Download miễn phí Đề tài Hoàn thiện công tác quản lý đất đai trong quá trình đô thị hoá ở tỉnh Bắc Ninh từ nay đến năm 2010
Lời nói đầu 1
Chương I: Vai trò của đất đai đối với sự phát triển đô thị và sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất đai trong quá trình đô thị hoá 4
I- Khái quát chung về đất đai trong quá trình đô thị hoá 4
1. Khái niệm và đặc điểm của đô thị hoá 4
1.1. Khái niệm 4
1.2. Các loại hình đô thị hoá. 4
1.3. Đặc điểm của đô thị hoá 5
2. Đặc điểm, phân loại và vai trò của đất đai 5
2.1. Đặc điểm của đất đai 5
2.2. Phân loại đất đai 7
2.3. Vai trò của đất đai 8
3. Những yếu tố tác động đến quản lý đất đai ở đô thị trong quá trình đô thị hoá 10
3.1. Đất đai được sử dụng theo quy hoạch và kế hoạch của nhà nước 10
3.2. Sự gia tăng giá đất trong quá trình đô thị hoá 11
3.3. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất 11
3.4. Hệ quả của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai trong quá trình đô thị hoá đến sự thay đổi đời sống kinh tế- xã hội 12
II. Sự ảnh hưởng của đô thị hoá tới tình hình sử dụng đất đai. 13
1. Luật sửa đổi bổ sung một số điều về Luật đất đai gây ảnh hưởng lớn đến vấn đề sử dụng đất đai 13
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 13
3. Sự di dân từ nông thôn ra thành thị 14
4. Sự thay đổi trong công tác quản lý hành chính 15
4.1. Biến động ranh giới các đơn vị hành chính 15
4.2. Bộ máy quản lý hành chính thay đổi. 15
III. Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai. 15
1. Khái niệm, nhiệm vụ và quyền hạn của quản lý nhà nước về đất đai 15
1.1. Khái niệm 15
1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn quản lý đất đai của nhà nước 15
2. Nội dung của quản lý nhà nước về đất đai 18
3. Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất đai trong quá trình đô thị hoá 21
3.1. Tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất đai là một đòi hỏi tất yếu trong quá trình đô thị hoá. 21
3.2. Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất đai nhằm thực hiện được các quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. 22
3.3. Tăng cường công tác quản lý đất đai nhằm làm tăng hiệu quả sử dụng đất. 23
Chương II: Thực trạng về công tác quản lý và sử dụng đất đai trong quá trình đô thị hoá ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997- 2002. 25
I- Điều kiện tự nhiên, KTXH của tỉnh ảnh hưởng đến việc quản lý đất đai. 25
1. Lịch sử hình thành tỉnh Bắc Ninh 25
2. Điều kiện tự nhiên 26
2.1. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính 26
2.2. Đặc điểm về địa chất, địa hình và thuỷ văn với việc sử dụng đất đai 26
2.3. Khí hậu đối với việc sử dụng đất 27
3. Sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh ảnh hưởng đến việc quản lý và sử dụng đất đai 28
4. Tiềm năng đất đai và khái quát về tình hình sử dụng đất đai của tỉnh Bắc Ninh 30
4.1. Khái quát chung 30
4.2. Tiềm năng đất đai cho phát triển các ngành và lĩnh vực 32
II- Thực trạng quản lý đất đai trong quá trình đô thị hoá 33
1. Những thay đổi về công tác quản lý đất đai của tỉnh 33
1.1. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều về quản lý đất đai của nhà nước 33
1.2. Đánh giá tình hình thực hiện pháp luật đất đai của tỉnh Bắc Ninh 34
2. Công tác quản lý đất đai của tỉnh Bắc Ninh trong thời gian vừa qua 37
2.1. Về công tác điều tra khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính 38
2.2. Công tác đăng lý thống kê, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 38
2.3. Công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất 39
2.4. Công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất 39
2.5. Công tác xây dựng văn bản 39
2.6. Công tác thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại và tranh chấp đất đai 39
2.7. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ địa chính. 40
3. Những thành tựu đạt được, hạn chế trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai ở tỉnh Bắc Ninh 40
3.1. Thành tựu đạt được 40
3.2. Một số tồn tại của trong công tác quản lý đất đai ở Tỉnh Bắc Ninh 41
III- Thực trạng sử dụng đất đai trong quá trình đô thị hoá ở tỉnh Bắc Ninh trong thời gian vừa qua và sự ảnh hưởng đến đất đai 43
1. Thực trạng đô thị hoá ở tỉnh Bắc Ninh 43
2. Hiện trạng sử dụng đất đai và sự ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến đất đai. 44
2.1. Hiện trạng sử dụng đất đai 44
2.2. Sự ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến đất đai. 47
Chương III: Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng đất đai trong quá trình đô thị hoá ở tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010 50
I- Những mục tiêu đô thị hoá và cơ cấu sử dụng đất đai của Bắc Ninh đến năm 2010 50
1. Định hướng và mục tiêu của tỉnh 50
1.1. Cơ sở của định hướng và mục tiêu 50
1.2. Định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010. 51
1.3. Mục tiêu của quy hoạch phát triển KTXH của tỉnh đến năm 2010 52
2. Dự báo về quá trình đô thị hoá ở tỉnh Bắc Ninh từ nay đến 2010 54
2.1. Thị xã Bắc Ninh 54
2.2. Thị trấn Từ Sơn 55
2.3. Phát triển một số thị trấn 55
3. Quy hoạch sử dụng đất đai của Bắc Ninh đến năm 2010 56
3.1. Quy hoạch sử dụng đất đai đô thị đến năm 2010 56
3.2. Quan điểm khai thác và sử dụng đất đai của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010 57
II- Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng đất đai trong quá trình đô thị hoá ở Tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010 59
1. Đẩy nhanh công tác quy hoạch đô thị và kế hoạch sử dụng đất đai 59
2. Đổi mới công tác quản lý đất đai trong quá trình đô thị hoá ở tỉnh Bắc Ninh 61
2.1. Về chế độ sử dụng đất. 62
2.2. Tăng cường trật tự, kỷ cương trong quản lý đất đai. 63
2.3. Các biện pháp cụ thể cần được thực hiện trong công tác quản lý đất đai. 64
3. áp dụng mô hình quản lý đất đai theo cách có bồi hoàn 66
3.1. Thực hiện việc sử dụng đất đai có bồi hoàn 66
3.2. Phát triển thị trường quyền sử dụng đất đô thị. 66
4. Hình thành mô hình thị tứ tại các làng xã ở trong tỉnh. 67
4.1. Mô hình thị tứ làng xã 67
4.2. Công tác thực thi chính sách 69
4.3. Về công tác tổ chức hành chính 69
5. Đẩy nhanh công tác đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) 70
5.1. Hoàn thiện bộ máy chính sách 70
5.2. Công tác tuyên truyền vận động 71
5.3. Công tác tái định cư cần được chú trọng trong quá trình đô thị hoá. 72
III. Một số kiến nghị đối với nhà nước 74
1. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện Luật đất đai 74
2. Một số kiến nghị về chính sách phát triển nhà ở sau năm 2002. 75
2.1. Chính sách về đất đai xây dựng nhà ở 75
2.2. Chính sách về vốn 76
2.3. Chính sách giải phóng mặt bằng 76
2.4. Chính sách cho các đối tượng sử dụng nhà ở 77
3. Nhà nước chủ động tổ chức thị trường bất động sản, trong đó có đất đai 78
4. Thúc đẩy nhanh việc hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài. 78
5. Nhà nước thực hiện tổng kiểm kê toàn bộ đất đai, nhà ở do khu vực kinh tế nhà nước quản lý và sử dụng. 79
Kết luận 80
Tài liệu tham khảo 81
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-08-01-de_tai_hoan_thien_cong_tac_quan_ly_dat_dai_trong_qua_trinh_d.B1V1g9rSHH.swf /tai-lieu/de-tai-hoan-thien-cong-tac-quan-ly-dat-dai-trong-qua-trinh-do-thi-hoa-o-tinh-bac-ninh-tu-nay-den-nam-2010-78866/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
2. Công tác quản lý đất đai của tỉnh Bắc Ninh trong thời gian vừa qua
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá, song song với nó là quá trình đô thị hoá, bộ mặt đô thị và nông thôn đã có nhiều thay đổi, nhu cầu sử dụng đất cũng tăng lên nhanh chóng. Việc quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật đang trở thành một vấn đề cấp bách trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh hiện nay.
Xuất phát từ tình hình trên, tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã chỉ đạo và quán triệt việc thực hiện các văn bản, quy định thống nhất quản lý đất đai, kiện toàn hệ thống tổ chức của ngành địa chính tới các cơ sở. Trong tổng diện tích đất đai toàn tỉnh là 80.480ha, các tổ chức kinh tế và UBND xã quản lý sử dụng 25,35%, hộ gia đình 63,15%, các thành phần khác 0,62%, đất chưa giao cho thuê sử dụng chiếm 10,4%. Trong tổng số diện tích đất nông nghiệp 51.668,16ha đã giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng 45.196,1ha; các tổ chức kinh tế 1.500,4ha; các tổ chức khác 4971,66ha... Nhìn chung, việc quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây đã theo được thực hiện theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai. Việc chuyển đổi đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng sang các mục đích khác đã trên kế hoạch được Chính phủ phê duyệt.
Thực hiện các nội dung quản lý theo Luật Đất đai, công tác quản lý đất đai ở tỉnh Bắc Ninh đã đạt được một kết quả chủ yếu sau:
2.1. Về công tác điều tra khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính
Toàn tỉnh đã đo đạc chi tiết được 24.857ha đạt 31% diện tích đất tự nhiên. Trong đó, đo tỷ lệ 1/500 được 1.111ha, 1/1000 được 3.448ha, 1/2000 được 20.298ha. Thị xã Bắc Ninh đã đo và lập bản đồ địa chính xong 9 xã phường với tổng diện tích là 2.637ha; Huyện Tiên Sơn đã đo được 19/27 xã chiếm 70% số xã với diện tích đã đo là 12.384ha; Huyện Thuận Thành đã đo 13/17 xã chiếm 76% số xã với diện tích 8.124ha; Huyện Lương Tài đo được 1/27 xã với diện tích 692ha; Huyện Quế Võ đo được 1/24 xã với diện tích 210ha. Toàn bộ các xã, huyện, thị xã trong tỉnh đã hoàn thành việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2002 theo tinh thần tổng kiểm kê đất đai. Nhưng do tỉnh Bắc Ninh mới được tái lập, tốc độ đô thị hoá trên địa bàn trong thời gian tới sẽ nhanh chóng, gây biến động lớn về đất đai, khó khăn trong công tác quản lý việc sử dụng đất đai. Vì vậy, công tác đo đạc, điều chỉnh bổ sung bản đồ địa chính là việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn này.
2.2. Công tác đăng lý thống kê, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thực hiện chỉ thị số 10/1998/TTg của Thủ Tướng Chính phủ, đến nay toàn tỉnh đã có quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 114 xã bằng 95,8% số xã phường, thị trấn có đất nông nghiệp. Đã có quyết định cấp 182,218 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bằng 93,8% số hộ, diện tích 39.560ha, bằng 92,5% so với tổng diện tích đất nông nghiệp đã giao ổn định và lâu dài.
Đến năm 1999, hoàn thành việc giao giấy chứng nhận đến hộ nông dân ở các huyện Yên Phong, Thuận Thành, Lương Tài, Gia Bình, Quế Võ và thị xã Bắc Ninh. Đồng thời với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, công tác thống kê được tiến hành thường xuyên theo định kỳ hàng năm, đáp ứng kịp thời thông tin đất đai giúp nhà nước các cấp thống nhất việc quản lý và sử dụng đất đai, kiểm kê 5 năm một lần. Qua đó, đánh giá được tình hình biến động đất đai và đề ra biện pháp quản lý và sử dụng đất có hiệu quả hơn.
2.3. Công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
Việc lập kế hoạch sử dụng đất đã đi dần vào nề nếp, hàng năm các huyện thị, xã đều lập kế hoạch sử dụng đất trình tỉnh phê duyệt.. Từ năm 1996 đến nay, hàng năm tỉnh đều xây dựng kế hoạch sử dụng đất của tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2.4. Công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất
Từ sau khi tái lập tỉnh đến nay, công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất được triển khai thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình kinh tế- xã hội, cơ sở hạ tầng và đất ở của nhân dân. Kết quả thu được là: tỉnh đã trình cấp có thẩm quyền ra quyết định giao đất, cho thuê đất để xây dựng công trình và làm nhà ở gồm 128 hồ sơ với diện tích là 285,28ha. Trong đó, đất xây dựng 86,29ha, đất giao thông 154,6ha, đất thuỷ lợi 19,91ha, đất chuyên dùng khác 2,5ha, đất ở 21,98ha. Đã cơ bản đáp ứng cho việc xây dựng các công trình trọng điểm của quốc gia và của tỉnh, tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình thuê đất để phát triển sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu đất ở của nhân dân.
2.5. Công tác xây dựng văn bản
Để cụ thể hoá việc thi hành luật đất đai và các văn bản sau luật, UBND tỉnh đã ban hành kịp thời các văn bản như: Quy định khung giá các loại đất, quy định về đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để xây dựng các công trình công cộng theo quy hoạch chung của tỉnh Bắc Ninh và của cả nước. Quy định về mức lao động, vật tư cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hướng dẫn đăng ký, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nông thôn và đất ở đô thị. Hướng dẫn trình tự, thủ tục lập hồ sơ xin giao đất, thuê đất, thu hồi đất đối với các tổ chức trong nước…
2.6. Công tác thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại và tranh chấp đất đai
Năm 2002, đã cơ bản hoàn thành kế hoạch thanh tra, kiểm tra, triển khai thực hiện 5 cuộc thanh tra phối hợp với các ban ngành trong thị, tiếp nhận và xử lý 55 đơn thư các loại trong đó có 12 trường hợp đòi đất cha ông, 21 đơn tranh chấp đất đai và 22 đơn khác. Nguyên nhân chủ yếu do:
- Đất đai ngày càng có giá trị, nhu cầu sử dụng đất của các hộ tại thị xã, thị trấn trong tỉnh cũng như nông dân ngày càng cao và đất đai ngày càng khan hiếm. Nên việc tranh chấp đất đai xảy ra là một điều không tránh khỏi.
- Công tác quản lý đất đai và lập hồ sơ về đất đai những năm trước đây, đặc biệt là trước khi có Luật Đất đai năm 1993 thì mang tính chắp vá và không đầy đủ. Vì vậy, dẫn đến xác định quyền sử dụng đất của các hộ, các tổ chức chưa chuẩn xác, cho nên các chủ sử dụng đất tranh chấp, lấn chiếm của nhau.
- Việc hiểu biết về Luật Đất đai và các quy định của nhà nước về ...