haxanh21kt02

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản tại Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Thủ Đô
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay, các thể chế tài chính giữ một vai trò rất lớn và ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Ngân hàng thương mại chính là một trong những thể chế tài chính quan trọng, đóng vai trò là trung tâm tài chính thông qua các chức năng cung cấp tín dụng, nhận tiền gửi và thực hiện các dịch vụ của mình. Một trong những vai trò quan trọng nhất của ngân hàng đó là cung cấp tín dụng, cho các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn để kinh doanh. Trong thời gian mấy năm trở lại đây, đề xuất vay vốn ngân hàng theo dự án ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, càng cho thấy hiệu quả của hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Để có thể đưa ra quyết định cho vay vốn đúng đắn cả về thời gian, cách thức cho vay và số lượng cho vay, nghiệp vụ thẩm định của Ngân hàng đòi hỏi phải hiệu quả và không ngừng hoàn thiện.
Qua quá trình thực tập tại Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Thủ Đô tui nhận thấy. Chi nhánh Thủ Đô là Chi nhánh mới được thành lập nhưng đã cho vay khá nhiều dự án, trong đó, dự án đầu tư bất động sản chiếm tỷ lệ khá cao. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, với các chính sách của Chính phủ nhằm kích cầu và hỗ trợ nền kinh tế đang trong giai đoạn khủng hoảng, số lượng dự án đầu tư bất động sản xin vay vốn cũng có xu hướng tăng. Công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung và dự án đầu tư bất động sản nói riêng đã có rất nhiều thay đổi cho phù hợp với những yêu cầu mới, nhằm giúp ban lãnh đạo Ngân hàng có quyết định cho vay đúng đắn và giảm thiểu rủi ro cho hoạt động cho vay. Mặc dù vậy, vẫn còn những tồn tại cần tháo gỡ. Vì vậy, tui chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản tại Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Thủ Đô” để làm chuyên đề thực tập.



2. Mục đích nghiên cứu
Chuyên đề đưa ra các lý thuyết cơ bản về bất động sản, dự án đầu tư bất động sản, phân tích tình hình thị trường bất động sản trong thời gian qua và dự báo trong giai đoạn sắp tới, đồng thời xem xét công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản của Chi nhánh. Từ đó đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản của Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Thủ Đô.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Chuyên đề đi sâu vào nghiên cứu về bất động sản, dự án đầu tư bất động sản, từ đó rút ra yêu cầu đối với công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản nói chung. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là hoạt động thẩm định dự án đầu tư bất động sản tại Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Thủ Đô.

4. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng các phương pháp lý thuyết hệ thống duy vật biện chứng, nghiên cứu lý thuyết để có áp dụng và so sánh với thực tiễn. Sử dụng phương pháp so sánh, thống kê, phân tích thực trạng để rút ra các giải pháp.

5. Bố cục chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Chuyên đề gồm 2 chương:
Chương 1: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản tại NH No&PTNT Chi nhánh Thủ Đô.
Chương 2: Giải pháp và kiến nghị về công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản tại NH No&PTNT Chi nhánh Thủ Đô.


Chương 1: Thực trạng công tác thẩm định dự án bất động sản tại NH No&PTNT Chi nhánh Thủ Đô
.1 Khái quát chung về Ngân hàng

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
NH No&PTNT Chi nhánh Thủ Đô ra đời cùng với bước phát triển và đổi mới của NH No&PTNT Việt Nam. Với mục tiêu phát triển bền vững và rộng khắp, không ngừng khẳng định vị thế của mình đối với công cuộc phát triển của đất nước, từ năm 2000, NH No&PTNT Việt Nam đã có những bước cái cách mạnh mẽ trong việc mở rộng và xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược về thị trường, thị phần. NH No&PTNT Việt Nam không ngừng đẩy mạnh xây dựng mạng lưới của mình tại cái đô thị loại I nhằm thu hút nguồn vốn, hiện đại hóa công nghệ, triển khai ứng dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại và thực tế chứng minh đây là định hướng hoàn toàn đúng đắn. Khu vực Phố Huế - Hà Nội là một khu vực sầm uất, tập trung nhiều cửa hàng lớn, tập trung nhiều chợ, trung tâm buôn bán và tập trung nhiều Chi nhánh của các Ngân hàng khác nhau là một trong những khu vực mà NH No&PTNT Việt Nam cần đẩy mạnh khai thác. Chính vì vậy, NH No&PTNT Chi nhánh Thủ Đô đã ra đời. NH No&PTNT Chi nhánh Thủ Đô có trụ sở tại 91 Phố Huế.
Trước ngày 29 tháng 02 năm 2008, Chi nhánh Agribank Thủ đô là phòng giao dịch Agribank Bùi Thị Xuân và trực thuộc chi nhánh loại 1 Agribank Tây Hà Nội. Sau ngày 19/02/2008 là chi nhánh loại 1 trực thuộc NHNo và PTNT. Đến ngày 01/04/2008, đổi tên thành chi nhánh Thủ đô và có trụ sở tại 91 Phố Huế, Hà Nội.
Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Thủ Đô đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 04 năm 2008 trong bối cảnh phải đối mặt với một loạt các khó khăn trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và diễn biến thị trường tiền tệ trong nước khá phức tạp, nhiều Ngân hàng trong tình trạng khó khăn về khả năng thanh toán, nguồn vốn thiếu trầm trọng, nguồn ngoại tệ khan hiếm, tỷ giá, lãi suất biến động tăng giảm.
Hoạt động trên địa bàn có nhiều ngân hàng, với đủ các loại hình ngân hàng; sự cạnh tranh giữa các ngân hàng rất gay gắt trên các mặt: lãi suất huy động vốn, cho vay, phí dịch vụ, …Giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng cao, giá vàng tăng giảm đột biến, thị trường bất động sản trầm lắng, thị trường chứng khoán tụt giảm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh Thủ đô.
Việc mới được thành lập trong một thời gian ngắn chính là khó khăn lớn nhất của Chi nhánh, nhưng với sự quyết tâm của một đội ngũ cán bộ, công nhân viên có chuyên môn và nhiệt huyết, cùng sự quan tâm của cấp trên, Chi nhánh luôn phấn đấu để đạt được kết quả cao nhất.

1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của NH No&PTNT Chi nhánh Thủ Đô
Theo Pháp lệnh Ngân hàng Nhà Nước và điều lệ hoạt động của NHNo & PTNT Việt Nam, NHNo & PTNT Chi nhánh Thủ Đô có những chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau: Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với nhiều hình thức: mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kì phiếu, trái phiếu…Đầu tư vốn tín dụng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các thành phần kinh tế. Làm đại lý và dịch vụ uỷ thác cho các tổ chức Tài chính, Tín dụng và cá nhân trong và ngoài nước như tiếp nhận và triển khai các dự án, dịch vụ giải ngân cho các dự án, thanh toán thẻ Tín dụng, séc du lịch…Làm đại lý nhận lệnh cho Công ty chứng khoán - Ngân hàng No&PTNT Việt Nam. Thực hiện thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ như: Chuyển tiền điện tử trong nước, thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT…Chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ, chiết khấu, cho vay cầm cố các chứng từ có giá. Bảo lãnh bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ dưới nhiều hình thức khác nhau trong và ngoài nước. Thực hiện các dịch vụ khác.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ chức năng của các phòng ban

Bên cạnh các chế tài thì Nhà nước cũng cần mở rộng thêm các cơ quan kiểm toán có chất lượng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện kiểm toán có hiệu quả.
Đặc biệt đối với các chính sách liên quan đến bất động sản và dự án đầu tư bất động sản nói riêng, là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm, dễ ảnh hưởng đến tâm lí của doanh nghiệp và nhân dân, các chính sách của Nhà nước cần có sự rõ ràng, công bằng, và cần được tham khảo bởi ý kiến của các chuyên gia và nếu trong phạm vi có thể thì tham khảo ý kiến của tất cả quần chúng nhân dân. Hiện nay Nhà nước đã có rất nhiều chính sách tích cực đối với thị trường bất động sản, và đó chính là dấu hiệu tốt cho loại hình dự án đầu tư bất động sản..
2.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước cần hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về thẩm định dự án, hỗ trợ các Ngân hàng thương mại và nâng cao nghiệp vụ thẩm định đồng thời mở rộng phạm vi, nội dung và tăng tính cập nhật của trung tâm phòng ngừa rủi ro tín dụng. Hàng năm, Ngân hàng Nhà nước cần tổ chức các hội nghị kinh nghiệm toàn ngành để tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa các Ngân hàng thương mại trong công tác thẩm định.
Ngân hàng Nhà nước có thể lập phòng hỗ trợ cho công tác thẩm định dự án của các Ngân hàng thương mại. Phòng này có nhiệm vụ giúp đỡ các Ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng mới thành lập trong việc thẩm định, tổng hợp những kinh nghiệm và bài học của các ngân hàng trong và ngoài nước về công tác thẩm định.
Ngân hàng Nhà nước cần hỗ trợ các Ngân hàng thương mại trong việc thu thập thông tin. Hiện nay Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện công việc này qua sự hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng CIC. Những thông tin từ CIC có độ chính xác song vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thông tín của các tổ chức tín dụng. Trong khi đó trung tâm CIC còn có những vướng mắc về cơ sở pháp lý cũng như về sự phối kết hợp giữa các thành viên tham gia. Do vậy, cần cải tiến cơ chế làm việc của những trung tâm này, một mặt sắp xếp trung tâm thành một thành viên hoạt động độc lập, cung cấp những dịch vụ thông tin liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, tài chính. Mặt khác, trung tâm cần phối hợp với các cơ quan liên quan của Chính phủ như: Ủy ban kế hoạch nhà nước, Tổng cục thống kê…để thu thập những thông tin đa dạng và phong phú hơn nữa về mọi ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế.
Ngân hàng nhà nước có thể tham mưu cho Chính phủ trong việc hỗ trợ khuyến khích sự ra đời của các công ty chuyên kinh doanh thông tin. Các tổ chức này thực hiện thu thập, xử lý đánh giá thông tin về các đơn vị hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế sau đó bán thông tin cho các đơn vị cần sử dụng. Do có chuyên môn hóa hoạt động, do tác động của quy luật cung cầu, những thông tin này sẽ có độ chính xác cao.
Đối với loại hình dự án đầu tư bất động sản, thông tin về thị trường và các dự án bất động sản đã và đang triển khai là rất quan trọng, NHNN với vai trò của mình chính là đầu mối thích hợp nhất để chỉ đạo việc thực hiện công việc này.
2.3.3 Kiến nghị với NH No&PTNT Việt Nam
Từ các chính sách của Nhà nước và Ngân hàng nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam cần xây dựng một hệ thống quy trình đánh giá dự án mới rõ ràng, cụ thể hơn so với các văn bản hướng dẫn hiện hành. Quy trình mới với đầy đủ nội dung, cập nhật liên tục những thông tin, phương pháp tiên tiến trên thế giới.
Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định, có kế hoạch bố trí, tuyển dụng những nhân viên làm công tác tín dụng trong toàn hệ thống và ngoài hệ thống, có kế hoạch hỗ trợ đào tạo các cán bộ làm công tác chuyên môn.
Hàng năm tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ giữa các nhân viên để có thể nâng cao và củng cố kiến thức mới cho cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng. Bên cạnh đó cũng có thể sang lọc ra được các cán bộ không đáp ứng được yêu cầu của công tác tác nghiệp trong ngân hàng từ đó có hướng bố trí sắp xếp lại cán bộ cho hợp lý đúng khả năng và năng lực của từng cán bộ.
Có chính sách khuyến khích và xủ phạt hợp lí đối với những thành quả và các sai xót của từng Chi nhánh.


Kết luận
Sau thời gian thực tập tại phòng Kế hoạch - kinh doanh NH No&PTNT Chi nhánh Thủ Đô, được sự giúp đỡ của các cán bộ của phòng, cùng với sự hướng dẫn của T.S Nguyễn Hồng Minh, tui đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư BDS tại NH No&PTNT Chi nhánh Thủ đô”. Trong hoàn cảnh số lượng và chất lượng dự án đầu tư bất động sản đang gia tăng, đòi hỏi công tác thẩm định phải có sự thay đổi hòan thiện đáp ứng sự phức tạp của dự án, tui mong rằng chuyên đề của mình sẽ góp phần hoàn thiện công tác thẩm định tại Chi nhánh.
Xin chân thành Thank sự giúp đỡ và hướng dẫn của các cán bộ tại Chi nhánh và sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của T.S Nguyễn Hồng Minh. Rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô để chuyên đề của em được hoàn thiện.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đoàn Văn Trường (2000), Giáo trình Các phương pháp thẩm định giá trị bất động sản, NXB Khoa học, kĩ thuật, Hà Nội.
2. Bộ Môn Kinh tế đầu tư, trường ĐH KTQD (2005). Giáo Trình Lập Dự Án Đầu Tư, NXB Thống Kê, Hà Nội
3. Vũ Lê – Kiên Thanh (2007), Bài viết “2007 – năm sôi động của bất động sản”, Trang điện tử của công ty cổ phần Metroco Sông Hồng.
4. Báo diễn đàn doanh nghiệp (2008), “Thị trường bất động sản năm 2007: Bất thường!”.
5. Báo điện tử Batdongsan.com (2009), “Thị trường bất động sản 2008 – Một cái nhìn toàn cảnh”.
6. Báo điện tử sanbds.vn (2009), “Thị trường 2009 có nhiều điểm sáng”.
7. TS. Nguyễn Thống – ĐH Bách Khoa TP Hồ Chí Minh (2007), Lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng, NXB Xây Dựng, Hà Nội
8. Khoa Ngân hàng – Tài chính, ĐH Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp, NXB

MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt 1
Danh mục bảng biểu, sơ đồ hình vẽ 1
Mở đầu 2
Chương 1: Thực trạng công tác thẩm định dự án bất động sản tại NH No&PTNT Chi nhánh Thủ Đô 4
1.1 Khái quát chung về Ngân hàng 4
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 4
1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của NH No&PTNT Chi nhánh Thủ Đô 5
1.1.3. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ chức năng của các phòng ban 5
1.1.3.1 Cơ cấu tổ chức 5
1.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 6
1.1.3.2.1 Phòng hành chính nhân sự 6
1.1.3.2.2 Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ 7
1.1.3.2.3 Phòng kế toán ngân quỹ 7
1.1.3.2.4 Phòng kế hoạch kinh doanh 8
1.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh từ ngày thành lập 10
1.1.4.1 Nguồn vốn 10
1.1.4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn theo dòng tiền huy động 10
1.1.4.1.2 Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian 10
1.1.4.1.3 Cơ cấu nguồn vốn theo tính chất huy động 10
1.1.4.2 Dư nợ 10
1.1.4.2.1 Dư nợ theo loại tiền 11
1.1.4.2.2 Dư nợ theo thời gian 11
1.1.4.2.3 Nợ xấu 11
1.1.4.3 Công tác thanh toán quốc tế 11
1.1.4.3.1 L/C nhập 11
1.1.4.3.2 L/C xuất 11
1.1.4.3.3 Chuyển tiền 11
1.1.4.3.4 Thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế 11
1.1.4.4 Dịch vụ tiện ích thực hiện 11
1.1.4.5 Kết quả tài chính 12
1.1.4.6 Đánh giá 12
1.1.4.6.1 Nguyên nhân của kết quả đạt được 12
1.1.4.6.2 Những hạn chế 17
1.2 Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản tại Chi nhánh 17
1.2.1 Lý thuyết chung về dự án đầu tư bất động sản 17
1.2.1.1 Bất động sản và đặc điểm của bất động sản. 17
1.2.1.1.1 Bất động sản 17
1.2.1.1.2 Đặc điểm của bất động sản 18
1.2.1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị và giá cả bất động sản. 19
1.2.1.1.4 Thông tin và hồ sơ bất động sản 20
1.2.1.2 Dự án đầu tư bất động sản. 23
1.2.1.3 Đặc điểm của dự án đầu tư bất động sản. 24
1.2.2 Tình hình đầu tư bất động sản trong thời gian qua 25
1.2.2.1 Đánh giá chung thị chung thị trường bất động sản tại Việt Nam từ năm 2007 25
1.2.2.1.1 Năm 2007 25
1.2.2.1.2 Năm 2008 28
1.2.2.1.3 Những tháng đầu năm 2009 30
1.2.2.2 Các chính sách của Nhà nước 32
1.2.2.2.1 Các chính sách kinh tế vĩ mô 32
1.2.2.2.2 Các chính sách liên quan trực tiếp tới thị trường bất động sản. 32
1.2.3 Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản tại Chi nhánh 33
1.2.3.1 Khái quát dự án đầu tư bất động sản tại Chi nhánh 33
1.2.3.2 Nhân sự thực hiện công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản. 34
1.2.3.3 Quy trình thẩm định dự án đầu tư bất động sản. 34
1.2.3.3.1 Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ 35
1.2.3.3.2 Thẩm định khách hành vay vốn và dự án đầu tư. 35
1.2.3.3.3 Quyết định cho vay 36
1.2.3.3.4 Giải ngân, kiểm tra, giám sát 36
1.2.3.3.5 Thu nợ, thu lãi và xử lí phát sinh. 36
1.2.3.3.6 Kết thúc hợp đồng 36
1.2.3.4 Phương pháp thẩm định. 36
1.2.3.5 Nội dung thẩm định 38
1.2.3.5.1 Thẩm định hồ sơ vay vốn 38
1.2.3.5.2 Thẩm định khách hàng vay vốn 39
1.2.3.5.3 Thẩm định dự án đầu tư. 41
1.2.3.5.4 Thẩm định các biện pháp đảm bảo tiền vay 51
1.2.3.6 Xem xét một khách hàng cụ thể có dự án đầu tư bất động sản. 53
1.2.3.5.1 Báo cáo Thẩm định của Ngân hàng đối với hồ sơ của dự án 53
1.2.3.5.2 So sánh và đánh giá quá trình thẩm định dự án trên 78
1.3 Đánh giá công tác thẩm định 80
1.3.1 Những kết quả đạt được 80
1.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 81
1.3.2.1 Hạn chế 81
1.3.2.2 Nguyên nhân 83
Chương 2: Giải pháp và kiến nghị về công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản tại Ngân hàng No&PTNT&PTNT Chi nhánh Thủ Đô 85
2.1 Định hướng phát triển NH và yêu cầu đối với công tác thẩm định dự án bất động sản. 85
2.1.1 Định hướng pháp triển của NH No&PTNT Chi nhánh Thủ Đô. 85
2.1.2 Yêu cầu đối với công tác thẩm định dự án bất động sản. 86
2.2 Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản tại Chi nhánh Thủ Đô. 88
2.2.1 Giải pháp nâng cao vai trò của công tác thẩm định 88
2.2.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện quy chế hoạt động, quy định thực hiện, điều hành công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản. 88
2.2.3 Giải pháp về nội dung thẩm định. 88
2.2.3.1 Áp dụng các nội dung của mô hình SWOT để thẩm định dự án đầu tư BDS. 88
2.2.3.2 Nội dung thẩm định giá trị bảo đảm 92
2.2.4 Giải pháp nâng cao năng lực cán bộ thẩm định. 94
2.2.5 Giải pháp về công tác thu thập và tổng hợp thông tin 97
2.2.6 Giải pháp về phương pháp thẩm định 100
2.2.7 Giải pháp tăng cường khoa học kĩ thuật trong công tác thẩm định 103
2.2.8 Các giải pháp khác 103
2.2.8.1 Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong ngân hàng 104
2.2.8.2 Giải pháp về chiến lược khách hàng 104
2.2.8.3 Rút ngắn thời gian thẩm định 104
2.2.8.4 Tăng cường quan hệ với các tổ chức tín dụng khác 105
2.3 Một số kiến nghị 105
Bên cạnh những thay đổi của bản thân Chi nhánh Thủ Đô thì sự tạo điều kiện hỗ trợ trong công tác quản lý của NH No&PTNT Việt Nam, của NHNH, của các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ giúp cho hoạt động thẩm định dự án đầu tư nói chung và dự án đầu tư bất động sản nói riêng được hoàn thiện. Chính vì vậy, tui xin có những kiến nghị sau: 105
2.3.1 Kiến nghị với các cơ quan Nhà nước 105
2.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 107
2.3.3 Kiến nghị với NH No&PTNT Việt Nam 108
Kết luận 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO 110


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top