daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................................2
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.......................................................................................3
4. Đóng góp của đề tài..........................................................................................................3
5. Bố cục của luận văn .........................................................................................................3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ
KIỂM TRA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP................................................................................................4
1.1. Những nội dung cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp và kiểm tra thuế
thu nhập doanh nghiệp ...................................................................................4
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp .................................4
1.1.2. Nội dung của thuế thu nhập doanh nghiệp........................................................5
1.2. Kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp ................................................................13
1.2.1. Khái niệm kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp ............................................13
1.2.2. Đặc điểm của kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp.......................................13
1.2.3. Vai trò của công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp.............................14
1.2.4. Nội dung kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp..............................................15
1.2.5. Quy trình kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp..............................................21
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp..............24
1.3.1. Nhân tố thuộc về môi trƣờng bên trong ..........................................................24
1.3.2. Nhân tố thuộc về môi trƣờng bên ngoài..........................................................27
1.4. Bài học kinh nghiệm quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp................................27
1.4.1. Bài học kinh nghiệm tại Cục Thuế thành phố Hải Phòng...............................28
1.4.2. Bài học kinh nghiệm tại Cục Thuế tỉnh Điện Biên.........................................28
1.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn ....................................30
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................32
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................32
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................32
2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu ....................................................................................32
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin ......................................................................32
2.2.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu ........................................................................35
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.......................................................................37
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BẮC KẠN......................................................................................38
3.1. Giới thiệu về tỉnh Bắc Kạn và Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn.....................................38
3.1.1. Giới thiệu về tỉnh Bắc Kạn..............................................................................38
3.1.2. Giới thiệu về Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn.............................................................42
3.2. Thực trạng công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn......................................................46
3.2.1. Kế hoạch kiểm tra thuế ...................................................................................46
3.2.2. Kết quả kiểm tra tại trụ sở của Cơ quan thuế..................................................51
3.2.3. Kết quả kiểm tra tại trụ sở của doanh nghiệp..................................................54
3.3. Phân tích kết quả khảo sát..................................................................................66
3.3.1. Đặc điểm đối tƣợng khảo sát...........................................................................66
3.3.2. Kiểm định dữ liệu khảo sát .............................................................................68
3.3.3. Phân tích nhân tố tác động tới kết quả công tác kiểm tra thuế thu nhập
doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn ....................................................70
3.3.4. Phân tích mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố tới kết quả công tác kiểm
tra thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn ........................71
3.3.5. Đánh giá của nhân viên Cục Thuế với các yếu tố ảnh hƣởng tới kết quả
công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn.....73
3.3.6. Đánh giá của các doanh nghiệp về công tác kiểm tra thuế thu nhập
doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn ....................................................82
3.4. Những điểm mạnh và đánh giá khái quát hạn chế trong công tác kiểm tra
thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn .............................88
3.4.1. Kết quả đạt đƣợc .............................................................................................88
3.4.2. Một số tồn tại và hạn chế ................................................................................88
3.4.3. Nguyên nhân điểm yếu....................................................................................89
Chƣơng 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN ................................................................91
4.1. Định hƣớng phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Bắc Kạn và nhiệm vụ của
Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015- 2020.............................................91
4.1.1. Định hƣớng phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Bắc Kạn.......................................91
4.1.2. Định hƣớng về nhiệm vụ chung của Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn ..............................93
4.2. Định hƣớng về công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp .........................93
4.3. Các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp tại
Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn................................................................................94
4.3.1. Hệ thống hóa các văn bản pháp quy về quản lý thuế và thuế thu nhập
doanh nghiệp ................................................................................................94
4.3.2. Kiện toàn bộ máy kiểm tra thuế của Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn.........................94
4.3.3. Xác định rõ nội dung kiểm tra về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với
các doanh nghiệp..........................................................................................97
4.3.4. Xây dựng kế hoạch kiểm tra và đột xuất ........................................................97
4.3.5. Tuyên truyền và phổ biến nghĩa vụ, quyền lợi và hình thức xử lý về
pháp luật thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn .........108
4.3.6. Phối hợp với các tổ chức chính quyền đoàn thể trên địa bàn........................109
4.4. Kiến nghị..........................................................................................................110
4.4.1. Kiến nghị đối với Tổng cục Thuế .................................................................110
4.4.2. Kiến nghị đối với Nhà nƣớc..........................................................................110
KẾT LUẬN .....................................................................................................................112
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................113
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986), đất nƣớc ta
triển khai thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng trên mọi lĩnh vực kinh tế xã hội.
Trong lĩnh vực tài chính, nhà nƣớc đã tiến hành cải cách hệ thống thuế nhằm đáp
ứng yêu cầu phát triển các thành phần kinh tế một cách bình đẳng trong quá trình
sản xuất kinh doanh. Hệ thống quản lý thuế đã xây dựng và không ngừng đƣợc kiện
toàn, đảm bảo thực thi các luật thuế trong cả nƣớc. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy
quản lý thuế ngày càng đƣợc nâng cao. Nhờ vậy, chính sách thuế của Nhà nƣớc ta
đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế, xã hội. Số thu từ thuế, phí đã trở
thành nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nƣớc, năm sau cao hơn năm trƣớc, nhất
là các năm gần đây và đã góp phần đảm bảo công bằng xã hội, tạo môi trƣờng cạnh
tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong cơ chế thị trƣờng.
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nƣớc, là công cụ quan trọng để
điều tiết vĩ mô nền kinh tế, góp phần đảm bảo công bằng xã hội, kích thích sản xuất
kinh doanh phát triển. Điều đó đòi hỏi Nhà nƣớc phải quan tâm đến thuế và hoàn
thiện các biện pháp quản lý và thu thuế. Nhà nƣớc sử dụng thuế là công cụ để tác
động vào nền kinh tế thông qua việc xác định đúng nguyên tắc và phƣơng pháp tính
thuế để thực hiện công bằng, đạt hiệu quả kinh tế.
Trong hệ thống chính sách thuế hiện hành của Việt Nam, thuế thu nhập doanh
nghiệp (TNDN) là một trong những sắc thuế có vai trò đặc biệt quan trọng không
chỉ là công cụ rất mạnh của Nhà nƣớc trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế, khuyến
khích đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh (SXKD) phát triển mà còn có ý nghĩa
đóng góp số thu lớn cho ngân sách và đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách Nhà
nƣớc (NSNN) hàng năm. Mức thuế cao hay thấp áp dụng cho các chủ thể thuộc đối
tƣợng nộp thuế TNDN là khác nhau, điều đó phụ thuộc vào quan điểm điều tiết thu
nhập và phân phối thu nhập của quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Về cơ chế quản lý thuế, từ khi Luật Quản lý thuế có hiệu lực thì cơ quan thuế
(CQT) thực hiện quản lý thuế theo chức năng, ngƣời nộp thuế (NNT) thực hiện cơ
chế tự khai, tự tính, tự nộp và tự chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về các khoản kê
khai của mình, điều đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng gian lận về thuế,
trốn thuế TNDN ngày càng phổ biến dƣới nhiều hình thức tinh vi, khó phát hiện
nhƣ kê khai thiếu doanh thu, khai chi phí quá cao làm giảm thu nhập chịu thuế, khai
lỗ về kết quả SXKD hàng năm là khá phổ biến; tình trạng lợi dụng kẽ hở của chính
sách, chế độ, dựa vào tính chất phức tạp trong hoạt động SXKD để khai sai, trốn
thuế, gian lận thuế, chậm nộp thuế… dẫn đến số thuế TNDN bị thất thoát ngày càng
lớn. Hơn nữa, công tác kiểm tra thuế nói chung và công tác kiểm tra thuế TNDN nói
riêng còn nhiều hạn chế, chƣa theo kịp với tình hình thực tiễn, hiệu quả từ việc kiểm
tra thuế TNDN hàng năm của CQT đối với doanh nghiệp (DN) đạt còn thấp; bộ
phận kiểm tra xử lý vi phạm về thuế còn quá nhỏ so với yêu cầu quản lý thuế, cơ
chế quản lý thuế và kiểm tra thuế; cơ sở vật chất phục vụ công tác kiểm tra thuế
chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn, các hành vi vi phạm pháp luật thuế của
DN trong thời gian qua không chỉ riêng kiểm tra thuế phát hiện, xử lý mà còn do
các cơ quan chức năng liên quan nhƣ: Kiểm toán Nhà nƣớc, Công an phát hiện số
tiền thuế khai sai, gian lận thuế, trốn thuế tƣơng đối lớn. Vì vậy, việc hoàn thiện
công tác kiểm tra thuế TNDN là một đòi hỏi cấp thiết, là nhiệm vụ trọng tâm trong
công tác kiểm tra của Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn hiện nay. Đi sâu vào
nghiêm cứu công tác kiểm tra thuế TNDN sẽ góp phần làm lành mạnh hóa hoạt
động tài chính, tăng cƣờng tính hiệu lực, hiệu quả của chính sách thuế. Với lý do
đó, tui chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp
đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn” làm luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ kinh tế với mong muốn giải quyết đƣợc những vấn đề đang tồn tại hiện nay
cả về lý luận và thực tiễn, góp phần hoàn thiện công tác kiểm tra thuế TNDN tại
tỉnh Bắc Kạn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu bao trùm của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác
kiểm tra thuế TNDN đối với các DN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, đề xuất giải pháp
nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra thuế TNDN đối với các doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá về cơ sở lý luận và thực tiễn công tác kiểm tra thuế
TNDN đối với các DN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác kiểm tra thuế TNDN đối với các DN
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong những năm gần đây (2012 - 2014)
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra thuế
TNDN đối với các DN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động kiểm tra thuế TNDN đối với các DN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; cán
bộ quản lý; cán bộ, công chức liên quan đến kiểm tra thuế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Về thời gian: Từ năm 2012 đến năm 2014.
- Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động kiểm tra thuế TNDN đối với
các DN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn do Phòng Kiểm tra Thuế - Cục Thuế tỉnh Bắc
Kạn thực hiện.
4. Đóng góp của đề tài
Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là
tài liệu giúp Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch kiểm tra thuế TNDN đối với các
DN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020 có cơ sở khoa học.
Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống, những giải pháp chủ yếu
hoàn thiện công tác kiểm tra thuế TNDN đối với các DN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có
ý nghĩa thiết thực với tỉnh Bắc Kạn và đối với các địa phƣơng có điều kiện tƣơng tự.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận. Luận văn gồm 4 chƣơng với nội dung:
Chương 1. Tổng quan về thuế thu nhập doanh nghiệp và kiểm tra thuế thu
nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp.
Chương 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chương 3. Thực trạng công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với
các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Chương 4. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp
đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ KIỂM TRA
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Những nội dung cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp và kiểm tra thuế
thu nhập doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp
* Thuế
Cho đến nay trong các sách báo kinh tế trên thế giới vẫn chƣa có thông nhất
tuyệt đối về khái niệm thuế. Đứng trên các góc độ khác nhau theo các quan điểm
của các nhà kinh tế khác nhau thì có định nghĩa về thuế khác nhau.
Theo nhà kinh tế học Gaston Jeze, 1985. Tài chính công: đƣa ra một định
nghĩa tƣơng đối cổ điển về thuế: “Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính
chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho Nhà nƣớc
thông qua con đƣờng quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà nƣớc.”
Trên góc độ phân phối thu nhập: “Thuế là hình thức phân phối và phân phối
lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành các quỹ tiền tệ tập
trung của Nhà nƣớc để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc.”
Trên góc độ ngƣời nộp thuế: “Thuế là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ
chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nƣớc theo luật định để đáp ứng
nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc.”
Theo từ điển tiếng việt: “Thuế là khoản tiền hay hiện vật mà ngƣời dân hoặc
các tổ chức kinh doanh, tuỳ theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp… buộc phải nộp
cho Nhà nƣớc theo mức quy định.”
Từ các định nghĩa trên của thuế, có thể nêu lên khái niệm tổng quát về thuế là:
“Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nƣớc
theo mức độ và thời hạn đƣợc pháp luật quy định, không mang tính chất hoàn trả
trực tiếp, nhằm sử dụng cho mục đích chung toàn xã hội.”
* Thuế thu nhập
Chƣơng 4
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BẮC KẠN
4.1. Định hướng phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Bắc Kạn và nhiệm vụ của
Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015- 2020
4.1.1. Định hướng phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Bắc Kạn
Khoa học, công nghệ phát triển rất nhanh cùng với toàn cầu hoá và hội nhập
quốc tế ngày càng sâu rộng tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế- xã
hội của các tỉnh thành trong cả nƣớc. Nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội
chủ nghĩa đang ngày càng hoàn thiện, không chỉ tạo ra môi trƣờng phát triển cho
các DN mà còn phát sinh sự cạnh tranh theo cơ chế thị trƣờng giữa các DN, các tỉnh
với nhau. Từ đó cũng mang lại những thời cơ và thách thức đối với công cuộc phát
triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn từ năm 2015- 2020.
Định hƣớng phát triển kinh tế tập trung vào một số nội dung sau:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng
nhanh dần tỷ trọng các ngành: công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là du lịch và thƣơng
mại. Trong đó ngành nông nghiệp đƣợc phát triển với mũi nhọn là ngành chăn nuôi
đƣợc hình thành trên một nền nông nghiệp sạch, công nghệ tiên tiến và áp dụng
rộng rãi công nghệ sinh học; ngành công nghiệp phát triển nhanh trên cơ sở đẩy
mạnh công nghiệp chế biến; ngành dịch vụ phát triển với tỷ trọng GTGT cao. Tỷ
trọng ngành công nghiệp- xây dựng chiếm 31%, các ngành dịch vụ chiếm 34%,
ngành nông, lâm nghiệp chiếm 35% vào năm 2015 và tỷ trọng tƣơng ứng đạt 41%-
30%- 29% vào năm 2020.
- Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách khoảng 11- 12% vào năm 2015 và 12-
12,5% vào năm 2020.
- Tổng nhu cầu đầu tƣ xã hội giai đoạn 2011- 2015 theo giá thực tế khoảng 22
nghìn tỷ đồng; giai đoạn 2016- 2020 khoảng 50 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng vốn đầu
tƣ bình quân hằng năm giai đoạn 2011- 2015 đạt khoảng 34% và giai đoạn 2016-
2020 đạt khoảng 32%.
Tập trung một vào một số ngành:
1. Phát triển ngành nông, lâm, thủy sản
Phấn đấu tốc độ tăng trƣởng của ngành nông, lâm, thuỷ sản giai đoạn 2011 -
2015 đạt 8,0%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 7,0%/năm. Tỷ trọng ngành nông,
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top