rica17

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI


1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài:
Kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng và có sự thay đổi tận gốc rễ. Với chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, chúng ta đã thu được những thành tựu mới, to lớn về kinh tế, chính trị - xã hội, đang từng bước hội nhập có hiệu quả vào nền kinh tế thế giới.
Nền kinh tế càng phát triển, mức sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội ngày càng được nâng cao và họ quan tâm ngày càng nhiều hơn đến các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của mình. Nhu cầu tiêu dùng các loại thực phẩm chất lượng cao do đó cũng tăng nhanh, đặc biệt là các sản phẩm sữa đã trở thành mặt hàng cần thiết trong nhiều gia đình Việt Nam. Người dân đã nhận thức rõ lợi ích của sữa đối với sức khoẻ con người, đặc biệt là trẻ em - tương lai của mỗi gia đình và toàn xã hội.
Theo thống kê, năm 2000 bình quân sử dụng sữa trên đầu nguời của Việt Nam khoảng 6 lít, năm 2002 khoảng 6,7 lít, sẽ đạt khoảng 8 lít vào năm 2005 và dự báo khoảng 10-12 lít vào năm 2010. Điều đó cho thấy tiềm năng phát triển của thị trường sữa và các sản phẩm từ sữa, là cơ hội lớn và cũng là những thách thức đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực này.
Quy luật cạnh tranh là một đặc thù của nền kinh tế thị trường. Việc đạt được lợi thế cạnh tranh ngày càng trở nên khó khăn thậm chí đạt được rồi cũng khó có thể tồn tại lâu dài được. Các chiến lược marketing, chiến lược cắt giảm chi phí, chiến lược dựa vào khách hàng, chiến lược sản phẩm...chỉ có thể có lợi thế trong ngắn hạn, bởi các doanh nghiệp khác có thể học làm theo dẫn đến khó có thể duy trì ưu thế lâu dài được. Từ đó các nhà quản lý mong muốn tìm ra và xây dựng lợi thế cạnh trạnh trong dài hạn. Chính vì vậy, hoạch định chiến kinh doanh có vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành công và phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, tui đã mạnh dạn chọn đề tài “Hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty cổ phần sữa Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015” làm đề tài tốt nghiệp Thạc sỹ quản trị kinh doanh.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Công ty sữa Việt Nam trước và sau cổ phần hóa.
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty cổ phần sữa Việt Nam (VINAMILK). Thực trạng kinh doanh của Công ty, những vấn đề bên trong và bên ngoài.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Vận dụng các vấn đề lý luận và phương pháp luận về hoạch định chiến lược kinh doanh trên cơ sở phân tích thực trạng sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa kết hợp với các căn cứ chiến lược tại Công ty CP sữa Việt Nam, hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần sữa Việtt Nam đến năm 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp sau trong nghiên cứu:
Phương pháp thống kê, phân tích, hệ thống, mô hình hóa, dự báo, phương pháp nghiên cứu tài liệu.
5. Những đóng góp thực tiễn:
- Hệ thống hoá và tổng hợp các vấn đề lý luận và phương pháp luận về công tác hoạch định chiến lược kinh doanh và làm rõ tính đặc thù của công tác này tại Công ty CP sữa Việt Nam.
- Phân tích các căn cứ hình thành chiến lược tại Công ty CP sữa Việt Nam.
- Hình thành chiến lược kinh doanh tại Công ty CP sữa Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015.
6. Dự kiến bố cục của luận văn:
Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương I : Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược kinh doanh
Chương II : Phân tích các căn cứ hình thành chiến lược kinh doanh tại Công ty CP sữa Việt Nam
Chương III : Hình thành chiến lược kinh doanh cho Công ty CP sữa Việt Nam đến năm 2015


CHƯƠNG I
CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

I.1. Khái niệm và vai trò của chiến lược kinh doanh
I.1.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh
Để hiểu rõ khái niệm chiến lược kinh doanh trước hết chúng ta cần hiểu rõ thế nào là chiến lược và chiến lược gợi cho chúng ta những ý nghĩ gì?
Thuật ngữ chiến lược có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp với hai từ “ stratos” có nghĩa là quân đội, bầy, đoàn và từ “agos” với nghĩa là điều khiển, lãnh đạo...
Chiến lược được sử dụng đầu tiên trong quân sự để chỉ các kế hoạch lớn, dài hạn được xây dựng trên cơ sở những thông tin chắc chắn. Thông thường người ta hiểu chiến lược chính là khoa học và nghệ thuật chỉ huy quân sự, được ứng dụng để lập kê hoạch tổng hợp và tiến hành những chiến dịch có quy mô lớn.
Từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX, chiến lược được áp dụng vào lĩnh vực kinh doanh và thuật ngữ chiến lược kinh doanh ra đời. Tuy nhiên, quan niệm về chiến lược kinh doanh cũng được phát triển dần theo thời gian và người ta cũng tiếp cận nó theo nhiều cách khác nhau.
Quan điểm truyền thống
Theo Alfred Chandker “ Chiến lược kinh doanh là tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản và dài hạn của doanh nghiệp,lựa chọn các chính sách, chương trình hành động và phân bổ các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đó”. Đây là một trong những định nghĩa được dùng phổ biến nhất hiện nay.
Theo Jeme B.Quinn “Chiến lược kinh doanh là một dạng thức hay là một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và các hành động thành một tổng thể thống nhất dính lại với nhau”.
- Nếu điểm yếu kết hợp với đe doạ hình thành nên chiến lược WT: chiến lược với ý tưởng giảm thiểu mặt yếu và tránh đe doạ từ bên ngoài.
Từ sự kết hợp mô hình ma trận giúp hình thành các chiến lược phù hợp với từng thời kỳ kinh doanh. Chúng ta có thể phân tích ma trận SWOT trên cơ sở những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe doạ theo hình số 1.6. Trong mô hình phân tích 1.6 này , tui sẽ trình bày một số ví dụ điển hình về những điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ và cơ hội mà các doanh nghiệp thường gặp phải trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. (Hình 1.6 thể hiện trong trang 14).
*Nhận xét về ma trận SWOT/TOWS
- Ưu điểm :
+> Ma trận SWOT/TOWS phân tích tương đối hoàn chỉnh sự kết hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp để hình thành các chiến lược.
+> Có thể giúp doanh nghiệp đề xuất những giải pháp chiến lược trên cơ sở phân tích môi trường kinh doanh.
- Nhược điểm :
+> Yêu cầu một lượng thông tin đầy đủ và chính xác về việc phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
+> Giúp doanh nghiệp đề xuất các giải pháp có thể lựa chọn chứ không giúp họ lựa chọn được các chiến lược kinh doanh tốt nhất.
Hình I.6: Ma trận SWOT/TOWS giúp hình thành chiến lược
Môi trường
kinh doanh




Các yếu tố nội
bộ doanh nghiệp
Cơ hội (O)
Đe doạ (T)

O1: Thị trường nước ngoài chưa bão hoà
O2: Xu hướng hội nhập quốc tế
O3: Thay đổi cơ cấu kinh tế
O4: Nhu cầu thị trường tăng
T1: Tụt hậu về công nghệ
T2: Ô nhiễm môi trường
T3: Nhiều đối thủ cạnh tranh
T4: Lãi suất cao
Điểm mạnh (S)
Chiến lược SO
Chiến lược ST
S1: Tài chính tương đối tốt
S2: Nguồn lao động lớn
S3: Có kỹ thuật hiện đại
S4: Sự khác biệt hoá sản phẩm
1.Chiến lược phát triển thị trường (S1O1)
2.Chiến lược phát triển sản phẩm mới (S3O4)
……
1.Chiến lược đổi mới công nghệ (S3T1)
2.Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm (S3T3)
…….
Điểm yếu (W)
Chiến lược WO
Chiến lược WT
W1: Thị trường trong nước bế tắc
W2: Thiếu vốn
W3: Công nghệ lạc hậu
W4: Ít kinh nghiệm sản xuất
1.Chiến lược đầu tư công nghệ (W3O4)
2.Chiến lược mở rộng xuất khẩu (W3O4)
…..
1.Chiến lược cắt giảm chi phí (W2T4)
2.Chiến lược thu hồi vốn đầu tư (W4T4)
…….
I.3. Nội dung phân tích chiến lược
Để tiến hành phân tích chiến lược chúng ta lần lượt xem xét các lực lượng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường. Theo Michael Porter- một chiến lược gia nổi tiếng của trường đại học quản trị kinh doanh Harvard -Mỹ cho rằng có 5 lực lượng tạo thành bối cảnh cạnh tranh trong ngành kinh doanh. Dưới đây là mô hình 5 yếu tố cạnh tranh của Michael Porter (hình I.7).
Hình I.7: Mô hình các lực lượng cạnh tranh của M.Porter



Sức ép từ người mua


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoạch định chiến lược của tập đoàn vingroup Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình phân tích SWOT dể hoạch định chiến lược phát triển trong lĩnh vực internet tại tổng công ty viễn thông quân đội Luận văn Kinh tế 0
D Hoạch định chiến lược tại Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Sài Gòn đến năm 2020 Luận văn Kinh tế 0
D Hoạch định chiến lược phát triển công ty xăng dầu dầu khu vực ii tnhh một thành viên đến năm 2020 Luận văn Kinh tế 0
M Hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường Đà Nẵng cho sản phẩm uPVC tại nhà máy Nhựa và FRP (VPF) thuộc công ty cổ phẩn đầu tư và sản xuất Việt Hàn Luận văn Kinh tế 0
M Hoạch định chiến lược sản phẩm cho công ty bánh kẹo Hải Hà giai đoạn 2003- 2006 Luận văn Kinh tế 2
T Một số giải pháp hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty Xây dựng 699 Luận văn Kinh tế 0
O Hoạch định chiến lược sản phẩm trên thị trường nội địa tại công ty cổ phần May 10 Luận văn Kinh tế 0
J Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty vận tải biển Tuấn Quỳnh Khoa học Tự nhiên 2
X Một số giải pháp hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty Xây dựng 699 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top