Tải miễn phí báo cáo khoa học
Tóm tắt
Dự án SXTN cấp Nhà nước “Hoàn thiện công nghệ sản xuất vật liệu
polyme siêu hấp thụ nước và ứng dụng chúng để giữ ẩm và cải tạo đất”, mã số
KC02.DA01/06-10 thuộc Chương trình KH&CN trọng điểm về Nghiên cứu, phát
triển và ứng dụng công nghệ vật liệu được thực hiện trong thời gian 24 tháng (từ
tháng 11/2006 đến tháng 11/2008). Các nội dung chính của Dự án là hoàn thiện
và xây dựng quy trình công nghệ sản xuất polyme siêu hấp thụ nước công suất
100tấn/năm; sản xuất thử sản phẩm phục vụ thử nghiệm và thương mại hoá; xây
dựng quy trình sử dụng sản phẩm cho các đối tượng cây trồng và vùng đất khác
nhau.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất
polyme siêu hấp thụ nước gồm các công đoạn: oxy hoá tinh bột sắn, hồ hoá tinh
bột, trùng hợp ghép axit acrylic lên tinh bột, trùng hợp ghép có mặt chất tạo lưới,
tạo sợi và sấy, nghiền sàng và phân loại sản phẩm...từ đó đã xây dựng được công
nghệ sản xuất polyme siêu hấp thụ nước với công suất và chất lượng đạt tiêu
chuẩn đăng ký. Trong quá trình thực hiện, Dự án đã sản xuất được 75 tấn sản
phẩm và cung cấp một khối lượng lớn ra thị trường. Nhóm nghiên cứu đã tiếp tục
phối hợp với các địa phương và cơ quan chức năng tiến hành ứng dụng polyme
siêu hấp thụ nước trên quy mô lớn để giữ ẩm và cải tạo đất. Sản phẩm polyme
siêu hấp thụ nước với tên thương mại là AMS-1 đã được đăng ký chất lượng tại
Sở NN&PTNT Hà Nội. Nhóm nghiên cứu cũng đã biên soạn và công bố 11 Tiêu
chuẩn cơ sở (TCCS) về đánh giá chất lượng sản phẩm và các quy trình kỹ thuật
hướng dẫn sử dụng sản phẩm cho các đối tượng cây trồng khác nhau.
Ngoài các kết quả nghiên cứu và triển khai công nghệ, sản xuất kinh
doanh kể trên, Dự án cũng tham gia đào tạo đại học và Sau đại học, công bố 7
công trình khoa học, tham gia các hoạt động triển lãm, quảng bá sản phẩm và
xúc tiến thương mại.
Các kết quả cụ thể của Dự án sẽ được trình bày trong Báo cáo tổng kết
khoa học và kỹ thuật, Báo cáo tóm tắt và các báo cáo khác.
mở đầu
Trong nông nghiệp, nước và phân bón là hai yếu tố vô cùng quan trọng
quyết định đến năng suất, chất lượng nông sản và độ phì nhiêu của đất. Bởi vậy,
từ lâu con người đã chú ý đến việc tưới tiêu và bón phân cho cây trồng, đặc biệt
là các biện pháp cung cấp nước thuận tiện, hiệu quả và kinh tế.
Việt Nam là một nước nông nghiệp có trình độ phát triển chưa cao, năng
suất, chất lượng nông sản vẫn còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết. Nằm
trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu với lượng mưa trung bình năm tương đối
cao, từ 1500-2000mm nhưng hạn hán vẫn thường xuyên xảy ra ở một số nơi, gây
thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, việc tìm ra một biện pháp
giữ ẩm, chống hạn hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp vẫn đang là một vấn đề
cấp bách. Xuất phát từ thực tế đó, năm 2001, Viện Hoá học đã được giao chủ trì
thực hiện đề tài “Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng vật liệu polyme siêu hấp thụ
nước” thuộc Chương trình Khoa học Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước, mã số
KC02.10. Kết thúc đề tài, chúng tui đã chế tạo thành công polyme siêu hấp thụ
nước trên cơ sở tinh bột sắn biến tính, xây dựng được dây chuyền công nghệ chế
tạo polyme này ở quy mô pilot công suất 100kg/ngày. Sản phẩm đã được thử
nghiệm cho nhiều loại cây trồng tại nhiều địa phương và trên nhiều loại đất khác
nhau. Các kết quả đều cho thấy đây là một loại vật liệu mới thân thiện môi
trường, có khả năng giữ ẩm, cải tạo đất và nâng cao năng suất cây trồng. Không
những được sử dụng hiệu quả trong nông nghiệp, polyme siêu hấp thụ nước còn
có nhiều công dụng khác trong đời sống như trang trí, cắm hoa tươi, trồng cây
cảnh...
Với những kết quả đạt được và xuất phát từ nhu cầu thực tế, Viện Hoá học
tiếp tục được Bộ Khoa học và Công nghệ giao chủ trì thực hiện Dự án sản xuất
thử nghiệm cấp Nhà nước, mã số KC02.DA01/06-10 “Hoàn thiện công nghệ
sản xuất vật liệu polyme siêu hấp thụ nước và ứng dụng chúng để giữ ẩm và
cải tạo đất”.
Mục tiêu của Dự án:
+ Hoàn thiện dây chuyền công nghệ hiện có, xây dựng quy trình công
nghệ sản xuất polyme siêu hấp thụ nước công suất 100tấn/năm hoạt động ổn
định nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hơn, giá thành hợp lý, phù hợp với
điều kiện Việt Nam.
+ Sản xuất thử sản phẩm polyme siêu hấp thụ nước, cung cấp sản phẩm
cho các đơn vị có nhu cầu.
+ Tiếp tục thử nghiệm và đề xuất quy trình sử dụng polyme siêu hấp thụ
nước cho các loại cây, trên các loại đất khác nhau.
Nội dung của Dự án:
+ Hoàn thiện qui trình cắt mạch tinh bột sắn bằng natri hypoclorit nhằm
làm giảm khối lượng phân tử, tăng độ phân cực, đáp ứng yêu cầu biến tính.
+ Hoàn thiện công nghệ chế tạo chất giữ ẩm từ tinh bột sắn gồm các giai
đoạn: hồ hoá, trùng hợp ghép vinyl monome lên tinh bột, trùng hợp ghép có mặt
chất tạo lưới, tạo sợi và sấy, nghiền sàng và phân loại sản phẩm.
+ Sản xuất 70 tấn sản phẩm polyme siêu hấp thụ nước và 50 tấn gel màu
sinh học.
+ Phối hợp với các đơn vị thử nghiệm nhằm đưa ra qui trình sử dụng sản
phẩm đối với một số loại cây trồng.
Link download cho anh em ketnooi
Tóm tắt
Dự án SXTN cấp Nhà nước “Hoàn thiện công nghệ sản xuất vật liệu
polyme siêu hấp thụ nước và ứng dụng chúng để giữ ẩm và cải tạo đất”, mã số
KC02.DA01/06-10 thuộc Chương trình KH&CN trọng điểm về Nghiên cứu, phát
triển và ứng dụng công nghệ vật liệu được thực hiện trong thời gian 24 tháng (từ
tháng 11/2006 đến tháng 11/2008). Các nội dung chính của Dự án là hoàn thiện
và xây dựng quy trình công nghệ sản xuất polyme siêu hấp thụ nước công suất
100tấn/năm; sản xuất thử sản phẩm phục vụ thử nghiệm và thương mại hoá; xây
dựng quy trình sử dụng sản phẩm cho các đối tượng cây trồng và vùng đất khác
nhau.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất
polyme siêu hấp thụ nước gồm các công đoạn: oxy hoá tinh bột sắn, hồ hoá tinh
bột, trùng hợp ghép axit acrylic lên tinh bột, trùng hợp ghép có mặt chất tạo lưới,
tạo sợi và sấy, nghiền sàng và phân loại sản phẩm...từ đó đã xây dựng được công
nghệ sản xuất polyme siêu hấp thụ nước với công suất và chất lượng đạt tiêu
chuẩn đăng ký. Trong quá trình thực hiện, Dự án đã sản xuất được 75 tấn sản
phẩm và cung cấp một khối lượng lớn ra thị trường. Nhóm nghiên cứu đã tiếp tục
phối hợp với các địa phương và cơ quan chức năng tiến hành ứng dụng polyme
siêu hấp thụ nước trên quy mô lớn để giữ ẩm và cải tạo đất. Sản phẩm polyme
siêu hấp thụ nước với tên thương mại là AMS-1 đã được đăng ký chất lượng tại
Sở NN&PTNT Hà Nội. Nhóm nghiên cứu cũng đã biên soạn và công bố 11 Tiêu
chuẩn cơ sở (TCCS) về đánh giá chất lượng sản phẩm và các quy trình kỹ thuật
hướng dẫn sử dụng sản phẩm cho các đối tượng cây trồng khác nhau.
Ngoài các kết quả nghiên cứu và triển khai công nghệ, sản xuất kinh
doanh kể trên, Dự án cũng tham gia đào tạo đại học và Sau đại học, công bố 7
công trình khoa học, tham gia các hoạt động triển lãm, quảng bá sản phẩm và
xúc tiến thương mại.
Các kết quả cụ thể của Dự án sẽ được trình bày trong Báo cáo tổng kết
khoa học và kỹ thuật, Báo cáo tóm tắt và các báo cáo khác.
mở đầu
Trong nông nghiệp, nước và phân bón là hai yếu tố vô cùng quan trọng
quyết định đến năng suất, chất lượng nông sản và độ phì nhiêu của đất. Bởi vậy,
từ lâu con người đã chú ý đến việc tưới tiêu và bón phân cho cây trồng, đặc biệt
là các biện pháp cung cấp nước thuận tiện, hiệu quả và kinh tế.
Việt Nam là một nước nông nghiệp có trình độ phát triển chưa cao, năng
suất, chất lượng nông sản vẫn còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết. Nằm
trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu với lượng mưa trung bình năm tương đối
cao, từ 1500-2000mm nhưng hạn hán vẫn thường xuyên xảy ra ở một số nơi, gây
thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, việc tìm ra một biện pháp
giữ ẩm, chống hạn hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp vẫn đang là một vấn đề
cấp bách. Xuất phát từ thực tế đó, năm 2001, Viện Hoá học đã được giao chủ trì
thực hiện đề tài “Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng vật liệu polyme siêu hấp thụ
nước” thuộc Chương trình Khoa học Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước, mã số
KC02.10. Kết thúc đề tài, chúng tui đã chế tạo thành công polyme siêu hấp thụ
nước trên cơ sở tinh bột sắn biến tính, xây dựng được dây chuyền công nghệ chế
tạo polyme này ở quy mô pilot công suất 100kg/ngày. Sản phẩm đã được thử
nghiệm cho nhiều loại cây trồng tại nhiều địa phương và trên nhiều loại đất khác
nhau. Các kết quả đều cho thấy đây là một loại vật liệu mới thân thiện môi
trường, có khả năng giữ ẩm, cải tạo đất và nâng cao năng suất cây trồng. Không
những được sử dụng hiệu quả trong nông nghiệp, polyme siêu hấp thụ nước còn
có nhiều công dụng khác trong đời sống như trang trí, cắm hoa tươi, trồng cây
cảnh...
Với những kết quả đạt được và xuất phát từ nhu cầu thực tế, Viện Hoá học
tiếp tục được Bộ Khoa học và Công nghệ giao chủ trì thực hiện Dự án sản xuất
thử nghiệm cấp Nhà nước, mã số KC02.DA01/06-10 “Hoàn thiện công nghệ
sản xuất vật liệu polyme siêu hấp thụ nước và ứng dụng chúng để giữ ẩm và
cải tạo đất”.
Mục tiêu của Dự án:
+ Hoàn thiện dây chuyền công nghệ hiện có, xây dựng quy trình công
nghệ sản xuất polyme siêu hấp thụ nước công suất 100tấn/năm hoạt động ổn
định nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hơn, giá thành hợp lý, phù hợp với
điều kiện Việt Nam.
+ Sản xuất thử sản phẩm polyme siêu hấp thụ nước, cung cấp sản phẩm
cho các đơn vị có nhu cầu.
+ Tiếp tục thử nghiệm và đề xuất quy trình sử dụng polyme siêu hấp thụ
nước cho các loại cây, trên các loại đất khác nhau.
Nội dung của Dự án:
+ Hoàn thiện qui trình cắt mạch tinh bột sắn bằng natri hypoclorit nhằm
làm giảm khối lượng phân tử, tăng độ phân cực, đáp ứng yêu cầu biến tính.
+ Hoàn thiện công nghệ chế tạo chất giữ ẩm từ tinh bột sắn gồm các giai
đoạn: hồ hoá, trùng hợp ghép vinyl monome lên tinh bột, trùng hợp ghép có mặt
chất tạo lưới, tạo sợi và sấy, nghiền sàng và phân loại sản phẩm.
+ Sản xuất 70 tấn sản phẩm polyme siêu hấp thụ nước và 50 tấn gel màu
sinh học.
+ Phối hợp với các đơn vị thử nghiệm nhằm đưa ra qui trình sử dụng sản
phẩm đối với một số loại cây trồng.
Link download cho anh em ketnooi
You must be registered for see links