huucong246
New Member
Download miễn phí Đề tài Hoàn thiện chiến lược Maketing xuất khẩu mặt hàng giầy vải của Công ty giầy Thăng Long
Lời nói đầu 1
Chương I: Những tiền đề lý luận cơ bản về chiến lược Marketing xuất khẩu. 3
I. Các học thuyết thương mại quốc tế. 3
1. Học thuyết lợi thế tương đối. 3
2. Học thuyết lợi thế tương đối. 3
3. Học thuyết Hechsher- Ohlin 4
II. Nội dung chiến lược Marketing xuất khẩu hàng hoá. 4
1. Khái niệm về chiến lược Marketing. 4
1.1. Khái niệm. 4
1.2. Vai trò của chiến lược Marketing xuất khẩu. 5
1.3. Quy trình thiết lập chiến lược Marketing xuất khẩu. 6
2. Phân định nội cơ bản của chiến lược Marketing xuất khẩu. 10
2.1. Mục tiêu của chiến lược Marketing. 10
2.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu. 11
2.3. Xác định hình thức xuất khẩu. 12
2.4. Xác lập các yếu tố Marketing hỗn hợp. 14
2.5. Xác định ngân sách cho chiến lược Marketing xuất khẩu. 19
II. Đánh giá chiến lược Marketing xuất khẩu. 21
1. Những yêu cầu khi xây dựng chiến lược Marketing. 21
2. Những căn cứ để xây dựng chiến lược Marketing. 23
3. Một số chỉ tiêu đánh giá và lựa chọn chiến lược Marketing xuất khẩu. 23
Chương II: Phân tích thực trạng chiến lược Marketing xuất khẩu ở Công ty giầy Thăng Long. 27
I. Khái quát tình hình tổ chức kinh doanh của Công ty. 27
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 27
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. 28
3. Phân tích và đánh giá khả năng của Công ty giầy Thăng Long. 31
3.1. Những mặt mạnh của Công ty giầy Thăng Long. 31
3.2. Những mặt yếu của Công ty giầy Thăng Long. 31
3.3. Những cơ hội của Công ty giầy Thăng Long. 32
3.4. Những thách thức đối với Công ty giầy Thăng Long. 32
3.5. Lập ma trận SWOT 34
II. Phân tích chiến lược Marketing xuất khẩu ở công ty giầy Thăng long 35
1. Thị trường xuất khẩu của Công ty. 35
2. Mục tiêu chiến lược của Công ty giầy Thăng Long. 38
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giầy Thăng Long 39
4. Phân tích lựa chọn hình thức xuất khẩu của Công ty giầy Thăng Long. 42
5. Phân tích các quyết định Marketing _ Mix xuất khẩu của Công ty giầy Thăng Long. 43
5.1. Quyết định về sản phẩm xuất khẩu. 43
5.2. Quyết định xúc tiến thương mại 48
III. Đánh giá chung về chiến lược Marketing xuất khẩu của Công ty giầy Thăng Long. 49
1. Đánh giá kết quả, hiệu quả của chiến lược Marketing xuất khẩu. 49
2. Đánh giá chung. 50
2.1. Những thành tựu đạt được. 50
2.2. Những tồn tại cần khắc phục. 51
Chương III: Một số đề xuất hoàn thiện chiến lược Marketing xuất khẩu ở Công ty giầy Thăng Long. 53
I. Dự báo môI trường thị trường quốc tế giai đoạn 2003_2010 và khả năng kinh doanh của Công ty giầy Thăng Long. 53
1. Xu hướng phát triển của thị trường giầy dép trên Thế giới. 53
2. Xu hướng phát triển của ngành sản xuất giầy dép tại Việt Nam 54
3. Khả năng kinh doanh của Công ty giầy Thăng Long. 56
II. Phương hướng kinh doanh của công ty trong thời gian tới 56
III. Những đề xuất hoàn thiện chiến lược Marketing xuất khẩu của Công ty giầy Thăng Long. 58
1. Đề xuất hoàn thiện nghiên cứu Marketing xuất khẩu. 58
2. Đề xuất hoàn thiên lựa chọn thị trường xuất khẩu. 60
3. Đề xuất hoàn thiện các hình thức xuất khẩu. 61
4. Đề xuất hoàn thiện Marketing- mix xuất khẩu. 62
4.1. Hoàn thiện chính sách sản phẩm xuất khẩu. 62
4.2. Hoàn thiện chính sách giá xuất khẩu. 63
4.3. Hoàn thiện chính sách phân phối xuất khẩu. 65
4.4. Hoàn thiện chính sách xúc tiến thương mại quốc tế. 66
5. Các giải pháp hỗ trợ cho việc hoàn thiện chiến lược Marketing xuất khẩu. 68
5.1. Xây dựng hệ thống thông tin Marketing. 68
5.2. Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý. 69
5.3. Phát triển nguồn lực con người. 69
6. Một số kiến nghị với Nhà nước. 70
Kết luận 73
Danh mục tài liệu tham khảo Error! Bookmark not defined.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-08-01-de_tai_hoan_thien_chien_luoc_maketing_xuat_khau_mat_hang_gia.fJEB9NZPNp.swf /tai-lieu/de-tai-hoan-thien-chien-luoc-maketing-xuat-khau-mat-hang-giay-vai-cua-cong-ty-giay-thang-long-78842/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
+ Trình độ kinh doanh quốc tế còn hạn chế.
Mặc dù Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc tuyển chọn, đào tạo phát triển, sa thải và các biện pháp tạo động lực, song so với các đối tác nước ngoài Công ty vẫn còn thua kém họ rất nhiều
+ Yếu về chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật, xuất sứ hàng hoá và khả năng thay đổi mẫu mốt.
Nhìn chung, chất lượng sản phẩm của Công ty ở mức trung bình, các quy định quản lý về tiêu chuẩn kỹ thuật xuất sứ hàng hoá thiếu chặt chẽ, khả năng của Công ty trong việc nghiên cứu, thay đổi mẫu mốt còn yếu.
3.3. Những cơ hội của Công ty giầy Thăng Long.
+ Trong xu thế hội nhập của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên Thế giới, các công ty kinh doanh có nhiều cơ hội để thâm nhập và triển khai thị trường nước ngoài. Công ty giầy Thăng Long có thể nắm bắt cơ hội này.
+ Công ty giầy Thăng Long được sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và Tổng công ty da giầy Việt Nam.
Công ty giầy Thăng Long là một doanh nghiệp Nhà nước là thành viên của Tổng công ty da giầy Việt Nam, cho nên Công ty được sự hỗ trợ rất lớn về vốn, vay vốn ngân hàng được thuận lợi, nhận được nhiều đơn đặt hàng, được sự hỗ trợ về triển lãm,... Ngoài ra, Chính phủ rất chú trọng đến chính sách hỗ trợ xuất khẩu.
3.4. Những thách thức đối với Công ty giầy Thăng Long.
+ Đối thủ cạnh tranh mạnh và sự gia tăng nhanh chóng các đối thủ cạnh tranh mới.
Công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu vốn là thế mạnh của Công ty như Công ty giầy vải Thượng Đình, Công ty giầy Thuỵ Khuê,... nhưng hiện nay đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Công ty là các sản phẩm giầy của Trung Quốc vì giá bán rất rẻ, mẫu mã phong phú đa dạng.
+ Nguyên phụ liệu của Công ty hầu hết phải nhập từ nước ngoài.
Do chất lượng và giá cả của nguyên phụ liệu trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu của Công ty, dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm.
+ Nhu cầu về chất lượng và mẫu mã sản phẩm của khách hàng rất cao buộc Công ty phải lựa chọn biện pháp phù hợp.
+ Do các cuộc xung đột trên thế giới xảy ra liên tiếp đã ảnh hưởng đến thị trường tài chính tiền tệ thế giới, điều này cũng gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của công ty.
3.5. Lập ma trận SWOT
Ma trận SWOT
* Cơ hội (O)
1- Xu thế hội nhập khu vực và thế giới.
2- Hỗ trợ của Chính phủ, Tổng công ty, Chính sách khuyến khích xuất khẩu.
* Nguy cơ (T)
1- Đối thủ cạnh tranh, sự gia tăng của đối thủ cạnh tranh mới.
2- Nguyên liệu phải nhập ngoại.
3- Đòi hỏi của khách hàng về chất lượng, mẫu mã.
4- Cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực
* Mặt mạnh (S)
1- Năng lực sản xuất của công ty
2- Giá nhân công rẻ, sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng.
* Phối hợp S/O
Nhờ vào sự hỗ trợ về vốn của chính phủ và tổng công ty để mở rộng quy mô sản xuất và đa dạng hoá chủng loại sản phẩm.
* Phối hợp S/T
- Phát huy điểm mạnh về giá nhân công rẻ để hạ giá thành sản phẳm từ đó tăng sức cạnh tranh của sản phẩm của công ty
* Mặt yếu (W)
1- Trình độ Marketing còn yếu, công nghệ lạc hậu, thiếu vốn cho sản xuất- kinh doanh
2- Yếu về tiêu chuẩn, kỹ thuật, khả năng thay đổi mẫu mã.
3- Yếu về trình độ kinh doanh quốc tế
* Phối hợp O/W
- Tiếp thu và vận dụng có hiệu quả công nghệ sản xuất của các nước phát triển
- Cử cán bộ đi học các khoá đào tạo nghiệp vụ kinh doanh quốc tế.
* Phối hợp W/T
Công ty yếu về chất lượng tiêu chuẩn kỹ thuật, khả năng thay đổi mẫu mã nhưng khách hàng lại đòi hỏi sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp, đa dạng. Vấn đề này công ty cần nhanh chóng giải quyết.
BH. II-2: Ma trận SWOT của Công ty giầy Thăng Long
II. Phân tích chiến lược Marketing xuất khẩu ở công ty giầy Thăng long
1. Thị trường xuất khẩu của Công ty.
Từ thập kỷ 90 đến nay, tình hình sản xuất và tiêu thụ giầy dép ở các nước trên thế giới mỗi năm một tăng với tốc độ tương đối cao. Đó là do sự gia tăng dân số, thu nhập bình quân ở các nước phát triển tăng nhanh chóng. Giá bán sản phẩm rẻ và nhanh lạc hậu về mẫu mã.
Ta có thể đánh giá được mức tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ mặt hàng giầy dép trên thế giới qua bảng liệt kê mức tiêu thụ giầy dép của hai khu vực thị trường có mức tiêu thụ giầy dép lớn nhất là Mỹ và E.U.
Thị trường
Năm
2000
2001
2002
2003 (dự đoán)
Mỹ
31,4
35,6
44,5
50
E.U
35,2
36,4
39,6
42
(Nguồn Global Trade information services)
BH. II- 3: Bảng tiêu thụ của thị trường giầy dép
Các sản phẩm giầy của Công ty giầy Thăng Long có mặt ở nhiều khu vực trên Thế giới và mỗi thị trường lại có một nhu cầu khác biệt về số lượng, chất lượng và kiểu dáng mẫu mã giầy khác nhau. Do đó Công ty cần nắm vững những đặc điểm riêng này để có được những chiến lược thị trường cần thiết và đúng đắn.
_ Thị trường xuất khẩu thuộc Liên Xô và các nước Đông Âu.
Đây là thị trường giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống còn của Công ty trước khi hệ thống XHCN tan dã. Dân số đông, mức sống khá cao song yêu cầu về chất lượng mẫu mã sản phẩm lại khá đơn giản. Thị trường không mấy khó tính này rất phù hợp với khả năng đáp ứng của Công ty giầy Thăng Long nói riêng và của ngành da giầy Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, ngày nay tỷ trọng thị trường này lại quá nhỏ so với tiềm năng trước kia của nó (năm 2000 tỷ trọng là 2,6%) do sự đổ vỡ của khối XHCN gây ra những khó khăn về mặt kinh tế cho các nước Đông Âu.
_ Thị trường xuất khẩu Tây Âu.
Đây là thị trường trọng điểm và chiến lược của Công ty giầy Thăng Long. Mức sống của người dân khu vực này vào loại cao nhất Thế giới nên yêu cầu về mẫu mã và chất lượng sản phẩm cũng được đặt nên hàng đầu, nhu cầu về số lượng nhiều. Tuy nhiên đây không phải là thị trường khó tính, Công ty cần khai thác và mở rộng nhiều hơn nữa.
_ Thị trường xuất khẩu Bắc Mỹ.
Đây là thị trường có triển vọng, đặc biệt là sau khi Việt Nam và Mỹ ký kết Hiệp định thương mại, Việt Nam được hưởng quy chế tối huệ quốc của Mỹ. Việc mở rộng thị trường sang khu vực đầy tiềm năng này là một sách lược đúng đắn của Công ty bởi dân số ở đây rất đông, nhu cầu và khả năng tăng trưởng kinh tế ở khu vực rất cao. Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong khu vực thị trường này, Công ty cần lưu ý đến sự đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, đưa công nghệ xích lại với thời trang.
_ Thị trường xuất khẩu Nhật Bản.
Đây là thị trường mà hiện nay Công ty vẫn chưa xâm nhập được song đây lại là thị trường phát triển chiến lược của bất kỳ một công ty xuất khẩu giầy nào trên Thế giới. Thị trường này dân số đông, nhu cầu sử dụng lớn, mức sống cao và rất khó tính trong việc đáp ứng yêu cầu. Sản phẩm tiê...