mvpr45

New Member

Download miễn phí Đề tài Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất hiện nay





 

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ

VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 2

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN ĐƯỢC THỪA NHẬN TRONG HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 2

1. Khái niệm 2

2. Các yêu cầu của kế toán chi phí và giá thành trong

các doanh nghiệp 3

3. Quán triệt các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận thể hiện trong kế toán chi phí và giá thành sản phẩm 3

a. Nguyên tắc giá phí 4

b. Nguyên tắc nhất quán 4

c. Nguyên tắc thận trọng 4

d. Nguyên tắc phù hợp 4

II. NỘI DUNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH

SẢN PHẨM 5

1. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 5

1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 6

1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 6

1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 7

1.4. Tổng hợp chi phí sản xuất và kết chuyển giá thành sản phẩm 8

2. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ 9

2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 9

2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 9

2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 9

2.4. Tập hợp chi phí sản xuất và kết chuyển giá thành sản phẩm 9

III. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT 10

PHẦN II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KẾ TOÁN CHI PHÍ

VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC

DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT HIỆN NAY 12

I. NHỮNG THÀNH TỰU TRONG CÔNG TÁC KẾ TOÁN 12

II. NHỮNG TỒN TẠI 12

PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 16

I. ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 16

1. Tuân thủ theo những quy định chế độ của Nhà nước

về công tác kế toán 16

2. Tuân theo các nguyên tắc kế toán được thừa nhận 16

3. Cải tiến và hoàn thiện phương pháp xác định và phân bổ chi phí

đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 17

4. Thực hiện công khai báo cáo tài chính 17

5. Thực hiện tiết kiệm 17

II. ĐỐI VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 18

1. Xây dựng hành lang pháp lý phù hợp 18

2. Tăng cường công tác kiểm tra 18

KẾT LUẬN 19

 

 

 

 

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ệc áp dụng các phương pháp kế toán thống nhất từ kì này sang kì khác sẽ cho phép báo cáo tài chính của doanh nghiệp mới có ý nghĩa thực chất mang tính so sánh.
c. Nguyên tắc thận trọng:
Nguyên tắc này đòi hỏi lựa chọn giải pháp ít ảnh hưởng nhất tới vốn chủ sở hữu, doanh thu được ghi nhận khi có chứng cứ chắc chắn, còn chi phí được ghi nhận khi có chứng cứ có thể (chưa chắc chắn).
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải cạnh tranh trên thị trường để tồn tại, phát triển và đứng trước những rủi ro trong kinh doanh. Do vậy, để tăng năng lực của các doanh nghiệp trong việc ứng phó các rủi ro, nguyên tắc thận trọng cần được áp dụng. Một ứng dụng điển hình của nguyên tắc thận trọng là tăng tốc độ khấu hao và trích lập các khoản dự phòng.
Nguyên tắc này cũng đòi hỏi trên Bảng cân đối kế toán, tài sản phải được phản ánh theo giá trị tài sản ròng:
Giá trị tài sản ròng = Giá trị tài sản + Khoản dự phòng.
Các doanh nghiệp được phép trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, dự phòng nợ phải thu khó đòi, và dự phòng giảm giá hàng tồn kho để hạch toán vào chi phí.
d. Nguyên tắc phù hợp:
Theo nguyên tắc này, tất cả các giá phí xuất hiện trong việc tạo ra doanh thu, bất kể là giá phí xuất hiện ở kì nào, nó phải phù hợp với kì mà trong đó doanh thu được ghi nhận. Theo đó, các giá phí có liên hệ trong việc tạo ra các khoản doanh thu của một thời kì là các chi phí của thời kì đó. Các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp được coi là phí tổn thời kì, còn giá vốn của sản phẩm sản xuất ra hàng hoá mua vào được ghi nhận là chi phí thời kì vào kì mà nó được bán. Khi nguyên tắc phù hợp bị vi phạm sẽ làm cho thông tin trên báo cáo tài chính bị sai lệch, có thể làm thay đổi xu hướng phát triển thực của lợi nhuận doanh nghiệp. Điều này có thể gây ra “rủi ro thông tin” cho những người sử dụng thông tin tài chính của doanh nghiệp.
Các nguyên tắc kế toán là căn cứ chủ yếu để định ra các chế độ kế toán, là điều kiện tiền đề của công tác kế toán. Các nguyên tắc kế toán được áp dụng kết hợp với nhau, song tuỳ vào điều kiện thực tế mà có thể chú trọng vào nguyên tắc nào hơn và vận dụng mỗi nguyên tắc tới mức độ nào phù hợp với thực tế của mỗi quốc gia. Kế toán chi phí và giá thành có liên quan trực tiếp và ảnh hưởng rất lớn đến tính trung thực, hợp lí của các thông tin trên báo cáo tài chính, vì thế trong xu thế quốc tế hoá nói chung, trong công tác kế toán quán triệt của nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận càng trở nên cần thiết để kế toán thực sự trở thành “ngôn ngữ kinh doanh”.
ii. nội dung hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm:
1. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên:
Tài khoản sử dụng:
+ TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.
Kết cấu:
Bên Nợ: tập hợp trị giá nguyên vật liệu sử dụng vào sản xuất.
Bên Có: - trị giá nguyên vật liệu không dùng hết trả lại nhập kho.
- kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang tài khoản liên quan để tính giá thành sản phẩm.
TK 621 cuối kì không có số dư.
+ TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”.
Kết cấu:
Bên Nợ: tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
Bên Có: kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang tài khoản liên quan để tính giá thành sản phẩm.
TK 622 cuối kì không có số dư.
+ TK 627 “Chi phí sản xuất chung”.
Kết cấu:
Bên Nợ: tập hợp chi phí sản xuất chung.
Bên Có: kết chuyển chi phí sản xuất chung phân bổ cho các đối tượng sang tài khoản có liên quan.
TK 627 cuối kì không có số dư.
+ TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.
Kết cấu:
Bên Nợ: tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kì.
Bên Có: - các khoản thu được ghi giảm chi phí sản xuất,
- giá thành thực tế của sản phẩm đã sản xuất.
Dư nợ: Chi phí sản xuất dở dang trong kì.
Các doanh nghiệp khi vận dụng TK 154 phải mở chi tiết cho từng đối tượng tổng hợp chi phí sản xuất như phân xưởng sản xuất, loại sản phẩm.
1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
- Khi xuất nguyên vật liệu sử dụng phục vụ cho sản xuất:
Nợ 621 trị giá nguyên vật liệu
Có 152 xuất dùng
- Mua nguyên vật liệu đưa thẳng vào bộ phận sản xuất (không qua nhập kho):
+ Sản xuất sản phẩm chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ:
Nợ 621 giá mua nguyên liệu chưa có VAT
Nợ 133 thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
Có 331, 112,111, 141 tổng số tiền theo giá thanh toán
+ Sản xuất sản phẩm không thuộc đối tượng chịu VAT hay chịu VAT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ 621 trị giá nguyên liệu theo
Có 331, 112, 111, 141 giá thanh toán
- Trường hợp có nguyên vật liệu không dùng hết trả lại nhập kho:
Nợ 152 trị giá nguyên vật liệu
Có 621 nhập kho
- Cuối kì kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (trị giá nguyên vật liệu thực tế đã sử dụng sản xuất sản phẩm):
Nợ 154 chi phí nguyên vật liệu
Có 621 trực tiếp
* Đối với các doanh nghiệp sản xuất có phế liệu thu hồi do việc sử dụng nguyên vật liệu có thể ghi giảm chi phí nguyên vật liệu ngay trên TK 621
Nợ 152 trị giá phế liệu
Có 621 thu hồi
1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
- Tính tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất:
Nợ 622 tiền lương
Có 334
- Tính trích các khoản theo lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất:
Nợ 622
Có 3382 kinh phí công đoàn
Có 3383 bảo hiểm xã hội (19%)
Có 3384 bảo hiểm y tế
- Tính trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất:
Mức trích trước tiền lương = Tổng số tiền lương nghỉ phép theo KH (năm)
nghỉ phép tháng 12
Nợ 622 trích trước tiền lương nghỉ phép
Có 335 của công nhân
- Doanh nghiệp phải thuê nhân công bên ngoài sử dụng phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất:
Nợ 622 tiền thuê nhân công
Có 3388 bên ngoài
- Cuối kì kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK154 để tính giá thành sản phẩm:
Nợ 154 chi phí nhân công
Có 622 trực tiếp
1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung:
- Khi phát sinh các khoản chi phí thuộc phạm vi chi phí sản xuất chung, kế toán ghi vào bên Nợ TK 627. Tuỳ theo từng khoản chi phí mà ghi Có TK có liên quan.
- Tính tiền lương phải trả nhân viên quản lí phân xưởng:
Nợ 627 tiền lương
Có 334
- Tính trích các khoản phải trả nhân viên quản lí phân xưởng:
Nợ 627
Có 3382 các khoản trích
Có 3383 theo lương
Có 3384
- Xuất vật liệu và công cụ công cụ (loại phân bổ 1 lần) sử dụng phục vụ cho quản lí phân xưởng, phục vụ trực tiếp cho sản xuất:
Nợ 627 trị giá vật liệu, công cụ, công cụ
Có 152, 153 xuất dùng
- Xuất dùng công cụ công cụ loại phân bổ nhiều lần:
+ Khi xuất dùng:
Nợ 142 trị giá công cụ công cụ
Có 153 xuất dùng
+ Hàng tháng phân bổ chi phí mức phân bổ hàng tháng:
Nợ 627
Có 142
- Tính khấu hao TSCĐ sử dụng phục vụ trực tiếp cho sản xuất:
Nợ 627 khấu hao
Có 214 TSCĐ
Nợ 009 số khấu hao đã tính
- Khi có các chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất (điện, nước, điện thoại,...):
+ Sản xuất sản phẩm chịu VAT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ 627 chi phí th...

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top