên nhiên
2- Nghiên cứu lý thuyết cơ sở về hóa học của TERPEN, phân loại terpen và hệ thống các terpen đặc trưng thường gặp.
3- Thống kê, phân loại các dạng bài tập về terpen trong đề thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế, xây dựng hệ thống bài tập phục vụ cho ôn tập chuyên đề.
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN
1.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Hợp chất thiên nhiên là các sản phẩm hữu cơ của các quá trình trao đổi chất trong cơ thể sống. Ngành hóa học nghiên cứu tính chất và cấu trúc của các hợp chất thiên nhiên được gọi là hóa học các hợp chất thiên nhiên
Lịch sử các hợp chất thiên nhiên có từ xa xưa. Ngành y học cổ truyền của nhiều nước đã biết nhiều đến độc tính và tác dụng chữa bệnh của của nhiều chất có nguồn gốc động thực vật. Con người đã phát triển chưng cất tinh dầu từ thế kỷ 16. Một số hợp chất cũng đã được phân lập rất sớm như campho được chiết từ thế kỷ 17
Cuối thế kỷ 19, các nhà hóa học đã nghiên cứu tính chất và cấu trúc của nhiều hợp chất thiên nhiên. Một trong những công trình có giá trị là ‘’qui tắc isopren’’ về cấu tạo của terpenoit (Wallch, 1887)
Trong những năm của nửa đầu thế kỷ 20, các nhà hóa học đã xác định được nhiều hợp chất thiên nhiên, như citral (Tiemann, Semmler, Verley, 1890-1897), linalol (Tiemann, Ruzicka, 1895-1919)…
Việc xác định các hợp chất thiên nhiên bằng các phương pháp hóa học là việc rất khó khăn và phức tạp, có những trường hợp phải mất cả trăm năm. Ví dụ morphin tinh khiết được phân lập từ cây thuốc phiện từ năm 1805, nhưng đến năm 1923 các nhà hóa học mới đưa ra đoán về cấu trúc và mãi đến năm 1952 cấu trúc này mới được khẳng định bằng phương pháp tổng hợp. Có nhiều hợp chất khác được xác định cấu trúc cũng mất thời gian rất lâu như strychnin (1819-1954), quinin (1820- 1944). Từ sau năm 1945, ngành hóa học các hợp chất thiên nhiên phát triển mạnh mẽ nhờ sự hỗ trợ của các phương pháp vật lý hiện đại, đặc biệt là các phương pháp phân tích bằng quang phổ như: UV, IR, NMR, nhiễu xạ tia X
Ngày nay , song song với nghiên cứu hợp chất thiên nhiên, người ta cũng nghiên cứu cấu trúc của hợp chất cao phân tử, đặc biệt là các hợp chất cao phân tử trong cơ thể động thực vật sống trong đại dương để tìm kiếm các hợp chất có ích cho con người.
1.2 PHÂN LOẠI CÁC HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN
Trong cơ thể động thực vật không chỉ có hợp chất hữu cơ mà còn có nhiều hợp chất vô cơ như muối khoáng. Trong phần này chúng ta chỉ đề cập đến các hợp chất hữu cơ có trong động thực vật.
Hợp chất hữu cơ thiên nhiên rất đa dạng và phong phú. Tùy thuộc vào cách phân loại người ta chia các hợp chất thiên nhiên ra thành nhiều loại khác nhau
1.2.1. Dựa vào chức năng sinh học người ta chia các hợp chất thiên nhiên thành 2 nhóm lớn:
- Chất trao đổi bậc một (primary metabolite)
- Chất trao đổi bậc hai (Secondary metabolite)
Chất trao đổi bậc một : Là những chất thiên nhiên cần thiết cho sự sống gồm cacbonhidrat, protein, axit nucleic, các lipit và dẫn xuất của chúng. Các hợp chất này được sản sinh từ các cơ thể sống, không phụ thuộc vào loài.
Chất trao đổi bậc hai: Là những hợp chất mà vai trò chủ yếu của chúng không phải là để nuôi sống và phát triển cây. Chúng có thể ở cây này nhưng vắng mặt ở cây kia. Vai trò của chúng còn nhiều vấn đề chưa hiểu hết được. Có giả thiết cho rằng chúng là những chất thải, góp phần giải độc cho cây (ankaloit, tinh dầu), góp phần bảo vệ chống các tác nhân làm hại cây (flavonoit, saponin, terpenoit, tinh dầu) hay góp phần tạo màu sắc, quyến rũ ong bướm giúp cho sự phát triển của nòi giống (flavonoit, caroten…) Các chất trao đổi thứ cấp được nghiên cứu nhiều do tác dụng dược lý và các hoạt tính sinh học của chúng, như tác dụng kháng sinh, tác dụng diệt nấm, tác dụng ức chế hay kích thích sinh trưởng và tác dụng dược lí, sinh lí khác.
Trong hợp chất thiên nhiên thường có các nhóm chức cơ bản:
+ Hợp chất hidrocacbon chưa no
+ Ancol- phenol – ete
+Andehit- xeton
+ Axit hữu cơ và dẫn xuất
+ Amin
+ Dị vòng
+ Hợp chất tạp chức …
1.2.2 Dựa vào bộ khung cacbon, các nhóm chức và theo tính phổ biến của hợp chất:
Các hợp chất thiên nhiên thường được phân loại thành:
+ Chất béo- lipit
+ Hidratcacbon- Gluxit ( monosacarit, oligosacarit, polisacarit)
+ Axit amin- Protit
+ Terpenoit (monoterpen, diterpen, triterpen…)
+ Steroit
+ Coumarin
+ Flavonoit
+ Ankaloit
+ Tanin
+ Chất kháng sinh
+ Vitamin…

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top