Download miễn phí Đề tài Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án vay vốn trong lĩnh vực Công nghiệp chế biến tại Chi nhánh ngân hàng công thương Ba Đình - Hà Nội
Lời mở đầu 1
Chương I: Tổng quan về ngân hàng và công tác thẩm định các DAĐT trong lĩnh vực CNCB tại Chi nhánh NHCT Ba Đình- Hà nội. 6
I.Giới thiệu chung về Chi nhánh NHCT Ba Đình – Hà nội. 6
1.Lịch sử hinh thành và phát triển 6
2.Cơ cấu tổ chức 7
3.Tình hình hoạt động kinh doanh tại chi nhánh. 9
3.1Tình hình huy động vốn 10
3.2.Hoạt động tín dụng 12
3.3.Hoạt động thẩm định và công tác quản lý rủi ro: 14
3.4.Nghiệp vụ bảo lãnh: 15
3.5.Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ: 15
3.6.Nghiệp vụ thanh toán quốc tế: 16
3.7.Công tác tiền tệ kho quỹ: 16
3.8.Các hoạt động khác: 17
II .Khái quát về công tác cho vay theo các dự án đầu tư nói chung tại Chi nhánh. 18
1.Về đối tượng cho vay 18
2.Về điều kiện cho vay theo dự án. 18
3.Về hạn mức và thời hạn cho vay: 19
4.Mức lãi suất áp dụng với loại hình cho vay theo dự án. 20
5.Quy trình cho vay theo DAĐT tại chi nhánh. 21
III- Khái quát về công tác thẩm định các DAĐT nói chung tại Chi nhánh 22
1.Quan điểm, mục đích công tác thẩm định DAĐT vay vốn nói chung tại CN NHCT Ba Đình – Hà nội. 22
2.Khái quát về các DAĐT được thẩm định tại Chi nhánh. 24
Chương II: Thực trạng thẩm định DAĐT vay vốn trong lĩnh vực Công nghiệp chế biến tại chi nhánh. 28
I. Khái quát về đặc điểm và số lượng của các dự án vay vốn trong lĩnh vực CNCB tại CN. 28
1. Vài nét về ngành công nghiệp chế biến (CNCB) nói chung. 28
2. Đặc điểm các DAĐT trong lĩnh vực Công nghiệp chế biến tại CN NHCT Ba Đình- Hà nội. 29
3.Phương pháp thẩm định các dự án vay vốn trong lĩnh vực CNCB tại chi nhánh. 33
4.Quy trình thẩm định các dự án vay vốn trong lĩnh vực CNCB tại Chi nhánh. 36
5.Nội dung công tác thẩm định các DAĐT trong lĩnh vực CNCB tại Chi nhánh NHCT Ba đình. 37
5.1.Kiểm tra tính đầy đủ cả bộ Hồ sơ: 38
5.2. Thẩm định khách hàng vay vốn 39
5.3. Thẩm định dự án đầu tư 41
6.Ví dụ minh họa công tác thẩm định các dự án vay vốn trong lĩnh vực CNCB tại NHCT Ba đình. 49
II.Đánh giá công tác thẩm định các dự án vay vốn trong lĩnh vực CNCB tại CN. 75
1. Những mặt tích cực đạt được. 75
2.Những mặt còn hạn chế trong công tác thẩm định. 78
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định các DAĐT trong ngành CNCB tại CN NHCT Ba Đình. 81
I. Mục tiêu và phương hướng hoạt động của chi nhánh trong thời gian tới. 81
1.Về nguồn vốn: 81
2.Dư nợ cho vay nền kinh tế: 81
3.Định hướng phát triển hoạt động cho vay của Chi nhánh Ba Đình 82
II-Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định DA ĐT vay vốn nói chung và trong lĩnh vực CNCB nói riêng tại CN NHCT Ba Đình. 82
Kết luận 86
Tài liệu tham khảo 87
Lời mở đầu
Trước bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang khủng hoảng trầm trọng, nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với những ảnh hưởng tiêu cực nhất định. Ngành ngân hàng nói riêng cũng không nằm ngoài những diễn biến đó.Tuy nhiên, chính trong giai đoạn này mới là lúc những mặt yếu kém, những định hướng không thực sự tích cực của nền kinh tế nói chung cũng như hoạt động tại CN NHCT Ba Đình nói riêng cũng sẽ biểu hiện rõ ràng hơn hết. Nhận thức được vấn đề đó, với nỗ lực đóng góp chung vào mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Chi Nhánh đã có những thay đổi và định hướng cụ thể từng bước đi, chiến lược cạnh tranh để mở rộng và tiếp tục khẳng định uy tín của mình.
Ngay trong thời kỳ khủng hoảng này, các tổ chức nói chung không chỉ chống đỡ với những khó khăn mà còn phải có sẵn những định hướng đầu tư hợp lý để bắt kip nhanh chóng chu kỳ đi lên của nền kinh tế. Đánh giá nhìn nhận các ngành một cách toàn diện cũng là một việc cần làm để ngành ngân hàng nói chung có thể đảm đương tốt nhiệm vụ luân chuyển, phân phối vốn trên thị trường. Có thể thấy, khi nền kinh tế đi vào ổn định sau khủng hoảng, ngành Công nghiệp chế biến (CNCB) sẽ có được những bước phát triển nợ rộ nhất định; đây được coi là một thị trường tiềm năng cho vay trung và dài hạn, đây cũng sẽ là một thị trường lợi thế với Chi Nhánh do có thể tận dụng tối đa lợi thế về uy tín và quan hê tín dung với nhiều khách hàng lâu năm.
Xem xét về các dự án vay vốn chung tại chi nhánh, các dự án trong lĩnh vực CNCB chiếm phần đông số lượng dự án xin vay vốn tại chi nhánh nhưng quy mô tín dụng còn xếp hạng hai sau lĩnh vực Xây dựng .Điều đáng nói là chất lượng tín dụng của nhóm này cũng chỉ có nợ thuộc nhóm I và nhóm II.Chính vì vậy, mục đích lớn nhất của bài viết này là Tập trung vào phân tích và chỉ ra những điểm cần quan tâm chủ yếu trong lĩnh vực CNCB thông qua việc phân tích đặc điểm ngành, qua DAĐT trong ngành nói chung, để từ đó giúp cho Công tác TĐDA trong lĩnh vực này nói riêng có thể tiến hành nhanh chóng và đảm bảo hiệu quả cao.
Bài viết có đề tài : “ Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án vay vốn trong
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2016-02-05-de_tai_hoan_thien_cong_tac_tham_dinh_cac_du_an_vay_von_trong_wx2goclylr.png /tai-lieu/de-tai-hoan-thien-cong-tac-tham-dinh-cac-du-an-vay-von-trong-linh-vuc-cong-nghiep-che-bien-tai-chi-nhanh-ngan-hang-cong-87585/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
5.2. Thẩm định khách hàng vay vốn
Đây là nội dung thẩm định tiếp theo đóng vai trò quan trọng, đưa ra những đánh giá được năng lực, uy tín của Chủ đầu tư, giúp ngân hàng đánh giá được khả năng thực hiện dự án và khả năng trả nợ của khách hàng.
5.2.1. Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng:
Để thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng, ngân hàng sẽ yêu cầu các loại giấy tờ như sau:
+ Quyết định thành lập doanh nghiệp
+ Điều lệ doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân).Nêu tóm tắt điều lệ như quyền hạn nghĩa vụ về tài chính của DN đó.
+ Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị (nếu có), Tổng Giám đốc (Giám đốc
+ Đăng ký kinh doanh: nêu rõ mặt hàng kinh doanh của cty.
+ Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)
+ Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập (công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh).
Trên cơ sở các bộ giấy tờ đã tiếp nhân, cán bộ tín dụng đưa ra kết luận cụ thể. Công việc này tương đối đơn giản và nhanh chóng, nhưng là bắt buộc.
5.2.2. Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng.
+ Bước 1: Kiểm tra tính chính xác của các báo cáo tài chính
Đây là công việc đầu tiên rất quan trọng, đảm bảo cho các tính toán sau này, tránh tình trạng các khách hàng có những sửa đổi để có đủ điều kiện vay vốn ngân hàng.
+ Bước 2 : Phân tích đánh giá khả năng tài chính của khách hàng.
Xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
Nội dung này được thực hiện thông qua việc phân tích về sản phẩm của công ty, thi phần sản phẩm, khả năng cạnh tranh trên thị trường, chính sách khách hàng, quan hệ tín nhiệm với các khách hàng lâu nămTừ đó đưa ra kết luận, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty tốt hay xấu, triển vọng như thế nào trong tương lai
Xem xét tình hình tài chính công ty :
Xem xét tình hình tài chính công ty cho phép cán bộ tín dụng đánh giá năng lực về vốn, về tài sản để đảm bảo cho khả năng thực hiện dự án và trả nợ ngân hàng. Nguồn tài liệu sử dụng chủ yếu là các Báo cáo tài chính ( 3 năm gần nhất ), các báo cáo kiểm toán, cùng với nguồn thông tin từ trung tâm Thông tin tín dụng CIC, các thông tin cần thiết khác ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng cung cấp như chi tiết phải thu, phải trả, chi tiết hàng tồn kho, chi tiết TSCĐ.chi tiết các khoản nợ vay các tổ chức tín dụng..
Nội dung thẩm định năng lực tài chính của khách hàng sẽ tập trung vào phân tích các chỉ tiêu , chỉ số tài chính cụ thể như:
- Về nguồn vốn : Nguồn vốn chủ sở hữu: so sánh với các giai đoạn; Nguồn vốn kinh doanh: Tăng giảm ra sao?Nguyên nhân tăng giảm; Nguồn bổ sung là gì?..
- Nợ phải trả : Đánh giá mức độ tăng giảm qua các thời kỳ, tỷ lệ nợ vay ngắn hạn, nợ vay dài hạn
- Về tài sản: sử dụng một số chỉ số như:
Hệ số thanh toán ngắn hạn =
Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
Hệ số này dùng để đánh giá khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp. Nếu lớn hơn 1 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt, nhưng nếu nó quá cao thì doanh nghiệp có rất nhiều khảon phải thu, hàng tồn kho và có quá nhiều tiền nhàn rỗi.
Hệ số thanh toán nhanh =
Tài sản lưu động – Tôn kho
Nợ ngắn hạn
Hệ số này chỉ ra khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn tại doanh nghiệp.
Hệ số tài sản cố định =
Tài sản cố định
Vốn chủ sở hữu
Hệ số tài sản cố định sử dụng để đánh giá mức độ ổn định của việc đầu tư vào tài sản cố định. Tỷ lệ này càng nhỏ thì càng an toàn.
Và một số hệ số khác như: Hệ số nợ ( tài sản nợ / vốn chủ sở hữu ) ; Hệ số vốn chủ sở hữu (Vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn)
Ví dụ :Khi khách hàng vay vốn triển khai các dự án CNCB có một đơn vị đã có thời gian hoạt động lâu dài thì cán bộ tín dụng sẽ dựa vào các Báo cáo tài chính ( ba năm gần nhất), các kế hoạch sản xuất và kế hoạch tài chính , các hợp đồng tín dụng liên quan đến nguồn vốn có thể huy động được cho dự án để từ đó đưa ra kết luận về khả năng thực hiện dự án và khả năng trả nợ được hay không.
Trường hợp chủ đầu tư dự án CNCB là một pháp nhân mới được thành lập để triển khai dự án, thì cán bộ tín dụng sẽ xem xét năng lực tài chính của chủ đầu tư,nguồn vốn tự có đưa vào dự án ( nguồn ở đâu: tài sản cá nhân chủ đầu tư, hay nguồn vôn tài trợ từ một tổ chức khác..), các giấy tờ cam kết khi huy động thêm nguồn vốn góp ngoài.
5.2.3. Thẩm định quan hệ tín dụng của khách hàng với các tổ chức tài chính khác.
Với bất cứ khách hàng vay vốn nào, cán bộ tín dụng đều phải kiểm tra các thông tin loại này. Khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng trước đó chưa? Quan hệ tốt không? Có lịch sử nợ xấu không? Với các tổ chức tín dụng khác ra sao..
Kết thúc nội dung thẩm định khách hàng vay vốn, cán bộ tín dụng đưa ra nhận xét về khách hàng với những tiêu chí làm căn cứ có thể chấp nhận cho vay gồm: uy tín khách hàng, tiềm lực tài chính, khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo của khách hàng.
Sau khi quá trình thẩm định khách hàng cho kết quả khả quan, khi đó bước tiếp theo sẽ tiến hành thẩm định dự án đầu tư.
5.3. Thẩm định dự án đầu tư
5.3.1.Xem xét, đánh giá sơ bộ các nội dung quan trọng của dự án:
- Mục tiêu đầu tư của dự án: dự án CBCB là dự án đầu tư mới hay đầu tư mở rộng, thay thế.
- Sự cần thiết đầu tư dự án: trả lời câu hỏi nhu cầu của nền kinh tế, của thị trường có mở ra cơ hội cho những dự tính đưa ra trong dự án không?
- Quy mô đầu tư : quy mô đầu tư lớn hay nhỏ, có phù hợp và cần thiết với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu thị trường và ngành nghề triển khai hay không?
- Quy mô vốn đầu tư : Tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư, phương án nguồn vốn để thực hiện dự án: lượng vốn tự có bao nhiêu, đi vay và huy động bao nhiêu
- Về tiến độ triển khai thực hiện dự án:
5.3.2. Thẩm định các căn cứ pháp lý của dự án
Nội dung này được thực hiện thông qua việc xem xét các giấy tờ pháp lý đòi hỏi cho 1 dự án như: Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi ( nếu có); báo cáo nghiên cứu khả thi, Giấy chứng nhận đầu tư, Các quyết định văn bản cần thiết, các loại hợp đồng kinh tế
5.3.3.Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra của dự án.
Đây là nội dung quan trọng đầu tiên trong phần thẩm định dự án trong lĩnh vực CNCB. Dự án phải đảm bảo đươc tính hợp lý và thuyết phục về sản phẩm của dư án, khả năng tiêu thụ của sản phẩm mới có thể có tính khả thi. Cán bộ tín dụng sẽ dựa trên Hồ sơ dự án, xem xét sản phẩm của dự án, tìm kiếm thông tin và đưa ra các đánh giá theo các nội dung vể nhu cầu sản phẩm của dự án trên cơ sở quan hệ cung cầu, tín hiệu thị trường đối với sản phẩm đầu ra của dự án, đưa ra nhận xét về thị trư