quannguyen_90
New Member
Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty Thực phẩm và giải khát DONANEWTOWER
Mục lục
MỞ ĐẦU 3
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 3
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
5. NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ 4
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP 6
1.1. QUAN NIỆM CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ 6
1.1.1. Khái niệm, thực chất và vai trò của quản lý 6
1.1.2. Chức năng quản lý 7
1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 8
1.2.1. Khái niệm 8
1.2.2. Yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp 9
1.2.3. Những nguyên tắc hình thành cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 10
1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 11
1.2.5. Các kiểu cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp 12
1.2.6. Phân công và phối hợp giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp 17
1.4. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY THỰC PHẨM VÀ GIẢI KHÁT DONANEWTOWER 22
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY THỰC PHẨM VÀ GIẢI KHÁT DONANEWTOWER 22
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 22
2.1.2. Những đặc điểm cơ bản ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 23
2.2. THỰC TRANG XÂY DỰNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 38
2.2.1. Quá trình xây dựng cơ cấu tổ chức máy quản lý của Công ty 38
Qua nhiều lần xây dựng tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được hình thành theo sơ đồ sau. 38
2.2.2. Chức năng nhiệm vụ quyền hạn, biên chế Ban giám đốc, các phòng ban chức năng của Công ty 40
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CƠ CẤU QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY THỰC PHẨM VÀ GIẢI KHÁT DONANEWTOWER 49
2.3.1 Đánh giá chung. 49
2.3.2. Những ưu điểm: 49
2.3.2. Những khó khăn: 50
PHẦN III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY THỰC PHẨM VÀ GIẢI KHÁT DONANEWTOWER 51
3.1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 51
3.1.1. Mục tiêu 51
3.1.2. Phương hướng 52
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 53
3.2.1. Thành lập phòng Marketing 53
3.2.2. Thành lập phòng KCS 55
3.2.3. Xây dựng tiêu chuẩn cho cán bộ 57
3.2.4. Cải thiện điều kiện làm việc của lao động quản lý 58
3.2.5. Áp dụng biện pháp kinh tế 59
3.2.6. Hoàn thiện công tác quy hoạch đào tạo, tuyển chọn cán bộ 60
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2016-02-06-chuyen_de_hoan_thien_co_cau_to_chuc_bo_may_quan_ly_cong_ty_t_w8QqrGcfbW.png /tai-lieu/chuyen-de-hoan-thien-co-cau-to-chuc-bo-may-quan-ly-cong-ty-thuc-pham-va-giai-khat-donanewtower-90893/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Năng lực sản xuất mỗi năm: 15000 tấn Prue trái cây các loại, 15000 tấn nước giải khát nguyên chất và hỗn hợp, 20000 tấn nước tinh khiết , 100 triệu bộ hộp lon các loại và các thực phẩm bổ dưỡng cho sức khoẻ có nhãn hiệu Nature, đồ hộp trái cây.
Công ty thiết kế tổng theo tiêu chuẩn tiên tiến quốc tế, mời 12 chuyên gia nước ngoài trực tiếp tham gia quản lý kỹ thuật, đồng thời chấp hành tiêu chuẩn tối cao về sản phẩm cùng loại trên thế giới và có sản xuất theo yêu cầu đặc biệt của khách hàng.
Công ty tổ chức một hệ thống tương đối hoàn hảo, phục vụ một cách tốt nhất cho sự phát triển lâu dài của Công ty, đồng thời để tiện phục vụ cho người tiêu dùng. Công ty có các chi nhánh đóng tại các thành phố lớn: Hà nội, Đà nẵng, Biên hoà, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần thơ.
Các loại sản phẩm mang nhãn hiệu Nature đã được nhiều giải thưởng chất lượng và huy chương vàng trong cả nước và được bình chọn là “ Hàng Việt nam chất lượng cao”. Các loại sản phẩm mang nhãn hiệu Nature không những là một trong những sản phẩm nổi tiến tại Việt nam mà còn là một trong những “ Người dẫn đầu” trong ngành nước giải khát Việt nam. Nhãn hiệu Nature được mọi người biết đến như một sản phẩm bổ dưỡng và có ích cho sức khoẻ.
Trong những năm qua, Công ty lấy mục tiêu phục vụ người tiêu dùng làm trong điểm, luôn tận tâm, tận lực, cố gắng tối đa để đưa các loại thực phẩm và nước giải khát đến với người tiêu dùng.
2.1.2. Những đặc điểm cơ bản ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
- Chức năng, nhiệm vụ của Công ty:
Công ty là một doanh nghiệp nhà nước kinh doanh trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Công ty kinh doanh chủ yếu là các mặt hàng thực phẩm và nước giải khát vì vậy chức năng của Công ty thể hiện qua mục đích và nội dung kinh doanh.
+ Nội dung kinh doanh bao gồm:
. Kinh doanh các mặt hàng nước giải khát, thực phẩm ( như nước yến, nước sâm cao ly, nước cam, nước dừa).
. Tổ chức sản xuất, gia công chế các mặt hàng thực phẩm, vỏ hộp lon.
. Tổ chức liên doanh, liên kết hợp tác đầu tư các doanh nghiệp trong và ngoài nước để tạo nguồn hàng đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
. Tổ chức xuất khẩu và uỷ thác nhập khẩu các mặt hàng vật tư nguyên liệu, hàng tiêu dùng theo quy định của Nhà nước.
. Chủ động giao dịch ký kết hợp đồng mua bán, liên kết, liên doanh với các đối tác kinh doanh.
. Tự tổ chức mua sắm nguồn hàng, tổ chức quản lý thị trường và phân phối các mặt hàng sản xuất kinh doanh.
+ Công ty có nhiệm vụ chủ yếu sau:
. Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, tổ chức kinh doanh theo pháp luật của Nhà nước.
. Tổ chức sản xuất, nâng cao năng xuất lao động, không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
. Chấp hành pháp luật Nhà nước, thực hiện các chế độ chính sách quản lý vốn, vật tư, tài sản, bảo toàn vốn, phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
. Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
. Quản lý tốt đội ngũ cán bộ, nhân viên, công nhân theo phân cấp của Công ty. Thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động, không ngừng nâng cao bồi dưỡng đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển nguồn nhân lực, phân phối lợi nhuân theo kết quả lao động công bằng hợp lý.
- Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ chính của Công ty:
Ngày nay, mặt hàng của Công ty rất phong phú về chủng loại đa dạng về mẫu mã, đáp ứng được nhu cầu muôn hình, muôn vẻ của người tiêu dùng cả về số lượng, chất lượng. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, Công ty đã mạnh dạn tiến hành sản xuất kinh doanh trên cơ sở đa dạng hoá mặt hàng, đồng thời tiến hành các công tác kiểm tra vệ sinh thực phẩm, các quy định thời hạn sử dụng của sản phẩm sản xuất đến tiêu thụ, để đảm bảo an toàn cho khách hàng.
Nước ngọt mang nhãn hiệu Nature là mặt hàng chủ yếu truyền thống của Công ty, nước Nature đã có uy tín trên thị trường từ rất lâu. Sản phẩm mang nhãn hiệu Nature của Công ty là nước Yến ngân nhĩ, nước Sâm cao ly, nước Cam, nước Đu đủ, nước Tinh khiết
Thị trường đầu vào của Công ty: Được cung ứng từ các bạn hàng trong nước như nhà máy đường, sữa. Ngoài ra, Công ty còn quan hệ với các hãng nước như Nhật, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á.
Thị trường đầu ra của Công ty: Bao gồm thị trường trong nước và nước ngoài như Trung Quốc, Nhật bản. Khách hàng của Công ty là các nhà máy hay người tiêu dùng cuối cùng. Tình hình tiêu thụ sản phẩm nước ngọt của Công ty được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 2.1: Khối lượng tiêu thụ nước Ngọt năm 2005 – 2007
Nội dung
Đơn vị
2005
2006
2007
Khối lượng tiêu thụ đầu kỳ
1000 thùng
105,23
187,45
395,14
Khối lượng sản xuất trong kỳ
1000 thùng
1128,45
1245,23
1041,73
Khối lượng tồn kho cuối kỳ
1000 thùng
296,93
369,82
1436,87
Khối lượng tiêu thụ trong kỳ
1000 thùng
936,75
1062,86
1156,24
Doanh thu tiêu thụ trong kỳ
Triệu đồng
10.487
11.257
11.984
Qua bảng trên kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm, từ năm 2005 đến năm 2007 khối lượng tiêu thụ của Công ty tăng 23,43%, và doanh thu của Công ty hàng năm tăng khoảng 14,27%/năm. Cụ thể doanh thu của Công ty được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 2.2: Doanh thu của Công ty từ năm 2005 – 2007
Nội dung
Đơn vị
2005
2006
2007
Khối lượng đầu kỳ
1000 bình
120
135
123
Khối lượng sản xuất trong kỳ
1000 bình
150
165
170
Khối lượng tồn kho cuối kỳ
1000 bình
162
156
131
Khối lượng tiêu thụ trong kỳ
1000 bình
108
144
162
Doanh thu tiêu thụ trong kỳ
Triệu đồng
2.160
2.880
3.240
Trong những năm qua, doanh thu của Công ty ngày năm sau cao hơn năm trước, năm 2006 so với 2005 tăng 33,33%, còn năm 2007 tăng 50%. Nguyên nhân do các dây chuyền sản xuất mới đầu tư trải qua giai đoạn xâm nhập thị trường và sau đó dần dần chiếm lòng tin của khách hàng, nên lượng tiêu thụ tăng lên và ổn định kéo dài, theo đó là sự tăng lên của doanh thu. Kết quả tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty được thể hiện tại bảng sau.
Bảng 2.3: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty
Sản phẩm
2005
2006
2007
TH
KH
TH/KH
(%)
TH
KH
TH/KH
(%)
TH
KH
TH/KH
(%)
Nước ngọt
(1000 thùng)
937
860
109
1063
1008
105
1156
1090
106
Nước tinh khiết
(1000 bình)
108
98
110
144
120
120
162
150
108
Thực phẩm khác
1058
1198
88
1350
1290
104
1542
1410
109
Qua bảng số liệu trên ta thấy, đối với sản phẩm nước ngọt và nước tinh khiết khối lượng tiêu thụ của Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch, còn các thực phẩm khác tuy trong năm 2005 Công ty đã không hoàn thành kế hoạch nhưng sang năm 2006 Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch 4% và năm 2007 là 9% qua đó đã thấy sự cố gắng rất lớn của Công ty.
- Đặc điểm lao động của Công ty. Là một doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn, với địa bàn kinh doanh rộng lớn, mặt hàng kinh doanh phong phú, đa dạng nên Công ty có số lao động đông đảo. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, số lao động nhiều mà không đủ việc làm cho họ thì quả là một vấn đề nan giải.
Ban lãnh đạo Công ty đã tập trung trăn trở, nghiên cứu và đưa ra các giải pháp như: Mạnh dạn mở rộng mặt hàng kinh doanh, loại hình kinh doanh, địa điểm kinh doanh, liên kết với các đơn vị khác để bố trí sử dụng hợp lý nguồn lao động. Bên cạnh đó, Công ty đã đề ra chế độ trách nhiệm vật chất thông qua khen thưởng kỷ luật, không ngừng khuyến khích cán bộ công nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề, tăng năng suất lao động từ đó năng suất lao động bình quân chung của toàn doanh nghiệp ngày càng tăng lên.
Bảng 2.4: Đặc điểm về số lao động của Công ty
Chỉ tiêu
2005
(người)
2006
(người)
2007
(người)
Tổng số lao động
650
800
950
Lao động trực tiếp
580
717
840
Lao động gián tiếp
55
65
90
Lao động phục vụ khác
15
18
20
Qua bảng trên ta thấy năm 2005, Công ty chỉ có 650 lao động nhưng tới 2006 tổng số lao động là 800 người tăng 23.08% và đến năm 2007 tổng số lao động là 950 người tăng 18.75% so với năm 2005. Điều đó cho thấy sự cố gắng và nỗ lực của Ban lãnh đạo Công ty trong công tác lao động.
+ Về lao động trực tiếp: Lực lượng lao động trực tiếp của Công ty chiếm tỷ lệ khá lớn và có xu hướng tăng dần. Năm 2005, số lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng 89.23%, năm 2006 tăng lên 137 người thành 717 người chiếm tỷ trọng 89.63%. tới năm 2007 tăng 123 người thành 840 người chiếm tỷ trọng 88.42%.
+ Về lao động gián tiếp: Công ty có xu hướng tăng dần năm 2006 số lao động gián tiếp của Công ty là 65 người tăng 10 người so với năm 2005, hay tăng tương đối là 18.18%, tới năm 2007 số lao động gián tiếp là 90 người tăng 38.46% so với năm 2006. Nhìn bề ngoài ta có cảm giác bộ máy của Công ty đang trở nên cồng kềnh nhưng thực tế nhìn vào xu hướng tăng lao động trực tiếp của Công ty thì...