rockfan_u2
New Member
Download miễn phí Đề tài Hoàn thiện các hình thức trả lương ở công ty dệt 8 - 3 Hà Nội
PHẦN MỞ ĐẦU 4
PHẦN I 6
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG 6
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG 6
1. Bản chất của tiền lương 6
2. Các yêu cầu và chức năng của tiền lương. 9
2.1 Yêu cầu. 9
2.2 Chức năng của tiền lương. 10
3. Những nguyên tắc cơ bản của tiền lương. 11
3.1 Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân. 11
3.2. Tiền lương ngang nhau cho những người lao động như nhau. 12
3.3. Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm nghề khác nhau trong những doanh nghiệp khác nhau. 12
4. Các hình thức trả lương. 12
4.1 Hình thức trả lương theo thời gian. 12
4.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm. 14
5. Tác dụng của hình thức trả lương. 21
5.1 Hình thức trả lương theo thời gian. 21
5.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm. 22
II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG. 23
PHẦN II 27
CÁC ĐẶC ĐIỂM CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG CỦA CÔNG TY. 27
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 27
II. CÁC ĐẶC ĐIỂM CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG Ở CÔNG TY 29
1. Về mặt cơ cấu tổ chức. 29
2. Quy mô và chất lượng lao động 31
3. Đặc điểm về công nghệ máy móc thiết bị và nguyên vật liệu. 33
4- Đặc điểm về định mức lao động 37
PHẦN III 38
PHÂN TÍCH VIỆC ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG Ở CÔNG TY DỆT 8-3 38
I. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUỸ TIỀN LƯƠNG CÔNG TY DỆT 8-3. 40
II- CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG HIỆN NAY Ở CÔNG TY DỆT 8-3 42
1. Trả lương theo hình thức lương thời gian 42
2. Lương trả theo hình thức lương khoán sản phẩm có thưởng. 46
3. Lương trả theo hình thức lương sản phẩm trực tiếp không hạn chế. 50
4- Tiền thưởng và các khoản phụ cấp 53
4.1- Tiền thưởng 53
4.2- Các khoản phụ cấp 53
III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY DỆT 8 - 3 54
PHẦN VI 58
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC VÀ CHẾ ĐỘ TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY DỆT 8-3 58
I. HOÀN THIỆN HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM. 58
1. Hoàn thiện công tác định mức. 59
1.1. Nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác định mức. 59
1.2. Phương pháp xây dựng định mức. 60
2. Hoàn thiện công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc. 62
3. Hoàn thiện việc bố trí và sử dụng lao động. 64
4. Hoàn thiện công tác thống kê, kiểm tra nghiệm thu sản phẩm. 64
II. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG THEO THỜI GIAN. 66
III. HOÀN THIỆN HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG KHOÁN SẢN PHẨM CÓ THƯỞNG. 69
IV. HOÀN THIỆN MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN KHÁC. 73
1. Phân công hợp tác lao động 73
2. Sử dụng lao động. 74
2.1. Nâng cao chất lượng lao động và tính giảm lao động quản lý. 75
2.2. Tổ chức chỉ đạo sản xuất là một nội dung quan trong trong hoạt động 75
3. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường. 76
4- Tiến hành đào tạo, bồi dường, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên 77
KẾT LUẬN 79
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2015-10-11-de_tai_hoan_thien_cac_hinh_thuc_tra_luong_o_cong_ty_det_8_3_FLEQVVEaB1.png /tai-lieu/de-tai-hoan-thien-cac-hinh-thuc-tra-luong-o-cong-ty-det-8-3-ha-noi-86946/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Ngay từ đầu năm 1991 nhà máy đã tiến hành sắp xếp lại tổ chức và đăng kí lại doanh nghiệp nhà nước theo nghị định 338 và đổi tên thành công ty dệt 8 - 3. Trước yêu cầu của tình hình mới việc sắp xếp điều chỉnh lại đội ngũ công nhân là một yêu cầu khách quan. Trong 3 năm 1991, 1992, 1993 nhà máy đã giải quyết cho về hưu mất sức 1235 người. Đồng thời trong những năm gần đây (1991-1995) công ty đã tuyển thêm gần 600 lao động trẻ có sức khoẻ, có tay nghề để thay thế cho số cán bộ nhân viên đã về hưu. Trong 5 năm qua công ty cũng đã chọn và cử nhiều cán bộ đi học, đào tạo do bộ mở về quản trị kinh doanh, kinh doanh xuất nhập khẩu... Sau một thời gian hoạt động theo quy mô mới, công ty đã phát huy những thế mạnh vốn có và từng bước không ngừng đổi mới cách tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh.
II. Các đặc điểm có ảnh hưởng đến công tác trả lương ở công ty
1. Về mặt cơ cấu tổ chức.
Tổng giám đốc công ty là người có quyền hành cao nhất và là người chịu trách nhiệm điều hành chung. Do quy mô của công ty lớn lên việc điều hành quản lý của công ty được chia thành các phòng ban và các xí nghiệp thành viên với các chức năng và nhiệm vụ riêng. Cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện qua sơ đồ 1 (xem trang sau)
Phòng kỹ thuật đầu tư: Chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng sản phẩm và thiết kế những sản phẩm mới.
Phòng tổ chức lao động: Chịu trách nhiệm về những vấn đề về tiền lương, bảo hiểm...
Phòng tài chính kế toán: Chịu trách nhiệm hạch toán lỗ, lãi.
Phòng kế hoạch tiêu thụ: Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.
Phòng xuất nhập khẩu: Tổ chức ký kết xuất khẩu hàng hoá, vật tư thiết bị cần thiết cho công ty.
Phòng KCS: Có nhiệm vụ kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi tiêu thụ.
Phòng quản lý kho: Có trách nhiệm bảo quản nguyên liệu và thành phẩm sau khi được sản xuất.
Phòng bảo vệ quân sự: Chịu trách nhiệm về mặt an ninh trong nhà máy.
Trạm y tế: Có nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khẻo của cán bộ công nhân viên trong công ty.
Xí nghiệp sợi có tổng diện tích là 21.000 m2 có nhiệm vụ sản xuất sợi để cung cấp cho nhà máy dệt hay để bán trực tiếp ra bên ngoài.
Xí nghiệp dệt có tổng diện tích 20.000 m2 có nhiệm vụ tiếp nhận sợi ở các xí nghiệp sợi khác để tiến hành dệt vải mộc để cung cấp cho khâu sau.
Xí nghiệp nhuộm có tổng diện tích là 11.800 m2 có nhiệm vụ nhận vải mộc từ xí nghiệp để tổ chức nhuộm vải và in hoa.
Xí nghiệp may dịch vụ có diện tích 580 m2 có nhiệm vụ may quần áo, khân tắm các loại để xuất khẩu.
Ngoài các xí nghiệp sợi - dệt - nhuộm - may là các xí nghiệp sản xuất chính thì công ty cũng có một xí nghiệp phụ cung cấp hơi nước, nước, điện phục vụ cho sản xuất của các xí nghiệp chính.
Nhìn vào sơ đồ trả lương thấy cơ cấu tổ chức của công ty thuộc loại cơ cấu trực tuyến chức năng. Loại cơ cấu này có nhược điểm ở chỗ là quá cồng kềnh và làm việc kém hiệu quả ngoài ra các bộ phận chức năng không có quyền quyết định hành chính đối với các bộ phận trực tuyến mà chỉ là các bộ phận giúp việc cho người lãnh đạo trong phạm vi chức năng của mình.
2. Quy mô và chất lượng lao động
Công ty dệt 8-3 có số lượng lao động tương đối đông. Trong các năm 1992-1993 công ty đã tiến hành sắp xếp lại lao động cho phù hợp với yêu cầu sản xuất. Ta có thể theo dõi số lượng của công ty qua bảng sau:
Bảng 1: Bảng cơ cấu lao động của công ty qua các năm.
STT
Năm
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
So sánh %
1997/1996
1998/1997
1
2
3
4
5
6
7
Tổng số lao động
Lao động trực tiếp
% so với tổng số
Lao động gián tiếp
% so với tổng số
Lao động nữ
% so với tổng số
3855
3608
93,5
247
6,5
2512
65,16
3711
3469
93,48
242
6,52
2473
66,64
3500
3264
93,26
234
6,74
2309
66,6
96
96
98
94
94
98
Nhìn vào bảng trên ta thấy số lao động của công ty liên tục giảm trong những năm vừa qua. Năm 1997 giản so với năm 1996 là 4%, năm 1998 giảm so với năm 1997 là 6%. Trong số này chủ yếu là giảm trong số lao động trực tiếp còn số lao động gián tiếp thay đổi không đáng kể.
Nhìn vào bảng trên ta cũng thấy số lao động nữ trong công ty tương đối lớn (chiếm 66% năm 1998). Ưu điểm của lao động nữ là có tinh thần kỷ luật cao, có ý thức cần cù chịu khó và có trách nhiệm trong công việc. Tuy nhiên do đặc điểm của lao động nữ là họ còn có chức năng làm mẹ nên quỹ thời gian lao động của Công ty cũng có những đặc điểm riêng, đó là số thời gian cho những việc như nghỉ ốm, thai sản... chiếm một tỷ lệ khá lớn. Điều này có ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức, sắp xếp và kế hoạch hoá công tác bố trí lao động của Công ty
Về mặt chất lượng lao động ta có thể theo dõi qua bảng dưới đây
Bảng 2: Bảng cơ cấu trình độ lao động
TT
Năm
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Tổng số lao động
Lao động có trình độ Đại học, cao đẳng
Phần trăm so với tổng số
Lao động có trình độ trung cấp
Phần trăm so với tổng
Công nhân kỹ thuật bậc 5 trở lên
Phần trăm so với tổng số
Công nhân kỹ thuật có bậc 4 trở xuống
Phần trăm so với tổng số
Lao động phổ thông
Phần trăm so với tổng số
3855
156
4%
227
5,9%
386
10%
2775
72%
311
8,1%
3711
154
4,1%
224
6,04%
352
9,5%
2597
70%
384
10,36%
3500
161
4.6%
218
6,25%
332
9,5%
2485
71%
304
8,68%
Nhìn vào bảng 2 ta nhận thấy nhìn chung nhà máy còn thiếu đội ngũ những người có trình độ cao. Năm 1998 là năm mà công ty có tỉ lệ trình độ Đại học- Cao đẳng là cao nhất mới đạt tới là 4,6%.
Do những năm gần đây công ty tuyển nhiều lao động trẻ và do đó tay nghề còn yếu và không đồng đều nên tỉ lệ cấp bậc của nhà máy còn ở mức thấp (2,6), lao động phổ thông còn chiếm một tỷ lệ tương đối lớn (8,68% năm 1998)
Tuy lao động còn trẻ, tay nghề thấp nhưng có khả năng tiếp thu nhanh về kỹ thuật và cùng với sự cố gắng của họ chắc chắn rằng họ sẽ đạt được trình độ tay nghề cao trong những năm tới.
3. Đặc điểm về công nghệ máy móc thiết bị và nguyên vật liệu.
Trước đây công ty dệt 8-3 sản xuất chủ yếu theo chỉ tiêu của nhà nước dao xuống. Hiện nay khi bước vào cơ chế thị trường thì công ty sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng.
Do được thành lập từ lâu nên hầu hết các trang thiết bị, máy móc của công ty hiện nay đã nát và lạc hậu. Máy móc của công ty đa phần đều do Trung Quốc sản xuất từ trước những năm 60 nên thiếu phụ tùng thay thế, năng suất rất thấp.
Từ năm 1990 trở lại đây công ty cũng có nhiều...