pe_fuc_map

New Member

Download miễn phí Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên Vật Liệu tại Trung tâm phát triển công nghệ lâm sản





MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ LÂM SẢN 3

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm công nghệ lâm sản 3

1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của trung tâm phát triển công nghệ lâm sản: 4

1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Trung tâm phát triển công nghệ lâm sản : 8

1.4. Đặc điểm công tác kế toán của trung tâm phát triển công nghệ lâm sản 9

1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 9

1.4.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán của trung tâm công nghệ phát triển lâm sản : 12

PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KỂ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ LÂM SẢN 16

2.1. Đặc điểm quản lý và sử dụng nguyên vật liệu tại trung tâm. 16

2.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu 16

2.1.2. Chính sách quản lý nguyên vật liệu 16

2.1.3. Phân loại vật liệu: 18

2.1.4. Nguồn mua nguyên vật liệu của trung tâm: 19

2.1.5. Mục đích sử dụng nguyên vật liệu của trung tâm: 20

2.2. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu tại trung tâm: 20

2.2.1 Đối với vật liệu nhập kho: 20

2.2.2 Đối với vật liệu thuê ngoài gia công chế biến nhập kho: 21

2.2.3 Đối với vật liệu xuất kho: 22

2.3. Thủ tục xuất - nhập kho. 22

2.3.1 Đối với vật liệu nhập kho: 22

2.4. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại trung tâm: 28

2.4.1. Tại phòng kế toán 29

2.4.2. Tại kho: 29

2.5. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại trung tâm phát triển công nghệ lâm sản: 29

2.5.1. Tài khoản sử dụng cho công tác kế toán vật liệu tại trung tâm công nghệ lâm sản. 29

2.5.2. Quy trình ghi sổ tổng hợp. 29

PHẦN III: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ LÂM SẢN 29

3.1 Nhận xét về công tác kế toán NVL tai Trung tâm phát triển công nghệ lâm sản: 29

3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Trung tâm phát triển công nghệ lâm sản: 29

3.2.1- Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho 29

3.2.2- Về phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu: 29

3.2.3- Về việc sử dụng Tài khoản: 29

KẾT LUẬN 29

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nh cấu thành sản phẩm là các hoá chất như : CuSO4, Na2SiF6, H3PO4, K2Cr2O7.....sau khi đã được pha chế theo tỷ lệ nhất định và qua một vài khâu trung gian để tạo thành sản phẩm. Chính vì vậy mà tại trung tâm việc quản lý nguyên vật liệu đòi hỏi phải có một chính sách quản lý thích hợp nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi.
2.1.2. Chính sách quản lý nguyên vật liệu
Hiện nay nền sản xuất ngày càng mở rộng và phát triển trên cơ sở thoả mãn không ngừng nhu cầu vật chất và văn hóa của mọi tầng lớp trong xã hội. Việc sử dụng nguyên vật liệu một cách hợp lý, có kế hoạch ngày càng được coi trọng. Công tác quản lý nguyên vật liệu là nhiệm vụ của tất cả mọi người nhằm tăng hiệu quả kinh tế cao mà hao phí lại thấp nhất. Công việc hạch toán nguyên vật liệu, công cụ công cụ ảnh hưởng và quyết định đến việc hạch toán giá thành, cho nên để đảm bảo tính chính xác của việc hạch toán giá thành thì trước hết cũng phải hạch toán nguyên vật liệu chính xác.
Để làm tốt công tác hạch toán nguyên vật liệu trên đòi hỏi chúng ta phải quản lý chặt chẽ ở mọi khâu từ thu mua, bảo quản tới khâu dự trữ và sử dụng. Trong khâu thu mua nguyên vật liệu phải được quản lý về khối lượng, quy cách, chủng loại, giá mua và chi phí thu mua, thực hiện kế hoạch mua theo đúng tiến độ, thời gian phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ phận kế toán - tài chính cần có quyết định đúng đắn ngay từ đầu trong việc lựa chọn nguồn nguyên vật liệu, thời hạn cung cấp, phương tiện vận chuyển và nhất là về giá mua, cước phí vận chuyển, bốc dỡ cần dự toán những biến động về cung cầu và giá cả nguyên vật liệu trên thị trường để đề ra biện pháp thích ứng. Đồng thời thông qua thanh toán kế toán cần kiểm tra lại giá mua nguyên vật liệu, các chi phí vận chuyển và tình hình thực hiện hợp đồng của người bán nguyên vật liệu. Việc tổ chức tổ kho tàng, bến bãi thực hiện đúng chế độ bảo quản đối với từng loại nguyên vật liệu,tránh hư hỏng, mất mát, hao hụt, đảm bảo an toàn cũng là một trong các yêu cầu quản lý nguyên vật liệu. Trong khâu dự trữ đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định được mức dự trữ tối đa, tối thiểu để đảm bảo cho quá trình sản xuất được bình thường, không bị ngừng trệ, gián đoạn do việc cung cấp nguyên vật liệu không kịp thời hay gây đọng vốn do dự trữ quá nhiều.
Sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở định mức tiêu hao và dự toán chi phí có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhằm tăng lợi nhuận, tăng tích luỹ cho trung tâm. Do vậy trong khâu sử dụng cẩn phải tổ chức tốt việc ghi chép, phản ánh tình hình xuất vật liệu, đúng trong sản xuất kinh doanh. Định kỳ tiến hành việc phân tích tình hình sử dụng vật liệu, cũng là những khoản chi phí vật liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến tăng hay giảm chi phí vật liệu cho một đơn vị sản phẩm, khuyến khích việc phát huy sáng kiến cải tiến, sử dụng tiết kiệm vật liệu, tận dụng phế liệu
Tóm lại, quản lý vật liệu, từ khâu thu mua, bảo quản, dự trữ, sử dụng vật liệu là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý doanh nghiệp luôn được các nhà quản lý quan tâm.
2.1.3. Phân loại vật liệu:
Trong các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu bao gồm rất nhiều loại khác nhau, đặc biệt là trong ngành nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học cơ bản với nội dung kinh tế và chức năng lý hoá học khác nhau. Để có thể quản lý chặt chẽ và tổ chức hạch toán chi tiết tới từng loại nguyên vật liệu, phục vụ cho kế hoạch quản trị cần thiết phải tiến hành phân loại nguyên vật liệu.
Trước hết đối với nguyên vật liệu, căn cứ vào nội dung kinh tế, vai trò của chúng trong quá trình sản xuất, căn cứ vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp thì nguyên vật liệu được chia thành các loại sau:
+ Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chủ yếu trong sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành lên thực thể chính của sản phẩm đó là các loại hoá chất như: CuSO4, Na2SiF6, H3PO4, K2Cr2O7.....
Trong lĩnh vực khoa học công nghệ và ứng dụng sinh học các loại vây liệu này đều là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành lên sản phẩm của sản xuất, các sản phẩm có sự khác nhau về tính chất hoá học. Các vật liệu được pha chế tạo nên sản phẩm của ngành công nghệ chế biến được sử dụng trong khoa học ứng dụng tạo lên sản phẩm như thuốc diệt mối PMC90, PMS 100, thuốc sử lí gỗ XM5, LN5
+ Vật liệu phụ: Là những loại nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm. Nguyên vật liệu phụ chỉ tác dụng phụ trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm: Làm tăng chất lượng vật liệu chính và sản phẩm, phục vụ cho công tác sản xuất, cho nhu cầu công nghệ kỹ thuật bao gói sản phẩm: dầu, mỡ, nilon phục vụ cho quá trình sản xuất.
+ Nhiên liệu: Về thực thể là một loại vật liệu phụ, nhưng có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong qúa trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho qúa trình chế tạo sản phẩm có thể diễn ra bình thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, khí, rắn như: xăng, dầu, than củi, hơi đốt dùng để phục vụ cho công nghệ sản xuất sản phẩm, cho các phương tiện máy móc, thiết bị hoạt động.
+ Phụ tùng thay thế: Là những loại vật tư, sản phẩm dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ công cụ sản xuất
+ Phế liệu: Phế liệu thu hồi: Vỏ bao, nilon. . .
2.1.4. Nguồn mua nguyên vật liệu của trung tâm:
Trung tâm phát triển công nghệ lâm sản có địa bàn hoạt động rộng dải dọc từ Bắc vào Nam nên vật liệu của xí nghiệp chính do trung tâm mua và được bảo quản tại kho của của trung tâm, tuỳ theo yêu cầu của công trình mà vật liệu chính có thể được chuyển vào văn phòng thay mặt để thuận tiện cho việc thi công các công trình ở phía nam. Còn đối với vật liệu phụ thì khi nào phát sinh công trình thì bộ phận cử nhân viên đi mua cho từng công trình.
Vật liệu của trung tâm được nhập kho theo các nguồn sau:
- Nguyên vật liệu mua ngoài
- Vật liệu thừa nhập kho
- Phế liệu thu hồi
Nguồn cung cấp vật liệu mua ngoài chủ yếu được lấy từ các đơn vị đã có mối quan hệ mua bán lâu dài với doanh nghiệp như sau:
- Công ty TNHH hoá nông hợp trí
- Công ty TNHH thương mại vật tư cường thịnh
- Công ty TNHH an phú
......
Vật liệu của xí nghiệp mua về có thể được thanh toán bằng séc, tiền mặt hay ngân phiếu.
2.1.5. Mục đích sử dụng nguyên vật liệu của trung tâm:
Do đặc điểm của trung tâm chuyên hoạt động về linh vực khoa học với mục đích nghiên cứu và ứng dụng khoa học, trong lĩnh vực bảo quản lâm sản, phòng chống mối và các côn trùng gây hại khác cho các công trình kiến trúc, di tích văn hoá, chinh vì thế mà nguyên vật liệu của trung tâm la các hoá chất như: CuSO4, Na2SiF6, H3PO4, K2Cr2O7.....để sản xuất thuốc dùng cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học.
2.2. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu tại trung tâm:
Đánh gía vật liệu là dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị vật liệu theo những nguyên...

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top